Làng Vạc – Lược tre vàng
Nói đến truyền thống khoa bảng của huyện Bình Giang, người dân trong huyện thường tự hào kể về làng Mộ Trạch, nơi được mệnh danh là “Lò tiến sĩ xứ Đông”. Khi nói về lễ hội truyền thống, mọi người lại nhắc đến Lễ Chữ ở xã Bình Minh, và khi nói về nghề truyền thống, nghề đầu tiên mà người dân nơi đây nhắc đến là nghề làm lược tre ở làng Vạc.Tôi không biết vì sao làng có tên là làng Vạc. Các cụ bảo “ làng tôi xưa kia có tục đánh chắn, ăn đêm, đặc biệt nhà nào có đám thì cả làng kéo nhau đi ăn từ đêm. Cò vạc ăn đêm ấy mà, nên người ta gọi là làng Vạc”
Làng Vạc có tên chữ là Hoạch Trạch (Tương truyền, tên làng là do Vua ban vì dân làng đã nấu cơm cho quân lính ăn giúp vua đánh thắng giặc. Chữ hoạch là cái Vạc, chữ Trạch là ơn huệ nên Hoạch Trạch được dịch nôm là cái Vạc ơn huệ và gọi tắt là làng Vạc), nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Làng có nghề làm lược tre (hay còn gọi là lược bí, lược mau) lưu truyền từ cuối thế kỷ 17. Nếu Bạn muốn thăm làng Vạc mời Bạn từ Hà Nội ra Bến xe Gia Lâm đi xe buýt Bến Trại hoặc Thanh Miện, chạy theo đường số 5 xuôi hướng Hải Phòng, tới ga Cẩm Giàng rẽ phải vào Kẻ Sặt đi tới Phủ Bình xuống xe, đón xe ôm chạy khoảng 700 m là tới làng Vạc.
Làng Vạc cũng như bao làng quê cổ khác của đồng bằng Bắc Bộ. Cổng làng Vạc sưa kia có một cây Gạo hoa đỏ rất đẹp, có nhiều cây Tầm Gởi gạo mọc, là nơi tụ tập của thanh niên trai gái làng, nơi lũ trẻ làng vây quanh gốc đợi những bông hoa gạo đỏ rơi xoay tròn đón lấy, nơi các cụ già sáng sáng thường lấy lá Tầm Gởi gạo rụng xuống làm nước uống rất tốt cho sức khỏe, nhưng nay không còn.
Mái đình giữa sân kho làng là nơi sinh hoạt của Đội Thiếu Niên trong làng những đêm trăng tỏ.
Bên Trái làng là cây Đề đỏ và giếng nước mạch tự nhiên có Bèo Ong mát lạnh, dân làng ăn nước đó thì da trắng và thông minh, nhưng nay giếng đã được xây bằng mạch bê tông thật là phí. Bên giếng có một cối đá miệng to bằng cái long đựng nước làm phúc cho những người không xuống giếng lấy được nước bây giờ không thấy cối đá đâu, mất đi một cách sống đẹp vì cộng đồng, thật tiếc. Hướng làng nhìn ra một cánh đồng lớn là nơi khí tụ trong quần thể Mộ Trạch. Mẹ tôi thường nói “ lấy vợi hiền hòa, làm nhà hướng nam” là tốt cho gia chủ.
Các cụ bảo Làng Vạc có phong thủy đẹp nếu biết gìn giữ thì dân làng sẽ được mọi làng yêu mến, con cháu sẽ hưởng lộc khí trời, làng sẽ sinh trai thanh, gái tú, trai dễ lấy vợ, gái dễ gả chồng, nhất là giếng làng luôn đầy áp và mát lạnh bởi bèo Ong, dòng sông Cầu Giải luôn khai thông, cây Gạo đỏ đầu làng có hoa Tầm Gửi, Đình làng, Chùa làng được tôn kính, trường học lúc nào cũng có tiếng trẻ học bài và hướng làng nhìn về nơi khí tụ Mộ Trạch.
Nghè làng Vạc được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng mặt trước có ao gọi là ao Rối
Ao Rối là nơi diễn ra các hoạt động thể thao, văn hóa khi làng có lễ hội, tiếng trống quân, tiếng trống ếch còn âm vang mãi trong lòng người làng Vạc xa quê.
Lược Vạc không chỉ nổi tiếng ở xứ Đông, mà còn trở thành hàng hóa chuyển tới Kẻ chợ (Thăng Long). Cũng từ đó một số người dân làng Vạc đã ra Thăng Long để tổ chức sản xuất lược tại chỗ, tạo thành một phường nghề. Đây là tiền thân của phố Hàng Lược của Hà Nội ngày nay. Như vậy, từ xa xưa người làm lược làng Vạc xứ Đông đã tới Kẻ chợ, hình thành một phường nghề trong ba mươi sáu phố phường của Hà Nội ngày nay.
Cái nghề giản dị ấy khiến tôi nhớ về hình ảnh Mẹ. Tưởng như Mẹ vẫn ngồi ken từng cái mềm lược, vun trồng từng trái bưởi vàng nuôi chúng con ăn học thành người.
Cái ngõ nhỏ biết bao kỷ niệm những khuôn mặt bạn bè tuổi thơ thân quen, một thủa tấp lập xa xưa cứ hiện về, nay sao tĩnh mịch lạ thường.
Lược làng Vạc có ba loại chủ yếu đó là: Lược Trung Quốc làm theo phong cách Trung Quốc có in chữ nho trên thân lược. Lược Bí tre vàng – cây lược vàng làm theo phong cách Việt
Hình ảnh cây lược vàng đã từ lâu gắn bó với hương bưởi, mái tóc dài đen xanh, mát lạnh. Cây lược cũng là vật kỷ niệm trao tăng của trai gái khi có người đi xa, có người ra trận …
Làng có một cái chợ ở giữa làng, đây là cái chợ độc nhất vô nhị ở nước ta- chợ Lược. Chợ Lược họp có phiên, vào các ngày 3, 5, 8, 10 âm lịch. Người làm lược mang lược ra chợ bán, rồi lái buôn từ các nơi khác về chợ, cùng gom hàng với các ông chủ của làng, làm cho làng Vạc như có hội mỗi khi đến phiên chợ Lược. Ngoài những mặt hàng ấy, chợ không bán thêm mặt hàng nào khác. Song cái không khí nhộn nhịp ở chợ Lược giờ chỉ còn là chuyện của ngày xưa….
Làng Vạc có một quán độc đáo tên gọi Quán Mới, độc đáo vì quán ở giữa đồng và chỉ có một quán duy nhất dưới gốc đa, không có người bán quán. Quán được xây bởi tiền công đức của người xa quê, thứ mà quán phục vụ duy nhất là nước Vối (nước nấu từ lá cây Vối). Mùa Hè nóng bức vào quán nghỉ mát dưới gốc đa, uống một bát nước Vối cơn khát tan biến, thấy người khỏe khoắn vô cùng … đó là thời cả làng làm ăn theo Hợp Tác Xã nay chỉ còn bình uống nước Vối trong Gia Đình.
Những người con làng Vạc hẳn ai cũng biết hoa Dành Dành mọc bên bờ ao, các bé trai thường lấy cuống hoa làm chò chơi thổi bi đất, các bé gái kết những bông hoa Dành Dành màu đỏ, màu trắng thành vòng hóa trang làm công chúa. Còn món cá đồng kho khô với trái Dành Dành thì hương vị đặc trưng vô cùng …
Các cụ bảo Dành Dành và Lá Vối là cây rất bình thường dân dã, nhưng biết dùng thì quí lắm đấy.
Trên khu đất đình làng Hoạch Trạch tức làng Vạc thuộc xã Thái Học huyện Bình Giang còn nhiều bia đá. Trong số ấy có bia văn chỉ huyện Đường An. “Đường An văn chỉ” nơi ghi danh đại khoa nho học (tiến sỹ) của huyện Đường An tất cả tạo nên một quần thể kiến trúc, một không gian văn hóa tâm linh nơi thôn quê.
Về làng Vạc vào ngày rằm tháng giêng, bạn sẽ thấy làng vui như chảy hội, cái không khí rằm tháng giêng như thể nuối tiếc, chia tay cái Tết Nguyên Đán còn dư âm của những ngày đầu năm mới. Rằm tháng giêng là ngày anh em, con cháu xa quê về tụ họp giỗ Tổ, ngày mà mọi người gặp gỡ, chia sẻ không ngần ngại như ngày mùng một đầu năm mới, thăm gia tộc, thăm bạn bè, vui chơi hết mình để rồi ngày mai lại bước vào cuộc sống mưu sinh. Cứ thế rồi lại hẹn đến sang năm, không biết bao giờ trong số đó có người không trở lại…
Kien thong
0983770950
Cảm xúc
Làng Vạc nơi đây còn giữ được một thứ nghề đang dần biến mất trong cuộc sống hiện tại, nghề làm lược tre. Cái nghề giản dị ấy khiến tôi nhớ về hình ảnh Mẹ tôi, về Bà Ngoại tôi ngày xưa. Bà và Mẹ đều có mái tóc dài, mỗi khi gội đầu bồ kết với lá bưởi xong đều dùng lược bí để chải tóc, những làn tóc mượt đổ dài xuống tận hông. Những buổi chiều rảnh rỗi, mẹ thường kéo anh em tôi vào lòng bắt chấy. Lược bí soàn soạt bừa đi bừa lại thật kỹ trên đầu, giá có con chấy kềnh nào lăn xuống đất mà dí móng tay thì đã vô cùng…
Nghề làm lược xét ra rất có duyên với môi trường. Nguyên liệu hoàn toàn bằng tre, không cần dùng hoá chất, phoi tre bỏ đi thì lại vào bếp đun. Vậy là chẳng có gì để mà xả rác, làm bẩn làng xóm.
Ấy vậy mà, làng Vạc giờ chỉ còn khoảng một phần ba số hộ còn giữ nghề, đa phần là những người trung và cao tuổi. Con em họ trưởng thành đều ra thành phố học hành, làm ăn, hoặc đi làm thuê cho các khu công nghiệp xung quanh.
Dạo quanh làng, không thấy nhà nào dựa vào nghề phụ làm lược mà phất lên. Chỉ những người già, những bà con phụ thuộc vào việc cày cấy còn theo nghề, một phần bởi muốn giữ lại cái nghề cổ truyền, phần nữa cũng là để kiếm đồng ra đồng vào lúc nông nhàn, rảnh việc, đỡ đần cho con cháu.
Làm lược nghe đơn giản nhưng hoá ra lại công phu bởi hoàn toàn thủ công, dựa vào đôi bàn tay chăm chỉ kiên nhẫn của con người. Thu nhập chẳng là bao nhưng được cái nghề lược có thể làm quanh năm. Một gia đình đôi ba người cùng tham gia tháng cũng thu được hơn ngót triệu bạc.
Nay ngoài chợ có vô vàn loại lược cho các cô, các chị tha hồ chọn. Nào lược tròn, lược thẳng, lược to, lược bé… phục vụ các kiểu tóc khác nhau. Nhưng khó mà tìm được chiếc lược bí – loại lược được xếp tỉ mỉ bằng những cật tre bào mỏng. Mà khó tìm cũng phải, bởi mấy ai có nhu cầu tìm…
Không biết mai nay có dịp trở lại, làng Vạc có còn làm lược nữa hay không?
Nghề làm lược xét ra rất có duyên với môi trường. Nguyên liệu hoàn toàn bằng tre, không cần dùng hoá chất, phoi tre bỏ đi thì lại vào bếp đun. Vậy là chẳng có gì để mà xả rác, làm bẩn làng xóm.
Ấy vậy mà, làng Vạc giờ chỉ còn khoảng một phần ba số hộ còn giữ nghề, đa phần là những người trung và cao tuổi. Con em họ trưởng thành đều ra thành phố học hành, làm ăn, hoặc đi làm thuê cho các khu công nghiệp xung quanh.
Dạo quanh làng, không thấy nhà nào dựa vào nghề phụ làm lược mà phất lên. Chỉ những người già, những bà con phụ thuộc vào việc cày cấy còn theo nghề, một phần bởi muốn giữ lại cái nghề cổ truyền, phần nữa cũng là để kiếm đồng ra đồng vào lúc nông nhàn, rảnh việc, đỡ đần cho con cháu.
Làm lược nghe đơn giản nhưng hoá ra lại công phu bởi hoàn toàn thủ công, dựa vào đôi bàn tay chăm chỉ kiên nhẫn của con người. Thu nhập chẳng là bao nhưng được cái nghề lược có thể làm quanh năm. Một gia đình đôi ba người cùng tham gia tháng cũng thu được hơn ngót triệu bạc.
Nay ngoài chợ có vô vàn loại lược cho các cô, các chị tha hồ chọn. Nào lược tròn, lược thẳng, lược to, lược bé… phục vụ các kiểu tóc khác nhau. Nhưng khó mà tìm được chiếc lược bí – loại lược được xếp tỉ mỉ bằng những cật tre bào mỏng. Mà khó tìm cũng phải, bởi mấy ai có nhu cầu tìm…
Không biết mai nay có dịp trở lại, làng Vạc có còn làm lược nữa hay không?
Chợ Lược xưa
Làng có một cái chợ ở giữa làng, cứ đến phiên chợ, người buôn bán nguyên liệu lại chở lành hanh, vầu ngâm, nhựa sơn ta từ rừng về, người làm lược mang lược ra chợ bán, rồi lái buôn từ các nơi khác về chợ, cùng gom hàng với các ông chủ của làng, làm cho làng Vạc như có hội.
Song cái không khí nhộn nhịp ở chợ Lược giờ chỉ còn là chuyện của ngày xưa…
Thời hưng thịnh của làng nghề. Khoảng thời gian từ năm 1975 đến 1990. Khi ấy, mỗi năm cả làng làm ra tới 9 triệu chiếc lược; có gần 30 ông chủ lớn của làng chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng này. lược tre được được đưa đi tiêu thụ trên khắp miền Bắc, song được tập kết nhiều nhất ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng, lược tre lại tìm kiếm được những thị trường mới ở miền Nam.
Nghề Lược nay
Trước đây ở làng Vạc nhà nào cũng theo nghề làm lược, song nay nhiều người đã bỏ nghề rồi. Ngày nay mấy người còn chấy, rận mà dùng lược tre nữa. Nó là cái nghiệp đã theo mình thì cứ cố thôi, chứ làm ăn giờ khó lắm. Nghề đang mai một, đó là điều mà người làng này ai cũng nhận thấy. có lẽ nghề làm lược tre truyền thống ở làng Vạc sẽ không còn?
Chợ Lược nay không còn bán lược. Trong những gian hàng lạnh lẽo, chỉ có mấy người hành nghề cắt tóc.
Làng Vạc – một làng nghề
Trong các ô hàng xén của chợ làng hay chợ tỉnh, trong các quầy tạp hoá lớn ở chợ thủ đô xưa cũng như nay, bên cạnh hàng trăm thứ hàng khác nhau, người ta vẫn thấy những ô lược, trong đó có loại lược tre, răng nhỏ, liền xít, bằng cật tre vàng ngà, hom bằng xương trắng bóng... Tư trang của các bà, các chị ở thôn quê cũng như thị thành, Bắc cũng như Nam , miền ngược cũng như miền xuôi, thường thấy những cái lược như thế. Đấy là chưa kể các cụ ông từ xa xưa đến đầu thế kỷ này còn để tóc dài, búi tóc, một hình thức giữ gìn bản sắc dân tộc, chống lại âm mưu đồng hoá của bọn phong kiến phương Bắc, thì lược tre còn được sử dụng rộng rãi biết chừng nào! Thời ấy phải chăng chỉ có nhà sư là không dùng đến! Nhu cầu về lược thật là lớn trên hai phương diện vệ sinh và thẩm mỹ. Chả thế mà Hà Nội xưa có cả một phố là Hàng Lược. Ngày nay thị trường trong nước, xuất hiện nhiều loại lược, kể cả của các nước có nền công nghiệp tiên tiến, sản xuất bằng nhiều chất liệu quý, kỹ thuật tinh vi, loại hình phong phú, mầu sắc hấp dẫn. Nhật Bản đã sản xuất một loại lược giống như lược tre Việt Nam . Thế nhưng, lược tre vẫn được nhiều người ưa dùng, thị trường của nó ngày càng mở rộng. Lược tre Việt Nam đã đi du lịch ra nước ngoài, có mặt ở nhiều nước Đông Nam Á và giữ vững vị trí trên thị trường cả nước, cái chính không phải là hình thức mà là tác dụng và giá cả phải chăng. Lược chải ăn da đầu, sạch gầu mà không làm rụng tóc và nơi nào đó còn những con chấy thì lược tre sẽ càn quét hết loại ký sinh trùng nguy hiểm này cùng trứng của nó. Còn như những nơi không còn loài ăn bám ấy, lược tre cùng nước bồ kết sẽ làm sạch và óng mượt những mái tóc dài.
Thứ lược giản dị ấy có từ bao giờ và sản xuất ở đâu?
Người sưu tầm có thể theo những chiếc xe chở đầy ắp một loại tre rừng đặc biệt từ miền ngược về xuôi. Xe sẽ dẫn bạn đến một làng quê miền đồng bằng, trung tâm Hải Hưng. Làng ấy gọi là làng Vạc. Đây là nơi làm lược tre cổ truyền qua nhiều thế kỷ.
Làng Vạc có tên chữ là Hoạch Trạch. Tên ấy đã được ghi vào văn bìa chùa Thánh Thọ từ năm Diệu Thành thứ hai,căn cứ vào tự dạng của văn bản đầu thế kỷ 19 thì chữ HOẠCH có nghĩa là cái vạc, TRẠCH là ơn huệ. Dân gian vốn thích ngắn gọn và không thích chữ nghĩa khó hiểu nên Hoạch Trạch được dịch nôm và gọi tắt là Vạc.
Làng Vạc thời Lê đứng riêng một xã, gọi là xã Hoạch Trạch thuộc huyện Đường An, phủ Thượng Hồng. Đầu thời Nguyễn thuộc tổng Bình An, huyện Năng An, phủ Bình Giang. Phủ lị Bình Giang đóng ở phía tây bắc làng Vạc, vì thế phủ Bình còn có tên là phủ Vạc. Thời kỳ Pháp xâm lược, chúng chuyển phủ Bình lên Kẻ Sặt nên phủ Bình - phủ Vạc xưa nay gọi là phủ Cũ. Sau cách mạng tháng Tám, khi thực hiện liên xã (1948), làng Vạc thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang nay thuộc huyện Cẩm Bình. Trên bản đồ hành chính, làng Vạc vẫn có tên là Hoạch Trạch, ở về phía đông nam ngã tư đường 20 và 19
Làng Vạc nay (1983) lớn nhất xã: 673 hộ, 3.055 nhân khẩu, gần bằng nửa số hộ và số khẩu của xã. Bình quân đất canh tác cho một khẩu là một sào 11 thước (624m2). Xưa nay làng Vạc vẫn làm ruộng và làm nghề lược tre cổ truyền. Làm được không phải vì đất trật, người đông mà do truyền thống. Lúc phát đạt, lúc khó khăn, dân làng chưa bao giờ bỏ nghề, cũng như nhiều làng thủ công khác, đất ở hơi chật nhưng gọn gàng. Đường chính trong làng đều vỉa gạch. Xưa làng có nhiều cây to bóng mát bên những công trình kiến trúc cổ, xây dựng công phu, bảo tồn nhiều sự tích ly kỳ. Làng Vạc xưa vốn nổi tiếng là đất văn vật, nhiều ông nghề, ông cử đỗ đạt cao, công danh nổi tiếng một thời. Một làng quê êm đềm và văn vật, lại có nghề thủ công thật độc đáo, cuốn hút mọi lứa tuổi vào lao động sản xuất ở mọi nơi, mọi lúc, vui ve, nhẹ nhàng- sạch sẽ- lành mạnh đáng quý biết bao! Theo sự hiểu biết hiện nay thì nghề làm lược tre ở Vạc lâu đời nhất cả nước. Đầu thế kỷ 19 nghề làm lược ở Hoạch Trạch đã nổi tiếng và được ghi vào lịch sử địa phương. Nghề Lược ở đây không giữ bí mật, không có lời nguyền, không có khoán ước cấm đoán việc học nghề, truyền nghề hay mang nghề đi nơi khác. Ai đến học nghề cũng được và có thể làm ngay những công đoạn đơn giản, nhưng làm thành thạo các việc để tạo ra cái lược không dễ. Nghề làm lược tre đã qua gần ba thế kỷ mà lan truyền rất chậm. Ngay cùng xã, làng nào nhiều nhất nay mới có hai chục gia đình này do người làng vạc di cư hay con gái lấy chồng mang theo nghề. Điều tra rộng ra cả nước, cũng chỉ có vài nơi làm lược tre như Củ Chi, Sài Gòn. Kẻ Họ, Đồng Văn (Hà Nam Ninh) thị xã Hà Đông (Hà Sơn Bình)....Những nơi này tuy có làm nhưng sản lượng không đáng kể và nghề cũng do người làng Vạc mang đến.
Muốn hiểu nghề này phải nghiên cứu truyền thống nghề nghiệp, tổ chức sản xuất, nguyên liệu, và lưu thông hàng hoá.
Nguyên liệu làm lược
Nguyên liệu làm lược gồm năm loại chính:
1. Nan làm răng lược bằng một loại tre rừng, to gần bằng tre hoá, mỏng mình nhưng cật dày, dóng dài từ 50-80cm, phơi khô không dòn như nứa, không dẻo như dang, đáp ứng yêu cầu của răng lược, cứng mà dẻo vừa phải, chải mái tóc dầy không gẫy mà vẫn ăn da đầu.
Tre lấy ở rừng về, chặt bỏ đốt, pha thành từng thanh ban rộng 2-3cm. tước bớt bụng, phơi tái để chống mốc và giảm trọng lượng chuyên chở, bó thành từng bó 500 thanh một. Hai bó 1000 thanh, gọi là một chục. Khâu sơ chế nguyên liệu làm ngay nơi khai thác theo hợp đồng.
2. Nẹp lược làm bằng tre vầu, còn có tên là cây Bương. Vầu mỏng mình, nhưng cứng, đóng dài 45-60cm, cũng khai thác ở miền núi, pha thành thanh bản rộng 5cm, sơ chế như thanh nan lược, đem phơi nắng. Vầu càng già, nẹp càng tốt phơi nắng có màu vàng ngà. Nguyên liệu thường phải dự trữ hàng năm và lược làm xong chưa hẳn đã bán được ngay nên dễ bị mọt nẹp. Để chống mọt, người ta ngâm vầu xuống ao khoảng hai tuần. Ngoài nẹp tre, đôi khi còn dùng nẹp gỗ, xương, sừng để làm nẹp lược thửa.
3. Sơn gắn lược: là sơn ta lấy từ nhựa cây Sơn, hiện nay trồng ở trung du, nhất là Vĩnh Phú. Sơn 70 đến 80 độ gắn lược chặt và bền. Độ sơn tình theo số lượng sơn nguyên chất trong một đơn vị trọng lượng. Sơn để lắng, phần trên trong và lỏng dùng để sơn nẹp cho màu đen bóng rất đẹp, phần dưới đặc dùng để gắn nẹp. Trước khi gắn, sơn được pha với tro trấu tán nhỏ theo tỉ lệ 1:1. Một cân sơn trung bình gắn được 1.000 cái lược. Nguyên liệu này tuy không dùng nhiều nhưng rất cần, hiện nay chưa có nguyên liệu nào gắn chặt, bền bằng sơn ta.
4. Chỉ ken mền lược: là chỉ dùng để ken các nan lược lại với nhau làm thành mềm lược trước khi gắn nẹp. Chỉ bằng sợi bông thường, xe săn vừa phải, to bằng ba sợi chỉ thêu khoảng 0.5mm. Chỉ này do làng Phú Khê cùng xã sản xuất bán cho làng Vạc.
5. Xương làm hom lược: Hom lược là hai răng lược ngoài cùng to và cứng. Hom làm bằng xương sườn trâu bò, xương này do những người làm nghề hàng rong mua nhặt trong các làng hay lò mổ bán cho người làm hom. Hom lược do người làng Mộ Trạch tục gọi là làng Chằm sản xuất bán cho làng Vạc. Làng Chằm cách làng Vạc một cách đồng hẹp về phía đông. Nay nhiều gia đình làm lược đã tự sản xuất được loại hom này. Người ta đã thử sản xuất hom nhựa thay xương nhưng không bền chắc, khách hàng không ưu dùng.
Trước kháng chiến chống Pháp, người làng La Phù tỉnh Hà Đông cũ, dùng xe bò chở nan và nẹp sơ chế đến tận làng Vạc bán cho người sản xuất. Chiến tranh bùng nổ, họ không đến nữa. Từ đấy người làng Vạc phải lên miền núi khai thác nguyên liệu. Từ ngày hợp tác hóa nông nghiệp, làng Vạc xây dựng hợp tác xã thủ công, lập đội chuyên thu mua và khai thác nguyên liệu theo giấy phép của cơ quan Nhà Nước. Người làm việc này hưởng theo công điểm chung của hợp tác xã. Do giá trị ngày công thấp, không tương xứng với sức lao động bỏ ra, nên họ không tích cực tìm nguồn và khai thác nguyên liệu có chất lượng, vì thế số lượng và chất lượng không đảm bảo cho sản xuất.
Hiện nay, hợp tác xã có 7 tổ thu mua, khai thác nguyên liệu. Thực hiện hợp đồng khai thác, thu mua nguyên liệu của hợp tác xã với các lâm nông trường và hợp tác xã miền núi. Vốn mua hàng do xã viên góp cổ phần. Nguyên liệu chở bằng ô tô về sân hợp tác xã. 40% phân phối cho xã viên có cổ phần theo giá mua cộng phí vận chuyển, còn lại bán cho xã viên theo giá thoả thuận. Mỗi chuyến hàng, tổ khai thác phải nộp một khoản lệ phí cho hợp tác xã và chính quyền địa phương góp phần xây dựng công quỹ. Hình thức này tuy chưa ổn định nhưng phục vụ kịp thời cho sản xuất.
Thứ lược giản dị ấy có từ bao giờ và sản xuất ở đâu?
Người sưu tầm có thể theo những chiếc xe chở đầy ắp một loại tre rừng đặc biệt từ miền ngược về xuôi. Xe sẽ dẫn bạn đến một làng quê miền đồng bằng, trung tâm Hải Hưng. Làng ấy gọi là làng Vạc. Đây là nơi làm lược tre cổ truyền qua nhiều thế kỷ.
Làng Vạc có tên chữ là Hoạch Trạch. Tên ấy đã được ghi vào văn bìa chùa Thánh Thọ từ năm Diệu Thành thứ hai,căn cứ vào tự dạng của văn bản đầu thế kỷ 19 thì chữ HOẠCH có nghĩa là cái vạc, TRẠCH là ơn huệ. Dân gian vốn thích ngắn gọn và không thích chữ nghĩa khó hiểu nên Hoạch Trạch được dịch nôm và gọi tắt là Vạc.
Làng Vạc thời Lê đứng riêng một xã, gọi là xã Hoạch Trạch thuộc huyện Đường An, phủ Thượng Hồng. Đầu thời Nguyễn thuộc tổng Bình An, huyện Năng An, phủ Bình Giang. Phủ lị Bình Giang đóng ở phía tây bắc làng Vạc, vì thế phủ Bình còn có tên là phủ Vạc. Thời kỳ Pháp xâm lược, chúng chuyển phủ Bình lên Kẻ Sặt nên phủ Bình - phủ Vạc xưa nay gọi là phủ Cũ. Sau cách mạng tháng Tám, khi thực hiện liên xã (1948), làng Vạc thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang nay thuộc huyện Cẩm Bình. Trên bản đồ hành chính, làng Vạc vẫn có tên là Hoạch Trạch, ở về phía đông nam ngã tư đường 20 và 19
Làng Vạc nay (1983) lớn nhất xã: 673 hộ, 3.055 nhân khẩu, gần bằng nửa số hộ và số khẩu của xã. Bình quân đất canh tác cho một khẩu là một sào 11 thước (624m2). Xưa nay làng Vạc vẫn làm ruộng và làm nghề lược tre cổ truyền. Làm được không phải vì đất trật, người đông mà do truyền thống. Lúc phát đạt, lúc khó khăn, dân làng chưa bao giờ bỏ nghề, cũng như nhiều làng thủ công khác, đất ở hơi chật nhưng gọn gàng. Đường chính trong làng đều vỉa gạch. Xưa làng có nhiều cây to bóng mát bên những công trình kiến trúc cổ, xây dựng công phu, bảo tồn nhiều sự tích ly kỳ. Làng Vạc xưa vốn nổi tiếng là đất văn vật, nhiều ông nghề, ông cử đỗ đạt cao, công danh nổi tiếng một thời. Một làng quê êm đềm và văn vật, lại có nghề thủ công thật độc đáo, cuốn hút mọi lứa tuổi vào lao động sản xuất ở mọi nơi, mọi lúc, vui ve, nhẹ nhàng- sạch sẽ- lành mạnh đáng quý biết bao! Theo sự hiểu biết hiện nay thì nghề làm lược tre ở Vạc lâu đời nhất cả nước. Đầu thế kỷ 19 nghề làm lược ở Hoạch Trạch đã nổi tiếng và được ghi vào lịch sử địa phương. Nghề Lược ở đây không giữ bí mật, không có lời nguyền, không có khoán ước cấm đoán việc học nghề, truyền nghề hay mang nghề đi nơi khác. Ai đến học nghề cũng được và có thể làm ngay những công đoạn đơn giản, nhưng làm thành thạo các việc để tạo ra cái lược không dễ. Nghề làm lược tre đã qua gần ba thế kỷ mà lan truyền rất chậm. Ngay cùng xã, làng nào nhiều nhất nay mới có hai chục gia đình này do người làng vạc di cư hay con gái lấy chồng mang theo nghề. Điều tra rộng ra cả nước, cũng chỉ có vài nơi làm lược tre như Củ Chi, Sài Gòn. Kẻ Họ, Đồng Văn (Hà Nam Ninh) thị xã Hà Đông (Hà Sơn Bình)....Những nơi này tuy có làm nhưng sản lượng không đáng kể và nghề cũng do người làng Vạc mang đến.
Muốn hiểu nghề này phải nghiên cứu truyền thống nghề nghiệp, tổ chức sản xuất, nguyên liệu, và lưu thông hàng hoá.
Nguyên liệu làm lược
Nguyên liệu làm lược gồm năm loại chính:
1. Nan làm răng lược bằng một loại tre rừng, to gần bằng tre hoá, mỏng mình nhưng cật dày, dóng dài từ 50-80cm, phơi khô không dòn như nứa, không dẻo như dang, đáp ứng yêu cầu của răng lược, cứng mà dẻo vừa phải, chải mái tóc dầy không gẫy mà vẫn ăn da đầu.
Tre lấy ở rừng về, chặt bỏ đốt, pha thành từng thanh ban rộng 2-3cm. tước bớt bụng, phơi tái để chống mốc và giảm trọng lượng chuyên chở, bó thành từng bó 500 thanh một. Hai bó 1000 thanh, gọi là một chục. Khâu sơ chế nguyên liệu làm ngay nơi khai thác theo hợp đồng.
2. Nẹp lược làm bằng tre vầu, còn có tên là cây Bương. Vầu mỏng mình, nhưng cứng, đóng dài 45-60cm, cũng khai thác ở miền núi, pha thành thanh bản rộng 5cm, sơ chế như thanh nan lược, đem phơi nắng. Vầu càng già, nẹp càng tốt phơi nắng có màu vàng ngà. Nguyên liệu thường phải dự trữ hàng năm và lược làm xong chưa hẳn đã bán được ngay nên dễ bị mọt nẹp. Để chống mọt, người ta ngâm vầu xuống ao khoảng hai tuần. Ngoài nẹp tre, đôi khi còn dùng nẹp gỗ, xương, sừng để làm nẹp lược thửa.
3. Sơn gắn lược: là sơn ta lấy từ nhựa cây Sơn, hiện nay trồng ở trung du, nhất là Vĩnh Phú. Sơn 70 đến 80 độ gắn lược chặt và bền. Độ sơn tình theo số lượng sơn nguyên chất trong một đơn vị trọng lượng. Sơn để lắng, phần trên trong và lỏng dùng để sơn nẹp cho màu đen bóng rất đẹp, phần dưới đặc dùng để gắn nẹp. Trước khi gắn, sơn được pha với tro trấu tán nhỏ theo tỉ lệ 1:1. Một cân sơn trung bình gắn được 1.000 cái lược. Nguyên liệu này tuy không dùng nhiều nhưng rất cần, hiện nay chưa có nguyên liệu nào gắn chặt, bền bằng sơn ta.
4. Chỉ ken mền lược: là chỉ dùng để ken các nan lược lại với nhau làm thành mềm lược trước khi gắn nẹp. Chỉ bằng sợi bông thường, xe săn vừa phải, to bằng ba sợi chỉ thêu khoảng 0.5mm. Chỉ này do làng Phú Khê cùng xã sản xuất bán cho làng Vạc.
5. Xương làm hom lược: Hom lược là hai răng lược ngoài cùng to và cứng. Hom làm bằng xương sườn trâu bò, xương này do những người làm nghề hàng rong mua nhặt trong các làng hay lò mổ bán cho người làm hom. Hom lược do người làng Mộ Trạch tục gọi là làng Chằm sản xuất bán cho làng Vạc. Làng Chằm cách làng Vạc một cách đồng hẹp về phía đông. Nay nhiều gia đình làm lược đã tự sản xuất được loại hom này. Người ta đã thử sản xuất hom nhựa thay xương nhưng không bền chắc, khách hàng không ưu dùng.
Trước kháng chiến chống Pháp, người làng La Phù tỉnh Hà Đông cũ, dùng xe bò chở nan và nẹp sơ chế đến tận làng Vạc bán cho người sản xuất. Chiến tranh bùng nổ, họ không đến nữa. Từ đấy người làng Vạc phải lên miền núi khai thác nguyên liệu. Từ ngày hợp tác hóa nông nghiệp, làng Vạc xây dựng hợp tác xã thủ công, lập đội chuyên thu mua và khai thác nguyên liệu theo giấy phép của cơ quan Nhà Nước. Người làm việc này hưởng theo công điểm chung của hợp tác xã. Do giá trị ngày công thấp, không tương xứng với sức lao động bỏ ra, nên họ không tích cực tìm nguồn và khai thác nguyên liệu có chất lượng, vì thế số lượng và chất lượng không đảm bảo cho sản xuất.
Hiện nay, hợp tác xã có 7 tổ thu mua, khai thác nguyên liệu. Thực hiện hợp đồng khai thác, thu mua nguyên liệu của hợp tác xã với các lâm nông trường và hợp tác xã miền núi. Vốn mua hàng do xã viên góp cổ phần. Nguyên liệu chở bằng ô tô về sân hợp tác xã. 40% phân phối cho xã viên có cổ phần theo giá mua cộng phí vận chuyển, còn lại bán cho xã viên theo giá thoả thuận. Mỗi chuyến hàng, tổ khai thác phải nộp một khoản lệ phí cho hợp tác xã và chính quyền địa phương góp phần xây dựng công quỹ. Hình thức này tuy chưa ổn định nhưng phục vụ kịp thời cho sản xuất.
Qui trình sản xuât
Công cụ sản xuất và quá trình công nghệ của lược tre khá ổn định về loại hình thức công cụ và trình tự sản xuất. Từ nguyên liệu sơ chế đến khi hoàn thành cái lược phải qua năm công đoạn sản xuất.
1. Công đoạn tạo mềm
1. Công đoạn tạo mềm
- Phơi nan tạo màu vàng: Thanh nan sơ chế đan lóng mốt, ba nan dọc, đan ngang đan đầy thì thôi. Mê nan đem phơi khoảng bẩy nắng. Nan có màu vàng đều không nốm đốm là được. Mưa rào, mưa cơn không phải chạy. Mưa rầm kéo dài phải cất vào nơi khô ráo tránh mốc và mọt
- Pha nan: Thanh nan đủ nắng, lấy dao pha chẻ nhỏ bằng hai răng nan lược, bản rộng khoảng 6mm, lột bớt bụng, để lại độ dày khoảng 2 mm. Phần bụng tách ra dùng làm đóm bó nan.
- Kéo bóc: Đóng dao pha dọc xuống bàn kéo bóc. Lưỡi quay vào phía trong, song song với mặt đinh vuông, cao 10cm, cạnh nhẵn quay về phía lưỡi dao, cách lưỡi dao khoảng bằng độ dày của răng lược khoảng 1 mm. Đưa khoảng giữa thanh nan vào khe dao của đinh sắt, bụng nan về phía lưỡi dao, kéo mạnh ngược chiều lưỡi dao, đảo lại kéo nốt nửa còn lại. Bàn kéo bóc là một thớt gỗ tròn đường kính khoảng 30cm, cao 20cm bằng gỗ thẳng thớ và xốp, đóng dao xuống nông, sâu dễ dàng để thay đổi phần lưỡi tác dụng.
- Kéo cạnh: Thanh nan kéo bóc xong, chẻ đôi thành nan lược, đưa vào bàn kéo cạnh. Bàn kéo cạnh tương đương như bàn kéo bóc. Đóng hai dao kéo cạnh thẳng góc xuống bàn, hai lưỡi dao tạo thành góc 30 độ, khoảng cách bằng chiều rộng nan lược khoảng 2mm. Đặt nan nằm ngang, hai cạnh sát vào lưỡi dao dược ép bởi que đè, cách kéo tương đương như kéo bóc. Dao kéo cạnh giống như dao pha dài 25cm, nhưng chuôi liền và ngắn.
- Kéo dẹp: Kéo cạnh xong chuyển sang kéo dẹp. Kéo chiều bụng của nan lược một lần nữa cho phẳng, nhẵn và đều. Kéo dẹp dùng trên bàn kéo bóc. Điều chỉnh dao pha tiến gần đinh sắt để khoảng cách bằng độ dày nan lược khoảng 0.5mm. Đưa chiều bụng của nan về phía lưỡi dao, kéo như kéo bóc.Nan kéo tốt thì khi khoanh lại thành một hình tròn đều.
Pha nan, kéo bóc, kéo cạnh, kéo dẹt cần người có sức khoẻ, tinh mắt, thông thường là đàn ông đảm nhiệm. Muốn kéo nhẹ tay, người ta thường xấp nước nan khi làm các động tác trên.
- Bẻ nan: Kéo dẹt xong đưa nan sang khung bẻ. Khung bẻ giống như một khung thêu nhỏ, làm bằng gỗ nhẹ, dài 30cm rộng 6cm. Mỗi thanh dọc được đóng bằng hai thanh gỗ nhỏ, giữa để một khe hở 2.5mm. Thanh bên trái đóng nẹp phía ngoài để đón chân nan. Khi bẻ nan, tay trái cầm khung, tay phải cầm dao bẻ và nan. Lao nan từ phải sang trái, qua khe hở thanh dọc, chạm nẹp đón chân nan ở bên trái thì bẻ nan bằng dao bẻ, sát phía ngoài thanh dọc bên phải. Dao bẻ bằng thanh sắt mỏng 20x3cm.
- Bó nan:Nan bẻ đầy khung đưa sang bàn bó. Bàn bó là một miếng gỗ hình chữ nhật, kích thước trung bình 13x6x2cm, đóng hai đinh sắt không mũ, cách nhau 20cm. Nan xếp thành ba lớp dùng đóm buộc lại. Bẻ và bó nan, phần lớn do các cụ bà và các cháu nhỏ từ 6 đến 10 tuổi làm.
- Ken mền: Dùng chỉ bông kén vào các nan lược đã bẻ vào 2 hoặc 3 thép có độ dầy và chiều dài bằng một cái lược gọi là ken mền. Ken mền trên bàn ken bằng gỗ dài 50cm, rộng 30cm, cao 30cm, có giá để nan. Mặt bàn ken giống như khung bẻ, nghiêng theo chiều dọc 20 độ. Phía cuối bàn gen có then gài đầu thép trước khi ken. Mặt bàn ken có vạch cữ, khi ken đến đấy thì dừng lại, không phải đo và đếm nan cho một nền lược. Buộc chỉ vào đầu thép rồi bắt đầu ken, lùa nan lược từ phải sang trái qua khe thép, chân nan chạm nẹp bên phải thì dừng lại, nan để dựng chiều ngang, quấn chỉ một vòng qua nan và thép. Các nan sau lập lại như vậy. Mền Lược thường ken hai đường, lược kỹ ken 3 đường chỉ. Khâu này đa số do phụ nữ và các em từ 11 đến 15 tuổi làm. Người ken nhanh một ngày được 100 mền.
2. Công đoạn tạo nẹp
- Kéo cạnh nẹp: Các thanh nẹp bằng vầu, ngâm xong phơi khô, chẻ thành nẹp thô rộng khoảng 17mm, bóc bớt bụng để độ dầy lớn hơn độ dầy của nẹp một chút khoảng 7cm. Cách kéo như kéo cạnh nan lược, nhưng nẹp lược cứng khi kéo dễ bật lên, vì thế tay trái phải cầm nan đè nẹp xuống, tay phải kéo mới êm tay và chính xác. Nẹp sau kéo cạnh có độ rộng 12mm.
- Pha nan: Thanh nan đủ nắng, lấy dao pha chẻ nhỏ bằng hai răng nan lược, bản rộng khoảng 6mm, lột bớt bụng, để lại độ dày khoảng 2 mm. Phần bụng tách ra dùng làm đóm bó nan.
- Kéo bóc: Đóng dao pha dọc xuống bàn kéo bóc. Lưỡi quay vào phía trong, song song với mặt đinh vuông, cao 10cm, cạnh nhẵn quay về phía lưỡi dao, cách lưỡi dao khoảng bằng độ dày của răng lược khoảng 1 mm. Đưa khoảng giữa thanh nan vào khe dao của đinh sắt, bụng nan về phía lưỡi dao, kéo mạnh ngược chiều lưỡi dao, đảo lại kéo nốt nửa còn lại. Bàn kéo bóc là một thớt gỗ tròn đường kính khoảng 30cm, cao 20cm bằng gỗ thẳng thớ và xốp, đóng dao xuống nông, sâu dễ dàng để thay đổi phần lưỡi tác dụng.
- Kéo cạnh: Thanh nan kéo bóc xong, chẻ đôi thành nan lược, đưa vào bàn kéo cạnh. Bàn kéo cạnh tương đương như bàn kéo bóc. Đóng hai dao kéo cạnh thẳng góc xuống bàn, hai lưỡi dao tạo thành góc 30 độ, khoảng cách bằng chiều rộng nan lược khoảng 2mm. Đặt nan nằm ngang, hai cạnh sát vào lưỡi dao dược ép bởi que đè, cách kéo tương đương như kéo bóc. Dao kéo cạnh giống như dao pha dài 25cm, nhưng chuôi liền và ngắn.
- Kéo dẹp: Kéo cạnh xong chuyển sang kéo dẹp. Kéo chiều bụng của nan lược một lần nữa cho phẳng, nhẵn và đều. Kéo dẹp dùng trên bàn kéo bóc. Điều chỉnh dao pha tiến gần đinh sắt để khoảng cách bằng độ dày nan lược khoảng 0.5mm. Đưa chiều bụng của nan về phía lưỡi dao, kéo như kéo bóc.
Pha nan, kéo bóc, kéo cạnh, kéo dẹt cần người có sức khoẻ, tinh mắt, thông thường là đàn ông đảm nhiệm. Muốn kéo nhẹ tay, người ta thường xấp nước nan khi làm các động tác trên.
- Bẻ nan: Kéo dẹt xong đưa nan sang khung bẻ. Khung bẻ giống như một khung thêu nhỏ, làm bằng gỗ nhẹ, dài 30cm rộng 6cm. Mỗi thanh dọc được đóng bằng hai thanh gỗ nhỏ, giữa để một khe hở 2.5mm. Thanh bên trái đóng nẹp phía ngoài để đón chân nan. Khi bẻ nan, tay trái cầm khung, tay phải cầm dao bẻ và nan. Lao nan từ phải sang trái, qua khe hở thanh dọc, chạm nẹp đón chân nan ở bên trái thì bẻ nan bằng dao bẻ, sát phía ngoài thanh dọc bên phải. Dao bẻ bằng thanh sắt mỏng 20x3cm.
- Bó nan:
- Ken mền: Dùng chỉ bông kén vào các nan lược đã bẻ vào 2 hoặc 3 thép có độ dầy và chiều dài bằng một cái lược gọi là ken mền. Ken mền trên bàn ken bằng gỗ dài 50cm, rộng 30cm, cao 30cm, có giá để nan. Mặt bàn ken giống như khung bẻ, nghiêng theo chiều dọc 20 độ. Phía cuối bàn gen có then gài đầu thép trước khi ken. Mặt bàn ken có vạch cữ, khi ken đến đấy thì dừng lại, không phải đo và đếm nan cho một nền lược. Buộc chỉ vào đầu thép rồi bắt đầu ken, lùa nan lược từ phải sang trái qua khe thép, chân nan chạm nẹp bên phải thì dừng lại, nan để dựng chiều ngang, quấn chỉ một vòng qua nan và thép. Các nan sau lập lại như vậy. Mền Lược thường ken hai đường, lược kỹ ken 3 đường chỉ. Khâu này đa số do phụ nữ và các em từ 11 đến 15 tuổi làm. Người ken nhanh một ngày được 100 mền.
2. Công đoạn tạo nẹp
- Kéo cạnh nẹp: Các thanh nẹp bằng vầu, ngâm xong phơi khô, chẻ thành nẹp thô rộng khoảng 17mm, bóc bớt bụng để độ dầy lớn hơn độ dầy của nẹp một chút khoảng 7cm. Cách kéo như kéo cạnh nan lược, nhưng nẹp lược cứng khi kéo dễ bật lên, vì thế tay trái phải cầm nan đè nẹp xuống, tay phải kéo mới êm tay và chính xác. Nẹp sau kéo cạnh có độ rộng 12mm.
- Kéo bụng: Thanh nẹp được chuyển sang bàn kéo bụng. Kéo bụng giống như kéo bụng thanh nan, chỉ khác ở chỗ tay trái điều chỉnh khoảng cách dao, tay phải kéo. Nẹp sau kéo bụng có độ dầy 5mm Kéo bụng có thể dùng bào để thay thế.
- Rứt nẹp: Cắt nẹp bằng cưa trên bàn cắt có cữ để cắt đầu nẹp phẳng và dài bằng nhau. Nẹp sau cắt dài 10cm.
- Bào Bụng nẹp: Bàn bào bằng gỗ, có hai lỗ song song, kích thước bằng kích thước nẹp. Để hai nẹp xuống lỗ, cho chiều cật xuống dưới, phần bụng còn thừa dùng bào bào phẳng. Nếu làm lược kỹ phải xoi thêm rãnh ở giữa nẹp. Nẹp sau bào có độ dầy 5mm bụng phẳng là được.
- Rứt nẹp: Cắt nẹp bằng cưa trên bàn cắt có cữ để cắt đầu nẹp phẳng và dài bằng nhau. Nẹp sau cắt dài 10cm.
- Bào Bụng nẹp: Bàn bào bằng gỗ, có hai lỗ song song, kích thước bằng kích thước nẹp. Để hai nẹp xuống lỗ, cho chiều cật xuống dưới, phần bụng còn thừa dùng bào bào phẳng. Nếu làm lược kỹ phải xoi thêm rãnh ở giữa nẹp. Nẹp sau bào có độ dầy 5mm bụng phẳng là được.
3. Công đoạn tạo Thân lược.
- Chuẩn bị mềm gắn lược: mềm được sửa bằng, vuông vắn và đan hai Hom xương vào đầu mềm.
- Gắn lược:dùng Bay phiết sơn vào nẹp, áp nẹp vào mềm, cứ hai nẹp cho một mềm, áp nẹp giữa mềm lược.
- Bội đầu: lược gắn xong, hai đầu còn trống phải bôi sơn đầu lược để giữ hom lược cho chắc chắn.
- Sấy khô: sau khi gắn xong lược được sấy khô tự nhiên khoảng 24 giờ là khô, muốn khô nhanh đem lược vùi vào bếp tro ấm khoảng 8 giờ là khô. Kiểm tra lược khô chưa bằng cách gõ hai cái lược vào nhau có tiếng kêu cách cách là được.
4. Công đoạn mài răng lược.
- Gắn lược:
- Bội đầu: lược gắn xong, hai đầu còn trống phải bôi sơn đầu lược để giữ hom lược cho chắc chắn.
- Sấy khô: sau khi gắn xong lược được sấy khô tự nhiên khoảng 24 giờ là khô, muốn khô nhanh đem lược vùi vào bếp tro ấm khoảng 8 giờ là khô. Kiểm tra lược khô chưa bằng cách gõ hai cái lược vào nhau có tiếng kêu cách cách là được.
4. Công đoạn mài răng lược.
- Chặt lược: dùng dao chặt hai bên cạnh lược sao cho lược có hình chữ nhật, bề rộng lược sau chặt khoảng 54 mm.
- Lạo lược: dùng lạo cạo hai bên mặt răng lược một bên phẳng một bên cong để răng lược có hình gai Bồ kết, lược được tạo răng thô có độ nhọn 0.3mm.
- Lạo lược: dùng lạo cạo hai bên mặt răng lược một bên phẳng một bên cong để răng lược có hình gai Bồ kết, lược được tạo răng thô có độ nhọn 0.3mm.
- Mài đá quay: dùng đá quay 01 mm mài bằng máy quay bằng môtơ hoặc mài bằng tay, đánh hết làn cạo là được.
- Đánh giấy giáp: dùng gấy giáp 00 mài hai bên răng lược, đánh hết làn mài đá, đầu răng lược nhọn 0.2mm có độ tròn là được.
- Đánh giấy giáp: dùng gấy giáp 00 mài hai bên răng lược, đánh hết làn mài đá, đầu răng lược nhọn 0.2mm có độ tròn là được.
- Đánh bóng: dùng vỏ trấu, lá chuối hoặc cùi dừa mài cho hết vết đánh giấy giáp, răng lược nhẵn bóng sờ mát tay, bổ thử lên đầu thấy lược bắt tóc cắn da đầu là được.
5. Công đoạn đóng giói.
- Kiểm tra: Kiểm tra, sửa lại những lỗi sước nhỏ trên nẹp và răng lược.
- Bao gói: bó 50 cái lược thành 1 bó gồm 6 hàng 5 cái đan xen với 5 hàng 4 cái. gói bó bằng lạt giang 1lạt dọc, 4 lạt ngang. Đến đây công việc sản xuất cây lược vàng đã hoàn thành, lược được dân làng đem ra chợ làng bán.
Kiên giang, ngày 2 tháng 7 năm 2012
Xem thêm - Lễ hội làng Vạc
Ngày: 22/03/2011 - 24/03/2011
Làng Vạc, Xã Nghĩa Hoà, Huyện Thái Hòa, Nghệ An
Làng Vạc, Xã Nghĩa Hoà, Huyện Thái Hòa, Nghệ An
Xem thêm – Làng Mộ trạch
Làng Tiến sĩ khi xưa - "An Nam Tứ Trạng Mộ Trạch kiêm chi"
Làng Tiến sĩ Mộ Trạch thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nơi có nhiều người học giỏi đỗ cao trong các triều đại phong kiến.