Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Tác dụng của cây Tầm gửi

Tầm gửi là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ, có khoảng hơn 1.300 loài tầm gửi.

Giáo sư Kurt Zanker thuộc Viện Miễn dịch học và U bướu thực nghiệm Đức, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: “Kết quả trên đã đưa ra một bằng chứng thuyết phục về những ích lợi thu được từ chiết xuất cây tầm gửi”.
các chất chiết xuất của cây tầm gửi có khả năng chống lại tế bào ung thư ruột
Chiết xuất từ cây tầm gửi giúp hệ miễn dịch của cơ  thể chống lại các khối u, đẩy mạnh sự thải loại các chất độc hại do phương pháp hoá trị để lại.

Các nhà khoa học Charite -Đức, cho biết chất chiết xuất từ một loài tầm gửi - Loranth, có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấn công virut viêm gan C và có khả năng lọc sạch các tế bào bệnh, làm cho gan bệnh nhân sớm phục hồi.
Cây tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh): có tác dụng trị các chứng đau nhức xương cốt, lợi sữa, an thai.

Gần đây có những phát hiện mới về dược tính của tang ký sinh: Bệnh nhân bị cao huyết áp sau điều trị huyết áp trở lại bình thường. Bệnh nhân kèm chứng co thắt mạch vành thường có cơn đau thắt ngực như dùi đâm, sau điều trị triệu chứng đau mất hẳn. Bệnh nhân kèm chứng chức năng thận suy yếu, sau điều trị chức năng thận trở lại bình thường.
Tầm gửi trên cây bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu.


Tầm gửi cây gạo: Có một địa chỉ có thể cung cấp tell 978982289. phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng. Còn nếu là loại khô thì phải có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…

Tầm gửi cây na, cây mít chữa sốt rét; tầm gửi cây xoan chữa kiết lỵ, táo bón; tầm gửi cây chanh chữa ho…
Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống.
Tầm gửi cây gạo có Công dụng: Mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận); chữa sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu; tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù. Cách dùng: Đun, sắc uống hằng ngày.
kien thong – suu tam

Độc đáo cây lim cổ và 12 dòng họ ở An Lạc

Độc đáo cây lim cổ có khối u hình con cáo
Rừng lim đền Cao mang trong mình rất nhiều huyền thoại, được xem là biểu tượng linh thiêng của vùng đất An Lạc - Chí Linh, Hải Dương.
Đặc biệt nhất là cây lim tổ 800 năm tuổi có khối u hình con cáo cuộn tròn "sống" bên cạnh bàn thờ ông tổ đã khai sinh ra 12 dòng họ lớn ở Chí Linh. Nhiều người vẫn tin rằng, khối u hình con cáo này chính là "hiện thân" của ân nhân đã cứu ông tổ 12 dòng họ thoát khỏi sự truy sát của giặc Hán.

Truyền thuyết về chàng trai được 12 cô gái cứu mạng
Rừng lim cổ nằm rải rác phía Tây đền Cao trên núi Thiên Bồng. Để đến được nơi này người ta có thể đi bằng hai con đường nhưng cả hai con đường này đều phải bước qua hơn 30 bậc thang bằng bê tông đã nhuốm màu thời gian.
Làng An Lạc chỉ rộng chừng 4km2, vùng đất này được bao bọc bởi 99 ngọn núi cao thấp và dòng Nguyệt Giang quanh năm đục ngầu phù sa. Vua Lê Đại Hành đã chọn vùng đất này làm nơi đóng quân để tập kết người tài chống giặc Tống xâm lược vào năm 981.
Không ai biết rừng lim này có từ bao giờ, chúng mọc tự nhiên hay do ai đó trồng nên...
Rừng lim cổ khi xưa rộng hàng chục hecta nhưng trải qua thời gian nay chỉ còn 54 cây lim cổ thụ và 400 cây lim trưởng thành là thế hệ con cháu của các cây lim cổ thụ. Trong đó, cây lim có tuổi đời cao nhất khoảng hơn 800 năm tuổi vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2012. Người làng gọi cây lim cao tuổi nhất này là cây tổ của "Thập nhị gia tiên" vì nó gắn liền với nguồn gốc của 12 dòng họ lớn trong làng. Đặc biệt, đây là cây lim duy nhất có một khối u hình con cáo cuộn tròn mọc giữa thân cây. Nhiều người cho rằng, khối u này chính là "hiện thân" của vị ân nhân đã từng cứu giúp ông tổ 12 dòng họ thoát khỏi vòng vây của giặc. Vì lẽ đó, ngay dưới gốc cây lim này người ta đã lập một ban thờ nho nhỏ.  
Trong ngọc phả mà Ban quản lí khu di tích đền Cao còn giữ có một truyền thuyết kể lại rằng: vào thời Giao Chỉ khi giặc Hán sang xâm lược nước ta, chúng đã thực thi chính sách "Sát phu hiếp phụ" hòng tận diệt nòi giống dân Việt.
Làng An Lạc có một người đàn ông đã may mắn trốn chạy được vào rừng sâu để thoát thân. Một lần, đang ẩn trong một bụi cây rậm thì quân giặc đi lùng, chúng băm nát bụi cây ẩn  lấp, ông bị chúng chặt đứt một cánh tay. Trong lúc nguy cấp thì có một con cáo nhảy từ một bụi rậm bên cạnh ra hù dọa, lũ giặc mới chịu bỏ đi.
Trước đó, giặc Hán lấy cớ ép 12 cô gái trong làng làm vợ bằng cách bắt họ trồng 12 loại hoa với điều kiện, khi nào cây lên xanh tốt thì phải theo hầu. Hàng ngày, 12 cô gái này đã bí mật mang cơm nước ra tiếp tế nên người đàn ông kia đã sống sót. Chính người đàn ông này đã nghĩ ra cách bày cho 12 cô gái đun nước sôi tưới quanh gốc hoa để cây cứ khô héo rồi chết dần. Quân giặc vốn rất tin chuyện phong thủy nên khi thấy hoa chết dần thì chúng cũng nhanh chóng thu quân để chuyển sang vùng đất khác. Sau khi giặc rút, người đàn ông kia đã qua lại với tất cả 12 cô gái và các cô gái đều sinh cho ông những người con trai, con gái. Những đứa con khi ra đời đều đã mang  họ mẹ. Chính vì thế 12 dòng họ khác nhau đã ra đời và phát triển cho đến ngày nay.
Những dòng họ có thể kể tên như: Dương, Phạm, Lê, Trần, Nguyễn, Mạc, Hoàng, Bùi... cuối cùng là họ Đỗ, Lỗ, Tạ. Hàng năm, vào 15/10 âm lịch, con cháu của 12 dòng họ từ khắp mọi miền đất nước lại tụ hội về làng để tổ chức lễ giỗ tổ.
 Lễ giỗ diễn ra ở ban thờ tổ, ngay dưới cây lim cổ 800 tuổi phía sau đền Cao. Trong số các loại lễ vật con cháu 12 dòng dâng cúng ông tổ của mình, một loại lễ vật không bao giờ thiếu được đó là xôi hoa dành dành và thủ lợn. Tương truyền thì chính 12 cô gái tức 12 bà tổ ngày xưa đã từng dùng gạo nếp trộn với hoa dành dành (là một trong 12 loại hoa mà quân giặc bắt 12 cô gái chăm sóc) đồ lên thành xôi để cứu tế cho ông tổ. Cũng chính vì lý do này mà từ xa xưa, làng An Lạc đã có lời nguyền, trai gái trong làng không được lấy nhau vì sợ cùng chung huyết thống. Cho đến mãi sau này thì lời nguyền này mới được hóa giải.
Chuyện các bô lão thay nhau chống gậy ôm lim
Rừng lim cổ thụ tồn tại được đến ngày nay là phải kể đến công lao rất lớn của các cụ bô lão trong làng. 
Trước những năm của thập niên 1960, cả rừng lim này còn 60 cây. Nhưng đến thời kỳ cải cách văn hóa, chính quyền đã cho phá bỏ một số di tích đền chùa. Rừng lim ở đây cũng có chủ trương bị đốn hạ. Khi họ mới cưa được 6 cây thì 108 cụ già làng Đại cùng đông người dân làng An Lạc đã thay nhau, mỗi ngày lại có hai, ba cụ lên ôm một gốc lim và tuyến bố: "Cưa rừng lim thì phải cưa chúng tôi trước". Nhiều cụ cao niên còn chống gậy, cơm đùm cơm nắm lên tận chính quyền tỉnh và trung ương để đệ đơn kiến nghị không chặt phá rừng lim, vì với người dân An Lạc rừng lim không chỉ là lá phổi xanh mà còn là một phần máu thịt đã quá đỗi quen thuộc và thân thiết trong đời sống tinh thần của họ.
Trong 6 cây lim bị cưa, một số người đã dùng gỗ này để đóng các vật dụng như: giường, tủ, cửa, bàn ghế... Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà rải rác từ nhiều năm nay, một số gia đình đã bí mật mang đến vứt trả lại trong khu vực đền Cao và rừng lim. Dân làng nhặt những đoạn gỗ này làm thành những vật lưu niệm để tặng cho khách thập phương khi họ đến đây lễ bái. 

Đặc điểm của các cây lim ở đền Cao là do mọc tự nhiên nên các cây không đều và thân cây rất cong queo, cằn cỗi, xù xì... Ngoài ra, có thể do đặc điểm khí hậu nên hầu hết các cây lim ở đây đều có các cây sống tầm gửi trên phần thân và ngọn.

Thời chống Pháp, đất An Lạc chịu nhiều trận càn của giặc, hàng chục tấn bom của quân thù ném xuống phá tan hoang làng xóm nhưng tuyệt nhiên không có quả bom nào rơi trúng ngôi đền Cao và đồi lim cổ. Rồi đến thời máy bay Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc, có 8 quả bom trút xuống gần khu vực quanh đền, nhưng lạ ở chỗ, bao nhiêu bom đạn đều rơi ra đồng, ra bãi cả.
Vì những chuyện lạ kỳ như thế mà rừng lim cổ thụ trường tồn và trở thành biểu tượng rất đỗi linh thiêng. Mỗi khi người dân đến đền Cao lễ bái không quên khẩn cầu thần cây Lim phù hộ cho mình và gia đình.

 Kien thong – suu tam

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Sự thật về Đồng Đen


Huyền thoại và sự thật về đồng đen
 
Một chuyên gia buôn đồ cổ ở Hà Nội kể, anh ta đã tận mắt xem thỏi đồng đen chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá, nhưng nặng đến 3 kg. Khi thả vào chậu nước bằng sắt thì không chìm xuống đáy mà cứ lơ lửng. Cọ nhẫn vàng thật vào thì màu vàng biến thành màu trắng như nhôm. Chạm vào nó rồi, người cứ mệt lử mấy ngày mới hết (?!).
Đồng đen có khả năng phóng xạ là vật có thật hay chỉ là những câu chuyện huyễn hoặc mà các đối tượng lừa đảo dựng lên?
Mỗi nhóm lừa đảo đồng đen đều có một “trưởng họ”, vài “đại gia” và đám “chân gỗ”.
Đám “chân gỗ” có nhiệm vụ lân la làm quen với những người nhiều tiền, ham chơi đồ cổ. Họ làm ra vẻ vô tình kể những câu chuyện huyễn hoặc và kỳ lạ về đồng đen, khiến đại gia nào đó “vô tình” nghe thấy mê tít, rồi muốn chúng làm mối cho xem. Người mua sẽ được chúng dẫn đến gặp “trưởng họ”. Thông thường ông “trưởng họ” này sống trong một căn nhà cổ (thường là chúng đi thuê), suốt ngày cúng bái, thắp hương thờ tự “vật quý”. Đám “con cháu” thì nhao nhao, đứa đòi bán lấy tiền chia nhau, đứa nhất quyết không cho bán “vật gia bảo” cụ tổ để lại... khiến khách hàng tin rằng vật đó đặc biệt quý thật.
Sự thật về đồng đen
Bước tiếp theo là thử hàng. Đặc tính của đồng đen hay thiên thạch ai cũng... nghe nói, đó là có tính phóng xạ, đưa lửa đến gần lửa sẽ tắt, để thủy tinh gần thủy tinh rạn nứt hoặc vỡ... Thực tế, những đặc tính này chẳng thấy có tài liệu nào nói đến, ghi chép lại. Rõ ràng là do các đối tượng lừa đảo dựng lên, bịa ra.
Trong căn phòng chật kín người là khách xem hàng, khói hương nghi ngút. Tượng con nghê màu đen đặt trong chiếc tủ ở góc phòng, “trưởng họ” xì xụp cúng bái. Một ông khách cầm tấm kính khá dày bỏ vào trong tủ rồi khóa lại. Lát sau mở ra, tấm kính rạn nứt như ruộng lúa gặp hạn. Mấy người đến gần tủ bật lửa, quẹt hết bao diêm cũng không cháy. Có người còn đốt nến mang đến gần tủ, lửa tắt luôn.
Những thủ đoạn trên thực ra rất đơn giản. Chúng đem tấm kính giống như tấm kính sẽ thử nung vào chảo cát. Khi tấm kính nóng, phun mấy giọt nước vào sẽ rạn nứt hết. Trong lúc thử, chúng sẽ nhanh tay tráo tấm kính rạn vào.
Còn cách nữa, sau khi làm những tấm kính nứt ra, chúng sử dụng một loại chất kết dính đặc biệt dính các vết nứt lại. Khi đặt vào gần cục đồng đen, chỉ nặng tay một chút là kính rạn vỡ như cũ ngay. Với bật lửa, diêm, chúng cũng tráo như vậy, chỉ có điều chúng tráo lúc nào trước bao nhiêu con mắt theo dõi thì quả là tài tình như ảo thuật gia.
Cũng có người cẩn thận thuê cả chuyên gia đồ cổ, nhà khoa học, nhà hóa học đi thử hàng bằng những máy móc, phương pháp hiện đại, song cũng không thoát được những mánh khóe của chúng, bởi có thể “chuyên gia” này cũng là người của chúng nốt. Nếu không phải người của chúng sắm vai thì chúng sẽ mua chuộc bằng được.
Nếu ông khách nào bị thôi miên bởi những trò ảo thuật này, sẽ không ngại ngần bỏ bạc tỉ ra mua con nghê, con rùa, tượng ông phỗng chỉ bằng nắm tay. Nhưng mua xong rồi, đem “của quý” đi thử mới biết đó là đồ giả.
Khi cách lừa trên cũ rích, người mua đã cảnh giác, thì chúng chỉ lừa đến bước chuẩn bị tiến hành giao hàng. Tức là khi người mua cầm tiền đến, chúng sẽ đóng giả công an xông vào đòi bắt cả người bán lẫn người mua vì tội “mua bán đồ quốc cấm”, thu hết tiền bạc, tang vật rồi... chuồn mất.
Thời điểm hiện tại, khi khách hàng đã nắm được một số trò ma của chúng thì chúng sử dụng bài lừa cực kỳ cao thủ. Nếu ai có máu kiếm tiền, bị chúng ngắm phải thì không thể thoát được.
Nhân tố mới xuất hiện trong trò lừa tinh vi chính là “đại gia” hay còn gọi là “cái”. Bọn chúng sẽ chọn những tay có vẻ ngoài đẹp mã, quần áo là lượt, đầu tóc bóng mượt, cưỡi xe hơi cáu cạnh để đóng vai này. Chúng sẽ “bật mí” với ai đó, bằng những câu nói vô tình, kiểu như: “Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA đang đặt hàng anh ít đồng đen mà không kiếm đâu ra. Tiền cầm rồi mà không hoàn thành hợp đồng thì toi mạng”.
Vừa than thở, chúng vừa bật nắp chiếc cặp số cho người bên cạnh thấy bên trong là những cọc USD mệnh giá lớn. Ông nào trót nghe thấy “đại gia” than thở, lại vô tình liếc thấy vali tiền thì mắt sáng như gương, tâm trí rối loạn, phải nghĩ làm thế nào để kiếm tí.
Đúng lúc đó, lại như vô tình xuất hiện vài “chân gỗ”, có thể ở quán cà phê nào đó, đang rôm rả nói về chuyện “làng tao có ông già giữ cục đồng đen như giữ tính mạng”. Thế là anh này xin địa chỉ để đến xem, rồi báo ngay cho “đại gia” mình gặp hôm trước.
“Đại gia” nọ liền cưỡi xe con đến ngay, bật cặp số chứa đầy tiền ra, đưa cho kẻ dẫn mối vài triệu đồng và bảo: “Anh phải bay về Mỹ ngay để lấy thêm tiền. Mấy hôm nữa anh cầm vài triệu đô sang xem hàng rồi lấy luôn, chú giữ chặt mối cho anh nhé. Anh sẽ thưởng nặng tay cho chú”. Tay này sướng quá liền dốc hết tiền bạc đem đến đặt cọc giữ hàng.
Có thể một cục đồng đen, thiên thạch giả có đến cả chục ông cùng đặt cọc như thế, "trị giá" của nó là vài tỉ nên đặt cọc ít cũng vài chục, nhiều thì cả trăm triệu đồng. Thế nhưng, chờ mãi chẳng thấy “đại gia” kia xuất hiện, có khi “đại gia” nọ còn thông tin từ Mỹ về: “Anh bị cảnh sát quốc tế bắt rồi”. Vậy là đành chấp nhận mất tiền đặt cọc chứ đòi sao được nữa, hợp đồng ghi rõ còn gì.
Thậm chí có những tay buôn đồ cổ biết tỏng trên đời làm gì có đồng đen, song cũng cứ dẫn mối cho “đại gia” nọ, để lừa gạt kiếm ăn, rồi còn đòi các đối tượng lừa đồng đen chia chác, nhưng rồi cũng chính mình đã bị mắc lừa.
Tóm lại, toàn bộ những vụ mua bán đồng đen đều là một trò lừa bịp có hệ thống và lừa nhau một cách hoàn hảo. Tốt nhất, ai nghe thấy chuyện về đồng đen thì nên gạt bỏ ý nghĩ kiếm lời từ nó.
Ngoài lừa đảo đồng đen, thiên thạch, bọn chúng đang chuyển sang lừa những “vật quý” khác nữa như đôi ngọc minh châu, quốc ấn, vương miện... của vua chúa Trung Quốc có tuổi cả ngàn năm (?!). Địa bàn chúng lừa đảo cũng dần chuyển về vùng sâu, vùng xa như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ...
Đôi ngọc minh châu có giá 1 triệu USD mà một “đại gia” ở Tuyên Quang đang sở hữu. Từ hơn năm nay, chúng đã thử đôi ngọc này cả chục lần trong những khách sạn sang trọng ở Hà Nội và trong TP HCM cho những chuyên gia buôn bán đồ cổ chứng kiến. Theo bọn này, mỗi khi đặt hai viên ngọc gần nhau, tắt điện đi, ngọc phát sáng lung linh.
Theo đám “chân gỗ”, đã có cả chục con mồi giữ mối cho "đại gia" bằng việc đặt cọc chúng cả trăm triệu đồng. Tuy nhiên, chắc chắn rằng, vị “đại gia” nhờ xem hàng, đặt cọc hộ sẽ không bao giờ xuất hiện, bởi chúng đều trong đường dây lừa đảo cả. Nếu ai đã trót đem tiền đi đặt cọc hai viên ngọc minh châu như tác giả miêu tả, hãy mau trình báo công an.
Qua những vụ lừa đảo đồng đen xuất hiện nhiều năm nay, bạn đọc đều tự hỏi: đồng đen là gì mà khiến nhiều người mắc bẫy đến vậy?
Theo một tài liệu khoa học, đồng đen chính là đồng đỏ nguyên chất pha với thiếc, lân tinh, măng gan, nhôm, silicon. Tiếng Anh gọi là bronze. Loại hợp chất gọi là đồng đen này dễ đúc hơn, cứng cáp hơn, bớt nặng nề, bớt han gỉ hơn. Những kim loại trên rất dễ kiếm để pha chế nên đồng đen rẻ hơn so với các loại đồng khác.
Chính vì có những ưu điểm đó nên trong lịch sử nhân loại có nhiều thời kỳ nở rộ phong trào chế tác và sử dụng đồng đen. Ở Trung Đông còn có “Kỷ nguyên đồng đen” bắt đầu khoảng 4.000 năm trước Công nguyên. “Kỷ nguyên đồng đen” kết thúc khi người ta tìm ra sắt, bởi sắt có nhiều ưu điểm hơn đồng đen.
Một số tài liệu khác khẳng định, đồng đen là một hợp kim có thành phần là đồng, chì, thiếc, vàng, cùng một số kim loại khác nữa. Để đồng đen có giá trị thì việc pha chế tỉ lệ phải hợp lý, tuy nhiên, chưa có tài liệu nào hướng dẫn pha chế cho đúng tỉ lệ.
Một chuyên gia buôn đồ cổ rất nổi tiếng ở Hà Nội kể rằng, anh ta đã tận mắt xem thỏi đồng đen chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá, nhưng cảm giác rất nặng, có lẽ phải đến 3 kg. Thế nhưng, khi thả vào chậu nước bằng sắt (phải bằng sắt chứ không phải nhôm hoặc thiếc) thì không chìm xuống đáy mà cứ lơ lửng. Nếu cọ nhẫn vàng thật vào thì màu vàng sẽ biến thành màu trắng như nhôm. Chạm vào nó rồi, người cứ mệt lử mấy ngày mới hết (?!).
Nghe chuyên gia đồ cổ này kể cũng thấy lạ, song những chuyện nghe như huyền thoại về đồng đen đã nghe quá nhiều rồi nên chả tin.
Một vài nguồn cứ liệu nước ngoài thì nói đồng đen chính là những thỏi uranium hàm lượng thấp mà quân đội Mỹ sử dụng phổ biến trong các thiết bị quân sự, hàng không, vũ trụ. Cũng theo nguồn cứ liệu này, đồng đen chỉ có ở một số nước như Lào, Thái Lan, Myanmar... Cơ quan Hàng không vũ trụ NASA là thị trường thu mua đồng đen cuối cùng qua các tay môi giới Thái Lan với giá hàng triệu hoặc chục triệu USD một thỏi chỉ bằng nắm tay. Phải chăng vì thế mà đồng đen rất đắt (?!).
Cách đây mấy năm, khi trả lời bạn xem truyền hình về đồng đen trong chuyên mục KCT, GS Nguyễn Lân Dũng nói: “Cho đến giờ, các nhà khoa học vẫn thực sự chưa biết đồng đen là gì, chỉ biết rằng trong đó có đồng, vàng và rất nhiều thành phần khác chưa được biết tới”. Câu trả lời của GS Nguyễn Lân Dũng khiến chúng ta nghĩ rằng đồng đen là cái gì đó có vẻ như có thật, nhưng chưa thấy và chưa được nghiên cứu.
Đồng đen cũng được nhắc đến trong lịch sử. Sự tích Hồ Tây kể rằng, vào thời nhà Lý, nước ta rất thiếu kim khí, vì đã bị người phương Bắc vơ vét chở hết về nước. Khi đó, ở thành Đại La xuất hiện một nhà sư pháp thuật cao cường tên là Không Lộ. Ông đã mang túi vải sang Trung Quốc, vào tận kho chứa của của vua Tống rồi làm phép lấy hết những thứ quý hơn vàng, gọi là đồng đen.
Vua Tống biết liền nổi giận, ra lệnh chém đầu nhà sư nước Nam. Nhưng sư Không Lộ đã vượt qua hoàng thành, tháo chiếc nón tu, thả xuống dòng nước hóa phép thành thuyền, đề khí lướt đi trên sóng, trở về trời Nam. Về nước, sư Không Lộ tập hợp thợ rèn cả nước đúc cái chuông đồng đen khổng lồ hình hoa sen. Vào ngày lễ khánh thành, vị sư cầm chày đánh. Tiếng chuông đồng đen vang xa, rung động ngàn vạn dặm.
Con trâu đúc bằng vàng to như trâu thật ở kho của cải của vua Tống nghe thấy tiếng chuông bỗng co cẳng chạy về phương Nam. Thấy trâu vàng chạy đến, nhà sư ngừng đánh chuông, vì e rằng vàng bạc bên Trung Quốc sẽ theo nhau về nước Việt, lại gây mâu thuẫn giữa hai nước. Nhà sư bèn lăn chuông xuống Hồ Tây. Con trâu vàng cũng nhảy theo và biến mất dưới đáy hồ. Sau đó, sư Không Lộ hóa về Trời.
Những người thợ rèn nước Việt đã dựng một ngôi đền thờ cạnh Hồ Tây để nhớ ơn nhà sư Không Lộ đã dạy cho họ phương pháp đúc đồng. Vua nhà Lý đã ban sắc phong tặng sư Không Lộ biệt danh là Thần Thợ Đúc.
Câu chuyện trên đây kể về đồng đen mang màu sắc truyền thuyết, nên giá trị của đồng đen thế nào, không thể dựa vào đó mà kết luận được.
Tuy nhiên, có một ngôi tượng đồng đen mà hầu như người Hà Nội đều biết đến, đó là ngôi đại tượng ở Đền Quán Thánh, trên đường Thanh Niên.
Đền Quán Thánh được xây dựng vào thời Vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028), thờ Thánh Trấn Vũ, hình tượng kết hợp giữa một nhân vật thần thoại Việt Nam, giúp An Dương Vương trừ ma quấy rối khi xây thành Cổ Loa và nhân vật thần thoại Trung Quốc, coi giữ phương Bắc.
Trong đền có pho tượng Thánh Trấn Vũ bằng đồng đen, đúc năm 1667. Tượng cao 3,96m, chu vi 3,48m, nặng 3,6 tấn. Tượng có hình dáng người ngồi, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm. Thân thanh gươm có rắn quấn và chống lên lưng rùa. Pho tượng mang dáng dấp một đạo sĩ. Có thể nói đây là một công trình nghệ thuật độc đáo đánh dấu kỹ thuật đúc đồng của người Hà Nội cách đây nhiều thế kỷ.
Như vậy, qua bức tượng Thánh Trấn Vũ ở đền Quán Thánh có thể nói sự thực trên đời có đồng đen. Tuy nhiên, về mặt giá trị đặc biệt của thứ kim loại này thì cần phải được nghiên cứu kỹ. Ngay cả giới lừa đảo đồng đen cũng chẳng biết đồng đen là gì.
Nếu người đời cho rằng đồng đen quý hơn vàng, có tính phóng xạ làm tắt lửa, vỡ gương, biến vàng thành bạc... thì tượng đồng Thánh Trấn Vũ ở đền Quán Thánh cần phải gọi lại cho chính xác là tượng đồng màu đen, bởi vì bức tượng này không hề có tính phóng xạ như những câu chuyện huyễn hoặc mà người đời kể cho nhau nghe!
Kien Thong - suu tam

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Trầm Hương - Kỳ Nam

Trầm Hương - Kỳ Nam
Báo chí liên tục phản ánh trúng đậm trầm, kỳ. Chuyện trúng quả trầm, kỳ diễn ra nhiều nhất ở các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Ngãi, đặc biệt là Quảng Nam. Các xã như Đại Phong, Đại Nghĩa (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) hiến cả nước bị sốc vì những tin đồn trúng 100 tỷ và gần đây nhất là 1.000 tỷ đồng! ậy thực hư chuyện trúng Trầm Kỳ này là thế nào?
Kỳ 1: “Giáo sư trầm, kỳ”

Người hiểu biết nhất về trầm hương, kỳ nam ở nước ta có lẽ là GS-TS. Đinh Xuân Bá (nguyên giảng viên ĐH Bách Khoa Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐQT Cty SECOIN).
 
Tòa biệt thự giữa khu vườn mênh mông ở làng Báo Đáp (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là nơi nhà khoa học đã ngoài 70 tuổi này trồng đủ các loại cây cỏ, thậm chí nuôi cả… giun quế để nghiên cứu. Tòa nhà và khu vườn nằm trên mỏm đất ngã ba sông, trồi hẳn ra con sông Bắc Hưng Hải.
GS này lại đưa ra một cảnh báo quan trọng, rằng trong tương lai, Việt Nam có thể dùng cây dó bầu để… đun bếp. Bởi vì, nếu để tự nhiên, thì cả ngàn cây mới có một cây cho trầm, hàng triệu cây mới có một cây cho kỳ nam và thời gian tạo trầm,
Các nhà khoa học đã thử nghiệm. Họ khoan thân cây, cấy vi sinh vào vết thương, rồi kết hợp nhiều công đoạn nữa để tạo trầm. Thậm chí, đã dùng chất giúp tăng cường năng lực tự vệ của cây tác động lên các tế bào của cây dó có thể tạo ra các chất chính của trầm hương chỉ trong vòng… 7 ngày. việc tạo trầm bằng phương pháp khoa học này sẽ chỉ cho ra đời một loại trầm dùng để làm… nhang. Các doanh nghiệp thu mua, chế biến trầm của nước ngoài đều tuyên bố sẽ không thu mua trầm nhân tạo, cứ phát triển ồ ạt giống cây dó bầu sẽ là đại họa với người nông dân.
Theo GS. Đinh Xuân Bá, có rất nhiều loài thuộc chi Aquilaria, nhưng chỉ có 28 loài có thể cho trầm. 28 loài này có mặt ở 15 nước trên thế giới. Việt Nam chỉ có 6 loài thuộc chi Aquilaria. Aquilaria Crassna là loài quý nhất trong nhóm, chỉ có mặt ở 4 nước, trong đó Việt Nam có nhiều nhất và cho chất lượng cao nhất. Sở dĩ loài Crassna quý nhất là vì nó sản sinh ra trầm tốt, mà người đời vẫn gọi bằng cái tên khác là kỳ nam. Nhắc đến kỳ nam, chỉ có thế nhắc đến Việt Nam. Không có nước nào cho loại kỳ nam tốt hơn Việt Nam.
Kỳ 2: “Trong đau thương dó biến thành trầm”.
GS-TS Đinh Xuân Bá nói câu rất hình ảnh: “Trong đau thương dó biến thành trầm”. Sự hình thành của trầm, kỳ khiến con người suy tư về lẽ sinh tồn.
Chuyện khác kể rằng, do thân cây dó bị bọng, loài ong, kiến làm tổ ở đó, tha mật về ăn. Hương mật ngấm vào thịt cây dó lâu ngày rồi hòa trộn với nhựa cây mà kết thành trầm hương, kỳ nam.
Còn khoa học đã lý giải cặn kẽ quá trình tạo trầm. Trầm hương và kỳ nam là sản phẩm đặc biệt nằm trong lõi của cây dó bầu. Nhưng không phải cây nào cũng cho trầm. Cả ngàn cây mới có một cây cho trầm, cả triệu cây mới có cây cho kỳ. Những cây cho trầm, kỳ thường là những cây bị thương tích. Khi cơ thể cây dó bị thương, cây sẽ tiết ra nhựa để bảo vệ vết thương, và thứ nhựa đó là trầm, kỳ. Việc cây dó tạo trầm như thế nào vẫn là điều bí hiểm.
GS. Đinh Xuân Bá, qua nghiên cứu tài liệu từ các nhà khoa học đầu ngành về trầm, kỳ ở nước ngoài thì nhiều khả năng trầm là một bệnh phẩm hay sản phẩm của sự nhiễm bệnh. Nói cách khác, nó là sản phẩm của phản ứng tự vệ của cây chống lại sự nhiễm bệnh.
Ngoài vết thương, thì sự hình thành trầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loài cây dó, thổ nhưỡng và thảm thực vật nơi cây dó sống, cây bị thương tích ở chỗ nào, do nguyên nhân nào, cây bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc hoặc nhiễm các loài ký sinh nào trên gỗ và đặc biệt là năng lực tạo ra phản ứng miễn dịch của cây dó... Chính vì có nhiều yếu tố tác động mới khiến cây dó bầu hình thành trầm nên trong điều kiện tự nhiên rất khó để có thể tìm thấy một cây dó bầu cho trầm.
Những người có kinh nghiệm tìm trầm giải thích với ông rằng, những cây dó bầu nào cao 30-50m, lá đã vàng và nhỏ dần, thân cây có nhiều u bướu như tổ kiến, hoặc gốc có gò mối đóng thì cây dó đó có thể cho trầm hoặc cả trầm lẫn kỳ. người ta sẽ chặt hạ cây, đào hết cả rễ rồi xả nát ra để tìm trầm. Trầm, kỳ có thể ở ngọn cây, thân cây, gốc cây, thậm chí ở rễ cây. Hoặc không cần thấy cây dó bầu, nhưng nghi ngờ quanh vùng từng có dó bầu, họ cũng tiến hành đào bới dưới lòng đất để tìm trầm, kỳ. Nếu cây dó bầu từng có trầm, nhưng cây đã chết, mục ruỗng, bị phân hủy hoàn toàn từ cả trăm năm trước, thì trầm, kỳ sẽ vẫn còn tồn tại trong lòng đất.
Giới tìm trầm tin rằng, trầm, kỳ là hóa thân của vị thần Thiên Y Ana. Vì thế, trước khi đi tìm “vị thần”, họ thường ăn chay mấy ngày, ngủ riêng với vợ, không gây gổ đánh nhau, không có ý nghĩ xấu. Tìm thấy cây dó bầu rồi, họ thường nhịn đói để giữ mình thanh khiết, tắm rửa sạch sẽ dưới suối, cúng thần rừng để tạ ơn trước khi hạ cây.
Trầm hương và kỳ nam có cơ chế hình thành gần như nhau. Nếu tích tụ tinh dầu đậm đặc thì là kỳ. Kỳ nam nặng hơn trầm hương. Việc phân biệt trầm hương và kỳ nam vừa dễ lại vừa khó. Với trầm hương loại 4, loại 5, thì có thể phân biệt dễ dàng, nhưng trầm hương loại 1 thì chả khác gì kỳ nam, thậm chí, trầm hương loại 1 cũng chính là kỳ nam.
Trầm hương có vị cay, hơi đắng, mùi thơm nhẹ nhàng, khi đốt khói lên hình vòng rồi tan nhanh trong không khí. Kỳ nam có đủ vị cay, chua, đắng, ngọt. Kỳ nam chứa đậm đặc tinh dầu nên khi cháy khói lên thẳng và cao, bay lững lờ trong không khí rất lâu.

Các thầy thuốc dùng trầm hương làm thuốc bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị tiêu chảy, chống nôn mửa, hen suyễn, đau bụng, khó thở, thấp khớp. Ngoài ra, trầm hương còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng cho phụ nữ sau khi sinh.
Kỳ nam cũng có một vài tác dụng như trầm hương, như lợi tiểu, chữa đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, cảm mạo…
Đồng bào ở vùng có trầm kỳ thường sắc loại dược liệu này với nước uống hàng ngày như trà. Một số làng bản ở vùng cao tỉnh Khánh Hòa, đồng bào còn dùng cả cục kỳ nam bọc vào tấm vải treo ở cửa sổ với ý nghĩa trừ tà khí. Trẻ em thì được đeo một miếng ở cổ hoặc tay và người ta xem đó như "bùa hộ mệnh".
Trong các sách Đông y còn nói cả đến tác hại của trầm, kỳ. Theo đó, những phụ nữ mang thai mà uống tinh dầu trầm, kỳ sẽ bị trụy thai và những người suy nhược, suy gan, hỏa tính mà dùng trầm, kỳ sẽ có hại cho cơ thể...
GS – TS. Đinh Xuân Bá mới chỉ dùng trầm hương vào 2 việc là làm nhang và chiết tinh dầu ngửi cho… vui.
Với người Việt, trầm, kỳ chỉ có những tác dụng vô cùng đơn giản như vậy mà thôi. Vậy người nước ngoài mua kỳ nam để làm gì mà chúng đắt hơn cả vàng ròng, trị giá đến gần chục tỷ đồng/kg?
Kỳ 3: Tại sao kỳ nam lại có giá đắt khủng khiếp?
Theo GS-TS. Đinh Xuân Bá, thị trường trầm hương trên thế giới khá rộng lớn. Trung Đông là nơi dùng nhiều trầm hương nhất vì họ thích mùi trầm. Người theo đạo Hồi bôi trầm hương vào người như nước hoa. Vào các nhà thờ thì thấy mùi trầm đặc quánh.
Người Trung Đông tin vào khả năng trừ tà khí của trầm hương. Ngoài ra, trầm hương được dùng để bảo quản xác chết, chống lại sự phân rã, bốc mùi. Tóm lại, với người Trung Đông, trầm hương là thứ thông dụng, dùng hàng ngày, nên không thể nói nó đắt đỏ, hoặc có tác dụng thần thánh gì cả.
Ấn Độ cũng là thị trường tiêu thụ trầm hương rất lớn. Nhưng tác dụng chính của trầm hương là sử dụng trong… thiêu xác. Khi hỏa thiêu gần xong, họ rắc bột trầm vào đống tro cốt đang nóng rẫy cho mùi thơm bốc lên, rồi mang tro cốt về thờ.
Thị trường châu Âu dùng trầm hương trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là nước hoa. nó chỉ là chất định hương, có tác dụng giữ mùi hương lưu lại lâu hơn, một lọ nước hoa chỉ cần sử dụng vài giọt tinh dầu trầm. Một nhà máy, một năm sử dụng lượng trầm hương không đáng kể. thì khó có lý do gì để trầm hương đắt đỏ.
Qua theo dõi của ông Bá, kỳ nam được xuất chủ yếu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông và một ít sang Trung Quốc. Đài Loan, Trung Quốc dùng kỳ nam để chế thuốc Bắc, còn họ chế thuốc gì thì không biết. Người Nhật dùng trầm ngâm rượu gọi là “kỳ nam tửu” và dùng bột kỳ nam tẩm ướp gà để nướng ăn, gọi là “kỳ nam kê”. Như vậy, kỳ nam được dùng ở những thị trường này cũng rất bình thường, do đó kỳ nam khó mà đắt khủng khiếp như vậy được.
GS. Đinh Xuân Bá đã có tương đối đầy đủ cơ sở dữ liệu về các hoạt chất của tinh dầu trầm. Cơ sở dữ liệu hoạt chất được thống kê từ các trung tâm nghiên cứu uy tín của Mỹ, Nhật, Thái Lan, Malaisia, Ấn Độ…
Hầu hết các hoạt chất sinh học có trong trầm hương thì cũng có trong kỳ nam. Riêng kỳ nam.
Nhật Bản vừa tìm ra, một sesquiterpene mới “chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh” BDNF trong mẫu trầm Khánh Hòa. hoạt chất này có khả năng điều trị một số bệnh liên quan đến thiếu hụt BDNF khiến con người bị trầm cảm, tâm thần phân liệt, tự kỷ ám thị, mất trí nhớ, Parkinson…GS. Đinh Xuân Bá coi đây là tín hiệu mừng, bởi nhờ vào sesquiterpene mà các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra, có thể là một dấu hiệu để phân biệt kỳ nam với các cấp độ trầm hương khác, hoặc phân biệt trầm hương Việt Nam với các nước khác một cách rõ ràng, chính xác và khoa học.
GS. Đinh Xuân Bá và các nhà khoa học Việt Nam đã tìm thấy 7 sesquiterpene trong 19 hoạt chất sinh học có trong trầm, kỳ. Tuy nhiên, ông vẫn chưa tìm thấy sesquiterpene mà các nhà khoa học Nhật công bố mới đây. ông Bá cũng tin rằng kỳ nam có tác dụng an thần. Tác dụng an thần được ghi rõ trong một số sách Đông y, chỉ có điều ông chưa chứng minh được bằng khoa học mà thôi.
Rất nhiều cây có hoạt chất sinh học. Nhưng quá trình sinh tổng hợp và tích lũy các hoạt chất sinh học không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố di truyền (họ, chi, loài, thứ…) mà còn phụ thuộc vào điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, sinh thái, thảm thực vật và môi trường sống.
Thông thường, khi loại cây cỏ gì đắt, người ta thường nghĩ ngay đến tác dụng thần kỳ của nó trong việc chữa những căn bệnh quái ác, chẳng hạn như ung thư, HIV… Người giàu sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để mua cốt mong chữa khỏi bệnh
Mới đây, văn phòng bằng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã công bố một phát minh mới của 4 nhà khoa học tại Đại học Y Đài Bắc với nội dung: “Dùng chất chiết của vỏ cây dó trầm để điều trị ung thư”. Tác giả của các phát minh này là Chinh – Chiung Wang, Lih – Geeng Chen, Ting – Lin Chang và Chi – Ting Hsieh.
Ngoài ra, các nhà khoa học của Việt Nam cũng mới tìm ra hoạt chất mangiferin có khả năng tiêu diệt trực tiếp viruts Herpes simlex, virus Sitomegalo, kích thích cơ thể sản sinh interfevon, giúp cơ thể tăng khả năng chống lại các bệnh có nguồn gốc viruts. Hoạt chất này còn có tác dụng hạ đường huyết.
Các hoạt chất trên được phát hiện không phải trong trầm hương và kỳ nam, mà ở vỏ cây và lá cây dó bầu. Vậy thì vỏ và lá cây dó bầu phải có giá trị hơn trầm, kỳ chứ nhỉ?
Với người Việt Nam, công dụng của trầm, kỳ rất khiêm tốn. Tính dược liệu thì chỉ là nấu nước như trà uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị một số bệnh đơn giản. Về mặt mỹ nghệ thì cũng không có gì đặc sắc, chỉ được điêu khắc làm tượng, một số sản phẩm trang trí, chế tác đồ trang sức, nhiều nhất là vòng đeo tay, tràng hạt cho những người tu hành dùng. Phần lớn trầm hương ở Việt Nam được dùng để làm nhang đốt cho thơm.
Kien Thong - suu tâm

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Sùng A Tú - chữa chấn thương sọ não


Người ta bảo Sùng A Tú là người đông anh em con cháu nhất xã Cô Ba, nhất huyện Bảo Lạc, thậm chí nhất tỉnh Cao Bằng. Điều đó cũng phải thôi vì khi được chữa khỏi, ai cũng xin kết nghĩa là anh em, con cháu của nhà họ Sùng.
Bài thuốc độc đáo của người Mông
Nhà Sùng A Tú B ở lưng chừng núi tại xóm Nà Tao (Cô Ba, Bảo Lạc, Cao Bằng), cuốc bộ từ đường liên xã lên, lưng chưa ướt đẫm mồ hôi thì đã tới. Trong ngôi nhà nền đất, đứa cháu đang lúi húi nhóm lửa nấu cơm chiều. Ngoài hiên, một người đàn ông trẻ tay xoèn xoẹt thái rau, băm cỏ. Người đàn ông đó là chồng của bệnh nhân Hoàng Thị Tươi ở xã Hưng Thịnh đến ở trọ mấy hôm để chữa bệnh.
Nhọ mặt người, A Tú về, rửa tay, chân bê bết bùn ở cái chảo gang đầu nhà rồi cầm tay Tươi bắt mạch, miệng trầm ngâm: “Mạch đập nhanh”. Đặt tay vào bụng Tươi một hồi, anh lại phán tiếp: “Thở khó, yếu tim, có lẽ là hở van tim”. Lúc tôi gặp riêng Tươi, chị này vẫn thảng thốt mà rằng: “Tài tình quá, em đi khám ở bệnh viện trong Đà Nẵng, người ta chụp chiếu mãi mới biết hở van tim còn A Tú chỉ bắt mạch thôi đã phán được”.

A Tú sở hữu những bài thuốc nổi tiếng được cho là độc nhất, vô nhị của người Mông ở Cao Bằng này là do bố vợ truyền bí kíp. Những bài thuốc được bố vợ truyền cho, phần A Tú ghi vào sổ, phần nhớ vào cái bụng.
Hễ lá nào, rễ nào, thân cây nào trị bệnh gì bố vợ đều tận tình chỉ dạy cho người con rể. Được một năm A Tú thuộc gần 500 loại cây quý chữa từ cảm sốt, dạ dày, trĩ nội, trĩ ngoại đến xơ gan, chấn thương sọ não, hôn mê…Dạy được năm trước, năm sau bố vợ của A Tú mất vì có người ghen tình đầu độc bằng rượu ngâm lá ngón…
Vào giai đoạn ấy Cao Bằng nổi lên dịch sốt rét. Sốt co, sốt quắp. Sốt đắp cả chục cái chăn vẫn ớn lạnh. Sốt uống cả cốc nước sôi vào miệng cũng không thấy nóng. Đồng bào nghèo không có tiền mua thuốc tây, không có tiền đi bệnh viện nên lũ lượt tìm đến A Tú. Kỳ lạ thay, uống thuốc 10 ngày là hồi phục, lại có thể lên nương, đi rừng.


Năm 1995, nhà bị cháy, quyển sổ ghi lại những bài thuốc bố vợ truyền cho cũng ra tro nhưng “quyển sổ” ghi trong lòng Sùng A Tú vẫn còn nguyên như cũ. Sưu tầm thêm những bài thuốc độc đáo, anh tìm đường sang Trung Quốc và được một người Mông truyền trong nửa tháng bài thuốc chữa gãy xương độc đáo. Học về A Tú thử nghiệm cho những con vật như gà, chó.
Dù có bị gãy xương, thậm chí là dập nát nhưng chỉ đắp thuốc vài ngày là chúng đi lại bình thường. Từ đó bài thuốc hay mới ứng dụng để cứu người. Hiện A Tú đang hướng dẫn con trai là Sùng A Dỉ và con dâu là Thà Thị Sia hái thuốc, chữa bệnh.
Trong ngôi nhà anh treo trang trọng ảnh Bác Hồ và mấy tấm giấy khen vì thành tích làm khuyến nông, khuyến lâm viên thôn bản tốt. 
Biệt tài chữa chấn thương sọ não
Cái làm nên danh tiếng "quỷ thần phải khiếp sợ" của A Tú chính là ngón nghề chữa chấn thương sọ não. Nông Vĩnh Long ở thị trấn Bảo Lâm bị cướp đánh cho vỡ đầu, đi bệnh viện ở Hà Giang mổ nhưng về không nói được. Ngày 10/6/2012, Long đến A Tú lấy thuốc, 10 hôm sau đã biết nói, biết ăn. Trần Quang Công ở khu 10 thị trấn Bảo Lạc chấn thương sọ não, đi Hà Nội chữa 1 tháng về vẫn nằm một chỗ.
Người nhà lấy thuốc A Tú cho dùng 3 ngày đã biết bập bẹ mấy từ bố, mẹ; dùng thêm một thời gian giờ đã đi học trên thị xã. Toán Văn Hưởng, giáo viên trường tiểu học Thượng Hà, Bảo Lạc, chấn thương sọ não, nằm viện cả tuần, dùng thuốc của A Tú 4 tháng sau đi dạy học bình thường. Hay mới đây nhất là Thào Thị Ngọc 11/9/2012 (khu 5 thị trấn Bảo Lạc) ngã từ bể nước đập đầu xuống đất chấn thương sọ não, đi không biết đường về, hỏi không biết đường nói. Sau 5 ngày uống thuốc A Tú nay đã biết nói vài câu.
A Tú bảo: "Chấn thương sọ não nếu để lâu vài tháng trở lên thì đừng mang đến cho mất công, còn mới bị một thời gian có thể chữa khỏi hoàn toàn. Thuốc chấn thương sọ não, có loại ngâm rượu bóp từ đầu xuống chân; loại đun nước cho uống; loại ngâm rượu chấm vào mồm cho lưỡi mềm, cổ họng thông để biết nói; loại đun nước tắm cả cơ thể. Phải dùng kết hợp cả 4 loại đó mới hiệu nghiệm, người nặng chữa mất 4 tháng, người nhẹ tốn ít thời gian hơn. Trong khi điều trị tuyệt đối kiêng ăn thịt bò, trâu, chó, ngựa, cá, gà, cà chua, nếu ăn mà bệnh tái phát thầy cũng chịu, uống thuốc cũng bằng không”.
Không chỉ nổi tiếng với bài thuốc danh bất hư truyền chữa chấn thương sọ não A Tú còn sở hữu vô số các bài thuốc cũng hiệu nghiệm đến nỗi Bí thư Đảng ủy xã Cô Ba Vương Quốc SLấn bị tai nạn gãy 3 xương sườn, 1 xương quai xanh, xuống bệnh viện tỉnh nhưng không đóng đinh được vì xương đã dập đành đến nhờ đến A Tú. Dùng thuốc liên tục trong 4 tháng SLấn lại leo núi khỏe như trước, đến viện chụp lại X quang không hề có dấu vết nào của tai nạn khủng khiếp khi xưa.


Bệnh liệt mới mắc, A Tú cũng có thể chữa khỏi. Người bản gần, người bản xa những khi hữu sự vẫn gọi A Tú đến phòng cấp cứu, nửa đêm anh cũng đi, gà gáy anh cũng không từ.
“Gặp những trường hợp đó tôi bắt mạch ngay. Mạch đập từ từ, mắt còn đen dù mặt đã trắng là chữa được. Mạch đập nhanh, mắt trắng là sắp chết, không thể nhận chữa. Ngay cả sờ vào tay tôi cũng biết ai khỏe ai bệnh. Người yếu tay cứng, lạnh, người khỏe mạnh tay mềm, ấm. Riêng ung thư bắt mạch không thể chẩn đoán được mà phải dựa vào chụp chiếu”, A Tú cho biết. Những bệnh trọng khi chữa khỏi, A Tú chỉ bảo họ cúng một con gà trống, một chai rượu tạ ơn thần, còn cả đời anh phải kiêng ăn thịt chó (chó ăn những thứ ô uế nên không mời được thần vào nhà - PV).
Tôi xem bảng kê năm 2010, A Tú chữa được 180 người, trong đó 46 bệnh nhân tụ mãu não và không ít bệnh rạn nứt khớp sọ trẻ sơ sinh, bệnh viện trả về vì không bú, không khóc. Dưới bảng kê đó, Chủ tịch UBND xã Cô Ba cộp dấu đỏ chứng nhận để làm hồ sơ cho anh gửi lên trên xin hành nghề đông y. Bảng kê ấn tượng nên giờ Sùng A Tú đã là hội viên chính thức của Hội Đông y Việt Nam.
Riêng mấy tháng đầu năm 2012 đã có 250 người đến lấy thuốc của A Tú. Trung bình ngày ít hai ba bệnh nhân, ngày nhiều có cả chục. Ai ở xa A Tú bảo vợ nhường cái bếp dọn làm chỗ cho họ ở, có người ở lâu cả nửa tháng. Người khó khăn anh không lấy tiền. Có người ở miền Nam ra chữa bệnh, khỏi rồi tặng cho gia chủ mấy cân thóc giống A Ma Kông chịu hạn rất tài. Thửa ruộng đang chín vàng gần nhà chính là món quà đó.
kien thong-suu tam

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Họ Nhữ làng Hoạch Trạch

  Làng Vạc có tên chữ là Hoạch Trạch, nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Làng có nghề làm lược tre hay lược bí tre vàng. Thuộc quần thể cánh đồng Mộ trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

 Các cụ bảo: Tên làng Vạc là do vua ban vì dân làng đã nấu cơm cho quân lính ăn giúp vua đánh thắng giặc. Chữ Hoạch là cái Vạc, chữ Trạch là ơn huệ nên Hoạch Trạch được dịch nôm là cái vạc ơn huệ và gọi tắt là làng Vạc

 

Họ Nhữ làng Hoạch Trạch.

Dòng họ Nhữ còn giữ được 31 đạo sắc phong của các triều đại.

 

Trong khoảng 150 năm ở thời phong kiến, dòng họ này có tới 5 người đỗ đại khoa (tiến sĩ). Ngoài ra còn có hơn 20 người đỗ trung khoa.

Cụ thủy tổ là Nhữ Văn Lan: (sinh năm 1443, đậu tiến sĩ khoa thi Quý Mùi 1463) làm quan dưới triều Lê Thánh Tông. Trong 40 năm làm quan, ông từng đảm nhiệm đến chức Thượng thư Bộ Hộ. Ông chính là ông ngoại của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một danh nhân văn hóa. Các tài liệu nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều nhắc đến ảnh hưởng của thân mẫu Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan.

Dòng họ Nhữ có mặt tại làng Hoạch Trạch khi người con trai thứ hai của tiến sĩ Nhữ Văn Lan là Nhữ Huyền Minh làm Tri huyện Lục Ngạn di cư về đây. Nhiều đời về sau, họ Nhữ không ngừng lớn mạnh và phát đường khoa bảng.

Người thứ nhất là tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng sinh năm 1623. Năm 42 tuổi, ông thi đỗ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn (1664), làm quan tới chức Lễ bộ cấp sự trung.

Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền sinh năm 1659, là con trai tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng. Mới 17 tuổi đã thi đỗ Hương cống, năm 21 tuổi đỗ tam giáp đồng tiến sĩ khoa thi Canh Thân (1680). Trong 36 năm làm quan dưới triều vua Lê Hy Tông, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau: Hàn lâm viện hiệu thảo, Binh khoa cấp sự trung, Hình bộ Tả thị lang, Hình bộ Thượng thư, Bồi tụng Ngự sử đài… Khi còn giữ chức Hình bộ Ngự sử đài, đi đến đâu ông cũng điều tra tìm hiểu ngọn ngành những oan khuất của dân tình. Sử sách còn ghi lại nhiều vụ sử kiện công minh của ông như: vụ án “thóc nảy mầm”, vụ xử gian tăng ở chân tháp Phù Đồ… Người thời đó từng có lời ca ngợi: “Văn chương Lê Anh Tuấn/Chính sự Nhữ Đình Hiền”.

Tiến sĩ Nhữ Trọng Đài, sinh năm 1696, năm 38 tuổi đã thi đỗ đình nguyên đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhị danh (bảng nhãn) khóa Quý Sửu (1733), làm quan đến chức Hiến sát sứ.

Tiến sĩ Nhữ Đình Toản là con tiến sĩ Nhữ Đình Hiền. Nhữ Đình Toản tuổi trẻ thông minh, do năm 18 tuổi làm văn mắc lỗi nên năm 26 tuổi mới được đi thi. Năm 1736 đời Lê Ý Tông, ông đỗ hội nguyên tiến sĩ. Đầu thời Lê Hiển Tông, ông từ chức Tự khanh được thăng lên làm Tham tụng. Lúc đó Đàng Ngoài có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, Nhữ Đình Toản cùng 2 vị lão thần được giao việc nội trị. Ông được chúa Trịnh Doanh yêu mến, cho đổi tên là Công Toản. Năm 1751, ông tham gia hiệu đính quyển sách Bách khoa chức chưởng, được người đương thời khen ngợi. Nhữ Công Toản đề nghị khôi phục lại nếp văn chương thời Hồng Đức, các kỳ thi hương, thi hội đều dùng văn chương giản dị, bỏ lối viết vụn vặt. Nhữ Công Toản làm Tể tướng hơn 10 năm, sau vì muốn tránh nơi quyền thế nên xin đổi sang chức võ. Khi về hưu, ông được ban danh hiệu Quốc lão. Năm 1773, Nhữ Đình Toản qua đời, được truy tặng làm Thái bảo.

Tiến sĩ Nhữ Công Chấn, chắt nội cụ Nhữ Tiến Dụng, sinh năm 1751, năm 22 tuổi thi đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn (1772), làm quan tới chức Hàn lâm thị chế, Lễ bộ Hữu thị lang.

Ông Nhữ Đình Hoạch, trưởng dòng họ Nhữ cho biết: Tên các vị tiến sĩ dòng họ Nhữ đã được ghi trên bia Văn miếu Quốc Tử Giám. Hiện mộ của các vị tiến sĩ vẫn được con cháu trông nom và dòng họ Nhữ còn giữ được 31 đạo sắc phong của các triều đại.

 

Ông tổ nghề lược Vạc

Trong các ông tiến sĩ họ Nhữ có một vị được người làng Vạc coi là ân nhân, tôn là ông tổ nghề đó là tiến sĩ Nhữ Đình Hiền.

Năm đi sứ Trung Quốc (1697-1700) để đàm đạo việc đất đai biên giới, ông đối đáp thông minh khiến triều Thanh nể trọng, đồng ý trả lại vùng biên cương bị lấn chiếm. Với những công lao đó, ông được triều đình nhà Lê phong “Thái bảo, Thái phó thọ quận công Trượng trụ quốc”.

Cũng lần đi sứ ấy, ông đã học nghề làm lược bí rồi về truyền lại cho người dân quê hương.

Năm 2009, nghề sản xuất lược tre thôn Hoạch Trạch đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề.

Tháng 2-1993, nhà thờ họ Nhữ đã được chọn thờ ông tổ nghề làm lược và được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đền thờ tổ nghề lược Nhữ Đình Hiền nằm ở thôn Sồi Tó, xã Thái Học. Ngôi đền có 3 gian tiền tế, 3 gian hậu cung. Phía trước có con sông nhỏ chảy qua. Tuy nhiên, theo ông Nhữ Đình Hoạch, trưởng dòng họ Nhữ thì diện tích đất đền thờ đang bị xâm lấn. Dòng họ Nhữ đã đề nghị UBND xã Thái Học sớm giải quyết tình trạng vi phạm để trả lại sự tôn nghiêm cho di tích, giá trị tâm linh, cảnh quan văn hóa và sự an toàn của công trình.

NGỌC HÙNG
Theo Báo Hải Dương

 Tiến sỹ Nhữ Đình Toản và Lưỡng Quốc Quận quế Phu nhân Nhữ Thị Nhuận.

Lưỡng Quốc Quận quế phu nhân Nhữ Thị Nhuận(1),người đã bỏ ra 3.000 quan tiền để xây dựng đình làng Mộ Trạch, Đình còn được bảo tồn đến hiện nay, được cấp bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Quận công Nhữ Thị Nhuận là em con chú con bác ruột với Tiến sỹ Nhữ Đình Toản(2)

Đình Mộ Trạch
(làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang)

Đình thờ Vũ Hồn, người gốc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), làm quan đến thứ sử Gia Châu, có công lập ấp Khả Mộ, nay là làng Mộ Trạch.
 Đình Mộ Trạch được xâu dựng khoảng đầu thế kỷ XVI ở phía tây của làng. Khoảng đầu thế kỷ XVII, đình được chuyển về vị trí hiện nay. Năm Đinh Sửu (1637) đình được trùng tu, gồm 3 gian, hai chái bằng gỗ lim, lớp ngói. Đình nhỏ nên hàng năm khi mở hội phải dựng rạp bằng cỏ tươi.
Năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ 18 (1697), dân làng tái tạo đình lớn hơn. Đình có bệ tổ tiên các dòng họ của làng. Lúc đầu có 6 giáp, sau chia thành 12 giáp, mỗi giáp là một họ nhỏ hay là một chi của họ lớn.
Khoảng những năm đầu khởi nghĩa của Vũ Trác Oánh (1740-1741), đình bị đốt phá. Năm 1757, bà Nhữ Thị Nhuận, chính thất của cử nhân Vũ Phương Đẩu, bỏ 3.000 quan tiền để làm lại đình mới. Đình xây kiểu chữ công. Tiền tế 5 gian, một gian ống muống, nối với hậu cung nối tiếp 3 gian để thờ tổ tiên các dòng họ và những người hậu thần. Hai giải vũ áp sát tường bao, song song với ống muống.
Vào những năm 1929-1931, đình được trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc của năm 1757, tồn tại đến ngày nay. Đình có diện tích 242 m2. Năm 1998 đình tiếp tục được trùng tu. Trong đình còn nhiều bi ký về quá trình xây dựng đình, một số đồ tế tự như sắc phong, câu đối, đại tự, thân tích.
     Lễ hội hàng năm vào ngày 8 tháng Giêng .
Đình được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1991.
(Trích Địa chí Hải Dương
Nhà xuất bản Sự thật - Tập I, trang 672, 673)

Bác sĩ Nhữ Thế Bảo
20/6/1912 – 02/4/1983

Bác Hồ chơi bi-a cùng Bs.Nhữ Thế Bảo
Ảnh tư liệu do gia đình Bs.Nhữ Thế Bảo cung cấp
Bác sĩ Nhữ Thế Bảo sinh năm 1912 tại Hà Nội, quê quán tại làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
 Nguyên là
Viện trưởng Quân y viện 108,
Giám đốc bệnh viện Hữu Nghị Việt - Xô,
Cục trưởng Cục Bảo vệ sức khoẻ trung ương, đặc trách chăm sóc sức khỏe của các vị lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng ….Xuất thân trong một gia đình viên chức, tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa năm 1938.
Khi còn là học sinh Ông đã cùng với anh em, bạn bè tham gia cuộc bãi khoá để tang cụ Phan Chu Trinh. Trong thời gian làm thầy thuốc ở mỏ than Hòn Gay (từ năm 1939 - đến năm 1945).
Cuối năm 1945 Ông về Hà Nội với gia đình; Năm 1946 cùng một số trí thức yêu nước sáng lập ra Đảng Xã hội Việt Nam.
Cuối tháng 01/1947 Ông làm Giám đốc Quân dân y Phân khu Tây Bắc Thành phố Hà Nội. Bác sỹ Nhữ Thế Bảo là một trong những Chiến sỹ tiên phong thành lập Ngành Quân Y QĐND Việt Nam [6].
Năm 1956 Ông được chuyển công tác về Bộ Y tế. Ông đã đảm nhiệm các nhiệm vụ như:
 Ủy viên thường trực; Cố vấn của Hội đồng Bác sĩ Trung ương.
Ngoài cương vị lãnh đạo chủ chốt của cơ sở, Ông được Trung ương Đảng, Chính phủ tín nhiệm giao đảm trách sức khoẻ các đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, đặc trách chăm sóc sức khoẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Phó chủ tịch Nguyễn Lương Bằng[4].
Hơn 20 năm biệt phái công tác tại Phủ Chủ tịch, Ông ngày đêm theo sát các bước đường công tác, để chăm sóc sức khoẻ cho các vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta.

Tháp tùng Bác Hồ trên biển Hắc Hải Bs.
Ông vốn thuộc dòng dõi khoa bảng tại làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tổ tiên nhiều đời nối tiếp nhau đỗ đại khoa, dù làm quan to, nổi tiếng[8], nhưng vẫn luôn giữ gìn phẩm chất sống trong sạch, chính trực, liêm chính như tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, tiến sĩ Nhữ Đình Hiền, bảng nhãn Nhữ Trọng Thai, tiến sĩ Nhữ Đình Toản, hoàng giáp Nhữ Công Chấn…. Cha ông là Nhữ Trọng Túc, đậu cử nhân và được trao chức Hàn lâm viện thị độc học sĩ[9], Triều đình nhà Nguyễn đã cử đi ngoại giao với Trung Quốc 6 năm…
   Mặc dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng Quê hương, truyền thống hiếu học của tổ tiên, gia đình luôn là động lực, là chỗ dựa tinh thần cho Ông trong suốt bước đường công tác. Dù bộn bề với bao công việc nhà nước giao, nhưng hàng năm tranh thủ những lần đi công tác cùng Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, ông vẫn về thăm quê hương, đến Nhà thờ họ, kính cẩn thắp hương tưởng nhớ các bậc tổ tiên - những tấm gương sáng về tri thức, nhân cách để ông noi theo.
Tài Liệu Tham Khảo:
-  
“Hoạch Trạch Nhữ Tộc Phả” tác giả Nhữ Đình Toản

- Trang tin điện tử ngành quân y www.quandany.com
-  www.honhuvietnam.com
- Tài liệu Hoạch Trạch biên niên ký của Nhữ Đình Rồng
 

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Phong thủy - Làng Vạc cổ

Phong thủy - Làng Vạc cổ 

   Làng Vạc có tên chữ là Hoạch Trạch, nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Làng có nghề làm lược tre hay lược bí tre vàng. Thuộc quần thể cánh đồng Mộ trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Các cụ bảo: Tên làng Vạc là do vua ban vì dân làng đã nấu cơm cho quân lính ăn giúp vua đánh thắng giặc. Chữ Hoạch là cái Vạc, chữ Trạch là ơn huệ nên Hoạch Trạch được dịch nôm là cái vạc ơn huệ và gọi tắt là làng Vạc
Theo Sách Hải Dương phong vật chí, ký hiệu A.822
 “Vũ Hữu người làng Mộ Trạch, thường đi xem xét danh thắng trong cả nước, thấy ở ấp Mộ Trạch có mạch kết xoắn hình ruột ốc, nhũ nhạc chầu về, hẳn là đất tốt đời đời phát khoa bảng. công danh hiển hách. Nhân đấy đặt tên huyện là Đường An, tên làng là Mộ Trạch”.
   Cành đồng vùng Mộ Trạch có thế đất rất đẹp đó là đất lạc nhạn, đất tổ của loài chim làm chủ bầu trời. Nơi thế đất có nhạn bay đi thì nghèo kiết xác, nơi chim mẹ qui đầu là nơi sinh khí. Những người đức dày vọng cao mà hợp với đất này sẽ là chủ của lạc nhạn. Tương truyền nơi đây hợp cho không táng. Khi kết hàng trăm con nhạn tụ, cây mang đai quanh gốc như chào đóng người vinh qui. 
   Làng Vạc cổ, được qui hoạch bởi người có kiến thức phong thủy sâu, rộng. Nếu biết gìn giữ thì đây là phúc của làng Vạc, dân làng sẽ được mọi làng yêu mến, con cháu sẽ hưởng lộc khí trời, làng sẽ sinh trai thanh, gái tú, trai dễ lấy vợ, gái dễ gả chồng. Đi đâu cũng tự hào khi nói tôi người xứ Vạc.
   Giếng làng xưa kia đầy áp và trong mát quanh năm, mạch nước ăn tận mạch cái, thành giếng được xây bằng gạch nung truyền thống nung đốt bằng rơm rạ, vữa xây là mật, cát và tro bếp. phần trên là đá ong xây theo kiểu tam cấp các mạch nước ngang luôn được mở. bậc giếng lên xuống ba hàng cuối cùng làm bằng đá. mạch nước đùn từ đáy lên tròn như cái nón. Nước được lọc tự nhiên bởi bèo Ong thả trong giếng nên uống có vị ngọt và mát lịm. Bên giếng làng có một cái cối đá miệng cối to bằng cái long để đựng nước cho những người phụ nữ không xuống giếng lấy nước được. làng có hai giếng nước đầu làng giếng đá cuối làng giếng đất, bên giếng đá trồng cây Đề bên giếng đất trồng cây Đa.
Đường làng được thiết kế chạy thẳng từ đầu làng đến cuối làng hướng Bắc- Nam, gốm một đường chính và một đường phụ, cặp theo đường chính là hệ thống ao nối liền nhau, thả rau muống và bèo tây tự nhiên.
   Con sông tự nhiên Bờ Đập là con sông ngang nối sông Hà và sông Cậy đem lại phù sa cho huyện Đường An xưa. Sông này tuy nhỏ nhưng rất đặc biệt tham gia vào phong thủy của làng. Nó là mạch thủy một trong những vòng xoắn của quần thể Mộ Trạch, từ Hà Chợ chảy qua Nhữ vòng quanh phía trước mặt làng Vạc, chạy sang Phú Khê, tạo sự thông suốt cho mạch Mộ Trạch chảy tự nhiên. Hơi nước của con sông và bèo Tây của hệ thống ao tạo ra khí hậu mát mẻ trong lành cho dân làng, nước trong ao không bị tù mới sinh khí được. có nước có khí mới có sức có tài, lộc phúc sẽ tới là lẽ thường của trời đất.
Nói về cây xanh. Đầu làng bên cổng làng là cây Gạo hoa đỏ. Cây Gạo còn gọi là Mộc Thiên vì có chiều cao rất vượt trội, mang thông điệp của Trời báo điềm lành cho dân làng. Cây Gạo mọc ở đầu làng là tượng trưng của con hổ, biểu hiện cho sức mạnh của dân làng.
Trong làng là cây Vối già, bờ ao, sau làng là những cây Dành Dành hoa Vàng và hoa Trắng. Hai cây Đa trồng trước cửa Nghè, cây Đề trồng bên giếng nước, cây Bồ Hòn trồng sau chùa, cây Bàng và cây Phượng trông hai bên trong sân trường tiểu học. Bên chợ lược Giữa làng là cây Si cổ thụ. Quanh làng là những lũy tre xanh là hàng rào bảo vệ xóm làng.
   Hướng Chùa và Nghè làng Vạc nhìn ra cánh đồng khu quần thể Mộ Trạch, giữa đồng có cây Đa quán mới. Con đường Quan Lộ chiến lược xưa kia từ Thăng Long đi qua khu Mộ Trạch chạy cặp theo sông Bờ Đập và lan tỏa khắp các vùng đồng bằng duyên hải. Con đường này gắn liền với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã có nhân duyên và thu phục Tướng quân Phạm Ngũ Lão, những tên tuổi làm nên chiến thắng quyết định chiến lược Hàm Tử - Chương Dương đập tan quân xâm lược Mông - Nguyên, vùng đất lạc nhạn mà. Cổng làng Vạc thông với con đường này ở cống Đông Hường, đường này trước khi ra khỏi làng chạy về Sồi Tó có một cầu Sen và hai cây Đa để cho người qua đường nghỉ mát và rửa chân tay.
   Ao Rối trước cửa Nghè là nơi diễn ra các hoạt động thể thao, văn hóa khi làng có lễ hội, bờ ao được xây gạch theo kiểu tam cấp, đáy ao có cát vàng và sỏi, nước trong ao lúc nào cũng trong veo.
   Bên phải Nghè là khu Chùa và Lăng có ao sen nhỏ, cánh đồng Cáy bên cạnh có những con cua Đồng Đỏ rất lạ.
   Đình làng được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống Đình làng bắc bộ. Đình làng là nơi diễn ra các cuộc hội họp bàn việc Làng.
   Bên trái Nghè là Khu Văn Chỉ còn nhiều bia đá, bia “Đường An văn chỉ” nơi ghi danh tiến sỹ nho học của huyện Đường An tất cả tạo nên một quần thể kiến trúc, một không gian văn hóa tâm linh nơi thôn quê.
   Đất cánh đồng Sau của làng Vạc chỉ phù hợp để xây dựng trường học, nhà văn hóa thể thao, sân vận động, khu vui chơi giải trí. Hệ thống kênh mương, con sông Phủ và đặc biệt là con rạch Tiểu Khẩu ở Mả Rợp là dòng thủy khai thông cho làng Vạc tạo dòng kết xoắn Vạc-Phủ-Phú Khê-Sồi Tó, đôn thêm cảnh quan thơ mộng cho làng khi hoàng hôn xuống.
   Nơi nào còn giữ được cây đa, bến nước, sân đình thì nơi đó con người mới có lễ, có nghĩa, có sự tôn nghiêm, tâm linh hòa hợp với đất trời, dân làng mới thịnh vượng được.
   Rất tiếc, phong thủy làng Vạc ngày nay không còn nguyên vẹn như xưa! Qua nhiều biến cố của lịch sử, phong thủy làng Vạc đã bị thay đổi nhiều.
   Thực tế đã cho thấy những kẻ xâm phạm, phá vỡ phong thủy của làng Vạc đều bị Tâm Linh trừng phạt dở điên, dở dại, sau biết hối lỗi sửa trả lại thì đều được tha thứ. Khi phong thủy sinh khí của làng không còn thì thịnh vượng của làng cũng từ đó đi xuống.
  
   Các cụ truyền lại: “làng Vạc là đất văn hiến, được nhiều thế hệ chung tay góp sức xây dựng, được tâm linh bảo vệ, phong thủy này là Lộc Trời ban cho làng Vạc, dân làng phải đoàn kết gìn giữ mà hưởng Lộc”. Những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân, góp công, góp của xây dựng là để lại cái phúc, cái đức, cho con, cho cháu, sẽ được thần linh phù hộ cho bản thân và gia đình.
   Tặng các độc giả đã đọc bài viết này. Đây là bài hát đỉnh cao của nghệ thuật, đỉnh cao của sáng tác và cảm nhận, cái gốc lõi tạo nên một con người vĩ nhân! Mời bạn nghe và trải nghiệm.


Mời bạn nghe bài làng tôi. 







                                                                                                              Kiên Thông  

                                                                                  Tell 0983770950