Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Khi Dòng Sông Đổi Màu

 Tôi từng rất yêu sông nhưng giờ hình như tình yêu đã thay đổi.

Tôi bắt đầu thương tiếc các dòng sông đã gắn bó với tuổi thơ của tôi. Chúng đều bị ô nhiễm, bẩn theo nhiều mức khác nhau, nhiều cách khác nhau…
Xưa, người dân sống ven sông Hồng, cuối giờ chiều, hầu như nhà nào cũng kê ghế ra ngoài cửa ngồi hóng gió, nói chuyện. Nhiều năm sau cũng thế, nó cũng không biến đổi nhiều.
 Nước sông lúc nào cũng ngầu đỏ, cuộn chảy. Ven bờ, các nhà trồng ngô, rau… ngoài kia là bãi giữa, cũng ngập tràn những ruộng rau, bãi ngô xanh um.
Vào những tháng hè, có chỗ nào nông nông thì chúng tôi, cả người lớn và trẻ em có thể ra bơi, lội… Thích nhất là những đêm trăng sáng, trông ra sông Hồng rộng mênh mông, ánh trăng lấp lánh trên mặt nước, gió lồng lộng…
Nhưng nay thì hết rồi. Ven bờ, đã không còn những ruộng rau, luống ngô… Người ta đổ rác. Hầu như nhà nào có rác cũng trút hết cả xuống vệ sông…
Nước sông Hồng vẫn chảy, vẫn cuồn cuộn đỏ đậm phù sa. Nhưng nước cũng không còn sạch sẽ, nó có những mùi gì đó rất khó chịu. Mùa khô, sông Hồng chẳng còn hồng nữa. có những tháng chuyển qua màu xanh nhưng với tôi, đó là màu xanh… chết.
Ngay cả chất phù sa, cũng không còn màu mỡ như trước nữa bởi nó mang trong mình các chất độc, chất thải từ các nhà máy hóa chất ở đầu nguồn, ở các vùng ven sông miền trung du thải xuống… Dễ thấy, các luống ngô, ruộng rau… ở trên bãi không còn xanh tốt như trước.
Các dòng sông khác thì sao? cứ những con sông nào tôi từng biết thì y như rằng, hiện nay, nó đều đang trong tình trạng bị ô nhiễm. Tôi cũng không còn nhận ra nó nữa, có lẽ gọi là… con mương thì đúng hơn, bởi lòng sông đã bị thu hẹp rất nhiều, nước bẩn và hôi thối.
Báo chí viết, nguyên nhân chính do hàng trăm nhà máy, công ty ở Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái… vì lợi nhuận, bất chấp lợi ích cộng đồng xả trực tiếp ra sông. Nhưng tôi cũng thấy, người dân địa phương nơi các con sông chảy qua cũng thiếu ý thức giữ gìn. Họ trút, vứt rác thải… ra sông, ven bờ tự nhiên như không.
Người dân vứt bỏ chất thải làm ô nhiễm thì hầu như cũng không ai nhắc nhở, xử lý… có lẽ cho là vì nó quá nhỏ. Việc xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm, Nhà nước sẽ lo nhưng với người dân, cứ mỗi người, mỗi nhà… xả thải như thế này thì chẳng có con sông nào sống nổi.
Khi nước Sông Hồng và các dòng Sông lớn khác bị ô nhiễm sẽ ngấm vào lòng đất phá hỏng hệ nước ngầm quí hóa của đồng bằng Bắc Bộ đó là đại họa.
Nước sông như dòng sữa Mẹ, nay sữa mẹ không còn có sống được không ?
xem thêm
Sống chung với rác
Những nghề truyền thống như sợi, dệt, nhuộm cho đến nghề tái chế nhựa đều phát triển tự phát. Chủ một cơ sở tái chế nhựa nói rằng nghề này được nhiều người lựa chọn để kiếm sống bởi không biết làm việc gì khác.
Chất thải từ cơ sở nấu nhựa và thu gom lông gà vịt được đổ xuống mương xi măng dẫn nước thải từ làng đổ ra ao ra ruộng.
Cách đây hơn chục năm, nước trong các dòng mương, ao luôn trong veo, có nhiều cá và cua. Thậm chí người làng còn lấy cả nước giếng làng về ăn.
Trước kia, nước thải của làng được dồn vào một chiếc ao giữa cánh đồng, trong ao có bèo tây và khoảng trống ở giữa, bèo tây và  ánh nắng mặt trời phân hủy rác thải, hấp thụ chất độc. Ao có đập chảy tràn ra sông.
Nhưng nay, cùng với sự phát triển theo hướng đô thị hóa, ao hồ dần bị lấp, các con mương dẫn nước vào ruộng được thay bằng các ống cống dẫn nước thải. Vào mùa mưa, nước ngập ao chứa nước thải khiến nước bẩn tràn ra khắp ruộng lúa và hoa màu. Ngoài ra đất và nước nguồn bị nhiễm bẩn nên rất có thể sẽ hấp thu những chất độc hại.
Nhiều người dân nói nước giếng khoan của họ đã bị ô nhiễm nặng nề."Nước giếng làng giờ vàng xanh". Ăn vào chỉ có mắc bệnh nhất là bệnh ung thư.
Báo động đỏ từ một làng tái chế rác
Làng nghề tái chế rác thôn Minh Khai, thuộc làng Khoai, huyện Văn Lâm, thành phố Hưng Yên từ lâu đã trở lên nổi tiếng bởi sự giàu có của nghề buôn phế liệu, tái chế rác thành bàn ghế nhựa, chậu nhựa, túi nilon. Sự giàu lên từng ngày của làng nghề này cũng gắn liền với tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn ngày một nặng nề.
Nước trong con mương rộng ngay đầu làng Khoai có màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Mọi người đều cảm thấy ngột ngạt khi đi qua đoạn đường ấy. Rác rơi bừa bãi dưới lòng đường. Bụi hắt vào mặt người mỗi khi gió thổi qua.
Toàn bộ nước thải sẽ được tống ra hệ thống cống rãnh làng, chứ không qua bất kỳ một khâu xử lý rác thải nào khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm chất tẩy nặng. Toàn bộ người dân làng Khoai đều dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt. Đây là một mối nguy hiểm tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó những cỗ máy xay nhựa, cắt tạo bóng hoạt động ngày đêm khiến tạo cho làng Khoai luôn ầm ĩ. Không có dụng cụ bảo hộ nào có thể giảm bớt được tiếng ồn và mùi khét lẹt của nhựa.
Bụi tung hoành trong ngày nắng, còn mùi khét của nhựa khiến không khí dường như đặc quánh trong ngày mưa. Nếu ai đến làng Khoai lần đầu mà ngủ lại vào buổi tối thì không thể ngủ nổi.
"Những ngày đầu đến đây em không chịu nổi mùi của rác chưa tái chế và mùi nồng, khét của nhựa. Tiếng ồn của máy khiến cảm thấy nhức đầu. ", anh Toàn, một công nhân kể.
Theo các nhà khoa học, trong một số loại túi nilong có lưu huỳnh, dầu hỏa. Khi bị đốt cháy những chất đó gặp hơi nước sẽ tạo ra axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit. Mưa axit rất có hại cho phổi. Quá trình đốt cháy nilon tạo ra nhiều chất độc hại có khả năng gây ra nhiều dạng ung thư, giảm miễn dịch trong cơ thể.
Những cánh đồng thơm mùi lúa, những hàng nhãn lồng trĩu quả nổi tiếng một thời đã trở thành cảnh tượng của dĩ vãng.
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, xử lý chất thải theo kiểu tự phát là những yếu tố khiến mức độ ô nhiễm môi trường trong làng Khoai ngày càng trở nên trầm trọng.
Một báo động đỏ đang đặt trên bàn cân cho sự ôi nhiễm của làng nghề tái chế rác.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Phượng Hoàng Trung Đô - Tầm nhìn, khát vọng của Quang Trung - Nguyễn Huệ

Phượng Hoàng Trung Đô.
Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, từ trước đến nay trên tả ngạn sông Lam - con sông lớn nhất xứ Nghệ, có  hai lần được chọn đóng Đế đô của cả nước. Lần thứ nhất, năm 722, Mai Hắc Đế xây thành Vạn An ở La Nam thuộc huyện Nam Đàn. Lần thứ hai, năm 1788 Nguyễn Huệ xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở chân núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, thuộc TP. Vinh.
Ban đầu, Quang Trung dự định chọn vùng đất Phù Trạch - Nghệ An để xây dựng kinh đô, nhưng sau khi nhận được trình tấu của Nguyễn Thiếp khuyên không nên xây ở Phù Trạch mà chọn vị trí ở Yên Trường. Cuối cùng nhà vua đã nghe Nguyễn Thiếp, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô tại núi Dũng Quyết của xã Yên Trường, huyện Châu Lộc, Nghệ An xưa - chính là vùng đất giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân, nay thuộc khối 3, phường Trung Đô TP Vinh hiện nay.
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, người mà Quang Trung tin là một nhà đạo học, am tường thời cuộc và địa lí.
Xem thêm

Núi Dũng Quyết có 4 chi: Long thủ (đầu rồng), Phượng dực (cánh phượng), Kỳ Lân (con mèo), Quy bối (lưng rùa) nên được coi là đất tứ linh. Về mặt địa lý, vùng núi Dũng Quyết có vị trí yết hầu trên con đường thiên lý xuyên việt, là chốn đô hội của non nước Hoan Châu, đã trở thành vị trí quân sự trọng yếu. Bằng đường bộ hoặc đường thuỷ, từ đây con người có thể vào Nam, ra Bắc, lên ngàn, xuống biển, tiến lùi đối với các hướng đều thuận tiện. Thế núi Hồng Lĩnh, núi Dũng Quyết, sông Lam, sông Cồn Mộc là những bức tường thành thiên nhiên phòng thủ kiên cố.
Núi Dũng Quyết kết hợp với dòng sông Lam, sông Cồn Mộc là một thắng cảnh hữu tình, đã được nhân hoá qua các thời kỳ lịch sử, giàu chất sử thi, đậm đà sắc thái xứ Nghệ. Dòng sông Lam là dòng sông lớn và đẹp nhất xứ Nghệ, chảy từ đại ngàn Trường Sơn, vượt qua bao thác ghềnh, với độ dài trên 600 km, khi về đây đã tự uốn mình ôm vòng, lượn dưới chân núi Dũng Quyết, rồi băng ra Cửa Hội, hoà vào đại dương mênh mông. Sự gặp gỡ, giao hoà giữa núi Dũng Quyết và dòng sông Lam đã tạo ra chốn địa linh, nhân kiệt.

Trên đây là nói yếu tố Địa. Trong tầm nhìn văn hoá của Nguyễn Huệ - Quang Trung còn một yếu tố hết sức quan trọng là yếu tố Nhân. Trong suốt cả quá trình hoạt động, chiến đấu tiêu diệt kẻ thù cả đàng trong lẫn đàng ngoài, Nguyễn Huệ - Quang Trung rất chú trọng tới con người xứ Nghệ.

Ngược dòng lịch sử, dưới thời Trần, khi vận nước đang bị uy hiếp trước làn sóng xâm lăng của vó ngựa Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông vẫn đặt niềm tin tưởng vào lực lượng ở xứ Nghệ biểu lộ trong câu thơ: "Cối Kê cựu sự quân tu ký/ Hoan Diễn do tồn thập vạn binh" (Nghĩa là: Cối Kê chuyện cũ Ngươi nên nhớ/ Hoan Diễn đang còn mười vạn quân).

Năm 1424, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đang trong tình thế khó khăn, không phát triển được, Lê Lợi đã đặt ra câu hỏi lớn: "Phải đi về đâu để lo việc nước". Tướng Nguyễn Chích đã hiến kế: "Nghệ An là nơi đất hiểm yếu, đất rộng, người đông... Nay ta trước hãy đánh lấy Trà Lân, chiếm giữ cho được Nghệ An để làm chỗ đứng chân, rồi dựa vào nhân lực, vật lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô, thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ".
Xứ Nghệ là đất cố hương của anh em nhà Tây Sơn. Năm 1653-1657, quân chúa Nguyễn đánh ra chiếm 7 huyện phía Nam Nghệ An, khi rút lui có đưa một số tù binh người Nghệ An, trong đó có Hồ Sĩ Anh, quê ở làng Thái Lão, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An vào ở đất Bằng Châu, tỉnh Bình Định. Nguyễn Huệ là hậu duệ đời thứ 5 của Hồ Sĩ Anh. Cha của Nguyễn Huệ là Hồ Phi Phúc đổi họ Hồ sang họ Nguyễn gọi là Nguyễn Phi Phúc.
Do thực tế cuộc sống đã trải qua, nhân dân xứ Nghệ rất ghét tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh ở đàng ngoài và tập đoàn phong kiến chúa Nguyễn ở đàng trong. Đối với nhà Tây Sơn, nhất là Nguyễn Huệ - Quang Trung, nhân dân xứ Nghệ triệt để dốc lòng ủng hộ. .Nguyễn Huệ giao cho Trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Văn Thận cùng với La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô dưới chân núi Dũng Quyết.
Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (16/9/1792) vua Quang Trung mất. Việc dời đô từ Phú Xuân ra Phượng Hoàng Trung Đô không thực hiện được.

 Lịch sử chọn nơi xây dựng Phượng Hoàng Trung đô.


Việc xây kinh đô ở Nghệ An được Nguyễn Huệ đặt ra trong cuộc hội kiến với Nguyễn Thiếp tại đại doanh Lam Thành, xưa thuộc làng Triều Khẩu, dưới chân núi Thành, nay thuộc hai xã Hưng Khánh và Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, gần bến đò Phù Thạch, (nay thuộc xã Đức Vĩnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Địa điểm đầu tiên mà Nguyễn Huệ đề xuất chính là mảnh đất ông đang ngồi hội kiến: làng Triều Khẩu. Vì chỗ đó gần Phù Thạch nên ông cũng gọi đó là Phù Thạch. Địa điểm này nằm ở chân phía đông núi Thành, trên tả ngạn sông Lam, vốn là trấn sở Nghệ An.

Trong chiếu, Nguyễn Huệ ấn định dựng đô ở Lam Thành và chính Nguyễn Thiếp đã can ngăn vì lý do địa lý ở đó không tốt và dân tình đang đói khổ, không thuận tiện cho việc thổ mộc lớn lao. Địa điểm thứ nhất ở Nghệ An không thành.

Nhưng Nguyễn Huệ vẫn rất quyết tâm chọn đất Nghệ An để đóng đô vì: “…. Nếu không lấy đất Nghệ An để thường thường chống thượng du, thì lấy đâu ra để khống chế trong ngoài”. Ta thấy rõ cách nghĩ của Nguyễn Huệ là giải pháp của một nhà quân sự đang dự cảm thời thế có thể chuyển biến mau lẹ.

Nguyễn Huệ gửi thư trách La Sơn Phu Tử và quyết định chọn lại đất đóng đô “… Những chỗ núi sông kết phát ở xứ này, tiên sinh đã từng chú ý xét nhận. Thế mà đã lâu chưa thấy trả lời. Nếu bảo rằng những chỗ Phượng Hoàng, Khánh Sơn (tức chỗ Triều Khẩu) không được đô hội thì sao chẳng tìm chỗ tốt khác cho thỏa ý quả cung cố trông mong. Nhớ lại buổi hồi loan kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn, quả cung đã từng mở xem địa đồ. Thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường, hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng. Có thể chọn xây kinh đô mới”. Tuy nhiên, việc lần này cũng không được tiến hành.

Sách Đại Nam chính biên liệt truyện, phần chép về Nguyễn Huệ có ghi “Bèn xây dựng lâu điện ở dưới chân núi Kỳ Lân, và đặt tên là Trung đô” mà xác định cho ta biết Phượng Hoàng trung đô được xây dựng giữa núi Quyết và núi và núi Con Mèo (tức Kỳ Lân) hiện nay núi quyết thuộc phường Trung Đô, TP Vinh. Quyết tâm của Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục khi ông đã là Hoàng đế Quang Trung. Cả khi lâm chung, Quang Trung vẫn không quên dặn cận thần hướng tới đất này làm kế lâu dài.

Hôm nay, đền thờ vị anh hùng cứu quốc này đã hoàn thành trên đỉnh núi Dũng Quyết. Đứng ở đây, có thể thấy Vĩnh Thành, thấy Lam Thành Triều Khẩu, thấy dòng sông Lam mải miết trôi, thấy Hồng Sơn trùng điệp, Đông Hải mênh mông, Song Ngư chắn sóng. Một vùng nước non địa linh nhân kiệt. Trước phế tích Phượng Hoàng Trung Đô, câu thơ Nguyễn Trãi về Hồ Quý Ly thủa nào tự nhiên vang vọng trong ta:

Họa phúc hữu môi phi nhất nhật.
Anh hùng di hận kỉ thiên niên.
Họa phúc có căn do, không phải một ngày mà đến
Anh hùng để hận hàng mấy ngàn năm.
Những kinh đô trong lịch sử dân tộc

Trong lịch sử dựng nước lâu dài của dân tộc ta, có những vùng đất do đặc điểm đặc biệt của nó đã vinh dự được các triều đại chọn làm kinh đô. Đầu tiên, vào thời kỳ đất nước Việt Thường, kinh đô đóng ở vùng Ngàn Hống (nay thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) mà chúng tôi đã có lần giới thiệu. Đến thời đất nước Văn Lang, kinh đô đóng ở Văn Lang, còn gọi là Phong Châu (nay là TP Việt Trì, Phú Thọ).

Thời An Dương Vương, kinh đô đóng ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Thời Hai Bà Trưng, đóng đô ở Mê Linh (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Ngô Quyền giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc, trở lại đóng đô ở Cổ Loa, kinh đô cũ của An Dương Vương. Hai triều đại Đinh - Lê chọn đóng đô ở Hoa Lư (nay là Trường Yên, Ninh Bình). Các triều đại Lý - Trần - Lê - Mạc đều đóng đô ở Thăng Long (nay là Hà Nội). Nhà Hồ đóng đô ở Tây Đô (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân (nay là TP Huế).
Năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) chọn đóng đô ở Hà Nội, tức kinh đô Thăng Long của các triều đại Lý - Trần - Lê xưa.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Làng gốm Bát Tràng phát triển Du Lịch

Làng gốm cổ Bát Tràng xưa và nay
                             
Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, tên xã Bát tức Bát Tràng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1352. Nhưng theo dã sử thì vào thời nhà Lý (1010-1225) dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình đến lập nghiệp tại vùng đất này và đặt tên là xã Bát Tràng. Sở dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này để lập nghiệp vì ở đây có đất sét trắng, nguyên liệu tốt để cho ra gốm có chất lượng cao. Hơn nữa, vùng đất này nằm cạnh bờ sông Nhị tức sông Hồng sẽ thuận lợi cho việc giao thông, chuyên chở và trao đổi hàng hóa.

Từ khi những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng ra đời đã được các bậc vương giả quyền quý ở kinh thành Thăng Long cho đến nông phu chân lấm tay bùn ở thôn quê đều ưa chuộng.
Không những thế, gốm Bát Tràng còn vượt ra biên giới đất Việt. Gốm Bát Tràng có mặt trong lễ vật triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa. Từ đó về sau, thời đại nào, dù suy hay thịnh, thì làng gốm Bát Tràng vẫn khẳng định giá trị hàng hóa của mình, nghề gốm vẫn trụ vững và vượt qua mọi thử thách.

 Hiện nay, ở Bát Tràng nhiều lò gốm đã không dùng than, củi hay rơm rạ để đốt lò mà đã dùng lò công nghiệp đốt bằng ga nên hạn chế được sự ô nhiễm môi trường.

Theo các nghệ nhân của làng, đề tài phổ biến của các sản phẩm gốm Bát Tràng là hình rồng, phượng, câu thơ đối, hoa văn, cảnh người, cảnh hoa, cảnh thiên nhiên...đều phản ánh đời sống tâm linh và triết lý của con người Việt Nam.

Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam.

Từ năm 1990, gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU.
Ông John S. Guy làm việc tại viện bảo tàng Victoria and Albert-London đã đánh giá cao và cho rằng gốm Việt Nam đã nói lên được tính độc lập của dân tộc Việt Nam.

Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử.

Về Bát Tràng bây giờ, du khách sẽ thấy một Bát Tràng-làng cổ tồn tại song song với một Bát Tràng -đô thị. Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như trong diện mạo của làng gốm Bát Tràng.

Hàng năm, lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 (âm lịch) và thường kéo dài 7 ngày.
Đi chơi Bát Tràng
Đi chơi Bát Tràng, quá dễ dàng và thuận tiện. Không có làng nghề nào ở Việt Nam lại có hạ tầng và dịch vụ du lịch đa dạng như ở Bát Tràng. Vậy đi chơi Bát Tràng nên đi những đâu ?
Trước tiên chúng ta tìm hiểu cách thức đi đến Bát tràng.

Đi bằng đường bộ:
Từ Hà Nội có 03 cách để đi Bát Tràng:
1- Đi qua Cầu Chương Dương, qua cầu có biển chỉ dẫn về Bát Tràng 11km
2- Qua cầu Vĩnh Tuy, rẽ theo chỉ dẫn khoảng 5km
3- Theo cầu Thanh Trì, rẽ phải bạn cũng đi 3 km để về đến Bát Tràng.

Đi đường thủy: Hiện tại chỉ có dịch vụ du lịch đường thủy ở Cảng Hà Nội.

Về Bát Tràng có 05 chỗ bạn nên đi
1- Ghé thăm Làng cổ với ngõ cổ quanh co
2- Thăm Đình Làng Bát Tràng, một trong những ngôi Đình lớn tại Miền Bắc
3- Thăm Đền Mẫu
4- Thăm chùa Am
5- Ghé thăm xưởng dạy làm gốm của battrang.info

Để chuyến đi chơi thêm thú vị bạn nên sử dụng dịch vụ du lịch do chính người dân Battrang thực hiện:
Liên hệ: Ông HIến: 0984904189 - 043 8740627

Cụ Phan Thanh Giản yêu nước thương Dân

Phan Thanh Giản đã được giải oan sau 150 năm

Cụ Phan Thanh Giản yêu nước, thương Dân, nhà tư tưởng Duy Tân Fukuzawa  của Việt Nam ?

Đền thờ và lăng mộ của  cụ Phan Thanh Giản ở huyện Ba Tri. Cụ Phan là một nhân vật lịch sử và nhà thơ, nhà sử học lớn của dân tộc mà tôi rất khâm phục và ngưỡng mộ.
Đã 141 năm, kể từ ngày 4/8/1867, cụ Phan Thanh Giản kết thúc đời mình bằng 17 ngày nhịn ăn và chén thuốc độc tự vẫn vì buồn đau, thương dân thương nước. Bi kịch đời cụ là bi kịch lịch sử cần được làm sáng tỏ. Chuyện ấy đã thành sự thật.
Viện Sử học kết luận: “Với nhận thức mới trên quan điểm lịch sử cụ thể, nhân vật Phan Thanh Giản xứng đáng được tôn vinh bằng nhiều hình thức khác nhau”. Đó là sự phán quyết  công bằng. Như vậy Phan Thanh Giản đã được giải oan sau gần 150 năm mang tiếng “bán nước”.
Cụ Phan Thanh Giản sinh năm 1796, đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ khoa thi Đình năm Bính Tuất (1826) ở Huế. Cụ là người đỗ Đại khoa tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ.
Về văn thơ cụ có Lương Khê thi thảo gồm 454 bài thơ và Lương Khê văn tập (1876) do các con tập hợp in sau khi cụ mất. Cụ còn có các tập thơ, nhật ký như Sứ Thanh thi tập, Tây phủ Nhật ký, ghi chép trong chuyến đi Pháp…
Không ít người cho rằng ông là người có tội trong việc để mất 6 tỉnh Nam Kỳ vào tay quân Pháp khi ông làm Chánh sứ toàn quyền đại thần ký hòa ước Nhâm Tuất 1862, từ đó có câu ca dân gian lên án Phan Thanh Giản “bán nước”
Vua Tự Đức, ông vua “chủ hòa” đã cho rằng cụ đã làm mất Lục tỉnh Nam Kỳ, nên phán: ”xét phải tội chế, chưa đủ che được tội” và nghi án “truy đoạt lại chức hàm và đẽo bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi cái án trảm giam hậu”.
10 năm sau khi Phan Thanh Giản tự vẫn, năm 1886, vua Đồng Khánh đã xét lại công tội của cụ và đã ra chiếu chỉ  “khai phục nguyên hàm”
Như vậy các vua Nguyễn sau Tự Đức đã hiểu đúng công lao của Phan Thanh Giản!
Đứng trước mộ cụ Phan Thanh Giản tôi cứ nghĩ miên man về nỗi niềm lịch sử. Hết lòng vì dân vì nước nhưng lại không được người đời hiểu mình!
Bến Tre - Huế, 8/2008
Ngô Minh
(Có tham khảo sách: - Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam; TTBTDT Cố đô Huế; Tạp chí Xưa & Nay xuất bản, năm 2002)  
Một vị thượng quan, trải qua 3 triều vua Nguyễn, ông đã hiểu cái văn minh và sức lực của người Tây, ông biết rằng nếu dùng vũ lực thì không đánh nổi mà nên chuyển hướng ngoại giao, nghị hòa mà cải cách Duy Tân nhưng vua và triều thần vẫn cứ khư khư thủ cựu cho mình là giỏi, không chịu nghe ai, thậm chí sau này, lúc đi sứ ở Pháp về phái đoàn nói ở bên Pháp có thứ đèn không cần dầu cũng sáng, nhà vua và đình thần cho là nói đề cao bọn Tây di "Ðăng vô du hỏa bất sinh" đèn không dầu thì lửa lấy đâu mà sáng(b) đã không nghe mà mỗi lần thất bại gặp khó khăn, lại đưa ông làm bung xung, đưa đầu chịu báng, để trút trách nhiệm mất 6 tỉnh Nam Kỳ. Vua Tự Ðức Dụ rằng: (Dụ năm 1868).

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Vì sao nước Nhật trở thành một cường quốc?

Nước Nhật với điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nghèo nàn về tài nguyên khoáng sản, địa hình chủ yếu là đồi núi, thêm nữa thiên tai núi lửa, bão lũ, kèm theo đó là động đất, sóng thần…thường xuyên. Điều gì làm cho nước nhật trở thành một cường quốc?
Nước Nhật trở thành một cường quốc có thể vì!
-         Tư tưởng Thoát Á của Fukuzawa.
-         Đạt tới trình độ kỹ thuật cao nhờ trí thông minh.
-         Lao động nghiêm túc với kỷ luật rất tự giác.
-         Coi trọng danh dự của tập thể.
-         Xã hội phân cấp có trật tự trên dưới.
-         Đạt được thành tựu cao Khoa Học Công Nghệ và Giáo Dục.
 
Xem thêm
Vì sao nước Nhật có thể phát triển nhanh đến như vậy ?
Nước Nhật rộng gần 378 nghìn km2 , không hơn ta bao nhiêu (Việt Nam gần 330 nghìn km2)
Có tới 67% lãnh thổ là...núi! Đất trồng trọt thường xuyên chỉ chiếm 0,9% diện tích.
Nước Nhật có tới khoảng 80 núi lửa hoạt động (10% tổng số núi lửa hoạt động trên thế giới )
 Nhật lại là nước có cấu tạo địa tầng không ổn định nên rất hay động đất.
Trung bình mỗi năm Nhật có 4 cơn bão đổ vào và có lần sóng thần đổ vào.
Nước Nhật là một quốc gia đất chật, người đông và hầu như có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Dân số Nhật Bản là 127,46 triệu người (2006), đứng hàng thứ 7 trên thế giới
Người Nhật phải dành một nguồn ngoại tệ rất lớn để nhập khẩu nhiên liệu, kim loại, lương thực, thực phẩm...
Nước Nhật phải đối đầu với tình trạng ô nhiễm hết sức nghiêm trọng . (như bệnh hen suyễn do khí thải của công nghiệp lọc dầu, bệnh Mizumata do ô nhiễm thủy ngân, bệnh Itai-Itai do ô nhiễm cadmium...) nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục được ô nhiễm từ các đám mây quang hóa, từ thủy triều đỏ (do sinh vật phù du phát triển quá mạnh khi tiếp nhận nhiều N và P trong nước thải) dẫn đến làm hạn chế sản lượng hải sản, các ô nhiễm do mưa acid gây thiệt hại cho mùa màng...
Vậy yếu tố nào làm cho nước Nhật nhanh chóng vươn trở thành một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới?
Người Nhật nói: nguyên nhân chính là do đạt tới trình độ kỹ thuật cao nhờ trí thông minh và tinh thần lao động cần cù, nghiêm túc.
Nhật đã chọn con đường không cần tự túc lương thực, thực phẩm mà đầu tư vào các ngành công nghiệp, trong đó có Công nghệ sinh học. Sản phẩm nông nghiệp dùng làm nguyên liệu để lên men các chủng vi sinh vật mang chế tạo ra dược phẩm thì giá trị tăng lên hàng nghìn hay hàng vạn lần?
Sự tiến triển vượt bậc về trình độ khoa học và công nghệ không thể tách rời với các thành tựu về giáo dục.
Các Công ty Nhật có truyền thống là tuyển dụng suốt đời và tạo được tâm lý Công ty là nhà của mình. Người Nhật lao động nghiêm túc với kỷ luật rất tự giác.
Xã hội Nhật Bản tạo được điều kiện cho mọi người phát huy được hết năng lực của mình.
Tiền lương và tiền thưởng vừa theo thâm niên vừa theo năng lực và hiệu quả.
Người Nhật Bản

 Có được thành công này phải nói đến con người Nhật Bản, người Nhật có những đặc điểm nổi bật so với người những quốc gia khác.
Người Nhật Bản luôn tận tâm tận lực trong công việc, coi công việc của cơ quan tập thể như công việc của mình, nhiều khi họ làm việc không phải vì quyền lợi cá nhân của riêng mình.
Các công ty Nhật luôn đề cao lòng trung thành và sự chăm chỉ của nhân viên.
Thêm nữa người Nhật có tinh thần tập thể rất cao. Điều tối kỵ của họ là làm mất danh dự của tập thể. Tinh thần này tạo nên sức mạnh của xứ sở hoa anh đào như ngày nay.
Con người Nhật rất ham học hỏi, quan sát từ những cái nhỏ nhất, rất cầu tiến, sáng tạo, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc của mình.
Phật giáo và Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng của người Nhật. cho đến thời Minh Trị thì sự kết hợp của tư tưởng Nho giáo và đạo đức hiện đại của châu Âu đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đạo đức của người Nhật cận đại.
Người Nhật gốc thuộc cùng chủng tộc và nói cùng một ngôn ngữ nên họ có lòng tự hào dân tộc rất cao và mang một sắc thái rõ ràng, tính cách đặc trưng, đồng nhất.
Nhà kinh tế học Robert March có viết: “Ở Nhật tất cả các nhóm, công ty, quốc gia đều nằm trong những cái hộp, và có thể lý giải dễ dàng hành động của người Nhật”. không ai muốn có một cuộc thảo luận một cách triệt để như ở phương Tây. người Nhật “Không trả lời có hoặc không một cách rõ ràng” hay “luôn hỏi ý kiến của cấp trên”. Nhưng qua đó cũng có thể hiểu được tại sao nước Nhật lại là một nước an toàn, ít có tội phạm và trở thành một cường quốc về kinh tế như bây giờ.
Fukuzawa Yukichi (1835-1901)

Fukuzawa Yukichi (tên dịch ra tiếng Việt là Phúc-Trạch Dụ-Cát, 1835-1901) là nhà tư tưởng tiến bộ ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới. Lòng biết ơn của người Nhật đối với Fukuzawa được thể hiện qua việc hình ông được in trên tờ tiền 10.000 yên (tờ tiền có mệnh giá lớn nhất của Nhật); cho dù ông chẳng phải là một đấng quân vương hay vị tướng lỗi lạc của đất nước mặt trời mọc:
Tư tưởng Thoát Á của Fukuzawa

Có dịp được tiếp xúc với văn minh phương Tây qua sách vở và những chuyến viếng thăm Mỹ và Châu Âu vào cuối thế kỷ 19, Fukuzawa nhận định rằng văn minh phương Tây phát triển hơn Châu Á về nhiều mặt, và các nước Châu Á khó lòng duy trì được nền độc lập nếu cứ đóng cửa trước văn minh phương Tây. Theo ông, dành được quyền tự trị chưa phải đã là độc lập, mà nền độc lập thật sự chỉ có thể thành hiện thực thông qua việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập dành được sẽ mau chóng mất đi để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác.

Fukuzawa kêu gọi nước Nhật hãy "tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây". Ông chủ trương mở cửa giao thương với phương Tây, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm quản lý xã hội của phương Tây để phát triển Nhật Bản. Quan điểm này của Fukuzawa đã được chứng minh bằng thực tế: Ở Châu Á, chỉ có Nhật Bản và Thái Lan, hai nước chủ trương mở cửa, là tránh được sự xâm lược và thôn tính của các nước phương Tây. Chính sự du nhập của những giá trị dân chủ và nền giáo dục khoa học kiểu phương Tây đã khiến Nhật Bản không bị phương Tây xâm lược, mà ngược lại, trở thành cường quốc từ cuối thế kỷ 19.

Fukuzawa tin rằng giáo dục là cách duy nhất để đạt tới văn minh, bởi bản chất của văn minh là sự phát triển kiến thức và đạo đức nội tại của dân tộc.
Fukuzawa viết:
"Văn minh có nghĩa là đạt được cả những tiện nghi vật chất lẫn sự nâng cao tinh thần của con người. bản chất của văn minh chính là quá trình phát triển kiến thức và đạo đức con người"
Fukuzawa cho rằng nền giáo dục Nho học truyền thống ở Nhật Bản chính là sự cản trở lớn nhất của nền văn minh: chỉ được dạy đọc, viết mà không được khuyến khích phát triển tư duy sáng tạo và độc lập. Chính vì vậy, Fukuzawa kêu gọi người dân hãy theo đuổi nền giáo dục thực học của phương Tây, dựa trên nền tảng khoa học và kỹ thuật. Mỗi người trong xã hội đều có thể đi học để thực hiện tốt hơn chức năng riêng của mình, chứ không nhất thiết phải học để ra làm quan theo lối suy nghĩ truyền thống của Nho học hủ lậu.
Để phổ biến kiến thức văn minh và tư tưởng tiến bộ phương Tây tới dân chúng, Fukuzawa đã viết trên 100 cuốn sách giải thích và biện minh cho thể chế chính quyền nghị viện, giáo dục phổ thông, cải cách ngôn ngữ và quyền của phụ nữ. Ông còn mở trường Đại học Keio, nay trở thành một trong những trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, để đào tạo những thế hệ thanh niên Nhật Bản theo phương thức mới. Ông không coi mình là người làm chính trị, mà chỉ là "bác sĩ bắt mạch chính trị": Ông không tham gia chính quyền, dù được mời nhiều lần, nhờ đó có cơ hội phê phán chính quyền một cách mạnh mẽ và kiên quyết hơn.
Thoát Á Luận
Fukuzaw Yukichi (1885)
Không ai có thể chống lại sự tấn công dữ dội của văn minh phương Tây. Vậy tại sao chúng ta không cùng họ nổi trên biển văn minh ấy, cùng cưỡi ngọn sóng văn minh và cùng tận hưởng thành quả của nền văn minh?
Với một nền văn minh, thiệt hại có thể đi kèm với lợi ích, nhưng lợi luôn luôn nhiều hơn hại, và sức mạnh của chúng không gì có thể ngăn cản nổi. Trong trường hợp này, sẽ là vô nghĩa nếu tìm cách ngăn cản sự lan truyền. Một người thông minh sẽ khuyến khích sự lan truyền và tìm cách để người ta làm quen dần với nó.
Chúng ta có thể ngăn cản sự xâm nhập của nền văn minh ấy, nhưng điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đánh mất độc lập dân tộc. Cuộc tranh đấu đang diễn ra trong nền văn minh thế giới không cho phép một quốc đảo phương Đông nằm ngủ yên trong sự cô lập. Tới thời điểm đó, những người có tâm huyết đã nhận ra nguyên tắc "Quốc gia quan trọng hơn chính phủ", Với chính phủ mới, không phân biệt quan lại triều đình hay thần dân, toàn dân trong nước tiếp thu nền văn minh hiện đại của phương Tây. Chúng ta không chỉ đã loại bỏ lề thói cổ hủ của Nhật Bản, mà chúng ta còn thành công trong việc tạo ra một động lực mới hướng tới phát triển ở Châu Á. Chủ trương của chúng ta có thể gói gọn trong hai chữ: "Thoát Á".
Nước Nhật nằm tại miền cực Đông của Châu Á, nhưng tinh thần của chúng ta đã dời khỏi những thói quen cổ hủ của Châu Á mà tiếp cận nền văn minh phương Tây. Thật không may cho Nhật Bản, có hai nước láng giềng, một gọi là Trung Quốc và một gọi là Triều Tiên. Cả hai dân tộc này, giống như dân tộc Nhật, từ lâu đã được nuôi dưỡng bởi những suy nghĩ và thái độ chính trị Á Châu. Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt đáng kể giữa ba dân tộc, đó là những khác nhau về chủng tộc, di truyền hay giáo dục. Người Trung Quốc và Triều Tiên có nhiều nét giống nhau hơn và bọn họ ít có điểm giống với người Nhật Bản. Những người này không biết cách tiến bộ, cho dù là ở mức cá nhân hay ở mức quốc gia. Trong thời đại hiện nay, khi mà giao thông trở nên rất thuận tiện, họ không thể nào không nhìn thấy sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây. Nhưng họ cho rằng những điều mắt thấy tai nghe về văn minh phương Tây không đáng để họ động tâm động não. Trong khi dạy cho học trò căm ghét sự phô trương, chính họ lại thể hiện sự thiếu hiểu biết về các chân lý và nguyên tắc. Nói về đạo đức, ai cũng thấy hành động của họ thể hiện sự tàn bạo và vô liêm xỉ mà không lời nào tả xiết. Đã vậy họ vẫn kiêu căn tự phụ và không chịu tự kiểm kiểm bản thân mình.
Theo đánh giá của tôi, hai quốc gia này không thể tồn tại như những quốc gia độc lập trước sự tấn công của nền văn minh phương Tây sang phương Đông.
Những quốc dân có trách nhiệm của hai quốc gia này có thể sẽ tìm ra phương thức để thực hiện những cuộc cải cách toàn diện, và họ có thể thay thế chính phủ. Nếu điều này xảy ra, các quốc gia này thực sự rất may mắn.
Tuy nhiên, ít có khả năng điều này xảy ra, và trong vòng vài năm nữa họ sẽ bị xóa sổ khỏi thế giới và đất đai của họ sẽ bị chia nhỏ bởi các quốc gia văn minh. Tại sao như vậy? Bởi vì vào lúc sự lan truyền của nền văn minh và sự khai sáng có sức mạnh tương tự như bệnh dịch sởi, Trung Quốc và Triều Tiên đã vi phạm quy luật tự nhiên, cố gắng ngăn cản sự lây lan này. Người ta cho rằng các nước láng giềng phải giang tay giúp đỡ lẫn nhau, bởi quan hệ "môi hở răng lạnh" giữa chúng ta. Nhưng hiện trạng của Trung Quốc và Triều Tiên chẳng mang lại điều gì cho Nhật Bản. Dưới nhãn quan của người phương Tây văn minh, họ có thể nhìn những gì diễn ra ở Trung Quốc và Triều Tiên để phán xét Nhật Bản. Người dân Trung Quốc và Triều Tiên chìm sâu trong mê tín hủ lậu, không biết đến khoa học là gì. Các học giả phương Tây có thể nghĩ Nhật Bản vẫn là quốc gia chỉ biết tới Âm Dương Ngũ Hành. Người Trung Quốc hèn hạ và vô liêm xỉ, và tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Người Triều Tiên thực hiện hình phạt thảm khốc đối với tù nhân thì người Nhật cũng bị coi là vô nhân đạo.
Vậy chúng ta phải làm gì bây giờ? Tốt hơn hết là chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đứng chung vào hàng ngũ các quốc gia văn minh phương Tây.

Nước ta có 85 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, chắc chắn không phải là nước nhỏ.
Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Chắc chắn không phải là nước yếu.
Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy.
Nhưng chúng ta là nước nghèo và kém phát triển so với rất nhiều nước trên thế giới?

Ninh Hiệp làng buôn bán Đông Dược.

Làng Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến không  chỉ là nơi trung chuyển vải khổng lồ của các tỉnh phía bắc mà còn là một làng nghề làm và buôn bán đông dược.
chuyện kể lại
Tương truyền, vào thời Lý, khoảng năm 968, làng Ninh Hiệp lúc đó tên gọi Phù Ninh. Bà Lý Nương trong một lần ghé qua đây, thấy người dân hiền lành hiếu khách. Nhìn cảnh dân đau ốm, bệnh tật, bà bèn trổ tài dùng lá cây để chữa bệnh giúp dân. Thế rồi, để đáp lại tấm lòng tha thiết được học của người dân đất lành này, bà đã ở lại để dạy cho dân cách trồng và biến cây thành những thang thuốc để chữa bệnh cứu người.
Người Ninh Hiệp dựng am thờ bà. Vua Lý phong bà danh hiệu "Lý nhũ thái lão- Dược tiên thần linh". Trong cuốn Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ có ghi: y học bây giờ chia làm hai khoa: nội và ngoại. Ngoại khoa chia làm ba phái: Phái họ nguyễn ở Bão Từ, phái họ Nguyễn ở Phù Ninh, phái họ Nguyễn ở Văn Lãng. Ba phái ấy dùng thuốc cao thuốc đồ hiệu nghiệm lắm.
Hiện trong gia phả của một số dòng họ ở Ninh Hiệp vẫn còn ghi lại, nhiều tên tuổi của làng Nành từng được triều đình cử vào cung chăm lo sức khỏe cho vua và triều thần. năm Cảnh Hưng thứ 3 (1742) ghi Lương y chánh Thạch Duy Khiêm từng là chánh ngự y triều Nguyễn… Thầy thuốc xuất thân từ làng Phù Ninh thời nào cũng có, được phân bố rải rác khắp nơi.
Cụ Nguyễn Khắc Quýnh, tác giả cuốn sách Chuyện cũ làng Nành, được tổ chức UNESCO trao giải Ba. Cụ cho biết: Năm 1680, Hoài Viễn tướng quân, người làng Nành, đi sứ Trung Quốc, chữa khỏi bệnh cho hoàng hậu. Cảm kích trước tài năng, nước bạn đã ban tặng bài thuốc linh diệu có tên Thái ất thần cao. Nghe đâu, bài thuốc này có thể chữa được bệnh ung thư cũng như nhiều bệnh nan y khác. Hiện bài thuốc này đang được Hội đông y lưu giữ cẩn thận. Tuy nhiên, do nguyên liệu toàn thứ khó kiếm, cách làm cũng quá kỳ công nên bài thuốc này đã lâu rồi không được nhắc đến.
Khôi phục nghề xưa

Những năm 1990, một nhóm những người cao niên trong làng đã nảy ra ý tưởng cần sớm khôi phục lại nghề trước khi bị mất hẳn. Tháng 6 năm 1990, thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập Chi hội Đông y xã Ninh Hiệp, nhất trí bầu cụ Nguyễn Văn Hải, nguyên là hội viên Hội Đông y Trung ương, làm hội trưởng.. Hội liên hệ để cử một phần sang Viện Đông y để học thêm. Phần nữa tìm lại những vị nhiều tuổi còn nhớ nghề trong làng để học lại. Cụ Nguyễn Khắc Quýnh cũng góp phần không nhỏ trong việc khôi phục nghề cũ của tổ tiên bằng cách, hằng ngày, cụ vẫn dạy chữ Hán nôm cho lớp trẻ, với chủ định có thể giải mã được những bài thuốc hay, quý của làng mà văn tự cổ còn lưu giữ được nhưng chưa có điều kiện dịch.
Hiện nay, các hội viên tập trung vào chữa trị những căn bệnh thông thường, hoặc có tính chất mãn tính như dạ dày, thần kinh, suy nhược cơ thể... Các loại cao dán, thuốc viên, thuốc bột...
Do điều kiện đất chật người đông, người làng Nành hôm nay không có điều kiện để trồng cây thuốc nhiều nữa mà chủ yếu được thu mua từ khắp các tỉnh phía Bắc.
Nhưng người ở đây vẫn tự hào, bất kể cây thuốc từng qua tay những ai, phải qua tay người làng Nành mới có thể tự tin xuất khẩu ra nước ngoài được. Thuốc chủ yếu nhập về từ Trung Quốc, bởi trên thực tế, Trung Quốc có điều kiện khí hậu thích hợp, vùng trồng rộng lớn nên rất có điều kiện để phát triển thành vùng nguyên liệu.
Quế, hồi, sa nhân... từ các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên... tập trung về, người Ninh Hiệp gia công lại lần cuối, không bao giờ sợ mốc cả. Với các loại củ quả, người Ninh Hiệp mua thô về, tiến hành phân loại rồi sấy khô qua lửa. Sau đó mới đóng gói rồi phân bổ đi các nơi. Các loại củ như quy sâm, quy thục, các hộ ở đây mua về, sấy khô, rồi tiến hành sao tẩm, đóng gói. Còn với các loại thân, rễ cây thuốc, họ mua nguyên cây, rồi  thuê người thái thành khúc như ta vẫn nhìn thấy ở quầy thuốc bắc, sau đó sấy bằng diêm sinh. Thấy tôi băn khoăn về sự độc hại của chất diêm sinh trong quá trình sấy, chị chủ cửa hàng quả quyết: Từ lúc sấy khô đến lúc đóng bao chuyển đi cũng phải hơn một tuần, mùi diêm sinh sẽ tự mất, không ảnh hưởng gì đến chất lượng thuốc. Con gái Ninh Hiệp suốt ngày tiếp xúc với việc thái, sấy thuốc mà cô nào cũng da trắng tóc dài, thật chẳng hổ danh quê ngoại của Ngọc Hân công chúa.
Chúng tôi đến cửa hàng buôn bán thuốc bắc của vợ chồng nhà anh Chín. Mỗi tuần anh Chín đi Trung Quốc lấy hàng một lần, khoảng bốn, năm tấn, thu lãi tầm vài triệu đồng.. Người chủ hàng ở Trung Quốc chịu trách nhiệm đóng gói sẵn gửi về cho người mua theo xe hàng về phân phát cho các hộ ở đây. Thuốc họ mua về hầu như đủ tất cả những thứ nhu cầu thị trường.
Làm ăn về lâu về dài, chẳng thể ăn xổi với bạn hàng. Người Ninh Hiệp nhờ thế bao nhiêu năm nay vẫn xuôi chèo mát mái.
Để trở thành một làng quê phát triển vừa vững chắc và lành mạnh, bên cạnh cơ chế rộng mở, thông thoáng, cũng cần có sự quản lý chặt chẽ, từ phía chính quyền địa phương. Cuộc sống giàu mạnh trong sự bình yên, đó vẫn là mục tiêu đạt tới của các làng quê Việt trong nhịp sống mới.
Làng thuốc cổ của Thăng Long
Ninh Hiệp gồm ba làng cổ là Ninh Giang, Phù Ninh và Hiệp Phù.
Nay làng Ninh Giang đổi tên thành thôn 8, Hiệp Phù thành thôn 9, Phù Ninh lớn nhất chia thành 7 thôn.
Cụ Nguyễn Khoa Nhuần, kể lại vào thời Lý, một bà tổ nghề gốc Thanh Hóa có tài chữa bệnh cứu người, khi qua làng Phù Ninh và làng Ninh Giang thấy đất đai phì nhiêu, dân làng cần cù, bèn trụ lại dạy dân làm nghề thuốc nam dược và dệt vải.
Nguồn dược liệu vô cùng quý giá đối với dân làng Ninh Giang và Phù Ninh thời bấy giờ là rừng báng thuộc đất Đông Ngàn (nay là Tiên Du, Bắc Ninh), vừa là nơi khai thác vừa là nơi gieo trồng cây thuốc.

Sau nhờ có công lao truyền nghề làm thuốc chữa bệnh cứu người, bà được phong là Lý Nhũ Thái Mẫu Dược sư thần linh.

Khi bà mất, thôn 6 thờ bà ở Điếm Kiều còn thôn 8 thờ tại đình làng cùng với thành hoàng làng.
Hàng năm, vào ngày 18/1 âm lịch, dân làm thuốc hai thôn lại tổ chức cúng lễ, tưởng nhớ bà tổ nghề.
Khi đất làng bén hơi của phố, người thôn 6, thôn 7, thôn 9 làm thuốc ít dần mà chuyển sang buôn bán vải; chỉ còn thôn 8 duy trì với nghề cổ với hơn nửa số lao động tham gia.

Những người làm thuốc ở đây hãnh diện bởi thời xưa, hai danh y nổi tiếng người làng giỏi nghề thuốc được vào cung làm ngự y chữa bệnh cho vua là Chánh ngự y Nguyễn Tán và Phó ngự y Nguyễn Khắc Hoạt cùng rất nhiều thái y khác.

Giữ nếp cũ, người dân Ninh Hiệp ngày nay vừa biết sơ chế thuốc, vừa biết bốc thuốc cho người bệnh các nơi tìm đến.

Sôi động làng nghề thuốc dân tộc

Thôn 8 không khác gì khu phố trong nội thành Hà Nội, đường xá quanh co chật hẹp, nhà cửa san sát những căn hộ cao tầng. Duy chỉ có điều, khắp trong nhà ngoài ngõ đều thơm lựng mùi đông dược; sân nhà, lối đi được tận dụng phơi thuốc, mỗi gia đình như một xưởng dược liệu với những kho thuốc ngổn ngang.
Nhà ít thì vài ba người làm nghề, nhà nhiều thuê tới vài chục công nhân, suốt đêm ngày nhộn nhịp.

Tuy không thu nhập cao như kinh doanh vải nhưng nghề làm thuốc là nghề hướng thiện, để lại nhiều phúc đức cho con cháu nên được nhiều người gắn bó, duy trì theo kiểu cha truyền con nối.

Ông Lâm Văn Định, một lang y cho biết ông làm nghề bốc thuốc mấy chục năm nay không dựa vào kiến thức ở trường lớp mà bằng kinh nghiệm cha ông và những quyển sách tự học.

Ông nhẩm tính rằng, từ khi làm nghề tới nay, khoảng 15.000 lượt bệnh nhân đã đến với ông, từ Vũng Tàu, Nha Trang xa xôi đến lưu học sinh các nước Australia, Canada, Nhật Bản...

Hiện tại, phố Lãn Ông là nơi tiêu thụ phần lớn thuốc ở Ninh Hiệp, là nơi trung chuyển thuốc tới tận tay người bệnh.

Lãnh đạo xã Ninh Hiệp cho biết làng thuốc nam, thuốc bắc Ninh Giang vừa mới được thành phố công nhận làng nghề truyền thống.

Vui hơn khi Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đang đề nghị làng nghề Ninh Giang tham gia chương trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Đây cũng là cơ hội để nghề thuốc Ninh Hiệp giới thiệu với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế về một bản sắc nghề truyền thống quê hương.


Thổ Tang - từ làng lên phố!

Thổ Tang cách thành phố Vĩnh Yến đến 20 km, giữa một vùng nông thôn của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, là một thị trấn sầm uất và nhộn nhịp buôn bán như phố phường Hà Nội. Có người ví, cả miền Bắc này chỉ có “thứ nhất Ninh Hiệp, thứ nhì Thổ Tang”.
Thổ Tang đang đô thị hoá từng ngày.
Thổ Tang có truyền thông buôn bán từ thời Pháp thuộc nên mặc dù ở vùng nông thôn, giao thông đi lại không mấy thuận lợi nhưng mức độ kinh doanh buôn bán, trao đổi hàng hoá rất lớn. Có đến 700 hộ kinh doanh cá thể, trong đó có 10 công ty lớn đầu tư thu mua chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Bình quân mỗi năm xuất từ 5.000- 7.000 tấn chè búp khô, 4000- 5000 tấn lạc nhân, thu gom và vận chuyển vào Nam trên 5000 con trâu bò, hàng ngàn tấn thịt lợn hơi lên các tỉnh phía Bắc…Tại thị trấn, luôn có doanh nhân từ Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan đến thu mua hàng
Chính việc phát triển sản xuất và dịch vụ thương mại đã làm cho mảnh đất nổi tiếng này ngày càng thay da đổi thịt, đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn.
Không chỉ mạnh về kinh tế, Thổ Tang cón rất chú trọng đến phát triển văn hoá- giáo dục. Trạm y tế xã, Trường Tiểu học, Trường THCS Thổ Tang đều được xây mới và bảo đảm cơ sở vật chất. Riêng trường tiểu học Thổ Tang đã đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2.. Ngay bên cạnh UBND thị trấn, chùa Tùng Lâm đang được trung tu. khang trang, sạch đẹp với những nét cổ kính cùng với Đình Thổ Tang- một di tich văn hoá nổi tiếng khắp vùng minh chứng về sự thịnh vượng của một vùng đất xưa- nay…
Thổ Tang vẫn còn chỗ chưa là “phố”. Chợ Thổ Tang vẫn “y chang” như trước, vẫn chật chội và có nguy cơ “cháy” bất cứ lúc nào. …Còn đường trung tâm thị trấn chưa được cải tạo: không có rãnh thoát nước, không được mở rộng nên chuyện ách tắc giao thông là chuyện thường . dư tính chợ Thổ Tang cũng sẽ được cải tạo nâng cấp theo mô hình đa dạng, trong đó có diện tích bán hàng theo mô hình siêu thị.
Với truyền thống, ý chí quyết tâm, của người dân, của mỗi cán bộ, đảng viên, Thổ Tang nhất định sẽ trở thành một điểm sáng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị  hoá và phát triển dịch vụ thương mại ở nông thôn.
Thổ Tang - Làng đi buôn

Dân quanh đây vẫn quen gọi Thổ Tang là phố, dù chẳng ai công nhận.
Mà đúng phố thật! Từ quốc lộ 2 theo đường tỉnh lộ 34 khoảng 4 cây số, Thổ Tang sầm uất không kém bất kỳ phố thị nào
Chỉ có khác là nơi đây chẳng có cảnh đi dạo phố. Phụ nữ Thổ Tang đã quá quen với cảnh “Ăn với chồng nửa bữa - Ngủ với chồng nửa đêm”.
Nói về truyền thống buôn bán, tuy không có thuận lợi (cận thị, cận giang) như nhiều địa phương khác nhưng từ thế kỷ 13 Thổ Tang đã được coi là vùng Kẻ Giang – Kẻ Chợ có tiếng. Và người đầu tiên học trường Cao đẳng Thương mại Đông Dương (của Pháp) là nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn Thái Học, chính người Thổ Tang.
Buôn bán là nghề không dễ hình dung như nghề mộc, nghề xây, hay bất kỳ nghề nào khác. Vậy mà cứ đời này qua đời khác, cha truyền con nối. Nó khắc vào bản chất con người Thổ Tang đức tính chịu thương chịu khó, tần tảo, chi ly, tham công việc, tiếc thời gian.
Đàn ông Thổ Tang chẳng còn thời gian để cờ bạc, rượu chè, mà phải bôn ba để mưu sinh.
Những tỷ phú “ chân đất”
Những ông chủ “chân đất” ở làng Thổ Tang lý lịch bao đời nay đều gắn với hai chữ “bần nông”, trình độ văn hoá chưa hết THPT, vậy mà trong tính toán làm ăn kinh tế và tính thích nghi với thị trường thì nhiều người “có học” cũng phải thua.
Đến thăm Cty Thương mại Hoà Bình, một doanh nghiệp tư nhân chuyên xuất khẩu chè. Anh Nguyễn Xuân Tửu, từ một nông dân “chân đất” chỉ biết nghề làm ruộng với hai bàn tay trắng, nay đã là giám đốc Cty, doanh thu mỗi năm vài chục tỷ đồng.
Năm 2004, Cty Hoà Bình xuất khẩu 5000 tấn chè sang ấn Độ, Ba Lan... Còn ông giám đốc của doanh nghiệp Hải Cường, Chử Văn Cường thì lại khiêm tốn: “Việc chúng tôi làm đã có gì đáng nói đâu”. Năm 2004, doanh nghiệp Hải Cường thu mua hơn 2000 tấn chè khô để xuất khẩu. Để có nguồn hàng ổn định đạt chất lượng, Giám đốc Cường đã ký hợp đồng và ứng tiền sản xuất cho bà con nông dân ở Yên Bái, Hà Giang rồi thu mua chè.
Đến thăm ông Đỗ Trung Kiên, một thương gia chuyên buôn hàng khô. Ông Kiên vừa chỉ đạo thợ lao động gom nốt số lạc loại vào góc kho vừa nói: “Tôi vừa đóng hết hàng, kiểm kê kho nên mới có thì giờ tiếp mọi người”. “Buôn nông sản khó không bác?” – tôi hỏi. Ông Kiên cười lớn: “Thì cũng như nông dân cày ruộng thôi. Khác là họ cày bằng trâu thật còn chúng tôi cày bằng “trâu sắt”. Cày trên đường nhựa chắc dễ ngã hơn”.
Rồi ông Kiên bắt đầu kể về những rủi ro: “Dân chúng tôi buôn bán gia truyền nên khi bắt đầu bước vào thương trường là người ta tính toán cẩn thận lắm. Nhưng cũng không vì thế mà không gặp rủi ro. Hộ anh Lê Văn Kỳ trên đường vận chuyển trâu vào Nam, qua đèo Ngang bị đổ một xe, chết mất 11 con, đi toi vài chục triệu đồng; có người tin khách hàng bị lừa hàng trăm triệu tiền gạo; nhiều gia đình phải đổ cả xe mận đi vì tiêu thụ không kịp... Tất nhiên mỗi rủi ro sẽ là bài học cho họ và cho cả làng”.
Ngay sau khi nghỉ chế độ năm 1985. Ông buôn bán tất cả những mặt hàng mà thị trường cần như ngô, sắn, gừng, nghệ, cau khô và bây giờ nhiều nhất là lạc nhân. Từ một nhà buôn nhỏ, gom hàng khắp các vùng giờ ông Kiên thành một đại gia chuyên làm công việc na ná như của một đại lý cấp I. Bà con trong xã đi mua hàng ở các địa phương khác về bán lại cho ông. Ông thuê nhân công phân loại, sấy hàng theo đúng tiêu chuẩn, đóng gói rồi đóng công ten nơ chuyển đến các doanh nghiệp có tư cách xuất khẩu.
Người Thổ Tang như con nhện khéo đan mạng lưới thương trường ở khắp mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài. Trong khi nhiều người ở Thổ Tang không biết đến Quyết định 80 của Chính phủ (tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng) là gì nhưng họ lại đang miệt mài như những chú ong thợ làm cái việc mà nhiều doanh nghiệp Nhà nước luôn kêu khó để “xin” hỗ trợ.
Năm 2004 Thổ Tang tham gia xuất khẩu 4000 tấn chè búp khô, 2000 tấn lạc nhân... hàng chục nghìn tấn vật liệu xây dựng; đây là con số không nhỏ giúp tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân.

 

Phép thần nào đã giúp họ đổi đời?

Ở làng Tề Lỗ  thuộc tỉnh Vĩnh Phúc đã có hàng trăm nông dân "ngự" trên những chiếc xe sang trọng! Vậy phép thần nào đã giúp họ đổi đời?".
Từ Hà Nội đến thị trấn Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ mất chừng một giờ xe hơi
Còn từ thị trấn Yên Lạc muốn tìm đường vào làng Tề Lỗ thì chẳng cần hỏi đường lâu vì: "Cứ đến chỗ nào có nhiều ô tô thì đó là làng Tề Lỗ".
Ông Nguyễn Kim Hữu - Chủ tịch xã Tề Lỗ kể dân Tề Lỗ trước đây chủ yếu là "buôn đồng nát" và "chăn vịt". Nay họ giàu có vì:
"Dân làng Tề Lỗ chăm chỉ và biết cách làm giàu".
Cách chừng chục năm một số hộ chuyển hướng sang nghề "mổ" ô tô, tức là người ta mua các loại ô tô cũ hỏng về rồi tháo rời từng chi tiết phụ tùng ra mà bán. " người làng cứ trông nhau mà làm thôi. Thấy người ta làm được thì mình cũng làm nhưng làm cái món này phải có "sức khoẻ, không ngại thì mới đứng được". Nông dân Tề Lỗ đổi đời được cũng là từ cái nghề "xẻ thịt" ô tô này.

Làm kiểu công nghiệp, tiêu kiểu nông dân và dân giàu xã mạnh

Người Tề Lỗ giàu nhưng tất cả đều phải làm cật lực "phải đổ mồ hôi sôi nước mắt" nên không xa hoa, lãng phí. Làng Tề Lỗ nhiều xe hơi thật, nhưng xe hơi để phục vụ cho chuyện ký kết hợp đồng, làm ăn giao dịch. Là phương tiện đi săn hàng suốt từ Nam ra Bắc, cứ đâu có xe thanh lý là dân Tề Lỗ đến liền, bất kể đường xa hay mưa gió, giá rét.
Nhà lầu, xe hơi ở đây tất cả đều được cất lên bằng mồ hôi nước mắt nên người ta liệu cơm gắp mắm, không chi tiêu bừa bãi. Nhưng trường mẫu giáo của xã thì cực kỳ khang trang sạch đẹp.
Nếu nông dân ở đâu cũng biết cách làm giàu chân chính như Tề Lỗ thì không chỉ dân giàu, xã mạnh mà còn góp phần làm giàu cho cả đất nước.

Đồng Kỵ khởi nguồn từ nghề truyền thống

Đồng Kỵ có tên nôm là làng Cời, thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, nay là một phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ - tự hào: “Nhà cửa người dân trong phường giờ phát triển rầm rộ, hoạt động mua bán bất động sản diễn ra tấp nập. Năm ngoái, người dân đã mua hàng nghìn lô đất tiền tỷ trong làng, năm nay còn xâm cư mạnh mẽ sang các phường, xã lân cận để mua đất làm xưởng sản xuất”.
Đàn ông Đồng Kỵ xưa dựa vào nghề mộc tổ truyền mà đi khắp thiên hạ đóng thuê giường, tủ, cửa, nhà…
Con trai cứ đến tuổi trưởng thành lại được học nghề, rồi theo cha chú rong ruổi khắp nơi. Đàn bà trong làng thì buôn chuyến ra Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Hồi ấy, cuộc sống còn rất vất vả; nhà nào khá giả cũng chỉ đủ miếng ăn.
sau năm 1975, những người dân Đồng Kỵ vào Nam làm thuê, thấy nhu cầu dùng đồ gỗ cổ của người dân miền Nam rất lớn nên về làng thu gom, mua lại đồ gỗ cổ trong làng và các địa phương xung quanh chở vào bán.
Mua mãi cũng hết, người Đồng Kỵ bắt đầu nghiên cứu làm đồ giả cổ. Sau một vài mẫu mã ban đầu đưa vào TP.HCM chào hàng thành công, làng nghề thủ công mỹ nghệ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Ra ngõ gặp… giám đốc
Ban đầu, thị trường tiêu thụ chủ yếu chỉ là miền Nam. Dần dà, từ các mối quan hệ rộng rãi của người dân Sài Gòn khi còn sống dưới chế độ cũ, một số chủ nghề trong làng bắt mối được với thị trường Thái Lan, Lào, Campuchia.
Thời hoàng kim nhất của làng nghề Đồng Kỵ có lẽ là vào khoảng những năm 80 đến 90 của thế kỷ trước. Thị trường đồ mỹ nghệ của làng phát triển rộng khắp các tỉnh miền Bắc và có mặt ở nhiều nước Asian.
ông Ngô Xuân Tạo cười sảng khoái: “Phường tôi giờ nhà nào cũng thuộc diện giàu có. Phường có khoảng 3.000 hộ dân thì hầu hết đều có từ vài trăm triệu đến vài tỷ trong nhà. Khoảng 500 hộ buôn bán lớn có hàng chục, hàng trăm tỷ trở lên."
Người làng nói vui, có đêm ngủ dậy là thấy hàng xóm hai bên đều đã thành... giám đốc!
Nhiều thanh niên trong làng, dù đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội nhưng cuối cùng đều bỏ ngành nghề về làm cho công ty gia đình hoặc mở công ty riêng.
Vượt qua bão táp
Sự biến động của thị trường nguyên liệu gỗ năm 2008 từng khiến ngôi làng tỷ phú này mất ăn mất ngủ. Người dân đổ hết vốn liếng, tiền vay ngân hàng vào việc gom nguyên liệu gỗ.
Đùng một cái, gỗ các loại đồng loạt giảm giá khủng khiếp. Cùng với sự giảm giá của nguyên liệu gỗ, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm Đồng Kỵ cũng “đóng băng” nhanh chóng.
Chỉ trong một thời gian mà có đến 20% doanh nghiệp trong làng phải bán tháo đất đai, nhà cửa, tài sản. Cũng may, một người sa sút thì nhiều người chung tay đỡ nên giảm thiểu được thiệt hại trong lúc khó khăn.
Trước đó, năm 1994, cũng có một thời gian dài đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đứng trước nguy cơ mai một.
Ông Vũ Quý nhớ lại: “Thời điểm đó, hàng làm ra không tìm được thị trường. Nhiều gia đình trong làng bỏ nghề đi khắp nơi, làm đủ nghề để mưu sinh. Là thợ cả trong làng, tôi không nỡ nhìn thấy nghề truyền thống của tổ tiên bị mất đi nên đã đi khắp đất nước, tiếp thị hình ảnh làng nghề truyền thống."
"Khi chiếm được cảm tình và lòng tin của khách hàng thì người ta bắt đầu đặt mua. Người mua trước mách người mua sau, người làng lại hỗ trợ nhau thông tin về thị trường, cách tiếp cận, giới thiệu sản phẩm và phục hồi nghề truyền thống của mình”.
Hiện nay, phường nghề Đồng Kỵ đã lấy lại được thăng bằng và phát triển rực rỡ.
Trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa qua, người dân Đồng Kỵ đã rất tự hào khi tác phẩm Chiếu dời đô khổng lồ có sự tham gia chế tác của các nghệ nhân Đồng Kỵ.