Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Nước nhiễm Asen gây Ung thư

Nhiễm Asen trong nước ngầm tại Hà Nội

Khảo sát hiện trạng nước ngầm trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy ở đây đều nhiễm Asen.
Asen là chất gì? Cơ chế nào sinh ra Asen trong nước ngầm?
PGS.TS Trần Hồng Côn: Asen hay còn gọi là thạch tín. chất cực độc. có câu “nhất nhân ngôn , nhì thạch tín”, nếu ngộ độc một hai thứ đó thì vô phương cứu chữa. thạch tín lại phân bố với hàm lượng tương đối lớn trên vỏ trái đất, tồn tại dưới dạng ít tan và hầu như không tan.
Khi công nghệ chưa phát triển nên ta chưa phát hiện và phân tích được độ nhiễm Asen.
Các vùng đồng bằng như Đồng bằng sông Hồng, sông Mê Kông bắt nguồn từ nam dãy núi Hymalaya cả khối địa chất, địa mạo đó gần gần giống nhau nên có nguy cơ nhiễm Asen cao.
Khảo sát đồng bằng sông Hồng, ĐB sông Mã, ĐB sông Cửu Long cho thấy ở đây đều nhiễm Asen trong nước ngầm, chỗ nhiễm nặng, chỗ nhiễm ít.
Vì theo cơ chế: mưa xối xuống núi, phong hóa các chất, tạo thành phù sa, đồng bằng tích lũy các chất như Asen 5 và kết tủa của nó cộng với lá cây phân hủy tạo thành yếm khí do đó không giải phóng được Asen trong nước ngầm.
Núi chứa nhiều quặng Sunfua và Asennua, nên hầu hết nước ngầm ở đồng bằng đều có nguy cơ ô nhiễm.
Còn vùng núi chỉ có những vùng khai thác vàng hay khai thác quặng sunfua đa kim thì nước suối khu vực đó có nguy cơ ô nhiễm, về mùa khô thì ô nhiễm nặng hơn, mùa mưa vì nước suối đã cuốn trôi nên ô nhiễm nhẹ. Nhưng độ nhiễm Asen trong nước ngầm lại tương đối ổn định.
Mức độ nhiễm Asen trên địa bàn TP Hà Nội như thế nào?
Khảo sát địa bàn TP Hà Nội cho thấy đều nhiễm Asen. Nhưng mức độ nhiễm không đồng đều.Những tầng nước tuổi càng cao, càng sâu thì mức độ nhiễm Asen thấp hơn tầng trên.
đồng bằng sông Hồng có lượng sắt nhiễm tương đối cao, nước rất đục, không thể ăn uống, tắm giặt được nên hầu hết các gia đình khi đào giếng khoan đều xây bể lọc cát để lọc lấy nước trong. Bằng cách xử lý truyền thống là qua bể lọc cát sắt bị oxi hóa kết tủa lại, đọng lại trong cát, Asen cũng bị thu vào đó mà giảm đi nhiều. Vì sắt là chất hấp thị tốt nhất đối với Asen, đồng thời kéo Asen đi. Nên nguy cơ Asen còn tồn trong nước giảm. Nếu như hàm lượng sắt đủ lớn thì nó sẽ làm giảm hàm lượng Asen tới 90%, còn thông thường nó có thể đạt từ 30 – 70 %.
Như vậy, có thể nói công nghệ xử lý nước cấp của chúng ta hiện nay có xử lý Asen nhưng không chủ định.
Vì xử lý Asen không chủ định nên  ta thấy có một “nghịch lý": các bể lọc nước nếu để lâu ngày tích lũy được nhiều Hydroxit sắt thì khả năng xử lý Asen tốt hơn. Trong khi đó bể lọc cần  được thường xuyên rửa để khả năng lọc nước tốt và nhanh hơn, tăng thêm khả năng lọc sắt, nhưng khả năng giữ Asen lại giảm khiến lượng Asen còn lại trong nước cấp có thể cao hơn.
Theo khuyến cáo của WHO, nước bị coi là nhiễm độc Asen là nước có hàm lượng Asen từ 0,01mg/lít trở lên. Sử dụng nước bị nhiễm Asen quá mức cho phép trong một thời gian dài thì cơ thể bị phơi nhiễm Asen mãn tính.
Asen là tác nhân gây ra 19 loại bệnh khác nhau, trong đó đặc biệt là bệnh ung thư­ da và ung thư­ phổi. Người uống nước nhiễm Asen lâu ngày sẽ có các đốm sừng trên thân thể hay các đầu chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hóa da, gây sạm và mất sắc tố, từ đó dẫn đến hoại da hay ung thư­ da.
Bệnh sừng hóa thường xuất hiện ở tay, chân, lòng bàn tay, gan bàn tay. Tình trạng nhiễm asen lâu ngày còn có thể gây ung thư (gan, phổi, bàng quang, thận).
Trường hợp mãn tính cho đến bây giờ chưa có thuốc nào chữa được. Với trường hợp uống nước nhiễm Asen lâu ngày, chưa phát hiện ra ung thư thì mới có phác đồ điều trị là cách ly bệnh nhân ra khỏi nguồn nước ô nhiễm, uống vitamin để cơ thể tự đào thải độc tố ra ngoài.
Trong trường hợp ngộ độc cấp tính như bị đầu độc, uống phải một liều lượng thạch tín nhất định khi đó Asen vào cơ thể làm tan hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da vàng, các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxi, nên chỉ sau 24 – 36 tiếng sẽ tử vong.
PGS.TS Trần Hồng Côn: Nước Javel dùng để xử lý nước chỉ có mục đích tiệt trùng, là một bước đệm cho việc xử lý Asen chứ chưa thể xử lý được gì. Nếu cứ đổ ồ ạt vào mà không theo mức độ cho phép thì với lượng dư của chất oxi hóa đó sẽ gây ngộ độc theo một cơ chế khác.
Nếu lượng Clo trong nước nhiều quá, khi mở ra ta hín vào thì lượng oxi hóa đó theo cơ thể chạy vào vào trong phổi, gây tức thở, ho thậm chí nếu tiếp xúc lâu khiến các phế nang bị thương tổn, dẫn đến chảy nước vàng hay còn gọi là hiện tượng tràn dịch màng phổi.
Nếu chất Javel trong nước cao quá có thể gây mẩn ngứa, gây tổn thương những điểm trên da.
làm thế nào để khắc phục triệt để tình trạng nước ngầm bị nhiễm Asen trong điều kiện hiện nay?
PGS.TS Trần Hồng Côn: Theo cách vĩ mô, để lượng Asen trong nước sinh hoạt ở mức cho phép, ở mỗi nhà máy nước cần cải tiến công nghệ lọc nước, có thêm công đoạn xử lý Mangan và Asen ngay tại nguồn cấp nước.
Còn đối với các hộ dân nếu có nước giếng khoan cần kiểm tra nước giếng trước khi dùng để ăn uống. Không ăn uống nước giếng khoan bị nhiễm Asen chưa qua xử lý.
Với biện pháp trước mắt chúng có thể yên tâm sử dụng bộ lọc Asen tại nhà đối với nước dùng cho ăn uống.

Dân hoang mang vì nước nhiễm Asen
Chị nói: “Từ lâu chúng tôi thấy nước có màu khác thường, nên đã chủ động mua thêm máy lọc nước công nghệ RO để lọc nước nấu ăn, còn các sinh hoạt khác đều dùng nước của công ty. Ngay sau khi có kết quả nước bị nhiễm Asen, vợ chồng tôi lại mua thêm hệ thống lọc ở đầu nguồn hết 5 triệu đồng”.
Cũng theo chị Thoa, cô con gái lớn đang học lớp 2 thời gian gần đây có hiện tượng sùi da ở hai bàn chân, đã đi chữa nhiều nơi nhưng vẫn không khỏi. Không chỉ có con gái chị, hiện nay trong khu nhà có một vài hộ gia đình bị mắc các chứng bệnh như rụng tóc, ngứa, á sừng, viêm da…thậm chí có hai người mới phát hiện mắc bệnh ung thư trong khi tuổi đời còn rất trẻ.
Chủ đầu tư giữ điệp khúc "cung cấp nước sạch"
Trong hợp đồng ghi rõ là Công ty cung cấp nước sạch đầy đủ cho người dân
 Nhưng theo các hộ từ khi chuyển về đây sinh sống họ đều phải dùng nước giếng khoan vẩn đục, nổi váng màu vàng. Nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo an toàn  
Cư dân nơi đây cho biết, họ đã gửi đơn lên các cơ quan chức năng, đồng thời tiến hành thuê luật sư và làm các thủ tục khởi kiện Cty cung cấp nước sinh hoạt nhiễm Asen, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho trẻ em và phụ nữ.
Nhiều bể lọc nước được xây dựng theo chuẩn, có giám sát rất chặt chẽ, nhưng lại không phát huy tác dụng trong việc tránh nhiễm độc asen.
Hội Y học lao động Việt Nam cho biết, nguyên nhân là những bể lọc này phải được thay lọc định kỳ 4 đến 6 tháng/lần, nhưng phần nhiều các gia đình không thực hiện đúng, có khi 1 đến 2 năm mới thay lọc một lần.
Hội Y học lao động Việt Nam cho biết, ngoài việc yêu cầu từng nhà thực hiện tốt việc thau rửa bể lọc gia đình, Hội còn đề xuất phương án thành lập các đội tự quản. Theo đó, đội tự quản sẽ lên danh sách và tổ chức lọc bể cho các gia đình theo chu kỳ đã định.
Kien Thong - suu tam


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét