Tác dụng hữu ích ít biết của cây họ Bèo
- Khử nước nhiễm độ đặc biệt là Asen.
- Lọc nước giếng ăn, lọc nước trong chậu thủy cảnh.
- Xử lý nước thải sinh hoạt.
- Làm thức ăn cho lợn và làm phân xanh.
- Sao vàng, sắc với nước uống hàng ngày chữa mẩn ngứa.
Kien Thong
Xem Thêm
Bèo ong hay Bèo tai chuột - Salvinia cucullata Roxb., thuộc họ Bèo ong - Salviniaceae.
Mô tả: Cây mọc ở nước. Lá không có cuống, mọc thành cụm dày, phiến lá hình tam giác, chiều rộng lớn hơn chiều dài, gốc hình nêm hay hình tim, đầu cụt, cuộn lại dọc theo sống lá, như tổ ong, mặt dưới có lông, mặt trên có những nhú xếp sít nhau.
Công dụng: lọc nước giếng ăn, lọc nước trong châu thủy cảnh.
Công dụng: lọc nước giếng ăn, lọc nước trong châu thủy cảnh.
Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn.
Bèo tây còn có tên gọi: Bèo Nhật Bản, bèo Lộc Bình.
Tên khoa học Eichhoriaceae crassipes solms.
Thuộc họ Bèo tây Pontederiaceae.
Ở Việt Nam không có Bèo tây mà nó có xuất xứ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905. Đây là một loại bèo trồng chỗ nào cũng được, miễn là nơi ẩm ướt, nước ao tù vì loại cây này có đặc trưng là phát triển nhanh.
Nhân dân gọi là bèo Nhật Bản hay bèo tây để chỉ nguồn gốc ngoại lai, khác với cây bèo cái vốn có lâu đời ở nước ta. Được đưa vào trồng ở nước ta để làm thức ăn cho lợn và làm phân xanh ?
Sử dụng cây bèo tây xử lý nước thải sinh hoạt
Hố chứa nước thải ban đầu, được thả bèo tây với mật độ khoảng 12-15 cây/m2Do cây bèo tây có bộ rễ rất dài (khoảng 1 mét), có khả năng hút các chất kim loại nặng và phân giải xyanua rất mạnh, nên phần lớn chất cặn bã và mùi hôi có trong chất thải sinh hoạt được bèo tây xử lý.
Xử lý nước thải bằng rau ngổ và lục bình
Xử lý nước thải bằng rau ngổ và lục bình
nghiên cứu mới đây của Trương Thị Nga và Võ Thị Kim Hằng (Đại học Cần Thơ) còn tìm thêm được hai loài là lục bình và rau ngổ.
Kết quả về đặc điểm sinh học cho thấy, rau ngổ và lục bình có khả năng thích nghi và phát triển tốt trong môi trường nước thải.
Đối với rau ngổ, các kim loại nặng có xu hướng tích lũy trong rễ nhiều hơn trong thân lá. Lục bình thì ngược lại, hấp thu và tích lũy trong thân lá lại cao hơn trong rễ.
Nghiên cứu khẳng định, hệ thống ao xử lý có trồng rau ngổ và lục bình có thể được thiết kế phù hợp với mô hình chăn nuôi heo hộ gia đình hay trang trại nhỏ với quy trình khép kín: chăn nuôi gia súc – nuôi cá – trồng cây. Theo đó, chủ hộ có thể tận dụng nguồn nước xả từ hệ thống để tưới cây, vệ sinh chuồng và nuôi cá.
Công dụng của bèo tây
Chỉ mới thấy dùng đắp bên ngoài khi bị đau thì hái một nắm bèo tây rửa sạch giã nát, thêm ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khô thì lại thay miếng đắp khác. Ngày thay 2-3 lần.
Thường những vết tấy rút rất nhanh. Nếu chưa nung mủ thường sẽ tan, nếu nung mủ rồi thời gian nung mủ rút ngắn chóng vỡ hày chóng trích được hơn.
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở Niềm Nam, nhân dân thường dùng cây bèo Nhật Bản đắp lên những nới sưng tấy, viêm loét do các chất hóa học của giặc gây ra, có nhiều kết quả tốt.
Tác dụng của Bèo tây chữa các vết viêm, sưng, lở loét trên da Nhưng phải rửa thật sạch bằng nước muối sinh lý 90/00 và khi giã nát nhỏ cũng phải có một ít muối sạch trộn thêm vào.
Chữa mụn nhọt, vết thương mau lành: hái một nắm bèo tây, rửa sạch, giã nát thêm một ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khi khô lại thì thay miếng đắp khác, ngày đắp 2, 3 lần rất công hiệu.
Người miền Nam thường dùng bèo tây đắp lên những nơi sưng tấy, viêm loét cho công dụng rất tốt..
Bài thuốc sử dụng bèo cái
Bèo cái còn gọi là đại phù bình, bèo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên, đại phiêu. Tên khoa học là Pistia Stratiotes L
Bèo cái là một vị thuốc được dùng trong dân gian. Thường dùng ngoài (nước sắc) để rửa mụn nhọt, mẩn ngữa, ho, hen, xuyễn, thông kinh nguyệt, lợi tiểu tiện. Dùng ngoài không kể liều lượng. dùng trong ngày có thể dùng 50 – 100g bèo cái tươi hoặc có thể lên tới 200g.
1. Chữa EczemaL số lượng bèo cái tùy theo nơi chữa to hay nhỏ đem về rửa sạch với nước, thêm chút muối giã nát, đắp cả nước lẫn cái lên chỗ bị Eczema. Có kết quả ngay khi đắp, điều trị 7 – 10 hôm là khỏi. Đồng thời với việc đắp ngoài có thể uống những thang thuốc giải độc có hoa kim ngân, bồ công anh…
2. Chữa mẩn ngứa: Bèo cái 50g rửa sạch, sao vàng, sắc với nước uống hàng ngày dùng trong 2 - 3 ngày.
3. Chữa hen xuyễn: Bèo cái 100g, bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa thật sạch, rửa lại bằng nước muối để ráo nước rồi cho vào cối giã nhỏ, vắt lấy nước, thêm nước lọc và siro chanh vào cho đủ 100 ml, thêm đường nếu thích uống ngọt, ngày uống 2 lần, mỗi lần một liều như trên. Sau khi uống khoảng 10 ngày cơn hen xuyễn sẽ bớt, uống liên tục trong vòng 2 – 3 tháng, khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa.
4. Chữa mụn rộp loang vòng: Rửa sạch vết loét bằng nước sắc bèo cái, rắc lên đấy bèo cái đã đốt thành tro.
ở Miền Nam nước ta nhân dân dùng toàn lá và cây này giã nát với ít muối trắng đắp lên những vết sưng tấy hay bị viêm có kết quả tốt. Thường chỉ dùng tươi. Hái quanh năm không phải chế biến gì khác.
Bèo cái (còn có tên là bèo tai tượng hay bèo ván) vị nhạt, hơi cay, tính mát, không độc, có tác dụng trừ phong nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu độc, tiêu thũng, trị hen suyễn, thận hư, mẩn ngứa…
Cứu hồ Gươm
Giữa đầm, những cây sen, cây súng ngâm nửa mình dưới nước, kiêu hãnh xoè lá và chìa hoa lên trời. Trong khi đó, cánh đồng ngô, bông chỉ gặp cơn mưa dai dẳng vài ngày, đất vũng nước là đã ngắc ngoải rồi chết, lâu dần thối rữa. Cơ chế nào đã giúp sen?
Loài sen. Tuy chúng sống trong bùn, một môi trường rất yếm khí, hô hấp tự nhiên gặp khó khăn, nhưng trong ngó sen lại có rất nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông với các lỗ trên cuống lá, đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với khí khổng của lá. Vì vậy ngó sen tuy nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua mặt lá.
Bèo Lục bình sẽ cứu hồ Gươm
Bèo Lục bình sẽ cứu hồ Gươm
Xin đề xuất một giải pháp đậm chất nông dân.
Chúng ta không nên xem việc xử lý môi trường ở các ao hồ đô thị, trong đó có hồ Gươm, giống như việc xử lý ao hồ nuôi trồng thủy sản. Còn việc xử lý ao hồ đô thị là nhằm giúp tạo nên sự cân bằng sinh thái và cơ bản vẫn giữ nguyên được thành phần các loài sinh vật sống trong đó.
Trước khi nói đến hồ Gươm, tôi xin nêu ra 2 bài học còn nóng hổi tính thời sự về việc xử lý ao hồ đô thị ở Việt Nam .
Vào đầu năm 2009, hồ Thạc Gián ở Đà Nẵng cũng có hiện tượng nở hoa nước do vi khuẩn lam và ô nhiễm giống như hồ Gươm hiện nay. Sau khi được cải tạo và sử dụng bèo Lục bình để “điều hòa”, các nhà chức trách thì hài lòng, còn người dân thì vui vẻ ngồi uống nước bên bờ hồ.
Một ví dụ trái ngược là hồ Xuân Hương nổi tiếng của Đà Lạt. Sau những chương trình đồ sộ được triển khai để cải tạo lòng hồ, hiện nay hồ Xuân Hương đang “chết” vì sự phát triển quá mạnh mẽ của vi khuẩn lam. Nguyên nhân chính là bằng các biện pháp cải tạo lòng hồ, con người đã tận diệt các loài động vật nguyên sinh có khả năng tiêu thụ vi khuẩn lam.
Vậy chúng ta nên lựa chọn con đường nào cho hồ Gươm?
Nguyên nhân chính làm hồ Gươm bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay là vì nó rơi vào trạng thái phì dưỡng và tích tụ nhiều ion kim loại nặng.
Nếu chúng ta sử dụng công nghệ là các “cỗ máy” lọc nước thì nước hồ Gươm sẽ trở thành “siêu sạch”. Nó trở nên rất nguy hiểm vì sẽ gây ra sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng trong lòng hồ Gươm.
Chúng ta có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh để phân hủy các chất dinh dưỡng trong nước hồ Gươm nhưng thực chất cũng chỉ là thúc đẩy nhanh chu trình chuyển hóa vật chất trong lòng hồ mà không đưa được chúng ra khỏi hồ. Hiệu quả và tác động của phương pháp này là khó kiểm soát.
Vậy, để giải quyết vấn đề này ta chỉ cần đặt ra mục tiêu là hút bớt chất dinh dưỡng ra ngoài, làm cho nước hồ trở về trạng thái bình thường, không còn bốc mùi khó chịu và các loài sinh vật đã có sẵn trong hồ có thể sống với nhau một cách hài hòa.
Bèo Lục bình có giải quyết được vấn đề phì dưỡng và nhiễm độc kim loại không?
Hoàn toàn giải quyết được. Bèo Lục bình có khả năng sinh trưởng rất nhanh. Sau 2 tuần là sinh khối đã tăng gấp đôi. Vì vậy nhu cầu sử dụng dinh dưỡng của nó là rất lớn. Nó còn có hệ rễ rất phát triển nên còn có thể hấp phụ được các chất cặn lơ lửng trong nước. Bằng cách này chúng ta đã mang được một lượng lớn các chất trong nước hồ Gươm ra ngoài.
Hoàn toàn giải quyết được. Bèo Lục bình có khả năng sinh trưởng rất nhanh. Sau 2 tuần là sinh khối đã tăng gấp đôi. Vì vậy nhu cầu sử dụng dinh dưỡng của nó là rất lớn. Nó còn có hệ rễ rất phát triển nên còn có thể hấp phụ được các chất cặn lơ lửng trong nước. Bằng cách này chúng ta đã mang được một lượng lớn các chất trong nước hồ Gươm ra ngoài.
Bèo Lục bình có ức chế được sự nở hoa nước của các loài vi khuẩn lam độc hay không?
Khi dinh dưỡng trong nước giảm xuống thì sự sinh trưởng của vi khẩn lam gây độc cũng giảm xuống. Hồ Thạc Gián là một ví dụ.
Bèo Lục bình có ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái hồ Gươm không?
Không ảnh hưởng xấu vì nó là loài “lành tính”, bèo Lục bình, không có khả năng làm giảm pH của nước hồ Gươm xuống dưới ngưỡng 7.0.
Không ảnh hưởng xấu vì nó là loài “lành tính”, bèo Lục bình, không có khả năng làm giảm pH của nước hồ Gươm xuống dưới ngưỡng 7.0.
Ngoài ra, độ che phủ của bèo trên mặt hồ được con người kiểm soát nên không ảnh hưởng đến các loài thực vật nổi khác.
Bèo Lục bình có gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị không?
Thậm chí còn làm đẹp hơn, phụ thuộc vào cách thức triển khai, sự hiểu biết về vấn đề này của người thực hiện và sự chia sẻ, đồng cảm của những người yêu thiên nhiên hồ Gươm.
Thậm chí còn làm đẹp hơn, phụ thuộc vào cách thức triển khai, sự hiểu biết về vấn đề này của người thực hiện và sự chia sẻ, đồng cảm của những người yêu thiên nhiên hồ Gươm.
Bèo Lục bình có ảnh hưởng đến rùa hồ Gươm không?
So sánh với các biện pháp xử lý khác thì bèo Lục bình là giải pháp an toàn nhất. Rùa hồ Gươm thậm chí còn muốn có ít bèo để “làm bạn” và ẩn nấp.
So sánh với các biện pháp xử lý khác thì bèo Lục bình là giải pháp an toàn nhất. Rùa hồ Gươm thậm chí còn muốn có ít bèo để “làm bạn” và ẩn nấp.
Sử dụng bèo Lục bình để xử lý nước hồ Gươm cần lưu ý gì?
Đầu tiên, cần sử dụng nguồn bèo sạch.
Đầu tiên, cần sử dụng nguồn bèo sạch.
Thứ nữa, không được cho bèo lắng xuống đáy hồ để kiểm soát sự phát triển của chúng sau này.
Cuối cùng, cần xây dựng quy trình thu gom và tiêu hủy bèo sau khi xử lý.
Tôi tin tưởng rằng, với điều kiện mùa hè ở miền Bắc, nước hồ Gươm sẽ được cải thiện rõ rệt nếu xử lý bằng cách nuôi bèo Lục bình. Các loài sinh vật sống trong đó cũng không còn cảnh chen chúc nhau như hiện nay.
Kien Thong – suu Tam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét