Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Cây Dã Hương 1000 năm tuổi



Vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) có sắc phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (cây dã hương lớn nhất nước)
Năm 1989, Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp cây dã hương ở Bắc Giang nằm trong quần thể cụm di tích quốc gia (gồm cây dã hương, đình Viễn Sơn, chùa Phúc Quang, đình Thuận Hòa...).
Hoa dã hương thường nở vào cuối xuân đầu hè, màu vàng nhạt, cánh nhỏ li ti và có mùi thơm tựa hoa dạ lan. Rụng quả vào tháng 11. Có thể trồng dã hương bằng cách ươm hạt hoặc giâm cành.
Cây dã hương được coi như một linh vật của người dân, nhờ có mùi hương của cây dã hương mà dân ở đây có một sức khỏe tốt, các bệnh dịch truyền nhiễm ít có cơ hội lây lan.

Gỗ Dã Hương cứng, có hoa văn rất đẹp và  mùi thơm nhè nhẹ, tạo cho cảm giác khoan khoái dễ chịu như một thứ thuốc an thần, đặc biệt là khả năng chống ruồi muỗi rất tốt,
có thể làm được hương trầm, loại hương rất thơm và quý.
Cây dã hương ở Bắc Giang đã được nhà nước xếp hạng là di sản quốc gia và được coi là cây dã hương cổ thụ độc nhất vô nhị của thế giới.
 Dân làng ở đây lưu truyền rằng:
Cây dã hương ở đất Bắc mà vươn tới tận Huế, vì có một vị quan về đây chặt một đoạn rễ đem về kinh thành tiến Vua.
Cây dã hương ở trời Nam mà cành sang tận trời Tây, ấy là năm 1905, toàn quyền Đu -me đã cưa một cành dã hương ở đây cho người làm hai cây thánh giá làm lưu niệm và năm 1932, ảnh cây dã hương đã được trưng bày ở Hội chợ Mác Xây Pháp…

Cây không chỉ là nét đẹp của cảnh quan môi trường, cảnh quan thiên nhiên mà còn là nét đẹp văn hóa, biểu tượng rất đỗi mộc mạc, thân thiết, linh thiêng trong không gian văn hóa Việt.
Cây được coi như một linh vật của người dân quanh vùng với nhiều giai thoại và cũng là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người dân nơi đây.
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đa dạng sinh học tổ chức năm 2011 được các nhà khoa học trong và ngoài nước khẳng định cây dã hương này đã tồn tại khoảng 1.000 năm và trên thế giới chỉ có hai cây dã hương quý như thế: một ở châu Phi đã chết nên cây dã hương này được xem là cây “độc nhất vô nhị của thế giới”. một kiệt tác nghệ thuật mà thiên nhiên ban tặng- một di sản quý của Việt Nam
.
Hàng ngày có rất nhiều đoàn khách về đây không chỉ để chiêm ngưỡng, cảm nhận vẻ đẹp của cây “dã đại vương” nghìn năm tuổi, để hít sâu vào lồng ngực hương thơm Dã Hương tinh khiết một không hai, mà còn để nghe những câu chuyện kỳ diệu, được người dân nơi đây, thêu dệt, lưu truyền, tạo nên những thông điệp có ý nghĩa nhân văn sâu sắc về một cây cổ thụ như một biểu tượng, tượng trưng cho một sức sống trường tồn của dân tộc.
Vùng đất Tiên Lục, được coi là đất thiêng với sự hiện diện của cây Dã Hương nghìn năm, được nhiều người tìm về tham quan và mua giống cây với mong muốn cây sẽ đem tới an lành và tuổi thọ.
Cây Dã Hương là biểu tượng cho sức mạnh và sự trường tồn.
Cây Dã Hương lớn thứ hai miền Bắc và chung cội nguồn với cây dã hương nghìn tuổi ở Bắc Giang
Không nổi tiếng đến độ được vua ban sắc phong nhưng cây “Mộc Hương”hay cây “Xoan Dã”, hoặc “Dã Hương”, lại là niềm tự hào bao đời của người dân làng Yên Nhân- Ý Yên, Nam Định.
Cây Dã Hương khổng lồ này vẫn tồn tại bên cạnh ngôi miếu thờ thứ phi của vua Lê Thánh Tông.

Sự tích cây thiêng

Người làng quen gọi là “cây xoan dã” bên miếu “vua bà”.

Theo ngọc phả làng Yên Nhân thì người được gọi là “vua bà” hay “Đức chúa Hoàng cô” chính là bà Ngô Thị Nữ Hoằng – thứ phi của vua Lê Thánh Tông.
Cây Dã Hương thôn Dương Phạm có dáng vẻ kỳ thú, đẹp mắt. Đặc biệt, gốc cây Dã Hương này có bộ rễ nổi. Trong đó, có hai rễ lùa lớn ôm vào phần hậu chẩm ngôi miếu như hai cánh tay rồng.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu, giám định và kết luận: Cây cùng loài với cây dã hương ở Bắc Giang.

“Cho đến bây giờ người làng vẫn còn giữ thói quen mỗi lần có bệnh lại đến đây khấn xin bà một ít lá cây, cành cây để về chữa bệnh. Ai cảm thì xin lá về xông, ai bị ngứa thì xin về nấu lên để tắm, ai bị đau nhức thì về giã ra rồi xoa bóp. Có người còn nhặt hạt và vỏ cây về ngâm rượu để chữa bệnh sâu răng...”
Một số cụ già trong làng Yên Nhân khẳng định, ngày xưa cây có rất nhiều loài chim đến trú ngụ trên ngọn cây, trong đó nhiều nhất là quạ và sáo đen.

Chống chọi bệnh tật

Dù trông bên ngoài lá vẫn còn xanh tốt nhưng kỳ thực, nhiều năm qua cụ Dã Hương đã phải chống chọi với rất nhiều bệnh tật và tai nạn.
Các nhà khoa học cũng giúp dân cách phòng chống nạn mối là nguyên nhân chính khiến thân cây mục ruỗng. Tuy nhiên đến nay chưa có phương pháp nào thực sự diệt trừ được tận gốc nạn mối và sâu cước.
Dã Hương là loài cây quý hiếm thuộc họ long não trồng ở các khu di tích, đình chùa, đền thờ miếu mạo, tôn thêm vẻ đẹp cảnh quan và tâm linh ở làng quê Việt.
Cây Dã Hương đã được ghi trong sách đỏ thế giới vì có giá trị rất cao về kinh tế, văn hóa, cảnh quan, môi trường. Đây là nguồn gen đặc biệt quý hiếm đang có nguy cơ bị hủy diệt.
“Chúng ta hãy bảo vệ, giúp cây chống đỡ bệnh tật, ngăn chặn khách tham quan bứt lá, vẽ lên cây… Còn cây là còn lộc”

Kien Thong – Suu Tam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét