Đồng Kỵ có tên nôm là làng Cời, thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, nay là một phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ - tự hào: “Nhà cửa người dân trong phường giờ phát triển rầm rộ, hoạt động mua bán bất động sản diễn ra tấp nập. Năm ngoái, người dân đã mua hàng nghìn lô đất tiền tỷ trong làng, năm nay còn xâm cư mạnh mẽ sang các phường, xã lân cận để mua đất làm xưởng sản xuất”.
Đàn ông Đồng Kỵ xưa dựa vào nghề mộc tổ truyền mà đi khắp thiên hạ đóng thuê giường, tủ, cửa, nhà…
Con trai cứ đến tuổi trưởng thành lại được học nghề, rồi theo cha chú rong ruổi khắp nơi. Đàn bà trong làng thì buôn chuyến ra Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Hồi ấy, cuộc sống còn rất vất vả; nhà nào khá giả cũng chỉ đủ miếng ăn.
sau năm 1975, những người dân Đồng Kỵ vào Nam làm thuê, thấy nhu cầu dùng đồ gỗ cổ của người dân miền Nam rất lớn nên về làng thu gom, mua lại đồ gỗ cổ trong làng và các địa phương xung quanh chở vào bán.
Mua mãi cũng hết, người Đồng Kỵ bắt đầu nghiên cứu làm đồ giả cổ. Sau một vài mẫu mã ban đầu đưa vào TP.HCM chào hàng thành công, làng nghề thủ công mỹ nghệ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Ra ngõ gặp… giám đốc
Ban đầu, thị trường tiêu thụ chủ yếu chỉ là miền Nam. Dần dà, từ các mối quan hệ rộng rãi của người dân Sài Gòn khi còn sống dưới chế độ cũ, một số chủ nghề trong làng bắt mối được với thị trường Thái Lan, Lào, Campuchia.
Thời hoàng kim nhất của làng nghề Đồng Kỵ có lẽ là vào khoảng những năm 80 đến 90 của thế kỷ trước. Thị trường đồ mỹ nghệ của làng phát triển rộng khắp các tỉnh miền Bắc và có mặt ở nhiều nước Asian.
ông Ngô Xuân Tạo cười sảng khoái: “Phường tôi giờ nhà nào cũng thuộc diện giàu có. Phường có khoảng 3.000 hộ dân thì hầu hết đều có từ vài trăm triệu đến vài tỷ trong nhà. Khoảng 500 hộ buôn bán lớn có hàng chục, hàng trăm tỷ trở lên."
Người làng nói vui, có đêm ngủ dậy là thấy hàng xóm hai bên đều đã thành... giám đốc!
Nhiều thanh niên trong làng, dù đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội nhưng cuối cùng đều bỏ ngành nghề về làm cho công ty gia đình hoặc mở công ty riêng.
Vượt qua bão táp
Sự biến động của thị trường nguyên liệu gỗ năm 2008 từng khiến ngôi làng tỷ phú này mất ăn mất ngủ. Người dân đổ hết vốn liếng, tiền vay ngân hàng vào việc gom nguyên liệu gỗ.
Đùng một cái, gỗ các loại đồng loạt giảm giá khủng khiếp. Cùng với sự giảm giá của nguyên liệu gỗ, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm Đồng Kỵ cũng “đóng băng” nhanh chóng.
Chỉ trong một thời gian mà có đến 20% doanh nghiệp trong làng phải bán tháo đất đai, nhà cửa, tài sản. Cũng may, một người sa sút thì nhiều người chung tay đỡ nên giảm thiểu được thiệt hại trong lúc khó khăn.
Trước đó, năm 1994, cũng có một thời gian dài đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đứng trước nguy cơ mai một.
Ông Vũ Quý nhớ lại: “Thời điểm đó, hàng làm ra không tìm được thị trường. Nhiều gia đình trong làng bỏ nghề đi khắp nơi, làm đủ nghề để mưu sinh. Là thợ cả trong làng, tôi không nỡ nhìn thấy nghề truyền thống của tổ tiên bị mất đi nên đã đi khắp đất nước, tiếp thị hình ảnh làng nghề truyền thống."
"Khi chiếm được cảm tình và lòng tin của khách hàng thì người ta bắt đầu đặt mua. Người mua trước mách người mua sau, người làng lại hỗ trợ nhau thông tin về thị trường, cách tiếp cận, giới thiệu sản phẩm và phục hồi nghề truyền thống của mình”.
Hiện nay, phường nghề Đồng Kỵ đã lấy lại được thăng bằng và phát triển rực rỡ.
Trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa qua, người dân Đồng Kỵ đã rất tự hào khi tác phẩm Chiếu dời đô khổng lồ có sự tham gia chế tác của các nghệ nhân Đồng Kỵ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét