Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Cây Gạo – với tâm linh của người Việt.

Cây Gạo – với tâm linh của người Việt.

Đối với bất kỳ ai được sinh ra, tuổi thơ và lớn lên ở các vùng nông thôn, thì hình ảnh cây Gạo là vô cùng quen thuộc.
Tuy nhiên cây Gạo thường không được gần gũi như Mái Đình, Giếng nước phần vì nó luôn được trồng ở xa Làng, thường là đầu làng, giữa cánh đồng hoặc cuối Làng... vì những lý do tâm linh và…


Thường nghe nói “ Thần cây Đa, ma cây Gạo ".
Ma là chỉ người khuất núi, Thế thì "ma cây Gạo" hẳn là chỗ nương tựa của người thân ở thế giới bên kia - nhất là các cô hồn. Nhưng Gạo thường được trồng ở sân bãi của đền chùa, tức những không gian thiêng, là để các hồn ma được nương bóng Thần, Phật mà mong siêu thoát.
Cây Gạo lá thưa, không kín đáo nên chỉ có quạ làm tổ thôi, và như thế cây Gạo mang tư cách là cây vũ trụ.. Người xưa giải thích quạ là kim ô, là thiên sứ báo trước điềm trời.
Với tâm linh của người Việt nam.
Cây Đa có những vị thần chấn ai, xua đuổi ma quỉ, giúp cho dân làng được an bình khỏe mạnh.
Cây Gạo là cây thiêng, cây vũ trụ, là thiên sứ mang thông điệp của Trời báo điềm lành cho dân cho nước.
Cây Gạo thường được gọi là Mộc Thiên vì có chiều cao rất vượt trội. Nó là cây của trời và là nơi trú ngụ của yêu ma quỉ quái.
Cây Gạo mọc ở đầu làng là tượng trưng của con hổ, biểu hiện cho sức mạnh dũng mãnh trong chiến đấu và lao động sản xuất của dân làng.
Các làng quê Việt đều rất quan tâm đến việc trồng cây Gạo để góp phần vào diện mạo văn hóa làng mình. Mặt khác tầm gởi trên cây Gạo cũng là một vị thuốc “lộc trời ban” làm nước uống tăng cường bảo vệ sức khỏe và thuốc chữa bệnh cho dân làng.
Trong tư duy liên tưởng của người Việt, cây Gạo là biểu tượng của đời sống cơm no, áo ấm, quả Gạo khi nở bung ra những túm bông trắng có thể thu gom làm chăn gối, "cơm no, áo ấm" là "hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ" của dân làng.
Kien Thong

Cây Gạo 200 năm tuổi được vinh danh Cây Di sản

Người dân làng Hổ Đàm (Thiệu Lý, Thiệu Hóa, Thanh Hóa) chẳng ai biết cây Gạo đầu làng có từ bao giờ, chỉ phỏng đoán rằng cây đã trên 200 năm tuổi. Cây đã trở thành niềm tự hào của cả làng khi được công nhận là Cây Di sản văn hóa Việt Nam.

Chứng tích lịch sử
Các cụ bô lão trong làng vẫn truyền miệng nhau: “Sinh ra đã thấy nó sừng sững đứng ở đầu làng rồi”. Trước đình làng cây gạo to cao hiên ngang vươn cành tỏa bóng cả một góc đường.

Người làng Hổ Đàm cho rằng cây Gạo mọc ở đầu làng là tượng trưng của đầu con hổ, biểu hiện cho sức mạnh quật cường trong chiến đấu và trong lao động của người dân làng.
Nơi cây Gạo mọc lên là một cái đình làng, năm 1968 do thiên tai và chiến tranh tàn phá, đình làng không còn nữa nhưng cây Gạo vẫn còn đó, vẫn vươn cành, ra hoa mỗi độ tháng 3 về, thấy rõ sức sống mãnh liệt vô cùng.
Thân cây Gạo to đến mấy người ôm, thời gian đã tạo nên những u bướu xù xì, lồi lõm như mắt quỷ từ phần rễ cho đến giữa thân cây, cành lá ngang tàng vươn lên và phủ xanh cả một vùng trời như một thiên sứ.
 
Trải qua bao nhiêu thời gian, cây gạo chứng kiến bấy nhiêu những bình yên của xóm làng, những đêm trăng rằm gió mát là nơi hẹn hò của những đôi trai gái trong làng, cũng là nơi người dân tìm đến sau những mệt nhọc đồng áng, rồi cả những chết chóc tang thương, những trận bom càn quét, những lần đốt phá của giặc ngoại xâm. 
Nhìn cây Gạo lại nhớ quá khứ một thời đạn bom: “Ngày đó, nhiều đôi trai gái trong làng cưới nhau ngay ở dưới gốc cây Gạo này. Cây Gạo này chứng kiến không biết bao nhiêu buồn vui, bao nhiêu nước mắt của dân làng. Trải qua những thăng trầm lịch sử, nó vẫn cứ sừng sững còn đó cho đến bây giờ đấy”.
Vinh danh Cây Di sản Việt Nam
Qua nghiên cứu và khảo sát cho thấy cây Gạo có chiều cao khoảng 40 đến 45m, chu vi thân cây tại độ cao cách mặt đất 1,3m là 7m, tính ra đường kính 2,1m và có độ tuổi trên 200 năm.

 
Chủ tịch UBND xã Thiệu Lý, cho biết: “Ngày 8/2/2012, khi có thông tin chính thức cây Gạo được Hội đồng Di sản Việt Nam (VACNE) công nhận là Di sản văn hóa Việt Nam.
Đây là cây cổ thụ không những có giá trị về mặt sinh thái, cảnh quan mà còn có giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học và về nguồn gen quý hiếm.
Hiện nay, chính quyền địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức lễ vinh danh, đón bằng công nhận và gắn biển cây Di sản văn hóa Việt Nam cho cây Gạo trên 200 năm tuổi này.

Cây Gạo giờ đây như một báu vật của dân làng Hổ Đàm. Họ tâm niệm rằng cây Gạo sẽ mang đến những ấm no, bình yên cho dân. “Ngay sau khi hay tin cây Gạo được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đưa vào danh sách Cây Di sản Việt Nam, nhân dân địa phương đã rất hăng hái tham gia bảo vệ, gìn giữ xem như một tài sản quý giá nhất của dân làng”.

Cây Gạo làng Viên Đình-Đông Lỗ-Ứng Hòa Hà Nội.


Đối với bất kỳ ai được sinh ra, tuổi thơ và lớn lên ở các vùng nông thôn, thì hình ảnh cây Gạo là vô cùng quen thuộc.
Tuy nhiên cây Gạo thường không được gần gũi như Mái Đình, Giếng nước phần vì nó luôn được trồng ở xa Làng, thường là đầu làng, giữa cánh đồng hoặc cuối Làng...vì những lý do tâm linh,
 và một lý do nữa là, lá của cây Gạo thường tiết ra một chất độc, mỗi lần mưa xuống chất độc này theo nước mưa xả xuống đất nên xung quanh rất ít cây có thể sống tốt và phát triển được.

Tôi có hỏi những cụ già sinh năm 1930 trong làng, họ đều trả lời khi họ sinh ra, lớn lên cây Gạo đã vậy về vị trí và tầm vóc. Điều này có thể khẳng định, tuổi thọ của cây Gạo làng Viên Đình ít nhất là hơn 100 năm.
Phát hiện ra cụ Gạo đẹp chúng tôi loay hoay chụp ảnh, nhưng khi tiến gần đến thân và gốc Cụ tôi giật mình và bàng hoàng trước cảnh tưởng gốc của Cụ bị người dân chất rơm vào để đốt.
Với tuổi đời của cụ Gạo, lại đơn thân trải qua bao nhiêu thời gian, nắng bão tại ngã ba trước bãi Tha Ma của làng.
Cụ đã nhìn thấy biến bao cuộc đời con người, từ khi còn trẻ trâu bắn hoa Gạo, đến lúc trưởng thành với những buổi trưa vụ mùa nắng gắt phải lên gốc Gạo để nghỉ ngơi và  đến lúc tóc già, bạc lão bệnh tử, thân thể cũng phải nằm trên chiếc xe Tang đi qua mặt Cụ...
Kien Thong – suu tam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét