Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Làm hồng khô theo phong cách Nhật

Hồng Đà Lạt có thể ăn theo nhiều cách, hồng chín đỏ ngọt lịm, hồng giòn ngọt mát, hồng khô dẻo quánh. Và một vài năm nay, hồng khô Đà Lạt có thêm một phong cách mới: phong cách Nhật. Không cần sấy, chỉ với không khí và nắng trời, những trái hồng Đà Lạt tươi ngon cũng tự biến mình thành những trái hồng khô nâu, ngọt đậm đà và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Sản phẩm hồng khô theo phong cách Nhật Bản
Sản phẩm hồng khô theo phong cách Nhật Bản
Làm hồng khô theo phong cách Nhật chính là một món quà của Cơ quan phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) tặng người trồng hồng Đà Lạt. Đà Lạt cũng có một vùng hồng nổi tiếng, tương tự với thành phố Iida, thuộc tỉnh Nagano miền trung Nhật Bản. Iida còn nổi tiếng với những trái hồng khô - hoshigaki, được làm bằng cách phơi trong không khí, không cần qua sấy lửa. So với cách sấy hồng truyền thống của cư dân Đà Lạt, làm hồng theo phong cách Nhật rất khác biệt và thực sự là một cách làm hoàn toàn mới, lạ và rất thân thiện với môi trường.
Đầu tiên là chọn hồng, những trái hồng được chọn là hồng tươi, trái màu vàng cam, cứng chắc tay,  không dập, không có vết côn trùng cắn. Hồng được hái xuống với một đoạn cuống còn trên trái. Sau đó, hồng được rửa sạch, để ráo, gọt vỏ, xử lý nhiệt rồi treo trên dây thành chuỗi, phơi trong khoảng thời gian 3-4 tuần. Nơi phơi hồng yêu cầu phải không có ánh sáng trực tiếp, thoáng gió và không bị mưa. Với Đà Lạt, có thể tận dụng các mái hiên, sân thượng có mái che để phơi hồng. Sau thời gian 3-4 tuần, trái hồng từ từ héo lại, ngả màu nâu và đã có thể ăn được. Công đoạn cuối cùng là giúp trái hồng lên men. Một trong những cách lên men phổ biến nhất là bỏ trái hồng vào rổ rồi xóc đều, trái hồng qua vận động sẽ lên men, sinh ra một lớp đường trắng bao phủ quanh trái. Hoặc làm theo hướng sản xuất lớn thì bỏ mẻ hồng vào máy quay li tâm, cách này sẽ giúp trái hồng mềm đều, lên men  nhanh và ngọt. Lúc này, trái hồng phủ men trắng sẽ đẹp, ngon và có thể bảo quản khá lâu.
Ở Đà Lạt quan trọng nhất là vấn đề thời tiết. Mùa hồng thường trùng với mùa mưa Đà Lạt, độ ẩm lớn nên khi treo hồng dễ thối, hỏng. Bởi vậy, chị Vân thường chọn làm hồng khô vào cuối mùa, chọn những cây hồng vuông đồng chín muộn, độ ngọt vừa phải làm hồng khô, thời tiết cũng thuận lợi hơn so với hồng đúng mùa. Một kg hồng khô cần 6-7kg hồng tươi.
JICA còn đang xúc tiến việc giúp Đà Lạt xây dựng thương hiệu cho hồng, giúp vùng hồng Đà Lạt được biết đến và đánh giá đúng với tiềm năng.
Diệp Quỳnh

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Món ngon Sa Pa



Các món nướng

Tới Sa Pa, bạn có thể thử nhiều món lạ, nhưng nhất định đừng quên thưởng thức đồ nướng tại đây. Bởi trong tiết trời tê lạnh, những xiên đồ nướng đủ màu sắc tỏa hương hấp dẫn sẽ nhanh chóng sưởi ấm cả cơ thể lẫn chiếc dạ dày đang sôi réo của bạn.

Những món ăn khó cưỡng ở Sa Pa

Hàng chục quầy hàng bán thịt chen cùng ngô, khoai, sắn, chỉ cần một cái thúng và một cái bếp than, vài ba cái ghế nhựa con là đã có nơi thưởng thức món ăn nướng. Còn nữa, trứng gà, vịt nướng, lòng mề lợn cũng thành món nướng. Chim nướng, gà nướng, bánh dày nướng, đậu phụ nhự nướng… Có tới hàng trăm món nướng mà trong vòng một tuần ở đây cũng chưa thưởng thức hết được. Mỗi một món ăn đều có cách tẩm và pha chế gia vị riêng mà ăn nhiều món cùng một lúc bạn không có cảm giác trùng lặp và chán ngán.  

Cá suối

Cá suối

Cá suối Sa Pa không lớn như những loại nuôi trong ao hồ nhưng có đặc điểm thịt chắc, mềm xương và thơm tới lạ lùng. Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá. Cá suối Sa Pa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao. Điều đặc biệt là cá suối không hề có vị tanh.

Cá bắt được, đồng bào nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối rán lên, đầu, đuôi và vây giòn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài cá miền sơn cước.

Gà ác (gà đen)

Cá suối

Gà ác hay còn gọi là gà đen Sapa, được chăn thả tự nhiên nên thịt săn chắc, rất thơm ngon. Mỗi con gà ác chỉ nặng chừng hơn 1kg, có màu da hơi đen nên nhiều người gọi khác là gà đen. Cũng giống như lợn cắp nách gà ác cũng là một đặc sản của Sapa. Gà có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên, nếu gà được ướp tẩm với mật ong rồi đem nướng dưới than hồng, sau đó chấm thịt gà với muối tiêu chanh, lá bạc hà là ngon nhất. Nếu đi du lịch Sapa mà không thưởng thức món ăn này thì bạn chưa có một chuyến đi sapa hoàn hảo.

Lợn cắp nách

Cá suối

Đây là giống lợn của người Mông bản địa nuôi theo kiểu thả rông, thỉnh thoảng đồng bào tóm một con kẹp vào… nách, đem ra chợ bán nên được gọi là lợn cắp nách. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng 4 – 5 kg.

Lợn được làm sạch, để nguyên con, rùi tẩm ướp các thứ gia vị rất kì công.Chừng khi đã ngấm gia vị thì được kẹp bằng xiên tre và nướng trên than hoa. Khi nghe mùi thơm dậy lên, lợn có màu vàng ươm như mật ong là thịt đã chin tới. Thịt thật là mềm, ăn có vị ngọt lịm, hương vị đậm đà hấp dẫn cộng hưởng với mùi thơm của các loại gia vị càng làm cho món thịt ngon ngây ngất.
Dân trí

Tự làm ruốc thịt

Tại các chợ được bày bán loại ruốc thịt có giá rất rẻ khiến nhiều người đặt ra nghi vấn về chất lượng và độ an toàn các loại ruốc giá rẻ trên. Để an toàn chúng ta hãy tự làm tại nhà






Trở thành triệu phú nhờ... lồng chim

Lồng chim được chạm khắc tinh xảo, mỗi sản phẩm giá từ 10 - 50 triệu đồng, có cái lên tới cả trăm triệu đồng.
Anh Bùi Văn Sang, sinh năm 1983 - chủ cơ sở sản xuất lồng chim Hưởng Sang (làng Vác, xã Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Nội) chia sẻ:
Vì gia cảnh khó khăn nên học hết trung học phổ thông, anh phải lên thành phố làm thuê kiếm sống.
Trong hoàn cảnh khó khăn, anh luôn suy nghĩ 'phải làm gì để thay đổi cuộc sống, không thể mãi đi làm thuê được'.
Với truyền thống sản xuất lồng chim tại xã Dân Hòa, anh luôn day dứt tại sao mình không tiếp nối nghề của cha ông.
Năm 2005, anh về quê vay mượn tiền bạn bè, ngân hàng... mở xưởng sản xuất lồng chim. Anh tâm niệm:
Những người chơi chim rất cầu kỳ trong việc lựa chọn lồng. 'Chơi cá dưỡng tâm, chơi chim dưỡng chí, chơi cây dưỡng thần'.
Dựa vào thị hiếu của người chơi chim, anh đã dùng những họa tiết rất cầu kỳ trên chiếc lồng mình sản xuất.
Chẳng hạn như chân và đáy lồng được chạm khắc tinh xảo mô phỏng theo các tích xưa như 18 vị La Hán, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài.
Khảm trai ngay trên các lồng chim, khắc hình 12 con giáp, hay các loại cây như tùng - cúc - trúc - mai, hoặc dựa theo các bức tranh cổ Đông Hồ như đám cưới chuột, cá chép trông trăng...
Bùi Văn Sang và chiếc lồng chim do mình làm
Năm 2005, anh mở xưởng sản xuất lồng chim với số vốn khoảng 20 triệu đồng, đến nay doanh thu của xưởng đạt 1 tỷ đồng/năm, trừ chi phí, lợi nhuận từ 180 - 200 triệu đồng.
Ban đầu mỗi chiếc lồng chim anh chỉ bán 50.000 đồng. Đến nay, mỗi sản phẩm bán ra giá từ 10 - 50 triệu đồng, thậm chí có những lồng chim giá lên tới cả trăm triệu đồng.
Có sản phẩm độc đã khó, tìm thị trường tiêu thụ khó không kém. Rồi có lúc xưởng phải đóng cửa vì dịch cúm gia cầm kéo dài.
Tuy nhiên, giờ đây xưởng sản xuất lồng chim Hưởng Sang không những có uy tín trong nước mà cả thị trường ngoài nước. Nhiều sản phẩm được xuất sang Lào, Campuchia, Nhật Bản...
Xưởng của anh đã tạo việc làm ổn định cho 10 lao động và 22 lao động thời vụ. Thu nhập bình quân của mỗi lao động từ 4 - 6 triệu đồng/tháng.
Anh là 1 trong 55 thanh niên nông thôn thủ đô làm kinh tế giỏi tiêu biểu được vinh danh trong Festival Thanh niên thủ đô năm 2012.
Theo Danviet.vn

Lồng chim ngàn đô 'made in Việt Nam' ở phố Vác

Mỗi chiếc lồng chim có họa tiết long, ly, quy, phụng có giá bán từ 3 tới 20 triệu đồng/sản phẩm.
Làng Canh Hoạch - nằm ở phố Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội chừng 30km - là vùng quê của những nghề truyền thống, làm quạt, khuôn nón, lồng chim. 
Theo thời gian, nghề làm quạt giấy không còn hưng thịnh, đến nay 95% gia đình ở làng Vác đã chuyển sang làm lồng chim, một số ít làm quạt, làm lồng đèn. 
Nghề làm lồng chim làng Vác có tiếng từ trước năm 1945, nhưng chỉ thực sự phát triển khi thú chơi chim cảnh lên 'như diều gặp gió'.  
Làm lồng chim ở làng Vác
Theo anh Phan Hiệp Hòa (Thanh Xuân, Hà Nội) thì: 'Hiện nay chơi chim không chỉ để ở nhà mà còn mang đi thi đấu, giao lưu vì thế một chiếc lồng đẹp, chất lượng rất quan trọng'. 
Không ưng ý những chiếc lồng bán trên chợ, anh Hòa đã lặn lội xuống tận gia đình cụ Lộc, nghệ nhân làng Vác để đặt 1 chiếc lồng có giá 10 triệu đồng.  
Lồng chim có 2 loại chính là hàng chợ và hàng kỹ. Hàng chợ là những loại lồng chim được người thợ Canh Hoạch sản xuất đại trà, kỹ thuật và chất lượng ở mức trung bình, giá buôn từ 100.000 - 300.000 đồng. 
Còn hàng kỹ là hàng được đặt, kỹ thuật sản xuất đòi hỏi ở mức cao không phải ai cũng làm được và nguyên liệu làm lồng phải là tre, trúc già có tuổi từ 4 - 5 năm.  
Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Đồng, người có thâm niên hơn 30 năm làm nghề thì thợ làm lồng cao cấp phải có tay nghề cao, chạm trổ thuần thục các họa tiết hoa lá, long, ly, quy, phụng phù hợp với gánh chim của lồng.
Những sản phẩm kỳ công như vậy người thợ sẽ phải bỏ ra 2, 3 ngày để làm, giá lồng chim loại này từ 3 triệu đến 20 triệu đồng.
Nhưng dù là sản phẩm gì thì cung không kịp cầu, người làng không phải lo về đầu ra cho sản phẩm. Thị trường chủ yếu của lồng chim Canh Hoạch là Hà Nội, TP HCM và cả thị trường châu Âu, Nhật, Mỹ...
Theo NHỊP SỐNG THỦ ĐÔ/Tienphong.vn

Thất nghiệp học làm lồng chim


Mất việc, vợ chồng anh Nguyễn Bá Vũ – Đào Thị Nguyệt ra Hà Nội học làm lồng chim. Mỗi tháng, anh chị thu nhập hơn 20 triệu đồng, gấp 3 lần lương công nhân ngày trước.

Anh Vũ và chị Nguyệt đều sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa. Năm 2011, sau khi thất nghiệp trong Sài Gòn, được người họ hàng giới thiệu, anh chị ra làng Vác (Thanh Oai, Hà Nội) thuê nhà học làm lồng chim. “Ban đầu làm lồng chim rất khó, thường xuyên bị hỏng và đứt tay, nản định thôi không làm nữa nhưng rồi nghĩ lại cố”, anh Vũ kể. Hiện tại, trung bình mỗi tháng vợ chồng anh thu nhập hơn 20 triệu đồng.
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Nghề làm lồng chim đã có từ rất lâu ở làng Vác (Thanh Oai, Hà Nội), mang lại thu nhập cao cho những người thợ. Ảnh: Phương Nhung.
Anh Vũ cho biết, làm lồng chim có hai loại: làm lồng thường và lồng kỹ. Loại lồng thường có 2 mức giá là 40.000 – 70.000 đồng/chiếc và 100.000 – 250.000 đồng/chiếc. Lồng kỹ đắt hơn, từ 500.000 đồng trở lên đến hơn chục triệu, tuỳ chất liệu và mẫu mã. Làm lồng kỹ cầu kỳ, mất nhiều thời gian nên vợ chồng anh Vũ chỉ chuyên làm lồng thường. Trung bình mỗi ngày, hai vợ chồng cần cù thì làm được 25-30 chiếc, thu nhập từ 700.000 đồng đến một triệu đồng/ngày. Nguyên liệu chủ yếu là trúc và gỗ thường được nhập từ xe nhà buôn ở Hoà Bình, Cao Bằng về. Mỗi lần nhập hàng, anh chị đầu tư hơn 3 triệu đồng.
Làm lồng chim thường được chia theo nhiều công đoạn khác nhau như: phơi, ngâm, luộc, hun tre, gỗ, quang dầu, vót nan làm đáy, làm vanh, cửa, cầu, ráp lồng,… Còn với lồng kỹ, người thợ cần thêm công đoạn khắc trổ, trang trí vanh, sơn màu.
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Làm lồng chim khá tỉ mẩn với nhiều công đoạn khác nhau. Ảnh: Phương Nhung.
Theo anh Vũ, công đoạn chạm đường viền hoặc khắc trổ cho các vanh lồng là khó nhất. Vì các hoạ tiết trên vanh tỉ mỉ, khó làm và mất nhiều thời gian, nên nếu có khách đặt hàng, anh sẽ thuê thợ chạm khắc trong làng. Ngoài ra, công đoạn tuốt tre, anh chị cũng đặt thuê 9.000 đồng/kg để tập trung thời gian sản xuất lồng. Anh Vũ cho biết thêm, mỗi loại chim thích hợp với những loại lồng khác nhau, giá theo đó cũng không giống nhau. Lồng cao thường là lồng chào mào, lồng to là lồng hoạ mi, lồng khuyên bé nhất. Hiện tại, lồng chim chào mào bán chạy nhất, giá 50.000 -70.000 đồng/chiếc. Lồng cho hoạ mi, lồng khuyên bán chậm hơn, giá 100.000 – 200.000 đồng/chiếc.
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Công cụ làm lồng chim thô sơ. Ảnh: Phương Nhung.
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Tre, gỗ từ Cao Bằng, Hoà Bình nhập về được phơi khắp đường phố làng Vác. Ảnh: Phương Nhung.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thuý (1984) làm lồng chim hơn 20 năm nay, có thu nhập cao nhờ chuyên làm lồng kỹ cho khách đặt hàng lẻ. “Làm lồng kĩ cần kĩ thuật cao, thường là thợ lành nghề lâu năm mới làm được”, chị Thuý cho biết. Lồng kỹ có giá khá đắt. Loại lồng kỹ trơn đã hơn một triệu đồng mỗi chiếc. Loại hoa văn cầu kỳ thường trên 5 triệu đồng. “Có nhiều chiếc giá lên tới vài chục triệu đồng”, chị Thuý nói.
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Lồng kỹ dạng bát tiên, vinh quy bái tổ có giá lên đến 12-15 triệu/chiếc. Ảnh: Phương Nhung.
Lồng kỹ đắt do được chạm khắc hoa văn cầu kỳ như lân ly quy phượng, hoặc hoa văn bát tiên, vinh quy bái tổ…, hoạ tiết chủ yếu do yêu cầu của khách hàng. Do phải làm cầu kỳ nên những người thợ lành nghề cũng chỉ sản xuất được một đến 2 chiếc lồng kỹ mỗi ngày. Loại có hoa văn cầu kỳ cần chạm trổ gần một tuần mới xong.
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Lồng trơn giá rẻ hơn, từ một triệu đồng đến 2 triệu/chiếc. Ảnh: Phương Nhung.
Theo chị Thúy, lồng chim đắt khách theo mùa. Mùa hè, nhiều người có thú chơi chim nên thường đông khách, còn mùa lạnh thì vãng hơn. “3 tháng hè làm liền ngày cũng không đáp ứng đủ cho khách”, chị nói. Nhưng chị Thúy cho biết thêm, năm ny vì kinh tế khó khăn, lượng khách tuy không giảm nhiều nhưng khách đặt lồng kỹ giá trên chục triệu rất ít. Phần nhiều khách chỉ đặt loại 2-5 triệu. 
Còn ông Lương Văn Cung (48 tuổi) từng làm cán bộ tại Ninh Bình nhưng thu nhập chưa bằng 1/3 nghề làm lồng chim, lại xa nhà nên xin nghỉ về quê gắn bó với nghề truyền thống. Ông cho biết, nghề làm lồng chim tại làng Vác, Thanh Oai, Hà Nội đã có từ rất lâu. Công việc nhẹ nhàng, nhiều công đoạn dễ làm nên từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể làm. “Nhiều gia đình cả nhà làm nghề này, xây nhà lầu, mua xe ga, hiếm nghề truyền thống nào còn hái ra tiền như vậy”, ông  Cung nói. 
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Dưới đáy những chiếc lồng được chạm trổ nhiều chi tiết rất kỳ công, giá lên đến 15 – 20 triệu/chiếc. Ảnh: Phương Nhung.

Dâu đất làng Tiên Phước

Đến hẹn lại lên, mùa dâu đất ở làng quê Tiên Phước (Quảng Nam) tấp nập kẻ bán người mua, dâu chín đỏ khắp vùng.
Năm nay dâu được mùa, đồng nghĩa với việc mất giá. Giá dâu đất năm nay chỉ dao động từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Mỗi cây dâu đất thường cho từ vài chục kilogram đến vài trăm kilogram. Đây là nguồn thu nhập không nhỏ giúp người dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

Mỗi sáng, chị Lượng (thôn 9, Tiên Thọ) tất bật thu mua dâu đem ra chợ Tiên Thọ bán lại cho các lái buôn
Dâu đất có nhiều loại, loại có chùm càng dài trái càng ngọt

Theo T.Tân - H.Hải/Cadn.com.vn

Ruốc bông làm từ nấm

Giá ruốc nấm trên thị trường hiện dao động 250.000 - 300.000 đồng/kg.
Vào mùa chay, mồng Một, ngày Rằm, lễ Vu Lan tháng 7, giá thường xuyên ở mức 300.000 đồng/kg, đắt ngang ruốc thịt.
Theo chị Thúy, dù ngày thường nhà chị vẫn có khách đặt hàng đều, nhưng giá chân nấm hương làm ruốc thay đổi thường xuyên, tăng liên tục.
Ruốc nấm được yêu thích
Chân nấm hương hiện bán trên thị trường có nhiều loại với độ dài ngắn khác nhau.
Tuy nhiên, theo chị Thúy, loại ngắn hiện đã hết hàng do giá rẻ hơn loại dài tới mấy chục ngàn/kg mà chất lượng lại không khác nhau.
Chủ cơ sở này cũng tiết lộ, phần lớn chân nấm hương bán trên thị trường hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc, hàng Việt Nam hầu như không có hoặc nếu có cũng rất hiếm.
Ngoài việc làm và bán ruốc nấm hương chay, hiện nhiều chủ cơ sở còn làm ruốc nấm - thịt (ruốc nấm hương lẫn với ruốc thịt gà, thịt lợn, mực…) để mở rộng thêm đối tượng khách hàng.
Thậm chí, một shop chuyên bán ruốc nấm chay trên đường Thụy Khuê, Hà Nội, còn thử nghiệm với ruốc nấm hương cay vị bò khô và vị riềng, được nhiều khách hàng yêu thích.
Theo Zing

Giá cà phê, mật ong, bơ...sẽ tăng chóng mặt

Giá cà phê, mật ong, bơ... được dự báo sẽ tăng chóng mặt trong tương lai khi nhu cầu thay đổi, sản lượng giảm sút.
1. Cà phê
Năm 2014, giá cà phê trên thế giới tăng mạnh do nguồn cung cấp lớn nhất từ Brazil bị cạn kiệt.
Nhiều chuyên gia nhận định, trong năm 2020, ảnh hưởng bởi sự ấm lên của khí hậu toàn cầu có thể cắt giảm 34% sản lượng cà phê, kéo theo giá của loại thực phẩm này tăng lên kỷ lục.2. Ngũ cốc
Cũng do lo ngại về vấn đề nóng lên của khí hậu toàn cầu, các chuyên gia dự đoán nguồn cung cấp ngũ cốc sẽ sụt giảm nghiêm trọng trong vài năm tới.
Một số người còn dự đoán, người tiêu dùng Mỹ có thể phải trả nhiều hơn 30% so với mức giá ngũ cốc hiện tại trong năm 2030.

3. Mật ong
Thời tiết xấu và dịch bệnh đã khiến sản lượng mật ong sụt giảm 30% trong vòng 6 năm qua.
Trong tương lai, giá của mặt hàng này được dự đoán tăng khoảng 2,12% lên mức cao kỷ lục.
4. Bơ
Tương tự như các thực phẩm kể trên, sản lượng bơ dự đoán sẽ giảm 40% trong vòng 30 năm tới khiến giá của mặt hàng này sẽ tăng đáng kể.
Theo Ttvn.vn

Hạt bàng Côn Đảo

Hạt bàng ăn thơm, có vị ngọt của đường và vị mặn của muối hòa lẫn vị bùi, béo nơi đầu lưỡi khiến ai được ăn thử một lần đều không thể nào quên.
Hạt bàng rang


Bàng là loại cây được trồng phổ biến trên khắp đường phố, công sở, trường học... ở Côn Đảo.
Quả bàng ở Côn Đảo rất to, vào tháng 6 và tháng 7, người dân ở đây đi thu hoạch quả bàng chín về phơi khô, rồi trong những lúc rỗi việc nhà, đem ra chẻ lấy nhân hạt.
Sau khi tách lấy nhân hạt xong, hạt bàng được đem chế biến theo hai cách: Rang muối và rang đường.
Thường bàng rang muối được ưa chuộng hơn bởi nó nguyên hương vị của hạt bàng tươi.

Hạt bàng rang muối, đường hiện có giá 100.000 đồng/túi 2 lạng, lấy nhiều từ 2kg trở lên sẽ có giá 450.000 đồng/kg và miễn phí phí giao hàng.

Theo vietnamnet.vn

Việt quất sấy khô xuất xứ từ Mỹ

Qua khảo sát thị trường, hiện thương hiệu việt quất sấy khô được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam chủ yếu xuất xứ từ Mỹ.
Nhưng vì giá nhập cũng như bán lẻ khá cao nên để đưa ra được mức giá hợp lý hơn và đa dạng lựa chọn hơn cho khách hàng, nhiều đại lý đã mở rộng nguồn nhập khẩu từ Nga và Brazil.
Tham khảo một số ý kiến khách hàng mua việt quất sấy khô tại Hà Nội, ngoài hương vị thơm ngon, mục đích mua dùng chủ yếu của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm này là vì công dụng tốt cho sức khỏe.
Theo nhiều tài liệu, trong quả việt quất có chứa nhiều vitamin C, sắt, canxi và protein giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tái tạo tế bào, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, hỗ trợ điều trị sỏi thận, một số bệnh về mắt, ngừa ung thư.
Một số người hiểu lầm công dụng giảm cân từ việt quất tươi sang việt quất sấy khô
Tuy nhiên, bà Kristin Kirkpatrick, cán bộ nghiên cứu làm việc tại viện sức khỏe tại thành phố Cleveland thuộc tiểu bang Ohio (Mỹ) cho biết, công dụng của quả việt quất tươi khác với việt quất khô. Nhiều người nghĩ việt quất sấy khô giúp giảm cân hiệu quả là một sai lầm.
Bà giải thích, thông thường, 1 cốc nước quả việt quất tươi hoặc đông lạnh có khoảng 85 calo và 14g đường nhưng một nửa cốc quả việt quất sấy khô, lại chứa đến có khoảng 270 calo và 25g đường.
Điều này được lý giải, trong quá trình sấy khô, lượng nước bị loại bỏ sẽ làm tăng lượng calo và đường trong trọng lượng của việt quất.
Do vậy, thay vì tập trung vào mục đích giảm cân từ việt quất khô, thực khách chỉ nên coi đó như một món quà vặt ngon miệng hàng ngày hoặc trong các dịp lễ, Tết. 
Theo Diệp Sa/Zing

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Làm nước mắm sạch tại nhà

Gia đình Bà Vũ Thị Yên (phường Hiệp Thành, quận 12) từ  Cà Mau chuyển lên Sài Gòn sinh sống đã hơn 10 năm. Lo ngại thực phẩm đi mua không an toàn, bà thường tự làm những "giọt  ngọc" từ biển để gia đình dùng. “Nước mắm tự làm không chỉ ngon lành, bổ dưỡng mà còn hợp với khẩu vị gia đình tôi nên ai trong nhà cũng thích”, bà Vũ Thị Yên đã chia sẻ cách ủ nước mắm truyền thống với motthegioi.vn.

1. Chọn nguyên liệu chuẩn
Có nhiều loại cá có thể làm nước mắm như cá sông, cá biển. Trong đó cá biển được chọn nhiều hơn. Về cá biển thì có nhiều loại như cá nục, cá cơm đều có thể làm nước mắm. Tuy nhiên, ngon nhất vẫn là cá cơm  vì có độ đạm phù hợp, mau phân hủy và cho mùi hương hợp khẩu vị truyền thống.
2. Đúng mùa
Mùa cá cơm bắt đầu từ khoảng tháng 8 đến tháng 2 hàng năm. Trong đó thời điểm cá béo và ngon nhất là khoảng tháng  10 – 12. Nếu mua số lượng vừa, ít thì nên chọn các tàu đánh bắt trong ngày. Cá có độ tươi nhờ thời gian đi biển ngắn. Nên chọn cách ướp muối ngay sau khi cá lên thuyền (kiểu Phú Quốc) để cá giữ độ tươi ngon.
 
Bà Yên kiểm tra màu tự nhiện của nước mắm.
3. Công thức ướp truyền thống
Theo bà Yên tỉ lệ muối nước mắm truyền thống của dân ta là 4:1, tức 4 cá - 1 muối trộn đều gọi là chượp. Còn đa phần các hãng nước mắm lớn lại chọn tỉ lệ 3:1. Nên nước đầu muốn ăn được phải pha thêm nước sôi để nguội, nếu không sẽ mặn đắng. Còn  tỉ lệ muối ít thì cá bị ươn hoặc có mùi thum thủm sẽ "gây khó" cho khẩu vị.
4. Kiểm soát màu, vị  tự nhiên
Ngoài "tỉ lệ vàng" 4 -1 kinh nghiệm dân gian còn cho thêm 1 phần trái thơm (khóm) chín gọt vỏ, xắt lát vào chượp. Và sơ đồ  4 - 1 - 1 (tức 4 cá, 1 muối, 1 khóm) được nhiều người ví là "kim cương". Một số kinh nghiệm khác thì nên thêm vào chượp một ít mật ong hoặc nước đường. Thơm, mật ong, nước đường có tác dụng làm nước mắm dậy mùi thơm đặc trưng, đồng thời cho màu đẹp và cân bằng độ mặn cho nước mắm.
5. Dụng cụ chứa đựng
Dụng cụ đựng nước mắm dùng cho gia đình là mái, lu, kiệu tùy theo số lượng cá. Bà Yên hay dùng kiệu để ướp mắm. Theo bà, kiệu là đất nung sẽ tốt cho sức khỏe hơn mái xi măng hoặc đồ nhựa.
Chuẩn bị sẵn dụng cụ trước khi bỏ nguyên liệu vào sẽ tránh vất vả sang chiếc sau này. Vòi xả nước mắm thường bán sẵn, loại dùng cho ngành nước. Phía dưới đáy là lớp cát hoặc cỏ tranh, kế đến là sỏi nhỏ, đến sỏi lớn, đến đá nhỏ, đá lớn. Những lớp lược này có tác dụng chặn cặn bả cho nước mắm trong không lẩn bợn khi dùng.
6. Bảo quản và sử dụng
Chượp sau khi được ủ trên dưới một năm thì ăn được tùy theo để ngoài nắng hay trong mát mà không cần phải đun nấu. Và càng để lâu thì nước mắm càng ngon do cá thủy phân trọn vẹn. Nhớ đậy đệm cẩn thận tránh ruồi nhặng, chuột bọ, bụi bẩn,...rơi vào. Muốn chượp mau tan cứ khoảng nửa tháng khuấy đảo một lần. Làm vậy cá mau phân hủy và chất lượng nước mắm đồng đều. Có người dùng máy bơm hồ cá cảnh để khuấy đảo thì lượng nước luân chuyển sẽ liên tục. Nước mắm sẽ mau ăn và dậy mùi thơm đặc trưng hơn. 
Nước mắm đạt chất lượng có màu từ cánh gián đến vàng rơm tùy vào loại cá và điều kiện thời tiết. Mang hương thơm đặc trưng không quá nặng mùi hay bị khứu. Nhắm vào có vị mặn vừa miệng và hậu ngọt tự nhiên mà không cần bất cứ một loại gia vị bổ sung nào khác.
Bài, ảnh: Dư Khanh

Món ăn giúp chàng lấy lại phong độ

1. Cháo gà nhân sâm 

*Nguyên liệu: Gà mái 1 con 600 – 700g, nhân sâm 5g, gừng tươi 3 – 4 lát, gạo tẻ ngon 50g, gia vị vừa đủ.
 
*Cách làm: Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng, nhân sâm thái lát mỏng, gừng rửa sạch thái lát, đập giập. Cho gà, gạo, nhân sâm vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi hạ lửa nhỏ nấu thành cháo. Khi cháo chín nhừ cho gừng vào trộn đều, cho sôi lại, nêm gia vị, ăn nóng. 

Mỗi tháng nên ăn khoảng 20 lần, ăn trong 2 tháng liền.

Món ăn cho quý ông ngại yêu
Món ăn cho quý ông ngại “yêu” 

2. Cá chạch nấu hạt hẹ

*Nguyên liệu: Cá chạch tười, hạt hẹ, gia vị.

*Cách làm: Mua cá chạch còn sống, làm sạch nhớt và bùn cát, bỏ hết lòng; hạt hẹ đãi sạch, bọc vào vải, cho cá vào nồi với 0,5 lít nước sạch, muối ăn vừa đủ, sau khi sôi thì để nhỏ lửa om, khi còn 1/2 nước thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá uống nước.

Mỗi ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình. Dùng 2 liệu trình, hiệu quả sẽ rõ ràng. Ăn lúc còn nóng, liên tục trong 5 – 6 ngày sẽ làm cho tinh thần sảng khoái, tăng cường khả năng tình dục.

Món ăn cho quý ông ngại yêu
Món ăn cho quý ông ngại “yêu” 

3. Thịt rùa hầm củ cải đỏ, câu kỷ tử, sơn thù du

*Nguyên liệu: Rùa 250g, xương lợn 500g, câu kỷ tử, sơn thù du 12g, củ cải đỏ 250g, gia vị.

*Cách làm: Thịt rùa rửa sạch, chặt miếng, xương lợn rửa sạch, chặt nhỏ. Củ cải đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Các vị thuốc trên rửa sạch. Cho xương lợn và thịt rùa vào nồi, đổ nước hầm gần chín nhừ thì cho các vị thuốc trên vào hầm tới khi thịt rùa chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được.

 Món ăn có công hiệu bổ thận, điều tinh, sáng mắt. Những người bị sa sút về sức khỏe, cơ thể gầy yếu, hay bị ù tai, ra mồ hôi trộm, giảm ham muốn tình dục dùng rất phù hợp.

Món ăn cho quý ông ngại yêu
Món ăn cho quý ông ngại “yêu” 

4. Giá đỗ xào tim cật

*Nguyên liệu: Giá đỗ 100g, tim cật lợn 150g, nước mắm, mì chính, rau thơm, hành tỏi gừng vừa đủ. 

*Cách làm: Tim cật rửa sạch, thái lát mỏng, ướp gia vị để 10 phút. Các thứ gia vị và rau thơm rửa sạch. Phi hành mỡ cho thơm, cho tim cật vào xào trước cho chín, giá đỗ cho vào sau, đảo nhanh tay, nêm gia vị cho chín là được. Món này ăn với cơm. Mỗi tuần nên dùng 3 - 4 lần. 

*Tác dụng: Giá đỗ nhiều vitamin E làm đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa, tăng cường sinh dục, cải thiện sức khỏe. Tim lợn bổ tâm dưỡng huyết. Quả cật lợn bổ thận nạp khí, giúp tâm thận giao nhau.
Món này rất tốt cho những người bị yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi đuối sức, tim hồi hộp, giấc ngủ chập chờn, mỗi khi “vào cuộc” thường bị toát mồ hôi, thiếu sức bền, xuất tinh sớm.

Món ăn cho quý ông ngại yêu
Món ăn cho quý ông ngại “yêu” 

5. Thịt dê hầm sâm quy

*Nguyên liệu: Thịt dê 2 lạng, phòng sâm 20g, đương quy 20g, khởi tử 16g, đại táo 10 quả, nước mắm, mỳ chính, hành khô, rau thơm, gừng tiêu, rượu trắng 25ml.

*Cách làm: Thịt dê rửa sạch, thái miếng vừa. Phòng sâm, đương quy, đại táo, khởi tử rửa qua nước nóng cho sạch, thái lát. Thịt dê và các vị thuốc, các loại gia vị, rượu trắng trộn đều, hấp cách thủy cho chín kỹ là được. Ăn cùng với cơm. 

*Tác dụng: thịt dê ngọt mềm, bổ thận, bổ tinh tủy. Sâm, quy bổ khí huyết, tăng cường sức lực. Khởi tử bổ thận sinh tinh. Đại táo vị ngọt bổ tâm tỳ. Gừng tính ấm bổ tỳ vị, lưu thông huyết mạch. Rượu trắng tác dụng dẫn thuốc. Món này phù hợp với những người bị yếu sinh lý hay chóng mặt ù tai, đau mỏi lưng, thần kinh suy nhược, da xanh, cơ bắp yếu mềm, ăn ngủ kém, tim hồi hộp, xuất tinh sớm, ngại yêu.

Món ăn cho quý ông ngại yêu
Món ăn cho quý ông ngại “yêu” 

6. Xương sống dê nấu canh ba kích

*Nguyên liệu: Xương sống dê 1kg, ba kích 30g, phòng sâm 25g, gia vị (mắm muối, rau thơm, hành gừng) vừa đủ. 

*Cách làm: Xương sống dê rửa sạch, chặt miếng vừa. Ba kích và phòng sâm thái lát rồi bỏ vào vải buộc kín miệng, thả vào nồi cùng với xương dê, đổ vừa nước đặt lên bếp, lúc đầu đun to lửa, sau cho nhỏ lửa hầm đến chín nhừ, tra mắm muối, rau thơm, ăn cùng với cơm. 

*Tác dụng: xương sống dê bổ thận dương, tăng cường sinh khí, chống đau lưng mỏi gối, sinh tinh phát dục. Phòng sâm bổ dương khí. Ba kích bổ thận tráng dương. Các vị hợp lại tác dụng bổ thận sinh tinh, tăng cường chức năng sinh dục. Nam giới yếu kém đuối sức, đau đầu chóng mặt, thiếu sức bền, tim hồi hộp, chân tay lạnh nên dùng.

Món ăn cho quý ông ngại yêu
Món ăn cho quý ông ngại “yêu” 

Những đại gia Việt ở nước ngoài

1. Tỷ phú Chính Chu
Trong giới đầu tư tài chính Mỹ, cái tên Chính E.Chu là một cái tên vô cùng quen thuộc mà mỗi khi nhắc đến mọi người phải kiêng nể.
Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
 
Hiện tại, Chính E.Chu đang là giám đốc cấp cao của tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone (Mỹ). Chính E.Chu sở hữu trong tay số tài sản lên tới 1,1 tỷ USD.
Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, ông cùng gia đình di cư sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Vừa đi học, ông Chu vừa đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà. Chu có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ).
Bằng khả năng của mình, Chính E.Chu đã lần lượt "thu mua" rất nhiều tập đoàn, công ty... thu lại khoản lợi nhuận vô cùng béo bở và trở thành một cái tên khiến phố Wall phải kiêng dè.
Bài học thành công của Chính E.Chu chính là sự kiên trì theo đuổi mục tiêu. Theo ông, chỉ cần bạn có mục tiêu và kiên trì theo đuổi nó thì thành công sẽ không quay lưng lại với bạn.
2. Đại gia Trầm Bê

Theo thông tin mới nhất, đại gia Trầm Bê - một doanh nhân có tiếng trong ngành ngân hàng Việt Nam vừa hoàn tất bán khu trung tâm thương mại Vallco Shopping Mall ở Mỹ (tên gọi khác là Cupertino Square), thu về khoảng 116 triệu USD.
Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
 
Đây là một trong những hạng mục đầu tư của ông tại nước ngoài, mua lại với giá 60 triệu USD. Với thương vụ này, sau khi trừ các khoản thuế và chi phí phải nộp tại Mỹ, ông dự kiến chuyển về Việt Nam khoảng 80 triệu USD.
Ông và gia đình đang nắm giữ khối tài sản khổng lồ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank), CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI)…
Ông Trầm Bê bắt đầu sự nghiệp tại Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh. Sau 10 năm gắn bó với ngành kinh doanh gỗ, ông bắt tay đầu tư vào địa ốc bằng việc góp vốn vào Công ty Xây dựng Bình Chánh với chức vụ thành viên HĐQT (1999).
Doanh nhân năm nay 55 tuổi còn sở hữu một trong những bệnh viên đa khoa quy mô lớn nhất (Bệnh viện Triều An) và CTCP Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn; đồng thời sở hữu lượng lớn cổ phần tại nhiều ngân hàng, doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.
Hiện nay, ông Trầm Bê giữ chức Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank.
3. Tỷ phú Trung Dung

Năm 1984, Trung Dung mới 17 tuổi và đến Mỹ với 2 USD trong tay. Với khả năng kinh doanh, sự nhạy bén trong lĩnh vực công nghệ, ý chí không sợ khổ, sợ khó đã giúp Trung Dung trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather.
Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
 
Để sống và hoàn thành việc học Trung Dung đã phải lao động một cách cật lực và làm bất kỳ việc nào có thể. Mặc dù vậy, chàng thanh niên nghèo năm nào vẫn hoàn thành chương trình tiến sĩ và bắt đầu làm việc khởi điểm tại công ty Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.
Một thời gian sau Trung Dung rời OpenMarket để thành lập công ty OnDisplay vào năm 1996.
Tính đến năm 2000, Trung Dung được cả nước Mỹ biến đến với món "hời" lợi nhuận gần 1,8 tỉ USD từ thương vụ bán cổ phần của OnDisplay.
4. Tỷ phú David Duong
David Dương sinh năm 1958 tại Sài Gòn trong một gia đình có truyền thống kinh doanh. Năm 1979, ông theo gia đình sang định cư tại San Francisco (Mỹ).
Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
 
Năm 1980, David Dương cùng gia đình đã khởi đầu công việc kinh doanh bằng cách góp vốn của các thành viên lại và mua một chiếc xe tải đã qua sử dụng để mua gom giấy, phế liệu.
Và trong những năm đó, David Dương ban ngày đi học tiếng Anh, tối về lại lái xe đi thu lượm phế liệu. Năm 1983, David Dương và gia đình đã thành lập ra công ty tái chế phế liệu East West Recycling.

 Năm 1984, công ty East West được đổi tên thành Cogido Paper Corp và ông Dương khi ấy đã trở thành Giám Đốc điều hành với dây chuyền phân loại và đóng kiện phế liệu trước khi mang đi bán. Từ đó, công ty bắt đầu tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu trực tiếp phế liệu đến các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Philippines, Indonesia...

Năm 1987, Cogido Paper Copr mở thêm một chi nhánh thu gom phế liệu tại thành phố San Jose, bang California. Cuối năm 1989, với hai cơ sở thu mua phế liệu, Giám Đốc David Dương đã có số khách hàng người Việt đông với gần 100 xe tải đi thu gom và bán phế liệu cho Cogido. Cùng năm, Giám Đốc Dương đã quyết định nhượng lại Cogido cho một Công ty thu gom và xử lý rác lớn thứ 4 của nước Mỹ.
Năm 1992, ông David Dương thành lập một công ty thu gom phân loại xử lý chất thải rắn mang tên California Waste Solutions (CWS). Là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc điều hành công ty, ông David Dương đã xây dựng và phát triển CWS từ một cơ sở nhỏ trở thành một công ty lớn mạnh.
Dưới bàn tay của tỷ phú Việt này, công ty CWS đã hoạt động rất thành công và được Tạp chí uy tín Waste Age bình chọn xếp thứ 37 trong số 100 công ty hàng đầu trong ngành thu gom vận chuyển và xử lý rác tại Mỹ. CWS hiện có 4 nhà máy thu gom và xử lý chất thải rắn.

Năm 2004, ông Dương trở về Việt Nam đầu tư dự án Công Ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions, Inc - VWS).
Ngày 30/4/2004, ông David Dương chính thức bắt đầu thực hiện dự án xây dựng Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn tại TP HCM, bao gồm một nhà máy hiện đại chuyên phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng rác thải; một nhà máy chế biến phân compost từ rác hữu cơ; một bãi chôn lấp rác an toàn, hợp vệ sinh…

Tháng 2/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bổ nhiệm ông David Dương làm ủy viên Quỹ Tài trợ giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation - VEF), một tổ chức độc lập do Quốc hội Mỹ lập và được tài trợ bởi Chính phủ Mỹ, có sứ mệnh thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt Nam thông qua giao lưu giáo dục trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
5. Đại gia Nguyễn Văn Hiền
Ông nổi danh là một doanh nhân thành công, là chủ tịch hội đồng quản trị của trung tâm thương mại Đồng Xuân, là trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt tại Đức.
Toàn bộ trung tâm thương mại Đồng Xuân nằm trên phố Herzberg, quận Lichtenberg, rộng 185.000 m2 gồm 4 khu nhà (được gọi là Halle) với 450 hộ gia đình kinh doanh và 1.000 người làm việc thường xuyên ở đây, phần lớn là người Việt.
Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
 
Để xây dựng được “Chợ Đồng Xuân” tại Đức như ngày hôm nay là cả một quá trình vất vả của ông Hiền, với “14 giờ làm việc mỗi ngày và 10 năm làm việc không nghỉ”.
 Năm 2003, ông Hiền có đã có một cơ sở thương mại dệt may ở gần khu vực. Sau đó ông vay vốn các ngân hàng để xây trung tâm thương mại, nhưng các ngân hàng không tin tưởng rằng ông sẽ tìm được người thuê cửa hàng cho một trung tâm thương mại châu Á.

Sau đó nhờ các công ty xây dựng tư nhân mà ông có quan hệ từ trước tin tưởng cho vay tiền, ông đã có thể mua thêm đất và xây dựng Trung tâm Đồng Xuân của mình.

Ngoài khu trung tâm thương mại Đồng Xuân , ông còn có nhà máy chế biến thịt và đậu phụ ở Hoppegarten. Ông cũng là thành viên tổ chức Đức - Việt.
Bên cạnh việc đầu tư kinh doanh, ông Hiền còn đầu tư 30 triệu Euro vào dự án xây dựng trung tâm văn hóa, kinh tế tại quận Lichtenberg, Berlin với mong muốn quảng bá văn hóa, ẩm thực và truyền thống của người Việt Nam tới bạn bè Đức.

6. Đại gia Darunee

Cha mẹ là người gốc Hà Nội, lưu lạc sang Lào rồi Bangkok, Darunee cùng các anh chị em của mình phải vất vả mưu sinh từ bé. Cuộc sống mưu sinh khó khăn nhưng Darunee vẫn chăm chỉ học hành và bà là một trong số ít người Thái gốc Việt đỗ vào trường đại học danh tiếng bậc nhất ở Thái, trường Chulalongkorn.
Sau khi cưới chồng là người Hoa – Thái, bà Darunee và chồng bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng cách làm đại lý cho các công ty điều hòa và máy sưởi York của Mỹ và bảy năm sau, vợ chồng bà thành lập công ty sản xuất điều hòa của riêng mình, mang tên công ty Senato.
 
Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
 
Senato giờ là thương hiệu nổi tiếng ở Thái, với doanh thu hàng năm đạt 500 triệu bạt Thái (tương đương hơn 15 triệu USD), tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người địa phương.
Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra từng nhận xét: “Bà Darunee là niềm tự hào của nước Thái, đáng để mọi người học tập...
7. Ông hoàng nghề nail Charlie Tôn Quý

Người ta nói rằng việc làm dễ kiếm ra tiền nhất của người Việt tại Mỹ chính là làm nail (nghề chăm sóc móng tay, móng chân). Tuy nhiên, Charlie Tôn Quý lại không muốn nghề nghiệp này chỉ là một trong những nghề tạm bợ, ông đã khiến nó trở thành một "thiên đường hái ra tiền".

Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
 
Với khởi điểm chỉ là một bài tiệm nail đầu tiên, Charlie Tôn Quý đã bắt đầu kế hoạch vươn xa hơn nữa của mình bằng cách đưa tiệm nail vào các siêu thị, cửa hàng...
Một thời gian sau, gần 1,200 cửa hàng nail của Charlie Tôn Quý đã có mặt trên toàn nước Mỹ. Charlie Tôn Quý đã thành công khi đưa thương hiệu Regal Nails trở nên nổi tiếng khắp toàn nước Mỹ.
Hiện tại, với gần 1.200 cửa hàng nail, thu nhập bình quân của Regal Nails là khoảng 500 triệu USD mỗi năm. Không dừng lại tại đó, Regal Nails đang tham vọng đưa thương hiệu ra toàn thế giới.
8. Tỷ phú Trần Đình Trường
Với khối tài sản ước tính lên tới hơn 1,2 tỷ USD Mỹ, doanh nhân Trần Đình Trường được coi là người Việt Nam giàu có nhất tại Mỹ. Ông là chủ của nhiều khách sạn xa hoa tại New York, đáng kể nhất phải nhắc đến là khách sạn Carter Hotel ở quảng trường Times Square.

Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
 
Ông Trường quê ở Hà Tĩnh, sang Mỹ từ năm 1975 và bắt đầu kinh doanh khách sạn tại Mahattan, New York.
Ông đã từng chi 3,2 triệu USD để mua hai máy bay trực thăng tài trợ cho các tổ chức cứu trợ tại Ethiopia và chi 2 triệu USD tài trợ khi Mỹ gặp sự kiện khủng bố ngày 11/09.

Với những nghĩa cử dành cho cộng đồng, ông Trường được Liên hiệp người Mỹ gốc Á vinh danh, và nhận Giải Đuốc Vàng trao tặng tại Washington D.C. Ông Trường đã từ trần và hiện khối tài sản của ông được để lại cho các con cháu tiếp tục gây dựng và phát triển.
Theo Kiến thức