1. Mê nuôi động vật hoang dã, thu về tiền tỷ/năm
Thầy giáo Đoàn Kim Sơn (xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP HCM), là giáo viên môn hóa thực phẩm Trường Đại học Nông lâm TP HCM và cũng là chủ một trang trại chăn nuôi động vật hoang dã chuyên nghiệp.
Năm 2003, khi đang là sinh viên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, chàng trai trẻ bắt tay vào nuôi ếch Thái Lan nhằm kiếm tiền trả học phí, ăn ở...
Tuy nhiên, khi có thành phẩm thì không có nơi tiêu thụ. Trong lúc khó khăn, Sơn tình cờ mua được 2 cặp rắn ráo mang về nuôi và bắt ếch cho rắn ăn.
Nhờ chăm sóc tốt, rắn lớn nhanh, sau 6 tháng rắn mẹ bắt đầu đẻ trứng...
Vừa nuôi vừa học hỏi thêm kinh nghiệm ấp trứng rắn, cách chăm sóc rắn, chẳng bao lâu, đàn rắn của Sơn đã lên đến hàng nghìn con và cho doanh thu.
Ảnh: Nongnghiep.vn
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp đại học, Sơn được giữ lại giảng dạy tại trường.
Ngoài giờ đứng trên giảng đường, anh vẫn tiếp tục chăn nuôi và mở rộng thêm trang trại, nuôi thêm rắn ri voi, kỳ đà, lươn, chồn hương...
Nhờ chăn nuôi, mỗi năm thầy giáo Sơn có thu nhập hàng tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 40 lao động địa phương.
Các con giống động vật hoang dã ở trang trại của thầy đều có chứng nhận nguồn gốc rõ ràng nên người nuôi an tâm trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ.
2. Trại rắn mối của thầy giáo dạy thể dục
Dạy thể dục ở trường cấp 3 nhưng anh Nguyễn Văn Thuyết (Bạc Liêu) lại mê nuôi rắn mối, rắn hổ hành, dế, nhím... bán cho nhà hàng làm món nhậu.
Ảnh: Zing
Anh bắt đầu mở trại nuôi rắn mối từ năm 2008 và phát triển chuồng trại, nuôi thêm các loại khác khi có thêm nguồn vốn.Nguồn thu từ bán rắn, côn trùng kèm với việc bán giống đem lại cho anh khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.
Ảnh: Zing
Ngoài ra, người thầy giáo trẻ còn dạy cho nhiều người trong vùng cách nuôi sâu, rắn... tại trang trại của mình.3. Thầy giáo với sáng kiến nuôi ong trong bọng dừa
Với sáng kiến 'lạ', thầy giáo Hồ Văn Tạo (ngụ ấp Quốc Phú, xã Quốc Thái, huyện An Phú, An Giang, giáo viên Trường THCS Quốc Thái), có nguồn thêm thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Thầy Tạo có ý tưởng nuôi ong tầng (ong mật) trong bọng dừa theo hình thức nuôi tự nhiên để lấy mật từ năm 2013, bắt đầu với 1 - 2 đàn ong.
Ảnh: Zing
Đến nay, thầy Tạo đã tăng
số lượng lên 30 đàn ong, bình quân 20 - 25 ngày thu hoạch mật một lần,
bán với giá 800.000 đồng/lít, gia đình thầy có nguồn thu đang kể.
Người thầy này đang có ý định tăng nuôi lên 100 đàn ong để có thêm thu nhập và tạo việc làm cho lao động địa phương.
4. Không nản chí khi thất bại
Trang trại rắn giống của thầy Bùi Xuân Tùng (SN 1978, đang dạy tại Trung tâm Tin học Trường Đại học Tây Đô, TP Cần Thơ) hiện là địa chỉ tin cậy của nông dân miền Tây.
Năm 2012, thầy Tùng góp vốn liếng, vay hơn 100 triệu đồng để mua 142 con rắn hổ hèo về nuôi.
Thế nhưng, do không có kinh nghiệm nên lứa rắn này lăn ra chết sạch, thầy Tùng chỉ biết nhìn mà ứa nước mắt.
Ảnh: Dân Việt
Khó khăn nhưng không nản
chí, thầy giáo trẻ quyết tìm lý do mình thất bại và nhận ra rằng khâu
tuyển chọn con giống, chăm sóc, mô hình nuôi... của mình chưa đúng kỹ
thuật.
Bỏ ngoài tai lời can ngăn của gia đình, bạn bè, thầy Tùng đi đến những trang trại lớn để học hỏi thêm kinh nghiệm và tiếp tục vay mượn tiền để nuôi.
Trời không phụ lòng người, sau bao lần cố gắng, học hỏi, thầy giáo trẻ đã nuôi thành công giống rắn hổ hèo.
Trong năm 2013, trang trại của thầy Tùng xuất bán được hàng ngàn con rắn giống chất lượng.
Theo thầy giáo này, yếu tố quyết định đến sự thành công là người nuôi phải chịu khó, chọn con giống chất lượng, chọn đúng người hướng dẫn kỹ thuật, chọn đúng nguồn thức ăn...
Theo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét