Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Cơm nức tiếng khắp Bắc - Trung - Nam

1. Cơm Lam
Nếu có dịp đi đến các tỉnh Tây Bắc hay Tây Nguyên, bạn sẽ được nếm thử món cơm lam lạ miệng của người dân tộc thiểu số ở đây.
Món ăn không quá cầu kỳ với những ống nứa non chứa đầy gạo và nướng trên bếp lửa, ăn kèm với muối vừng, thịt heo nướng...
2. Cơm hến
Nhiều du khách thường truyền tai nhau rằng đến Huế mà chưa ăn cơm hến thì xem như chưa từng đến Huế.
Với những du khách lần đầu ăn cơm hến, sẽ thấy tò mò pha chút thất vọng khi món ăn chỉ là cơm nguội, hến cùng ít rau sống...
Thế nhưng, chỉ khi trộn đều lên và thưởng thức, thực khách mới cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn.
Tô cơm hến vừa thơm, vừa có vị ngọt của hến, vị đậm đà của mắm ruốc Huế, vị bùi của đậu phộng, giòn rụm của da lợn. Và còn có vị cay xe lưỡi của ớt Huế...
3. Cơm gà Hội An
Khi đến Hội An, ai cũng muốn được một lần thưởng thức những hạt cơm dẻo, miếng thịt gà vừa mềm vừa ngọt ở đây.
Gạo được vo sạch ướp với một ít gia vị rồi nấu chín với nước luộc gà cùng ít lá dứa. Chính nhờ cách nấu như vậy nên hạt cơm có màu vàng óng, dẻo mềm và thoang thoảng hương thơm.
Gà để ăn kèm với cơm phải là loại gà ta được thả ngoài vườn, thịt thơm ngọt. Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm...
4. Cơm gà Tam Kỳ
Cũng như các món cơm gà ở miền Trung, gà luôn được sử dụng là loại thả vườn.
Phần cơm vàng ươm ăn kèm cũng được nấu kỳ công không kém. Gạo được vo thật sạch, để ráo nước rồi cho vào nấu với nước luộc gà cùng ít bột nghệ.
Khi ăn món này, gà thường được xé phay hoặc trộn gỏi. Nếu xé phay, thịt nạc gà được rút xương, thái thành từng lát nhỏ, ăn kèm là rau răm, rau thơm, hành tím ngâm chua, đu đủ...
Nếu thích hương vị đậm đà thì có thể ăn cơm với gà bóp gỏi. Ăn cơm gà Tam Kỳ không thể thiếu chén muối ớt chanh hay chén nước chấm được pha sánh và hơi cay.
7. Cơm niêu
Cơm niêu là món ăn có nhiều ở các tỉnh miền Trung cũng như ở Sài Gòn. Để nấu cơm niêu, bạn phải chọn gạo nguyên hạt, mềm dẻo. Gạo được vo sạch rồi cho vào niêu nấu chín.
Khi cơm vừa cạn nước, được tiếp tục vùi vào trong tro, than trong khoảng 20 phút để cơm chín hẳn.
Thưởng thức cơm niêu với các món cá kho tiêu, kho tộ cùng bát canh rau xanh mát là đủ làm hài lòng bất kỳ thực khách khó tính nào.
Theo Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét