Giữa năm 2011, Phòng Nông nghiệp huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tiến hành khảo sát chọn giống mít nghệ làm cây trồng thí điểm. Từ 10 - 20 cây trồng thử ban đầu, đến nay nhiều gia đình đã tự mua thêm cây giống để sản xuất.
Cây mít nghệ
Gia
đình chị Trịnh Thị Xuân - thôn 1 (xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm) là một
trong những hộ tiêu biểu đã làm giàu thành công từ mô hình trồng cây mít
nghệ.Sau khi trồng thí điểm, nhận thấy thế mạnh của loại cây này, gia đình chị đã dành nguyên 3ha đất đồi để trồng chuyên canh mít nghệ.
'Giá mít bán cho thương lái tại vườn dao động từ 5.000 - 6.000 đồng/1kg.
Trừ chi phí mỗi mùa gia đình thu về hơn 150 triệu đồng trên 900 gốc mít', chị Xuân cho biết thêm.
Hiện tại sản lượng mít ở Lộc Bảo không đủ bán cho các vựa của vùng, nhất là các doanh nghiệp ở Đồng Nai lên mua.
Đối với mít loại 1, thương lái thu mua để xuất khẩu, các loại còn lại chủ yếu cung cấp cho nhà máy mít sấy khô.
Khác với một số huyện lân cận như Đạ Huoai, Đạ Tẻh mít thường bị ruồi vàng đục làm thối trái, thì mít nghệ Lộc Bảo hoàn toàn không bị xâm hại bởi loài vật này.
Mít thích hợp nhất với khoảng cách cây 5m, để trái có trọng lượng lớn, nhà vườn cần tỉa bỏ bớt khi trái còn nhỏ. Khi thu hoạch, trái mít có trọng lượng từ 5 - 10kg.
Theo số liệu thống kê của Hội Nông dân xã Lộc Bảo, hiện nay, trên toàn xã có hơn 500ha trồng mít.
Trong đó hơn 50ha là mít của người dân tự trồng, còn lại là diện tích mít của Công ty TNHH Lê Dương thuê đất trồng tại xã.
Ở xã nghèo Lộc Bảo, nhiều hộ dân đang hy vọng đầu ra của sản phẩm sẽ ổn định hơn để mít nghệ sớm trở thành loại cây chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
(Dẫn theo Báo Lâm Đồng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét