Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Tác dụng của Tỏi tía

Tác dụng chữa bệnh ít biết của tỏi
Tỏi chữa mụn thịt hay mụn mắt cá
Mụn thịt hay mụn mắt cá thường có ở gan bàn chân, thường đau nhói khi bước đi, nếu để lâu ngày đi lại rất khó khăn và rất đau đớn. Thường có dáng đi cà nhắc hay đâm thuổng.
Chữa trị: lấy kim khêu lên và dùng dao cắt từng mảng da nhỏ đã chết ở phần mụn thịt, cứ làm như vậy cho tới vào nhân của mụn thịt, khi có cảm giác đau đớn thì thôi. Bây giờ ta được một lỗ lõm nhỏ. Tỏi một củ đập dập và một ít muối, cột vào chỗ mụn thịt đó khoảng 15-20 phút thì thay băng. Băng bó giữ vệ sinh vết thương, hàng ngày bôi và rửa bằng nước nghệ vàng tới khi ăn da non là khỏi. đi lại bình thường.
Tỏi làm mất mùi, làm mũi động vật điếc không nhận biết được hương vị con mồi khác.
Chữa cả nhà chảy nước mũi hắt hơi, ho cổ họng ngứa có đờm, mắt đau sót.
Lấy một vài tép tỏi cho vào bát thủy tinh hoặc inox giã nát để trong nhà, nơi phòng ngủ, phong khách, sau 9 giờ thì làm nước chấm ăn, tiếp tục làm tep tỏi giã mới. làm như vậy khoảng 3 ngày là khỏi.
Kien Thong
Xem thêm
 
Tỏi chẳng những dùng làm gia vị mà còn dùng làm thuốc là điều đã được ghi nhận trên toàn thế giới.
Người Ai Cập cổ đại rất tôn sùng tỏi. Họ coi tỏi thiêng liêng đến mức đã đặt trong mộ của các pharaoh.
Tỏi chứa các hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh thiosulfinat, sulfoxit, và dithiin. Những hợp chất của lưu huỳnh gây ra mùi đặc trưng hôi, song chính chúng mang lại nhiều lợi ích cho việc tăng cường sức khỏe.
Sulfua trong tỏi tạo ra khí sulfua hydro (H2S) – mùi hôi, nhưng ức chế sự ngưng đọng của các tiểu cầu, làm giãn mạch máu, giúp huyết áp được kiểm soát ổn định.
Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống ký sinh trùng, và kháng virút rất mạnh. các thuộc tính kháng nấm giúp quản lý nấm lưỡng bội ở miệng và bộ phận sinh dục người, chống AIDS và ung thư.
Tỏi giúp chống bệnh như cảm lạnh, cúm, ho gà, viêm phế quản, và nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiều tài liệu nói rằng chỉ cần mỗi ngày ăn một tép tỏi ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.
Một số nghiên cứu dịch tễ học cho rằng uống tỏi làm giảm nguy cơ đau dạ dày và ung thư đại tràng. Các tế bào ung thư bị các hợp chất allyl trong tỏi trấn áp nên phát triển chậm và thậm chí còn ngừng hẳn lại.
Khi nấu chín tỏi gần như không còn tác dụng nữa, vì allicin rất dễ bị phân hủy. Allicin là thành phần có ích lợi lớn cho sức khỏe. Thái nhỏ hoặc nghiền rồi để tỏi ngoài không khí chừng 10 phút sẽ hòan thành được quá trình enzym hoá alliin.
Với khả năng phòng ngừa và chữa bệnh tốt, tỏi chính là “đồng minh” tốt cho sức khỏe con người.
Tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol và giảm huyết áp.
Nhiều nghiên cứu khác kết luận tỏi hạn chế nguy cơ tắc động mạch vành và giảm nồng độ cholesterol có hại. Theo một nghiên cứu khác, tỏi có thể giết hoặc làm chậm sự phát triển của 60 loại nấm và 20 loại vi khuẩn. Nó cũng có ích với phụ nữ mãn kinh vì rất giàu oestrogen thực vật, giúp giảm nguy cơ ung thư và hạn chế những tác động của hội chứng mãn kinh.
Trong Tỏi Có 2 Chất Quan Ttrọng:
§       Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.
§       Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra & về tim bị nghẽn.
Chính nhờ 02 chất này mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.
Công Thức Điều Chế
§         Tỏi khô đã bóc vỏ (không sử dụng tỏi tươi) 40gr, thái nhỏ, cho vào một lọ sạch.
§         Rượu nếp (50 độ), lấy 100ml.
§         Ngâm tỏi trong rượu nếp khoảng 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọ để tỏi có thể ngấm đều rượu. Những ngày đầu rượu vẫn nguyên màu trắng, sau dần chuyển sang màu vàng và đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu vàng nghệ. Và lúc này rượu tỏi đã sẵn sàng để sử dụng.
Cách Dùng
§         Mỗi ngày uống 2 lần, vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
§         Mỗi lần 40 giọt, tương đương với một thìa cà phê nhỏ.
§         Vì lượng rượu tỏi rất ít nên khi uống có thể pha thêm nước sôi để nguội cho thành ngụm dễ uống.
§         40gr tỏi như thế uống được khoảng 20 ngày thì hết, lại phải ngâm 10 ngày mới uống được, nên phải ngâm 1 lọ gối đầu thì mới có thể uống liên tục.
§         Nên duy trì sử dụng rượu tỏi suốt đời. Người phải kiêng hoặc không uống được rượu vẫn có thể sử dụng vì mỗi lần chỉ uống 40 giọt, là một lượng rượu rất ít, không đáng kể.
Kết Quả Chữa Bệnh
WHO thông báo: Rượu tỏi chữa được 6 nhóm bệnh:
§         Thấp khớp: sưng khớp, vôi hóa các khớp xương, mỏi xương cốt.
§         Tim mạch: hở van tim, ngoại tâm thu, huyết áp cao, huyết áp thấp.
§         Phế quản: viêm phế quản, viêm họng, hen.
§         Tiêu hóa: ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày.
§         Trĩ nội và trĩ ngoại.
§         Đái tháo đường.
Một Số Lưu Ý
§       Nên tìm mua loại rượu nếp ngon, đạt tiêu chuẩn 50 độ trở lên, như vậy, khi ngâm tỏi sẽ cho chất lượng tốt hơn.
§       Rượu tỏi tương đối khó uống. Vì mùi tỏi hăng nồng, uống xong sẽ xộc lên mũi rất khó chịu.
Quả không sai khi gọi rượu tỏi là thần dược. Thiết nghĩ, bài thuốc này cần được phổ biến rộng rãi. đây là thứ thuốc tuyệt vời nhất của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ, lại có hiệu quả chữa bệnh cao.
Bí quyết ngâm giấm tỏi ớt
 Tỏi ớt ngâm dấm đường rất tiện dụng khi pha nước chấm, nhưng nếu không biết cách ngâm thường bị nổi váng. Xin chia sẻ với các bạn cách ngâm tỏi ớt thơm ngon mà không có váng.

Nguyên liệu :
- Vài trái ớt xanh, ớt đỏ
- Vài tép tỏi nhỏ
- Dấm gạo , đường, nước, muối
Cách làm:
- Trước tiên pha dấm, nước, đường và chút muối cho tan. Nếm thấy chua chua ngọt ngọt. Bắc lên bếp đun sôi, tắt bếp chờ nguội.
- Tỏi nên chọn tép nhỏ để nhanh thấm, lột vỏ. Ớt rửa sạch, cắt lát hay cắt khúc tùy sở thích. Trụng qua nước sôi và chần qua nước lạnh lại.
- Vớt ra cho ráo thật ráo nước hay dùng giấy/ khăn thấm cho khô.
- Cho vào hũ, cho nước dấm đường vào.
- Đậy kín có thể dùng được sau hai ngày ngâm. Hay trữ trong tủ lạnh cũng rất lâu.
Tỏi ngâm
Có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt.
Tỏi ngâm dấm: Lấy 50g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.
Tỏi ngâm đường: Lấy 50g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.
Rượu tỏi
Lấy 25g tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30ml.
Hoặc có thể chế theo cách khác: Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.
Các món ăn - bài thuốc từ tỏi
Bài 1: Tỏi 30g, chim bồ câu 1 con. Chim bồ câu làm thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị, chế thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, ích tủy sinh tinh.
Bài 2: Tỏi 50g, thịt dê nạc 250g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, tỏi bóc vỏ đập giập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ đun thêm một lát là được, ăn nóng. Công dụng: Ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh.
Bài 3: Tỏi 30g, thịt yếm ba ba 250g. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán qua, tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào chảo rán qua cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như gừng, hành, muối, đường, một chút rượu và nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh trong 30 phút là được. Công dụng: Tư âm bổ thận.
Bài 4: Tỏi 100g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3g. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào trong, lấy chỉ khâu lại, cho vào nồi, chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm cho đến khi chín nhừ là được, ăn nóng. Công dụng: Bổ hư nhược, kiện tỳ vị.
Kien Thong – suu tam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét