Tôi từng rất yêu sông nhưng giờ hình như tình yêu đã thay đổi.
Tôi bắt đầu thương tiếc các dòng sông đã gắn bó với tuổi thơ của tôi. Chúng đều bị ô nhiễm, bẩn theo nhiều mức khác nhau, nhiều cách khác nhau…
Xưa, người dân sống ven sông Hồng, cuối giờ chiều, hầu như nhà nào cũng kê ghế ra ngoài cửa ngồi hóng gió, nói chuyện. Nhiều năm sau cũng thế, nó cũng không biến đổi nhiều.
Nước sông lúc nào cũng ngầu đỏ, cuộn chảy. Ven bờ, các nhà trồng ngô, rau… ngoài kia là bãi giữa, cũng ngập tràn những ruộng rau, bãi ngô xanh um.
Vào những tháng hè, có chỗ nào nông nông thì chúng tôi, cả người lớn và trẻ em có thể ra bơi, lội… Thích nhất là những đêm trăng sáng, trông ra sông Hồng rộng mênh mông, ánh trăng lấp lánh trên mặt nước, gió lồng lộng…
Nhưng nay thì hết rồi. Ven bờ, đã không còn những ruộng rau, luống ngô… Người ta đổ rác. Hầu như nhà nào có rác cũng trút hết cả xuống vệ sông…
Nước sông Hồng vẫn chảy, vẫn cuồn cuộn đỏ đậm phù sa. Nhưng nước cũng không còn sạch sẽ, nó có những mùi gì đó rất khó chịu. Mùa khô, sông Hồng chẳng còn hồng nữa. có những tháng chuyển qua màu xanh nhưng với tôi, đó là màu xanh… chết.
Ngay cả chất phù sa, cũng không còn màu mỡ như trước nữa bởi nó mang trong mình các chất độc, chất thải từ các nhà máy hóa chất ở đầu nguồn, ở các vùng ven sông miền trung du thải xuống… Dễ thấy, các luống ngô, ruộng rau… ở trên bãi không còn xanh tốt như trước.
Các dòng sông khác thì sao? cứ những con sông nào tôi từng biết thì y như rằng, hiện nay, nó đều đang trong tình trạng bị ô nhiễm. Tôi cũng không còn nhận ra nó nữa, có lẽ gọi là… con mương thì đúng hơn, bởi lòng sông đã bị thu hẹp rất nhiều, nước bẩn và hôi thối.
Báo chí viết, nguyên nhân chính do hàng trăm nhà máy, công ty ở Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái… vì lợi nhuận, bất chấp lợi ích cộng đồng xả trực tiếp ra sông. Nhưng tôi cũng thấy, người dân địa phương nơi các con sông chảy qua cũng thiếu ý thức giữ gìn. Họ trút, vứt rác thải… ra sông, ven bờ tự nhiên như không.
Người dân vứt bỏ chất thải làm ô nhiễm thì hầu như cũng không ai nhắc nhở, xử lý… có lẽ cho là vì nó quá nhỏ. Việc xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm, Nhà nước sẽ lo nhưng với người dân, cứ mỗi người, mỗi nhà… xả thải như thế này thì chẳng có con sông nào sống nổi.
Khi nước Sông Hồng và các dòng Sông lớn khác bị ô nhiễm sẽ ngấm vào lòng đất phá hỏng hệ nước ngầm quí hóa của đồng bằng Bắc Bộ đó là đại họa.
Nước sông như dòng sữa Mẹ, nay sữa mẹ không còn có sống được không ?
xem thêm
Sống chung với rác
Những nghề truyền thống như sợi, dệt, nhuộm cho đến nghề tái chế nhựa đều phát triển tự phát. Chủ một cơ sở tái chế nhựa nói rằng nghề này được nhiều người lựa chọn để kiếm sống bởi không biết làm việc gì khác.
Chất thải từ cơ sở nấu nhựa và thu gom lông gà vịt được đổ xuống mương xi măng dẫn nước thải từ làng đổ ra ao ra ruộng.
Cách đây hơn chục năm, nước trong các dòng mương, ao luôn trong veo, có nhiều cá và cua. Thậm chí người làng còn lấy cả nước giếng làng về ăn.
Trước kia, nước thải của làng được dồn vào một chiếc ao giữa cánh đồng, trong ao có bèo tây và khoảng trống ở giữa, bèo tây và ánh nắng mặt trời phân hủy rác thải, hấp thụ chất độc. Ao có đập chảy tràn ra sông.
Nhưng nay, cùng với sự phát triển theo hướng đô thị hóa, ao hồ dần bị lấp, các con mương dẫn nước vào ruộng được thay bằng các ống cống dẫn nước thải. Vào mùa mưa, nước ngập ao chứa nước thải khiến nước bẩn tràn ra khắp ruộng lúa và hoa màu. Ngoài ra đất và nước nguồn bị nhiễm bẩn nên rất có thể sẽ hấp thu những chất độc hại.
Nhiều người dân nói nước giếng khoan của họ đã bị ô nhiễm nặng nề."Nước giếng làng giờ vàng xanh". Ăn vào chỉ có mắc bệnh nhất là bệnh ung thư.
Báo động đỏ từ một làng tái chế rác
Làng nghề tái chế rác thôn Minh Khai, thuộc làng Khoai, huyện Văn Lâm, thành phố Hưng Yên từ lâu đã trở lên nổi tiếng bởi sự giàu có của nghề buôn phế liệu, tái chế rác thành bàn ghế nhựa, chậu nhựa, túi nilon. Sự giàu lên từng ngày của làng nghề này cũng gắn liền với tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn ngày một nặng nề.
Nước trong con mương rộng ngay đầu làng Khoai có màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Mọi người đều cảm thấy ngột ngạt khi đi qua đoạn đường ấy. Rác rơi bừa bãi dưới lòng đường. Bụi hắt vào mặt người mỗi khi gió thổi qua.
Toàn bộ nước thải sẽ được tống ra hệ thống cống rãnh làng, chứ không qua bất kỳ một khâu xử lý rác thải nào khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm chất tẩy nặng. Toàn bộ người dân làng Khoai đều dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt. Đây là một mối nguy hiểm tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó những cỗ máy xay nhựa, cắt tạo bóng hoạt động ngày đêm khiến tạo cho làng Khoai luôn ầm ĩ. Không có dụng cụ bảo hộ nào có thể giảm bớt được tiếng ồn và mùi khét lẹt của nhựa.
Bụi tung hoành trong ngày nắng, còn mùi khét của nhựa khiến không khí dường như đặc quánh trong ngày mưa. Nếu ai đến làng Khoai lần đầu mà ngủ lại vào buổi tối thì không thể ngủ nổi.
"Những ngày đầu đến đây em không chịu nổi mùi của rác chưa tái chế và mùi nồng, khét của nhựa. Tiếng ồn của máy khiến cảm thấy nhức đầu. ", anh Toàn, một công nhân kể.
Theo các nhà khoa học, trong một số loại túi nilong có lưu huỳnh, dầu hỏa. Khi bị đốt cháy những chất đó gặp hơi nước sẽ tạo ra axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit. Mưa axit rất có hại cho phổi. Quá trình đốt cháy nilon tạo ra nhiều chất độc hại có khả năng gây ra nhiều dạng ung thư, giảm miễn dịch trong cơ thể.
Những cánh đồng thơm mùi lúa, những hàng nhãn lồng trĩu quả nổi tiếng một thời đã trở thành cảnh tượng của dĩ vãng.
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, xử lý chất thải theo kiểu tự phát là những yếu tố khiến mức độ ô nhiễm môi trường trong làng Khoai ngày càng trở nên trầm trọng.
Một báo động đỏ đang đặt trên bàn cân cho sự ôi nhiễm của làng nghề tái chế rác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét