Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Cụ Phan Thanh Giản yêu nước thương Dân

Phan Thanh Giản đã được giải oan sau 150 năm

Cụ Phan Thanh Giản yêu nước, thương Dân, nhà tư tưởng Duy Tân Fukuzawa  của Việt Nam ?

Đền thờ và lăng mộ của  cụ Phan Thanh Giản ở huyện Ba Tri. Cụ Phan là một nhân vật lịch sử và nhà thơ, nhà sử học lớn của dân tộc mà tôi rất khâm phục và ngưỡng mộ.
Đã 141 năm, kể từ ngày 4/8/1867, cụ Phan Thanh Giản kết thúc đời mình bằng 17 ngày nhịn ăn và chén thuốc độc tự vẫn vì buồn đau, thương dân thương nước. Bi kịch đời cụ là bi kịch lịch sử cần được làm sáng tỏ. Chuyện ấy đã thành sự thật.
Viện Sử học kết luận: “Với nhận thức mới trên quan điểm lịch sử cụ thể, nhân vật Phan Thanh Giản xứng đáng được tôn vinh bằng nhiều hình thức khác nhau”. Đó là sự phán quyết  công bằng. Như vậy Phan Thanh Giản đã được giải oan sau gần 150 năm mang tiếng “bán nước”.
Cụ Phan Thanh Giản sinh năm 1796, đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ khoa thi Đình năm Bính Tuất (1826) ở Huế. Cụ là người đỗ Đại khoa tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ.
Về văn thơ cụ có Lương Khê thi thảo gồm 454 bài thơ và Lương Khê văn tập (1876) do các con tập hợp in sau khi cụ mất. Cụ còn có các tập thơ, nhật ký như Sứ Thanh thi tập, Tây phủ Nhật ký, ghi chép trong chuyến đi Pháp…
Không ít người cho rằng ông là người có tội trong việc để mất 6 tỉnh Nam Kỳ vào tay quân Pháp khi ông làm Chánh sứ toàn quyền đại thần ký hòa ước Nhâm Tuất 1862, từ đó có câu ca dân gian lên án Phan Thanh Giản “bán nước”
Vua Tự Đức, ông vua “chủ hòa” đã cho rằng cụ đã làm mất Lục tỉnh Nam Kỳ, nên phán: ”xét phải tội chế, chưa đủ che được tội” và nghi án “truy đoạt lại chức hàm và đẽo bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi cái án trảm giam hậu”.
10 năm sau khi Phan Thanh Giản tự vẫn, năm 1886, vua Đồng Khánh đã xét lại công tội của cụ và đã ra chiếu chỉ  “khai phục nguyên hàm”
Như vậy các vua Nguyễn sau Tự Đức đã hiểu đúng công lao của Phan Thanh Giản!
Đứng trước mộ cụ Phan Thanh Giản tôi cứ nghĩ miên man về nỗi niềm lịch sử. Hết lòng vì dân vì nước nhưng lại không được người đời hiểu mình!
Bến Tre - Huế, 8/2008
Ngô Minh
(Có tham khảo sách: - Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam; TTBTDT Cố đô Huế; Tạp chí Xưa & Nay xuất bản, năm 2002)  
Một vị thượng quan, trải qua 3 triều vua Nguyễn, ông đã hiểu cái văn minh và sức lực của người Tây, ông biết rằng nếu dùng vũ lực thì không đánh nổi mà nên chuyển hướng ngoại giao, nghị hòa mà cải cách Duy Tân nhưng vua và triều thần vẫn cứ khư khư thủ cựu cho mình là giỏi, không chịu nghe ai, thậm chí sau này, lúc đi sứ ở Pháp về phái đoàn nói ở bên Pháp có thứ đèn không cần dầu cũng sáng, nhà vua và đình thần cho là nói đề cao bọn Tây di "Ðăng vô du hỏa bất sinh" đèn không dầu thì lửa lấy đâu mà sáng(b) đã không nghe mà mỗi lần thất bại gặp khó khăn, lại đưa ông làm bung xung, đưa đầu chịu báng, để trút trách nhiệm mất 6 tỉnh Nam Kỳ. Vua Tự Ðức Dụ rằng: (Dụ năm 1868).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét