Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Ốc sên lợi hay hại?

Ốc sên lợi hay hại?

Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ghi:

 “...từ năm 1991, nhân dân một số vùng ở Hải Hưng bắt ốc sên về nấu ăn chữa hen suyễn, “còn dùng để chữa đau bụng kinh niên và thấp khớp”.

Ốc sên một loại thức ăn giàu đạm cao hơn ốc vặn, ốc bươu và sò, trai, hến.... Thịt ốc sên ăn cũng giòn, ngon không kém ốc nhồi dưới các dạng xào, nấu, rán...
Hải Thượng y tông tâm lĩnh:

ốc sên làm thuốc để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có chứng thấp khớp do phong nhiệt và thấp nhiệt, chứng bệnh tương ứng với một số bệnh lý của y học hiện đại.

Cách dùng cụ thể như sau:

- Ốc sên bắt về đập bỏ vỏ, lấy phần lưỡi ốc, còn bỏ hết ruột, mổ đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quản rồi dùng muối và phèn chua rửa sạch hết nhớt, nấu ăn như nấu ốc thường. Ăn liền trong 7 - 10 ngày. Có thể kéo dài hàng tháng.

Hoặc

- Để chữa hen suyễn, thấp khớp, lấy ốc sên hoa 2 con làm thịt, nướng vàng, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc. Măng tre 50g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt. Trộn hai nước lại, uống làm 1-2 lần trong ngày. Dùng trong thời gian dài.

Ấu trùng giun trong thịt ốc sên: Gây viêm màng não chỉ sau 3 ngày

 BV Bệnh Nhiệt đới (TP. HCM) vừa qua còn tiếp nhận một số ca cấp cứu do ăn ốc sên. Các bệnh nhân cấp cứu đều trong tình trạng hôn mê nặng, có người phải sống đời sống thực vật, bị mất tri giác. mắc bệnh lý viêm não - màng não, hầu hết do ăn ốc nấu chưa chín.
Con ốc sên có nguồn gốc từ Pháp. Có lời đồn rằng, ốc sên nhiều nhớt nên nướng ăn sẽ giảm đau khớp, đau gút, tiểu đường, yếu sinh lý, suy nhược... nên nhiều người tìm ăn. Dân nhậu vùng Tây Nam Bộ rất thích mồi nhậu ốc gỏi, tái chanh, ăn sống chấm mù tạt...
Tất cả các loại ốc sống trên cạn và dưới nước đều có thể nhiễm ấu trùng giun Angiostrongylus cantonensis.

Người bệnh sẽ bị nhức đầu dữ dội, kèm theo cứng gáy, có khi liệt nửa người, nếu nặng có thể hôn mê, co giật do phù não, nếu không điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao. Tùy vị trí phần não bị xâm hại, tổn thương mà người bệnh bị tai biến nặng, nhẹ, có thể bị liệt, sống thực vật và khả năng bình phục rất khó tiên lượng.
Không độc, nhưng phải ăn chín
Khách sạn Metropole Hà Nội “Làm thịt ốc sên rất cầu kỳ. Chúng tôi cho ốc sên vào chậu có nhiều muối, ngâm, xóc, đảo và xả sạch nhớt 3 lần rồi mới cho vào nồi luộc lên với các loại lá thơm, hành, cà rốt, cần tỏi, muối, dấm. Sau đó mới bỏ ra, khều nhân rửa lại lần nữa là sạch hết nhớt mới chế biến thành những món ốc hấp lá gừng, ốc xào bơ tỏi, mùi tây hay ốc nướng.
 “ốc sên, ốc bươu đang phổ biến ở miền Tây Nam bộ hiện nay như đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, không độc, nhưng phải được chế biến chín, sạch và đúng cách. Nếu ăn sống nhất là khi ăn ốc sống, ốc tái chanh thì rất dễ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh viêm não - màng não” Ốc sên không phải là vị thuốc trong Đông y.
 Hãy từ bỏ thói quen ăn sống
Khi ăn ốc hay ăn bất kỳ loại thủy hải sản nào cũng phải nấu chín thật kỹ để diệt hết các mầm bệnh vi sinh và ký sinh trùng
Một số thủy hải sản (ốc, tôm, cua, cá, thực vật thủy sinh) đều có ấu trùng gây bệnh. Chẳng hạn sán lá gan lớn Fasciola (Gigantica hepatica) có trong cá nước lợ, trong các loại rau thủy sinh (xà lách xoong, ngỗ, rau om, rau cần, ngó sen); sán lá gan nhỏ Clonorchis có ở vây cá nước ngọt (rô,  diếc, chép, trắm, trôi)... rồi thành ấu trùng dạng nang (metacercaria), gây bệnh sán lá gan cho người. Ốc sên chứa Angiostrongylus cantonensis không phải cá biệt.
Ở Pháp hay dùng thịt ốc sên chế biến như sau: chà xát kỹ với muối để loại nhớt, trộn chung với bơ, tỏi, hành hương, củ hành tím, tiêu, muối, rồi giã nhuyễn, sau đó cho hỗn hợp này vào lại trong vỏ ốc đã làm sạch, nướng lại trong lò, trong 10 phút, ăn lúc còn nóng. Còn ở nước ta ăn ốc sên bằng cách: làm sạch nhớt (như ở Pháp) hoặc ngâm với nước vo gạo (qua đêm) rồi xào với chuối (có vị chát), gia vị khác (có mùi thơm), ăn lúc còn nóng.

Kien Thong-suu tam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét