Phong thủy - Làng Vạc cổ
Làng Vạc có tên chữ là Hoạch Trạch, nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Làng có nghề làm lược tre hay lược bí tre vàng. Thuộc quần thể cánh đồng Mộ trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Các cụ bảo:“ Tên làng Vạc là do vua ban vì dân làng đã nấu cơm cho quân lính ăn giúp vua đánh thắng giặc. Chữ Hoạch là cái Vạc, chữ Trạch là ơn huệ nên Hoạch Trạch được dịch nôm là cái vạc ơn huệ và gọi tắt là làng Vạc”
Theo Sách Hải Dương phong vật chí, ký hiệu A.822
“Vũ Hữu người làng Mộ Trạch, thường đi xem xét danh thắng trong cả nước, thấy ở ấp Mộ Trạch có mạch kết xoắn hình ruột ốc, nhũ nhạc chầu về, hẳn là đất tốt đời đời phát khoa bảng. công danh hiển hách. Nhân đấy đặt tên huyện là Đường An, tên làng là Mộ Trạch”.
Cành đồng vùng Mộ Trạch có thế đất rất đẹp đó là đất lạc nhạn, đất tổ của loài chim làm chủ bầu trời. Nơi thế đất có nhạn bay đi thì nghèo kiết xác, nơi chim mẹ qui đầu là nơi sinh khí. Những người đức dày vọng cao mà hợp với đất này sẽ là chủ của lạc nhạn. Tương truyền nơi đây hợp cho không táng. Khi kết hàng trăm con nhạn tụ, cây mang đai quanh gốc như chào đóng người vinh qui.
Làng Vạc cổ, được qui hoạch bởi người có kiến thức phong thủy sâu, rộng. Nếu biết gìn giữ thì đây là phúc của làng Vạc, dân làng sẽ được mọi làng yêu mến, con cháu sẽ hưởng lộc khí trời, làng sẽ sinh trai thanh, gái tú, trai dễ lấy vợ, gái dễ gả chồng. Đi đâu cũng tự hào khi nói tôi người xứ Vạc.
Giếng làng xưa kia đầy áp và trong mát quanh năm, mạch nước ăn tận mạch cái, thành giếng được xây bằng gạch nung truyền thống nung đốt bằng rơm rạ, vữa xây là mật, cát và tro bếp. phần trên là đá ong xây theo kiểu tam cấp các mạch nước ngang luôn được mở. bậc giếng lên xuống ba hàng cuối cùng làm bằng đá. mạch nước đùn từ đáy lên tròn như cái nón. Nước được lọc tự nhiên bởi bèo Ong thả trong giếng nên uống có vị ngọt và mát lịm. Bên giếng làng có một cái cối đá miệng cối to bằng cái long để đựng nước cho những người phụ nữ không xuống giếng lấy nước được. làng có hai giếng nước đầu làng giếng đá cuối làng giếng đất, bên giếng đá trồng cây Đề bên giếng đất trồng cây Đa.
Đường làng được thiết kế chạy thẳng từ đầu làng đến cuối làng hướng Bắc- Nam , gốm một đường chính và một đường phụ, cặp theo đường chính là hệ thống ao nối liền nhau, thả rau muống và bèo tây tự nhiên.
Con sông tự nhiên Bờ Đập là con sông ngang nối sông Hà và sông Cậy đem lại phù sa cho huyện Đường An xưa. Sông này tuy nhỏ nhưng rất đặc biệt tham gia vào phong thủy của làng. Nó là mạch thủy một trong những vòng xoắn của quần thể Mộ Trạch, từ Hà Chợ chảy qua Nhữ vòng quanh phía trước mặt làng Vạc, chạy sang Phú Khê, tạo sự thông suốt cho mạch Mộ Trạch chảy tự nhiên. Hơi nước của con sông và bèo Tây của hệ thống ao tạo ra khí hậu mát mẻ trong lành cho dân làng, nước trong ao không bị tù mới sinh khí được. có nước có khí mới có sức có tài, lộc phúc sẽ tới là lẽ thường của trời đất.
Nói về cây xanh. Đầu làng bên cổng làng là cây Gạo hoa đỏ. Cây Gạo còn gọi là Mộc Thiên vì có chiều cao rất vượt trội, mang thông điệp của Trời báo điềm lành cho dân làng. Cây Gạo mọc ở đầu làng là tượng trưng của con hổ, biểu hiện cho sức mạnh của dân làng.
Trong làng là cây Vối già, bờ ao, sau làng là những cây Dành Dành hoa Vàng và hoa Trắng. Hai cây Đa trồng trước cửa Nghè, cây Đề trồng bên giếng nước, cây Bồ Hòn trồng sau chùa, cây Bàng và cây Phượng trông hai bên trong sân trường tiểu học. Bên chợ lược Giữa làng là cây Si cổ thụ. Quanh làng là những lũy tre xanh là hàng rào bảo vệ xóm làng.
Hướng Chùa và Nghè làng Vạc nhìn ra cánh đồng khu quần thể Mộ Trạch, giữa đồng có cây Đa quán mới. Con đường Quan Lộ chiến lược xưa kia từ Thăng Long đi qua khu Mộ Trạch chạy cặp theo sông Bờ Đập và lan tỏa khắp các vùng đồng bằng duyên hải. Con đường này gắn liền với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã có nhân duyên và thu phục Tướng quân Phạm Ngũ Lão, những tên tuổi làm nên chiến thắng quyết định chiến lược Hàm Tử - Chương Dương đập tan quân xâm lược Mông - Nguyên, vùng đất lạc nhạn mà. Cổng làng Vạc thông với con đường này ở cống Đông Hường, đường này trước khi ra khỏi làng chạy về Sồi Tó có một cầu Sen và hai cây Đa để cho người qua đường nghỉ mát và rửa chân tay.
Ao Rối trước cửa Nghè là nơi diễn ra các hoạt động thể thao, văn hóa khi làng có lễ hội, bờ ao được xây gạch theo kiểu tam cấp, đáy ao có cát vàng và sỏi, nước trong ao lúc nào cũng trong veo.
Bên phải Nghè là khu Chùa và Lăng có ao sen nhỏ, cánh đồng Cáy bên cạnh có những con cua Đồng Đỏ rất lạ.
Đình làng được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống Đình làng bắc bộ. Đình làng là nơi diễn ra các cuộc hội họp bàn việc Làng.
Bên trái Nghè là Khu Văn Chỉ còn nhiều bia đá, bia “Đường An văn chỉ” nơi ghi danh tiến sỹ nho học của huyện Đường An tất cả tạo nên một quần thể kiến trúc, một không gian văn hóa tâm linh nơi thôn quê.
Đất cánh đồng Sau của làng Vạc chỉ phù hợp để xây dựng trường học, nhà văn hóa thể thao, sân vận động, khu vui chơi giải trí. Hệ thống kênh mương, con sông Phủ và đặc biệt là con rạch Tiểu Khẩu ở Mả Rợp là dòng thủy khai thông cho làng Vạc tạo dòng kết xoắn Vạc-Phủ-Phú Khê-Sồi Tó, đôn thêm cảnh quan thơ mộng cho làng khi hoàng hôn xuống.
Nơi nào còn giữ được cây đa, bến nước, sân đình thì nơi đó con người mới có lễ, có nghĩa, có sự tôn nghiêm, tâm linh hòa hợp với đất trời, dân làng mới thịnh vượng được.
Rất tiếc, phong thủy làng Vạc ngày nay không còn nguyên vẹn như xưa! Qua nhiều biến cố của lịch sử, phong thủy làng Vạc đã bị thay đổi nhiều.
Thực tế đã cho thấy những kẻ xâm phạm, phá vỡ phong thủy của làng Vạc đều bị Tâm Linh trừng phạt dở điên, dở dại, sau biết hối lỗi sửa trả lại thì đều được tha thứ. Khi phong thủy sinh khí của làng không còn thì thịnh vượng của làng cũng từ đó đi xuống.
Các cụ truyền lại: “làng Vạc là đất văn hiến, được nhiều thế hệ chung tay góp sức xây dựng, được tâm linh bảo vệ, phong thủy này là Lộc Trời ban cho làng Vạc, dân làng phải đoàn kết gìn giữ mà hưởng Lộc”. Những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân, góp công, góp của xây dựng là để lại cái phúc, cái đức, cho con, cho cháu, sẽ được thần linh phù hộ cho bản thân và gia đình.
Tặng các độc giả đã đọc bài viết này. Đây là bài hát đỉnh cao của nghệ thuật, đỉnh cao của sáng tác và cảm nhận, cái gốc lõi tạo nên một con người vĩ nhân! Mời bạn nghe và trải nghiệm.
Mời bạn nghe bài làng tôi.
Kiên Thông
Tell 0983770950
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét