Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Đền Thó và ông Nguyễn Văn Tự chữa bệnh tâm thần ở Hương Yện

Ngôi đền Thó (thôn Tảo C, xã Lương Tài, Văn Lâm, Hưng Yên), được tổ tiên dòng họ Trần Ngọc xây dựng từ thời Bắc thuộc, hơn 1.000 năm trước. Đời nọ nối tiếp đời kia, những người được phân công trông giữ đền buộc phải làm công việc kỳ lạ, đó là chữa bệnh tâm thần cho người dân. Anh Nguyễn Văn Tự là người được các cụ giao phó trách nhiệm trông giữ đền Thó. Theo lời các cụ truyền lại, thì tổ tiên anh Tự mang họ Trần Ngọc, nhưng đổi sang họ Nguyễn Ngọc từ 200 năm trước. Theo anh Tự, từ rất xa xưa, theo quy định của các cụ, ngôi đền này không tiếp khách vãng lai. Đây chỉ là ngôi đền của gia đình, và điều đặc biệt là thờ cả Phật lẫn Thánh. cách nay 20 năm, khi bố anh làm nhiệm vụ trông coi đền, chăm sóc bệnh nhân, thì có một đoàn người từ Trung Quốc sang thăm đền. Nhóm người này bảo rằng, trong gia phả của gia đình họ có ghi chép về ngôi đền Thó và trên tấm bản đồ cổ đó ghi thuộc tỉnh Hải Dương (thời Bắc thuộc, địa bàn này thuộc Hải Dương). Họ cũng khẳng định, ngôi đền này vốn của họ Trần và linh khí từ ngôi đền trị được bệnh tâm thần. 
Kiểu chữa bệnh tâm thần kỳ quái ở ‘ngôi đền bắt ma’
Đền Thó 
Cách trị bệnh tâm thần của anh Nguyễn Văn Tự cũng như thế hệ cha ông đều theo một công thức chung từ xa xưa truyền lại. Bước đầu tiên mang tính chất lễ nghi, nhưng buộc phải thực hiện, đó là lễ xin “Thánh” để tiếp nhận.
Gia đình đưa người bệnh đến, ngồi ở trong đền. Sau khi thực hiện xong các nghi lễ theo quy định từ xa xưa, chủ đền sẽ “xin” tổ tiên bằng việc gieo quẻ âm dương. Nếu tổ tiên “đồng ý” thì chủ đền mới dám nhận bệnh nhân. Nếu gieo quẻ không được, thì gia đình bệnh nhân dù có nài nỉ thế nào tôi cũng không dám nhận, là bởi vì, những trường hợp đó có ở đền suốt đời cũng không khỏi được bệnh.
Theo kinh nghiệm các cụ truyền lại, điều quan trọng nhất để trị bệnh tâm thần, là phải đảm bảo miếng ăn, giấc ngủ cho người bệnh. Họ phải được ăn uống đầy đủ và được ngủ ngon, ngủ sâu, để ổn định về mặt thể chất. 
 Theo anh Tự, khi họ bận rộn làm việc, bộ não được kích thích, thì tư duy sẽ phát triển, đẩy lui bệnh tật. Điều đặc biệt quan trọng, là phải tạo ra được một cộng đồng yêu thương, giúp đỡ nhau. 
Dò hỏi những người dân quanh xóm, thì họ đều khẳng định ngôi đền Thó có khả năng “bắt ma”. Người dân đồn rằng, ai bị ma nhập, vong hành, chỉ cần đến ngôi đền này là khỏi. Tuy nhiên, anh Tự gạt chuyện đó đi. Anh Tự rất ghét nhắc đến chuyện ma quỷ, bởi anh không tin có ma quỷ trên đời. Tâm thần là bệnh từ não, chứ chẳng phải do ma hành, quỷ ám gì cả.


Ngôi đền 1.000 năm ‘bắt ma’ trị bệnh tâm thần ở Hưng Yên
Anh Nguyễn Văn Tự 

 Phong Nguyệt




Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Cách chế biến tinh hoàn dê

Nhiều quý ông chuộng món "tinh hoàn dê" với hy vọng cải thiện sinh lực phòng the. Nhưng việc chế biến chúng thành các món ăn hàng ngày liệu có phát huy tác dụng?

Tinh hoàn dê là món ăn được rất nhiều quý ông ưa chuộng bởi cho rằng chúng có tác dụng "tăng cường sinh lực phái mạnh".

Cách chế biến tinh hoàn dê thành 'thần dược' phòng the
Không phải cứ dùng tinh hoàn dê theo cách nào cũng có thể phát huy tác dụng chữa bệnh phòng the. Ảnh: Lam Thanh. 
Muốn tinh hoàn dê phát huy tác dụng, vị chuyên gia này khuyên: “Đây là một vị thuốc, nó cần có các thành phần khác bổ trợ, làm chất dẫn thuốc vào tinh trùng. Biện pháp sử dụng tốt nhất đó là tinh hoàn dê sao tẩm tán nhuyễn, trộn với các vị thuốc khác và hoàn thành viên, dùng uống hàng ngày như thuốc mới có tác dụng”.

Bác sĩ Hướng lưu ý , hiện nay trong quá trình giết mổ dê, túi tinh trong tinh hoàn dê thường bị vứt bỏ khiến tác dụng làm thuốc chữa bệnh của bộ phận này không còn nữa. Vậy nên nếu muốn đạt hiệu quả trong điều trị bệnh nam khoa, các quý ông cần đảm bảo các túi tinh còn nguyên vẹn.

Ngoài vị thuốc này, bác sĩ đông y Nguyễn Xuân Hướng còn chia sẻ "của quý" của hái cẩu chính là "thần dược" phòng the, thậm chí còn tốt hơn tinh hoàn dê gấp nhiều lần.

Theo Nguyễn Vũ/Zing

Lá cây Damiana ở Mexico là Viagra thời cổ đại

Kỳ lạ lá cây khiến cụ ông ‘khỏe’ hơn cả thanh niên

Cây tráng dương từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược nổi tiếng ở châu Mỹ với công dụng kích thích ham muốn tình dục.
Từ thời cổ đại, Damiana đã được người Maya coi như một loại thảo dược phòng the hữu hiệu và qua biến thiên thời gian nó vẫn được người dân bản địa đặc biệt coi trọng. Ngày nay, các hãng dược phẩm đang rất tích cực trong việc khai thác Damiana để sản xuất các loại thuốc, thực phẩm chức năng phục vụ cho đời sống gối chăn của con người.

Viagra thời cổ đại


Damiana là loài thực vật bản địa của miền Tây Nam tiểu bang Texas ở Hoa Kỳ, Trung Mỹ, Mexico, Nam Mỹ và Caribbean. Đây là một loại cây bụi nhỏ, cao từ 1-2 m, lá thơm có răng cưa dài từ 10-25 cm, có hoa nhỏ và thơm.

Loại thảo dược quý này nở hoa vào đầu đến cuối mùa hè và hoa kết trái có hương vị tương tự quả sung. Tuy nhiên, phần chứa nhiều công dụng y học của Damiana nằm ở phần lá của nó, được thu hoạch vào mùa hoa nở. Lá của Damiana đã được áp dụng để chế biến thành một loại trà thảo dược và một loại hương đốt tạo khói thơm, được người dân bản địa của Trung và Nam Mỹ rất ưa dùng do hiệu ứng thư giãn của nó.

Trong lịch sử, Damiana còn được ghi lại như một loại thuốc kích thích tình dục xuất hiện trong nền văn minh Maya cổ đại. 
Kỳ lạ lá cây khiến cụ ông ‘khỏe’ hơn cả thanh niên
 Lá Damiana lúc ra hoa có nhiều hoạt chất tăng khả năng tình dục  
Về sau, người dân sử dụng Damiana phổ biến hơn (chủ yếu là đun nước uống) và phát hiện ra rằng nó làm tăng ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.

Theo Gia đình và Xã hội