Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Hạt quả Gấc Việt Nam - Thực phẩm chức năng

Tác dụng của hạt gấc
Màng đỏ ngoài hạt gấc chín có chứa vitamin A quan trọng trong việc phòng các bệnh khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, trẻ em chậm lớn, ung thư gan nguyên phát. Ngoài ra màng ngoài hạt gấc còn chưa prorein, lipit, gluxit, xơ…
Gấc là loại quả vừa có giá trị dinh dưỡng tốt, lại vừa có sắc màu tươi đỏ tự nhiên cho món ăn.
  
Thành phần
Cơm gấc có chứa nhiều beta-caroten (tiền sinh tố A), chất có khả năng chống oxy hoá rất cao, có tác dụng chống lão hoá và các bệnh lý ở tim, mạch máu, thần kinh… và đặc biệt phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A với trẻ em và phụ nữ. Beta-caroten còn có tác dụng giúp sáng mắt, trị khô mắt, nhức mỏi mắt. Ngoài ra, tinh dầu gấc cũng có hàm lượng vitamin E rất cao nên có thể dùng dầu gấc như một loại thuốc bồi dưỡng cơ thể, chống lão hoá; làm đẹp da và giúp da mau lành sẹo.

Lựa chọn và bảo quản
Trái gấc ngon có hình tròn, khi chín vỏ chuyển sang màu đỏ cam. Bổ ra mỗi trái thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam và hạt gấc màu nâu thẫm. Gấc già sẽ có cơm dày và béo, cho nên khi mua nên chọn quả có dáng tròn đều, cầm nặng tay và gai nở đều. Muốn dùng được lâu bạn có thể để gấc ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Trị chứng sốt rét: Hạt gấc, vảy con tê tê lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 2g hòa với rượu đun ấm, uống lúc bụng đói.
Trị chứng tụ máu trong trường hợp ngã, bị thương: Dùng hạt gấc đốt vỏ cháy thành than nhưng nhân hạt chỉ vàng không cháy. Giã nát, cứ khoảng 20 - 40 hạt cho 400 - 500 ml rượu vào ngâm dùng dần. Rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ tụ máu rất tốt.
Trị chai chân: Khi bị dị vật găm vào chân gây sừng hóa tế bào biểu bì của gan bàn chân thì lấy nhân hạt gấc (giữ cả màng hạt) giã nát cho thêm một ít rượu trắng 35 - 40 độ. Bọc thuốc trong túi nilon. Dán kín miệng túi. Khoét 1 lỗ nhỏ bằng chỗ chai chân, áp thuốc vào đó. Cứ 2 ngày thay thuốc 1 lần. Làm liên tục khoảng 5 - 7 ngày thì chỗ chai chân sẽ tự rụng ra.
Hạt gấc ngâm với rượu gạo có tác dụng thay thế mật gấu
Dưới đây, xin được giới thiệu tới bạn đọc bài thuốc quý từ cây gấc của dòng họ Lý, dân tộc Sán Dìu (huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên).
Hạt gấc (quả chín cây) màu xám sẫm, tròn hoặc từa tựa bánh xe răng cưa, vỏ cứng chọn lấy 30 đến 45 hạt đem rửa thật sạch, để ráo, nướng vàng một mặt, còn mặt kia nướng gần cháy lớp vỏ trên bếp tha củi. Sau đó, mang hạ thổ. Tiếp đến, bóc hết lớp vỏ, cho phần nhân vào cối, dùng chày giã nhỏ, gần nát (lưu ý không được dùng máy xay sinh tố để xay, vì như vậy sẽ làm mất hết công dụng của hạt gấc).
Đem tất cả cho vào bình thủy tinh (tuyệt đối không được sử dụng bình bằng nhựa), rồi dùng 1-2 lít rượu gạo ngâm vào (rượu càng nặng, càng tốt). Ngâm khoảng 1 tháng rượu thuốc sẽ hóa đỏ bầm, mùi hơi hắc, vị chát đắng là có thể đem ra sử dụng (ngâm càng lâu, càng có tác dụng), chỉ xoa bóp chứ không được uống.
Công dụng: Chữa các bệnh như đau cơ, đau khớp, các vết đau bầm tím... Mỗi lần từ 5-10ml rượu, xoa bóp, chà xát đều vào vùng tổn thương.
Lưu ý: Không bôi lên các vết thương hở. Tác dụng sau nửa giờ. Ngoài ra có thể ngậm trong miệng chữa các bệnh như sâu răng, viêm họng, viêm nướu (lợi), chảy máu chân răng. Đặc biệt, chữa được bệnh quai bị (không phân biệt lứa tuổi), 4 hạt gấc rang cháy, tán nhuyễn, một phần cho vào 10ml nước, khuấy đều, chia làm 2 phần uống trong ngày, uống liên tục 5 ngày. Một phần dùng đắp lên vùng bị quai bị.
Tuyệt đối lưu ý: Hạt gấc có độc, không được uống.
Tác dụng bất ngờ của Cây Gấc
Các bộ phận dùng làm thuốc là rễ, hạt, màng gấc. Màng gấc dùng chiết dầu giàu sinh tố A chữa các trường hợp trẻ em chậm lớn; khô mắt quáng gà, bôi lên các vết bỏng, vết thương cho mau lành; phòng ung thư cho ngươi xơ gan; giảm tác hại của tia xạ; giảm tác hại của các chất độc lên phôi thai…. Hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và đại tràng, làm thuốc giảm đau trong các trường hợp chữa mụn nhọt, bị chấn thương, sang độc, sưng vú, trĩ sưng đau. Lưu ý: Không ăn, uống hạt gấc sống, tránh bị ngộ độc.
Chữa phong, tê thấp, sưng chân
Rễ gấc (cạo bỏ lớp ngoài) 40g, hạt gấc 50hạt (giã nát) – ngâm rượu 30-40 độ - 500ml, trong 5 ngày, bôi ngoài da 2 lần/ngày (tác dụng tốt như mật gấu).
+ Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em, làm tăng cân tốt, nâng cao sức đề kháng, quáng gà, mắt mờ,khô da,vết thương lâu lành, giúp người già thêm cứng cáp:
Dầu gấc 5-10 giọt/ cho trẻ em; 20-25 giọt/cho người lớn- uống 2 lần/ngày, trươc bữa ăn, 7-10 ngày/đợt.
+ Chế phẩm cho ngươi lớn, trẻ em mhiễm chất độc màu da cam, sửa các sai lệch của nhiễm sắc thể, các khuyết tật phôi thai, ngừa ung thư ở ngươi bệnh xơ gan, người xạ trị nhiều…:
Màng đỏ hạt gấc(phơi khô) 500g, thục địa 200g, thảo quả 80g, cà gai leo 50g, cam thảo 50g-tán mịn, thêm mật ong làm tễ viên 10g, ăn 2 viên/ngày. Kết hợp hoá trị các bệnh chính.
Chữa nhức răng, viêm họng chảy máu chân răng, lở loét miệng: rượu hạt gấc nói trên, hớp ngậm 15 phút rồi nhổ bỏ, súc miệng kỹ.
Tác dụng của gấc với sức khỏe và sắc đẹp
Gấc là loại quả có khả năng chống ô xy hóa cao, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể…
Màng của hạt gấc giúp tạo sữa nên được dùng cho phụ nữ mang thai, thịt gấc chứa nhiều vitamin A nên dùng điều trị bệnh “khô mắt” cho trẻ em.

Và gần đây nhất người ta đã phát hiện thêm đặc tính chống ung thư của quả gấc.

Nguồn dược liệu tuyệt vời

Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta – carotene là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

Màng của hạt gấc có hàm lượng lycopen 380 mg/g, gấp 10 lần so với trái cây giàu lycopen đã được biết đến như trái ổi (Lycopen có tác dụng phòng chống ung thư, các bệnh tim mạch, và lão hóa). Hàm lượng Lycopen trong thịt gấc là 2,227 mg/g gấc tươi.

Phần thịt gấc cũng có hàm lượng fatty acid rất cao, từ 17 – 22% (trọng lượng). Tinh dầu gấc có chứa nồng độ carotenoids là 5.700 mg/ml với 2,710 mg/ml là beta – carotene. Trong tinh dầu gấc hàm lượng vitamin E cũng rất cao. Vì vậy, gấc là nguồn thực phẩm cung cấp các chất chống ô xy hóa có giá trị sinh học cao.
“Mỹ phẩm” thiên nhiên


Trong dầu gấc màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc. Không chỉ vậy, hiện nay dầu gấc còn được chiết suất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân. Vì vậy, gấc trở thành loại quả dùng trong công nghiệp mỹ phẩm. Trong 100 g thịt gấc (màng đỏ) chứa 15 mg – carotene và 16 mg – lycopen.

Quả gấc càng chín thì hàm lượng carotene sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên. Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sần, có tác dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da bạn luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng.

Beta – carotene và Lycopen là các chất Caroten, loại chất chống ô xy hóa của thực vật, có tác dụng dọn sạch các gốc tự do (các nguyên tử và phân tử ở trạng thái không ổn định, có hoạt tính hóa học rất cao) và các sản phẩm ô xy hóa độc hại do các gốc tự do sinh ra, giúp cơ thể khỏe mạnh kéo dài tuổi thanh xuân và tuổi thọ.

Có thể nói chất Caroten như cái chổi quét rác trong cơ thể, có nhiệm vụ “quét dọn” thường xuyên các sản phẩm ô xy hóa vốn không những làm cho cơ thể bị già nhanh mà còn gây nhiều bệnh hiểm nghèo như xơ vữa động mạch, thoái hóa thần kinh, đục thủy tinh thể mắt, bệnh Alzheimer, viêm nhiễm, ung thư.

 
Bạn cần biết!

-    Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL Cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến.

-    Dầu gấc chứa lycopen thực vật nên có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc.

-    Các món ăn có gấc làm vị “gia giảm” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa.

-    Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Beta – carotene có chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ô xy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Mách bạn:


1. Tự chế dầu gấc

Bạn có thể tự điều chế dầu gấc dự trữ dùng dần tại gia đình như sau: Bổ đôi quả gấc chín già và moi lấy ruột, phơi hoặc sấy khô rồi bóc tách lấy lớp màng đỏ bao quanh hạt và phơi khô giòn, thái nhỏ và cho vào nồi hoặc chảo, cho dầu ăn ngập và rán nhỏ lửa. Khi dầu đã chảy ra hết, tóp giòn, vớt bỏ tóp, rồi để nguội, lọc qua phễu trên đã để sẵn miếng vải màn để loại cặn rồi cho vào chai có màu đã rửa sạch, sấy khô, có nút đậy thật kín. Để ở chỗ tối, dùng trong một năm.
2. Sử dụng dầu gấc thế nào?


Trong quá trình sử dụng không nên dùng mỡ gấc, dầu gấc để rán, vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy carotene. Nên trộn vào thức ăn đã nấu chín hoặc uống thay dầu cá, mỗi ngày khoảng 10 g (2 muỗng cà phê) tương đương 700 microgram vitamin A cho trẻ suy dinh dưỡng. Nếu là dầu gấc nguyên chất ép từ màng gấc đã phơi, sấy khô thì liều cho trẻ em hàng ngày chỉ cần 8 giọt (khoảng 2 viên nang). Nên chọn loại gấc nếp vì chất lượng cao gấp nhiều lần gấc khác.

3. Rượu hạt gấc trị bệnh

Hạt gấc có thể chế thành thuốc trị các loại bệnh như: đau khớp, nhức răng, mụn nhọt, té bầm, viêm họng, trầy xước, vết thương nhỏ, trị vết rắn cắn (rắn lành).
Cách làm
: Lấy 50 hạt gấc chín, rửa thật sạch, để ráo, nướng trên than củi, canh sao cho hạt gấc thật vàng. Để nguội, dùng dao bén tách vỏ,lấy ruột đập dập đều, cho vào chai, lọ thủy tinh, đổ rượu 45 độ ngập xâm xấp. Đậy nút kín, ngâm độ 120 phút là dùng được (ngâm để càng lâu càng tốt).

Khi dùng lấy bông gòn thấm rượu bôi lên chỗ đau, vết cắn, vết thương vài ba lần trong ngày, độ 2 – 4 ngày là khỏi. Hớp vào miệng, ngậm 30 phút sáng và chiều trị đau răng, đau họng, chảy máu răng.
Lưu ý: hạt gấc có độc không được uống!

Quả gấc - Mật gấu treo
Màng bọc hạt gấc có chứa một vị thuốc quý là carotene (tiền sinh tố A), có tác dụng điều trị quáng gà, làm sáng mắt, giúp trẻ con mau lớn, người già thêm cứng cáp, giúp các vết thương mau liền sẹo...
Viên dầu gấc đang có bán trên thị trường được chiết xuất từ màng bọc hạt gấc. Còn nhân hạt gấc là một vị thuốc rất quý có tác dụng làm tan các vết bầm do chấn thương, làm mau lành những nơi bị nhiễm khuẩn, cầm máu, làm vết thương mau lành...
Theo BS Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Lâm Đồng thì: "Tác dụng của tinh dầu hạt gấc chẳng kém gì các loại mật gấu (như gấu rừng, gấu nuôi, gấu chó, gấu mèo), nên chúng tôi hay gọi vui đây là mật gấu treo".
Cách chế dầu từ màng hạt gấc theo phương pháp thủ công: sau khi lấy hết cơm để nấu xôi, ta lấy hạt gấc đựng vào rổ, xát nhẹ để trôi hết những phần cơm còn bám vào hạt gấc. Sau đó phơi khô cho đến khi màng bọc hạt gấc khô giòn, bóc lấy màng, sấy khô, tán mịn rồi hầm nóng (khoảng 60 - 70 độ C) rồi cho vào lọ đựng dầu lạc, khoảng 30 phút sau là có thể dùng được. Nếu bảo quản trong tủ lạnh hay nơi thoáng mát thì có thể dùng tới 30 ngày.
Chỉ định dùng cho bệnh quáng gà, mắt mờ, khô da, trẻ con chậm lớn, người già yếu, vết thương lâu lành.
Dùng cho trẻ em: 1-2 muỗng cà phê/ngày, chia làm 2 lần sáng chiều, nếu dùng cho người lớn thì liều dùng gấp đôi. Nếu dùng kéo dài da có thể hơi vàng, đó là do chất carotene, ngưng dùng thuốc vài ngày sẽ hết. Đối với vết thương lâu lành: rửa sạch vết thương, rồi dùng dầu gấc bôi lên vết thương 2 lần/ngày thì sẽ mau lành sẹo hơn.
Chế dầu từ nhân hạt gấc: bỏ vỏ cứng (giữ nguyên lớp vỏ lụa màu xanh, bọc nhân) rồi thái hoặc giã nhỏ, ngâm trong cồn 70 độ hay rượu mạnh, lắc đều vài chục phút sau có thể dùng. Dùng được cho tất cả vết thương bị bầm dập, tụ máu, bị mụn nhọt, quai bị, viêm tuyến vú...
Cách dùng: lấy bông gòn tẩm rượu ngâm hạt gấc bôi lên vùng chấn thương sẽ làm dịu đau và các vết bầm tan khá nhanh. Đối với vết thương bị chảy máu (nhất là đứt tay, đứt chân): lấy bông tẩm rượu ngâm hạt gấc rịt vào, vết thương sẽ cầm máu và mau lành.
Chú ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì nguy hiểm.
Ngoài ra rễ cây gấc cũng được bà con ta dùng làm thuốc chữa chứng phong, tê thấp rất hiệu nghiệm.
Cách làm: lấy rễ gấc rửa sạch, phơi khô, thái mỏng, ngâm rượu hay sắc uống.
Ngâm rượu: Lượng rượu đủ ngập rễ gấc, lắc đều mỗi ngày 1 lần, sau 10-15 ngày có thể dùng được. Dùng mỗi ngày 1 ly nhỏ (50 ml) vào buổi tối.
Sắc uống: rễ gấc khô 50 gr, đổ 300 ml, sắc còn 100 ml, chia làm 2 lần uống (sáng, tối).
Chữa viêm tuyến vú, sưng tấy: Phụ nữ sau khi đẻ dễ bị sưng, viêm tuyến vú dẫn đến tắc sữa, đau nhức, thông thường phải đi chích, nhưng dùng hạt gấc hiệu quả rất nhanh. Lấy khoảng 100g hạt gấc, bỏ lớp vỏ đen cứng, lấy nhân mài vào vành tròn ở bát, đĩa, cho nửa thìa cà phê rượu vào sẽ được một thứ hồ màu trắng, quánh. Sau đó bôi dung dịch này vào vú bị sưng, làm như vậy 3 lần sẽ khỏi.
Chữa sưng, đau khớp:  Lấy khoảng 200 hạt gấc đã phơi khô, mài sạch lớp màng, chặt làm đôi, ba ngâm với 400ml rượu trắng. Nếu nướng được hạt gấc bằng cặp nướng chả, rồi cho vào cối giã nhỏ hạt, ngâm rượu thì sẽ tốt hơn mà dùng được ngay. Ngâm càng lâu càng có tác dụng. Khi nào bị đau, đặc biệt là người già nhức chân tay bôi lên, xoa bóp đều.

Làm đen tóc: Lấy toàn bộ  hạt gấc trong quả, cho 5 thìa đường, đun cách thuỷ rồi ăn hết các màng ở hạt. Cứ một tuần làm như vậy một lần, trong vòng 3 tháng tóc sẽ mượt, đen và da trắng hồng.

Chữa trĩ: Dùng 100g hạt gấc giã  nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần. Làm như vậy  khoảng 1 tháng sẽ thấy búi trĩ thụt dần vào trong.

Chữa chai chân: Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một  ít rượu trắng 35 - 400, bọc trong một cái túi nilon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5 - 7 ngày sẽ có kết quả).

Phân biệt bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt

mùa nắng nóng, bệnh quai bị cũng đã bắt đầu xuất hiện. Mặc dù là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dễ để lại di chứng nặng nề như vô sinh. Ngoài ra, bệnh cũng dễ nhầm với một số bệnh lý khác tại tuyến nước bọt.
Quai bị và viêm tuyến nước bọt là 2 bệnh có triệu chứng biểu hiện ở tuyến nước bọt, hay gặp nhất là ở tuyến nước bọt mang tai. Do 2 bệnh có triệu chứng ở tuyến nước bọt mang tai gần giống nhau, nhưng hậu quả của 2 bệnh gây ra rất khác nhau: bệnh quai bị có thể gây vô sinh, viêm tuyến nước bọt đơn thuần có thể gây biến dạng khuôn mặt. Vì vậy cần phân biệt rõ bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt đơn thuần để có hướng xử trí đúng.
Bệnh quai bị
Bệnh quai bị do virut quai bị thuộc nhóm Paramyxo virut gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Bệnh phổ biến ở nhiều nơi, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học).
Biểu hiện khi bị quai bị: Bệnh nhân sốt 38 -39oC, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói, đau nhức các khớp xương, thăm khám thấy miệng ống Stenon phù nề, tấy đỏ nhưng không bao giờ có mủ chảy ra. Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm. Da vùng sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ và có tính đàn hồi. Thường sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên, sưng 2 bên so với sưng 1 bên là tỷ lệ 6/1. Song song với các tổn thương ở tuyến nước bọt, virut quai bị còn làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tuỵ cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng. Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, diễn biến lành tính.
Bệnh quai bị có thể để lại biến chứng gì?
- Viêm tinh hoàn: Thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 1 - 2 tuần. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên, sau 2 tuần mới hết sưng. Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 - 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.
- Viêm buồng trứng: Chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sảy thai. Nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.
Điều trị quai bị như thế nào?
- Điều trị: Bệnh quai bị đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dùng kháng sinh không có tác dụng mà chỉ điều trị theo triệu chứng. Chườm nóng, dùng thuốc an thần, giảm đau, vitamin, có thể dùng chống viêm corticoid, súc miệng nước muối thường xuyên sau khi ăn. Những ngày đầu nên ăn nhẹ, ăn lỏng.
Có thể kết hợp dùng các bài thuốc Đông y: Dùng hạt gấc mài ngâm rượu rồi xoa vào chỗ sưng, hay dùng hạt đậu xanh tán nhỏ trộn với dấm rồi đắp lên chỗ sưng.
Cách ly bệnh  nhân tối thiểu 2 tuần. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, nằm yên, hạn chế đi lại, nhất là đối với thanh niên hay đang trong thời gian sốt và sưng tuyến nước bọt (4 - 6 ngày đầu).
- Phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccin: Tạo miễn dịch chủ động: tiêm vaccin virut sống giảm độc lực an toàn, tạo kháng thể, cho miễn dịch ít nhất 17 năm. Đối tượng tiêm là trẻ em trên 1 tuổi, đặc biệt ở tuổi dậy thì, trưởng thành, thanh thiếu niên sống trong tập thể. Tái tiêm chủng ở người đã tiêm vaccin quai bị dùng virut chết.
Tạo miễn dịch thụ động: Dự phòng đặc hiệu bằng gamaglobulin miễn dịch chống quai bị, dùng sớm cho phụ nữ có thai và cho người cần phải tiếp xúc với bệnh nhân quai bị.
Xin giới thiệu với bạn đọc những bài thuốc chữa bỏng
Cây tươi hoặc cây khô
Lá cây thuốc bỏng để tươi, rửa sạch, giã nát, đắp hoặc ép lấy nước bôi. Thân rễ cây ráy cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết bỏng. Cao lỏng
Từ lá sim, ta có thể chế cao theo phương pháp thống nhất như sau: dược liệu lấy về, nếu là vỏ thân thì cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi nhôm (không dùng nồi tôn hay sắt). Đổ nước cho ngập dược liệu. Đun sôi trong 1 – 2 giờ. Gạn lấy nước thứ nhất. Thêm nước, đun tiếp để lấy nước thứ hai. Trộn hai nước sắc lại, lọc kỹ rồi cô nhỏ lửa đến khi thành cao lỏng hơi sánh là được. Khi dùng, lấy bông tẩm thuốc bôi lên vết bỏng. Sau 10 – 15 phút, thuốc khô lại sẽ tạo thành màng bền, dai, che kín vết thương, không cần băng, tránh nhiễm khuẩn, không gây loét và lây lan, không gây xót và mùi hôi, làm giảm đau nhanh, không dính chặt vào vết thương, dễ dàng khi thay thuốc. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Nếu bị bỏng nhẹ, chỉ làm vài lần là khỏi.
Cao lá sim đã điều trị nhiều trường hợp bỏng nước sôi ở độ 1, 2, chỉ trong 6 ngày và trường hợp bỏng xăng độ 2 cũng sau 17 ngày điều trị là lành hẳn. Cao này còn được ứng dụng ở Quảng Trị thời chiến tranh và được dùng ở bệnh viện tỉnh Quảng Ninh, Móng Cái và Bệnh viện Công ty xây lắp luyện kim.
Dư phẩm động vật
Mỡ trăn sống trộn với ít muối và tỏi giã nhỏ, đựng trong lọ kín đến khi mỡ tan ra là được. Hoặc rán lấy nước mỡ như rán mỡ lợn mà dùng. Mỡ lợn rừng cũng có tác dụng chữa bỏng rất công hiệu.
Mai mực đốt thành than, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa thành một hỗn hợp sền sệt. Ngày bôi nhiều lần.
Vảy tê tê 40g, gạo cẩm 40g, rang cháy đen, tán nhỏ, trộn đều, rắc nhiều lần trong ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét