Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Cây Mật Nhân - Cây Bách Bệnh - sâm Alipas - Tongkat Ali

Mật nhân - cây thuốc quý cần bảo tồn
Chú ý, phụ nữ đang có thai không được dùng.
Mật nhân là cây thuốc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu, còn được gọi là : cây bá bệnh, có vị đắng, tính mát, đi vào kinh can và thận, bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa tứ thời cảm mạo. chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông).
Cây mật nhân cao tới 7-8 mét, chỉ mọc rải rác trên núi cao và có nhiều ở vùng núi khu vực miền Trung và miền Đông Nam Bộ. Mật nhân ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11 hằng năm. Lá kép, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc, cuống lá màu nâu đỏ, hoa mọc ra từ ngọn thành chùm, bao phủ đầy lông. Thân cây và cả củ, rễ đều chắc và cứng. kinh nghiệm dân gian và thực tế điều trị thì củ và cây mật nhân đã mang lại hiệu quả đối với một số bệnh như: Sốt rét, gai cột sống, viêm khớp, chân tay tê nhức...
Bộ phận có giá trị nhất của cây mật nhân là rễ . “Rễ càng lâu năm càng quý” có thể chẻ nhỏ hãm nước sôi 15 phút uống như nước chè rất tốt cho sức khỏe.
Centokat từ rễ mật nhân
Bài thuốc thông thường là lấy rễ cây mật nhân về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30-40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được.
“Bệnh gì uống cũng hết. Đau dạ dày, đau khớp, viêm xoang, viêm gan, nhức mỏi tay chân, biếng ăn mất ngủ... đều dùng cây này để chữa. Có thể ngâm rượu từ 3-5 ngày là uống được hoặc chẻ nhỏ ngâm trong nước sôi 15 phút rồi uống như uống nước chè”
Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack thuộc họ thanh thất, được các nhà khoa học Trường đại học Dược Hà Nội tìm thấy tại VN từ năm 2006. Loài cây này cao 2-8m, lá kép, không cuống, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Tại Việt Nam, lợi ích nổi bật nhất của bá bệnh là kích thích tăng tiết testosterone. Rễ dược thảo này có khả năng làm tăng số lượng, kích thước và khả năng di chuyển của tinh trùng. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường chức năng sinh lý nam giới, hạn chế quá trình mãn dục nam tự nhiên. Cây bá bệnh giúp tăng hoóc môn sinh dục nam Quả, lá, thân, rễ của cây bá bệnh đều được dùng để làm thuốc
Bên cạnh đó, các chất được gọi là quassinoids tìm thấy trong bá bệnh có hiệu quả giảm sốt tốt. các enzym chống oxy hóa superoxide dismutase. Các chất này có tác dụng tiêu hủy các gốc tự do có thể gây tổn hại cho những tế bào sống khác.
loại sâm quý này còn chứa anxiolytic tác dụng giảm lo lắng, tăng cường hoạt động trí óc.
Cây bách bệnh chữa bệnh
Cây bách bệnh còn có tên gọi khác là cây bá bệnh, mật nhân, hậu phác nam, nho nan (Tày),... Là loại cây trung bình, cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 - 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh. Mặt dưới màu trắng. Cây bá bệnh là loài đơn tính khác gốc nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm. Quả non màu xanh, khi chín có màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Cây mọc hoang rải rác ở các tỉnh miền núi và trung du. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, thân, vỏ thân và rễ. Dược liệu thu hái quanh năm, phơi khô.
Một số bài thuốc dùng bách bệnh
Chữa chàm ở trẻ nhỏ, chữa lở ngứa, ghẻ: Lá bách bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên đến khi khỏi.
Thuốc bổ, kích thích tiêu hóa: Rễ bách bệnh 20g, 10 quả chuối sứ khô nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày là dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 30 ml).
Tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới: Bách bệnh 400mg, tinh chất nhân sâm 50mg, linh chi 50mg được bào chế thành viên nang. Liều lượng và cách dùng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
Cây Bá bệnh - có chữa bách bệnh?
Người ta thường quảng cáo: Tongkat Ali, một Viagra thảo dược Bá bệnh được chế thành thuốc với tên gọi là “Tongkat Ali”; Thái Lan Được dùng như một loại thuốc tăng lực, chữa sốt rét và quan trọng hơn hết là chữa bệnh bất lực. giúp hưng phấn tình dục, giúp gia tăng tần suất hoạt động tình dục. Vài nhà nghiên cứu cho là nó có tác dụng điều trị rối loạn cương dương và nâng cao thể trạng cơ thể. Các thí nghiệm trên chuột đực được cho uống nước sắc rễ Bá bệnh, người ta ghi nhận số lượng tinh trùng và nồng độ testosteron trong huyết tương gia tăng. Các công dụng khác của Bá bệnh như làm thuốc hạ sốt, kháng khuẩn, chống loét, kháng ung bướu, độc tính trên tế bào cũng được ghi nhận, đặc biệt trên tế bào ung thư vú và ung thư phổi, làm mạnh và làm tăng kích thước cơ bắp.
Nhiều người không biết hình thù cây mật nhân thế nào cũng vào rừng tìm thuốc
Người Êđê ở Phú Yên biết khá rõ về cây mật nhân, tiếng Êđê gọi là Ana Sorprao, có người còn gọi là cây “bà đẻ”. Phụ nữ Êđê có phong tục khi sinh được 2 ngày, dùng thân hoặc gốc, rễ cây Ana Sorprao xắt lát nấu nước uống, dùng lá Ana Sorprao nấu nước tắm. Sau đó có thể giặt giũ, tắm rửa, sinh hoạt bình thường không phải kiêng cữ. Sinh đẻ là phải uống nó cho khỏe, không sợ nước, sợ gió”
Anh Đỗ Việt Đức nói: “Tôi đã bốc cây thuốc mật nhân để một số người mang về ngâm rượu uống trị các bệnh viêm cầu thận và thoái hóa đốt sống”.

2 nhận xét:

  1. Cây này còn có tên gọi là bền bệt fải không các bác,em làm địa chất nên quanh năm ỏ rung núi,gặp đúng cây co hình thù nhu trên,em đào về bỏ ngâm ruou uong thấy rất đắng và lon lao hét cả nguoi.ma em dùng có 2 chén thôi đấy😅😅

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cây này chỗ mình gọi là cây bền bệt thì phải . Hay bẻ cành lá về tắm ghẻ

      Xóa