Người mang báu vật từ đại ngàn ra "ánh sáng"
Tôi nhìn đồng hồ: 9 giờ sáng, chúng tôi đã gặp được cây nhân sâm đầu tiên trên núi Ngọc Linh. Một cảm giác sung sướng đến nghẹn lời dâng trào. Báu vật của rừng già đây rồi! Báu vật của ngành dược liệu Việt Nam đây rồi!...
Người mang báu vật ra "ánh sáng"
Sâm Ngọc Linh còn có tên gọi khác là Panax articulatus Kim Long Đào. Và xung quanh tên gọi này là câu chuyện thú vị còn rất ít người biết về chuyện báu vật đại ngàn đã được tìm thấy như thế nào...
Trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh đã được đồng bào các dân tộc thiểu số Trung Trung bộ Việt Nam, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng, sử dụng như một loại củ rừng, mà họ gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền.
Ngọc Linh có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, và do nhu cầu của kháng chiến đã khiến ngành dược khu Trung Trung Bộ quyết phải tìm ra cây sâm chi Panax tại miền Trung,
Ông Long nhớ lại: "Tôi đang đi thì DS. Nguyễn Châu Giang bỗng chạy vượt lên hỏi: "Thầy ơi, cây gì đây?". Tôi nhìn một lúc, không tin vào mắt mình rồi bàng hoàng hỏi lại: Em cấu ngọn cây này ở đâu? Giang dẫn tôi quay lại khoảng mươi bước chân và chúng tôi gặp được cây nhân sâm đầu tiên trên núi Ngọc Linh. Tôi nhìn đồng hồ: 9 giờ sáng. Tôi nói nhỏ: Đây là cây mình đang tìm! Sau đó, tôi quyết định lên cao hơn. Đến 17 giờ cùng ngày, khi dừng chân bên dòng suối thì đã gặp cả thảm nhân sâm dày đặc, mọc xanh tốt, nở hoa thơm ngát... Chúng tôi đã đến được trung tâm vùng sâm Ngọc Linh.
Ngọc Linh có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, và do nhu cầu của kháng chiến đã khiến ngành dược khu Trung Trung Bộ quyết phải tìm ra cây sâm chi Panax tại miền Trung,
Ông Long nhớ lại: "Tôi đang đi thì DS. Nguyễn Châu Giang bỗng chạy vượt lên hỏi: "Thầy ơi, cây gì đây?". Tôi nhìn một lúc, không tin vào mắt mình rồi bàng hoàng hỏi lại: Em cấu ngọn cây này ở đâu? Giang dẫn tôi quay lại khoảng mươi bước chân và chúng tôi gặp được cây nhân sâm đầu tiên trên núi Ngọc Linh. Tôi nhìn đồng hồ: 9 giờ sáng. Tôi nói nhỏ: Đây là cây mình đang tìm! Sau đó, tôi quyết định lên cao hơn. Đến 17 giờ cùng ngày, khi dừng chân bên dòng suối thì đã gặp cả thảm nhân sâm dày đặc, mọc xanh tốt, nở hoa thơm ngát... Chúng tôi đã đến được trung tâm vùng sâm Ngọc Linh.
Dược sĩ Đào Kim Long nhớ lại: Sau khi tìm ra loài sâm quý hiếm này, việc khó khăn nhất là xác định tên khoa học của nó. với kinh nghiệm có được nhất là cuộc điều tra nhân sâm ở dãy Hoàng Liên Sơn, cộng với việc phân tích đặc điểm phân tán và di cư của nhân sâm ở núi Ngọc Linh, tôi nhận thấy cây sâm Ngọc Linh không thể đi từ nơi khác đến mà là một cây bản địa và đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh. Vì vậy, căn cứ vào hình dáng thân rễ có đốt, tôi đã đặt tên cho nó là Panax articulatus Kim Long Đào
Đến năm 1988, TS. Hà Thị Dụng và GS. Grushvisky đã xác định đây là một loài nhân sâm mới của thế giới và đặt tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv, mà mọi người thường gọi là sâm Việt Nam.
Đến năm 1988, TS. Hà Thị Dụng và GS. Grushvisky đã xác định đây là một loài nhân sâm mới của thế giới và đặt tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv, mà mọi người thường gọi là sâm Việt Nam.
Một tài nguyên quý giá của đất nước
Sâm Ngọc Linh cùng họ Araliaceae, cùng chi Panax với sâm Triều Tiên; còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (K5) hay sâm đốt trúc... mọc tập trung ở đỉnh núi Ngọc Linh - ngọn núi cao nhất của Trung Bộ - thuộc huyện Đăk Tô (Kon Tum) và huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Ở độ cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn. Sâm Ngọc Linh là cây thảo sống nhiều năm, sinh trưởng khá chậm; cao khoảng 0,6m, lá kép mọc vòng, có cuống dài, gồm 5 lá chét mọc thành hình chân vịt; thông thường 3 năm tuổi mới trổ hoa. Cụm hoa mọc giữa vòng lá kép mang rất nhiều hoa nhỏ có 5 cánh, hoa màu trắng hay lục nhạt. Quả mọng, khi chín màu đỏ tươi, đa số có chấm đen ở đỉnh và có 1 hạt. Bộ phận sử dụng chủ yếu là rễ củ, sử dụng tốt nhất là sau 5 năm tuổi. Sâm Ngọc Linh có nhiều tính năng y dược thuộc loại "tuyệt hảo" như: tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường; chống lão hóa, kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào, tăng các tế bào mới; kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, phòng và chống lại một số bệnh ung thư. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm một số nước khác không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin.
Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới.
Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới.
Mong manh "thương hiệu" sâm Việt
Trở thành "thần dược", giá sâm Ngọc Linh đắt hơn sâm Nhật Bản, sâm Triều Tiên nhiều lần. Hiện nay, loại sâm từ 5 tuổi trở lên cũng "leo" giá đến 7-10 triệu đồng/1lạng. Đã diễn ra nhiều trận trộm cắp, lùng sục, cây sâm Ngọc Linh đã có những thời điểm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Bắt đầu từ năm 1976, Quảng Nam đã triển khai nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về cây sâm Ngọc Linh
Thế nhưng, cây sâm Ngọc Linh hiện nay mới chỉ được quan tâm ở khía cạnh bảo tồn và phát triển cây giống. Vẫn chưa có một đề án bài bản để quy hoạch và phát triển loại "thần dược" này. Và thương hiệu sâm Việt vẫn còn một mối lo khác, đó là cuộc cạnh tranh quyền lợi ở cấp chính quyền tỉnh khi tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đang tranh chấp bản quyền hướng dẫn địa lý và bản quyền nhân sâm.
Thế nhưng, cây sâm Ngọc Linh hiện nay mới chỉ được quan tâm ở khía cạnh bảo tồn và phát triển cây giống. Vẫn chưa có một đề án bài bản để quy hoạch và phát triển loại "thần dược" này. Và thương hiệu sâm Việt vẫn còn một mối lo khác, đó là cuộc cạnh tranh quyền lợi ở cấp chính quyền tỉnh khi tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đang tranh chấp bản quyền hướng dẫn địa lý và bản quyền nhân sâm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét