Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Hạt quả Gấc Việt Nam - Thực phẩm chức năng

Tác dụng của hạt gấc
Màng đỏ ngoài hạt gấc chín có chứa vitamin A quan trọng trong việc phòng các bệnh khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, trẻ em chậm lớn, ung thư gan nguyên phát. Ngoài ra màng ngoài hạt gấc còn chưa prorein, lipit, gluxit, xơ…
Gấc là loại quả vừa có giá trị dinh dưỡng tốt, lại vừa có sắc màu tươi đỏ tự nhiên cho món ăn.
  
Thành phần
Cơm gấc có chứa nhiều beta-caroten (tiền sinh tố A), chất có khả năng chống oxy hoá rất cao, có tác dụng chống lão hoá và các bệnh lý ở tim, mạch máu, thần kinh… và đặc biệt phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A với trẻ em và phụ nữ. Beta-caroten còn có tác dụng giúp sáng mắt, trị khô mắt, nhức mỏi mắt. Ngoài ra, tinh dầu gấc cũng có hàm lượng vitamin E rất cao nên có thể dùng dầu gấc như một loại thuốc bồi dưỡng cơ thể, chống lão hoá; làm đẹp da và giúp da mau lành sẹo.

Lựa chọn và bảo quản
Trái gấc ngon có hình tròn, khi chín vỏ chuyển sang màu đỏ cam. Bổ ra mỗi trái thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam và hạt gấc màu nâu thẫm. Gấc già sẽ có cơm dày và béo, cho nên khi mua nên chọn quả có dáng tròn đều, cầm nặng tay và gai nở đều. Muốn dùng được lâu bạn có thể để gấc ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Trị chứng sốt rét: Hạt gấc, vảy con tê tê lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 2g hòa với rượu đun ấm, uống lúc bụng đói.
Trị chứng tụ máu trong trường hợp ngã, bị thương: Dùng hạt gấc đốt vỏ cháy thành than nhưng nhân hạt chỉ vàng không cháy. Giã nát, cứ khoảng 20 - 40 hạt cho 400 - 500 ml rượu vào ngâm dùng dần. Rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ tụ máu rất tốt.
Trị chai chân: Khi bị dị vật găm vào chân gây sừng hóa tế bào biểu bì của gan bàn chân thì lấy nhân hạt gấc (giữ cả màng hạt) giã nát cho thêm một ít rượu trắng 35 - 40 độ. Bọc thuốc trong túi nilon. Dán kín miệng túi. Khoét 1 lỗ nhỏ bằng chỗ chai chân, áp thuốc vào đó. Cứ 2 ngày thay thuốc 1 lần. Làm liên tục khoảng 5 - 7 ngày thì chỗ chai chân sẽ tự rụng ra.
Hạt gấc ngâm với rượu gạo có tác dụng thay thế mật gấu
Dưới đây, xin được giới thiệu tới bạn đọc bài thuốc quý từ cây gấc của dòng họ Lý, dân tộc Sán Dìu (huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên).
Hạt gấc (quả chín cây) màu xám sẫm, tròn hoặc từa tựa bánh xe răng cưa, vỏ cứng chọn lấy 30 đến 45 hạt đem rửa thật sạch, để ráo, nướng vàng một mặt, còn mặt kia nướng gần cháy lớp vỏ trên bếp tha củi. Sau đó, mang hạ thổ. Tiếp đến, bóc hết lớp vỏ, cho phần nhân vào cối, dùng chày giã nhỏ, gần nát (lưu ý không được dùng máy xay sinh tố để xay, vì như vậy sẽ làm mất hết công dụng của hạt gấc).
Đem tất cả cho vào bình thủy tinh (tuyệt đối không được sử dụng bình bằng nhựa), rồi dùng 1-2 lít rượu gạo ngâm vào (rượu càng nặng, càng tốt). Ngâm khoảng 1 tháng rượu thuốc sẽ hóa đỏ bầm, mùi hơi hắc, vị chát đắng là có thể đem ra sử dụng (ngâm càng lâu, càng có tác dụng), chỉ xoa bóp chứ không được uống.
Công dụng: Chữa các bệnh như đau cơ, đau khớp, các vết đau bầm tím... Mỗi lần từ 5-10ml rượu, xoa bóp, chà xát đều vào vùng tổn thương.
Lưu ý: Không bôi lên các vết thương hở. Tác dụng sau nửa giờ. Ngoài ra có thể ngậm trong miệng chữa các bệnh như sâu răng, viêm họng, viêm nướu (lợi), chảy máu chân răng. Đặc biệt, chữa được bệnh quai bị (không phân biệt lứa tuổi), 4 hạt gấc rang cháy, tán nhuyễn, một phần cho vào 10ml nước, khuấy đều, chia làm 2 phần uống trong ngày, uống liên tục 5 ngày. Một phần dùng đắp lên vùng bị quai bị.
Tuyệt đối lưu ý: Hạt gấc có độc, không được uống.
Tác dụng bất ngờ của Cây Gấc
Các bộ phận dùng làm thuốc là rễ, hạt, màng gấc. Màng gấc dùng chiết dầu giàu sinh tố A chữa các trường hợp trẻ em chậm lớn; khô mắt quáng gà, bôi lên các vết bỏng, vết thương cho mau lành; phòng ung thư cho ngươi xơ gan; giảm tác hại của tia xạ; giảm tác hại của các chất độc lên phôi thai…. Hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và đại tràng, làm thuốc giảm đau trong các trường hợp chữa mụn nhọt, bị chấn thương, sang độc, sưng vú, trĩ sưng đau. Lưu ý: Không ăn, uống hạt gấc sống, tránh bị ngộ độc.
Chữa phong, tê thấp, sưng chân
Rễ gấc (cạo bỏ lớp ngoài) 40g, hạt gấc 50hạt (giã nát) – ngâm rượu 30-40 độ - 500ml, trong 5 ngày, bôi ngoài da 2 lần/ngày (tác dụng tốt như mật gấu).
+ Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em, làm tăng cân tốt, nâng cao sức đề kháng, quáng gà, mắt mờ,khô da,vết thương lâu lành, giúp người già thêm cứng cáp:
Dầu gấc 5-10 giọt/ cho trẻ em; 20-25 giọt/cho người lớn- uống 2 lần/ngày, trươc bữa ăn, 7-10 ngày/đợt.
+ Chế phẩm cho ngươi lớn, trẻ em mhiễm chất độc màu da cam, sửa các sai lệch của nhiễm sắc thể, các khuyết tật phôi thai, ngừa ung thư ở ngươi bệnh xơ gan, người xạ trị nhiều…:
Màng đỏ hạt gấc(phơi khô) 500g, thục địa 200g, thảo quả 80g, cà gai leo 50g, cam thảo 50g-tán mịn, thêm mật ong làm tễ viên 10g, ăn 2 viên/ngày. Kết hợp hoá trị các bệnh chính.
Chữa nhức răng, viêm họng chảy máu chân răng, lở loét miệng: rượu hạt gấc nói trên, hớp ngậm 15 phút rồi nhổ bỏ, súc miệng kỹ.
Tác dụng của gấc với sức khỏe và sắc đẹp
Gấc là loại quả có khả năng chống ô xy hóa cao, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể…
Màng của hạt gấc giúp tạo sữa nên được dùng cho phụ nữ mang thai, thịt gấc chứa nhiều vitamin A nên dùng điều trị bệnh “khô mắt” cho trẻ em.

Và gần đây nhất người ta đã phát hiện thêm đặc tính chống ung thư của quả gấc.

Nguồn dược liệu tuyệt vời

Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta – carotene là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

Màng của hạt gấc có hàm lượng lycopen 380 mg/g, gấp 10 lần so với trái cây giàu lycopen đã được biết đến như trái ổi (Lycopen có tác dụng phòng chống ung thư, các bệnh tim mạch, và lão hóa). Hàm lượng Lycopen trong thịt gấc là 2,227 mg/g gấc tươi.

Phần thịt gấc cũng có hàm lượng fatty acid rất cao, từ 17 – 22% (trọng lượng). Tinh dầu gấc có chứa nồng độ carotenoids là 5.700 mg/ml với 2,710 mg/ml là beta – carotene. Trong tinh dầu gấc hàm lượng vitamin E cũng rất cao. Vì vậy, gấc là nguồn thực phẩm cung cấp các chất chống ô xy hóa có giá trị sinh học cao.
“Mỹ phẩm” thiên nhiên


Trong dầu gấc màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc. Không chỉ vậy, hiện nay dầu gấc còn được chiết suất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân. Vì vậy, gấc trở thành loại quả dùng trong công nghiệp mỹ phẩm. Trong 100 g thịt gấc (màng đỏ) chứa 15 mg – carotene và 16 mg – lycopen.

Quả gấc càng chín thì hàm lượng carotene sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên. Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sần, có tác dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da bạn luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng.

Beta – carotene và Lycopen là các chất Caroten, loại chất chống ô xy hóa của thực vật, có tác dụng dọn sạch các gốc tự do (các nguyên tử và phân tử ở trạng thái không ổn định, có hoạt tính hóa học rất cao) và các sản phẩm ô xy hóa độc hại do các gốc tự do sinh ra, giúp cơ thể khỏe mạnh kéo dài tuổi thanh xuân và tuổi thọ.

Có thể nói chất Caroten như cái chổi quét rác trong cơ thể, có nhiệm vụ “quét dọn” thường xuyên các sản phẩm ô xy hóa vốn không những làm cho cơ thể bị già nhanh mà còn gây nhiều bệnh hiểm nghèo như xơ vữa động mạch, thoái hóa thần kinh, đục thủy tinh thể mắt, bệnh Alzheimer, viêm nhiễm, ung thư.

 
Bạn cần biết!

-    Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL Cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến.

-    Dầu gấc chứa lycopen thực vật nên có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc.

-    Các món ăn có gấc làm vị “gia giảm” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa.

-    Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Beta – carotene có chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ô xy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Mách bạn:


1. Tự chế dầu gấc

Bạn có thể tự điều chế dầu gấc dự trữ dùng dần tại gia đình như sau: Bổ đôi quả gấc chín già và moi lấy ruột, phơi hoặc sấy khô rồi bóc tách lấy lớp màng đỏ bao quanh hạt và phơi khô giòn, thái nhỏ và cho vào nồi hoặc chảo, cho dầu ăn ngập và rán nhỏ lửa. Khi dầu đã chảy ra hết, tóp giòn, vớt bỏ tóp, rồi để nguội, lọc qua phễu trên đã để sẵn miếng vải màn để loại cặn rồi cho vào chai có màu đã rửa sạch, sấy khô, có nút đậy thật kín. Để ở chỗ tối, dùng trong một năm.
2. Sử dụng dầu gấc thế nào?


Trong quá trình sử dụng không nên dùng mỡ gấc, dầu gấc để rán, vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy carotene. Nên trộn vào thức ăn đã nấu chín hoặc uống thay dầu cá, mỗi ngày khoảng 10 g (2 muỗng cà phê) tương đương 700 microgram vitamin A cho trẻ suy dinh dưỡng. Nếu là dầu gấc nguyên chất ép từ màng gấc đã phơi, sấy khô thì liều cho trẻ em hàng ngày chỉ cần 8 giọt (khoảng 2 viên nang). Nên chọn loại gấc nếp vì chất lượng cao gấp nhiều lần gấc khác.

3. Rượu hạt gấc trị bệnh

Hạt gấc có thể chế thành thuốc trị các loại bệnh như: đau khớp, nhức răng, mụn nhọt, té bầm, viêm họng, trầy xước, vết thương nhỏ, trị vết rắn cắn (rắn lành).
Cách làm
: Lấy 50 hạt gấc chín, rửa thật sạch, để ráo, nướng trên than củi, canh sao cho hạt gấc thật vàng. Để nguội, dùng dao bén tách vỏ,lấy ruột đập dập đều, cho vào chai, lọ thủy tinh, đổ rượu 45 độ ngập xâm xấp. Đậy nút kín, ngâm độ 120 phút là dùng được (ngâm để càng lâu càng tốt).

Khi dùng lấy bông gòn thấm rượu bôi lên chỗ đau, vết cắn, vết thương vài ba lần trong ngày, độ 2 – 4 ngày là khỏi. Hớp vào miệng, ngậm 30 phút sáng và chiều trị đau răng, đau họng, chảy máu răng.
Lưu ý: hạt gấc có độc không được uống!

Quả gấc - Mật gấu treo
Màng bọc hạt gấc có chứa một vị thuốc quý là carotene (tiền sinh tố A), có tác dụng điều trị quáng gà, làm sáng mắt, giúp trẻ con mau lớn, người già thêm cứng cáp, giúp các vết thương mau liền sẹo...
Viên dầu gấc đang có bán trên thị trường được chiết xuất từ màng bọc hạt gấc. Còn nhân hạt gấc là một vị thuốc rất quý có tác dụng làm tan các vết bầm do chấn thương, làm mau lành những nơi bị nhiễm khuẩn, cầm máu, làm vết thương mau lành...
Theo BS Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Lâm Đồng thì: "Tác dụng của tinh dầu hạt gấc chẳng kém gì các loại mật gấu (như gấu rừng, gấu nuôi, gấu chó, gấu mèo), nên chúng tôi hay gọi vui đây là mật gấu treo".
Cách chế dầu từ màng hạt gấc theo phương pháp thủ công: sau khi lấy hết cơm để nấu xôi, ta lấy hạt gấc đựng vào rổ, xát nhẹ để trôi hết những phần cơm còn bám vào hạt gấc. Sau đó phơi khô cho đến khi màng bọc hạt gấc khô giòn, bóc lấy màng, sấy khô, tán mịn rồi hầm nóng (khoảng 60 - 70 độ C) rồi cho vào lọ đựng dầu lạc, khoảng 30 phút sau là có thể dùng được. Nếu bảo quản trong tủ lạnh hay nơi thoáng mát thì có thể dùng tới 30 ngày.
Chỉ định dùng cho bệnh quáng gà, mắt mờ, khô da, trẻ con chậm lớn, người già yếu, vết thương lâu lành.
Dùng cho trẻ em: 1-2 muỗng cà phê/ngày, chia làm 2 lần sáng chiều, nếu dùng cho người lớn thì liều dùng gấp đôi. Nếu dùng kéo dài da có thể hơi vàng, đó là do chất carotene, ngưng dùng thuốc vài ngày sẽ hết. Đối với vết thương lâu lành: rửa sạch vết thương, rồi dùng dầu gấc bôi lên vết thương 2 lần/ngày thì sẽ mau lành sẹo hơn.
Chế dầu từ nhân hạt gấc: bỏ vỏ cứng (giữ nguyên lớp vỏ lụa màu xanh, bọc nhân) rồi thái hoặc giã nhỏ, ngâm trong cồn 70 độ hay rượu mạnh, lắc đều vài chục phút sau có thể dùng. Dùng được cho tất cả vết thương bị bầm dập, tụ máu, bị mụn nhọt, quai bị, viêm tuyến vú...
Cách dùng: lấy bông gòn tẩm rượu ngâm hạt gấc bôi lên vùng chấn thương sẽ làm dịu đau và các vết bầm tan khá nhanh. Đối với vết thương bị chảy máu (nhất là đứt tay, đứt chân): lấy bông tẩm rượu ngâm hạt gấc rịt vào, vết thương sẽ cầm máu và mau lành.
Chú ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì nguy hiểm.
Ngoài ra rễ cây gấc cũng được bà con ta dùng làm thuốc chữa chứng phong, tê thấp rất hiệu nghiệm.
Cách làm: lấy rễ gấc rửa sạch, phơi khô, thái mỏng, ngâm rượu hay sắc uống.
Ngâm rượu: Lượng rượu đủ ngập rễ gấc, lắc đều mỗi ngày 1 lần, sau 10-15 ngày có thể dùng được. Dùng mỗi ngày 1 ly nhỏ (50 ml) vào buổi tối.
Sắc uống: rễ gấc khô 50 gr, đổ 300 ml, sắc còn 100 ml, chia làm 2 lần uống (sáng, tối).
Chữa viêm tuyến vú, sưng tấy: Phụ nữ sau khi đẻ dễ bị sưng, viêm tuyến vú dẫn đến tắc sữa, đau nhức, thông thường phải đi chích, nhưng dùng hạt gấc hiệu quả rất nhanh. Lấy khoảng 100g hạt gấc, bỏ lớp vỏ đen cứng, lấy nhân mài vào vành tròn ở bát, đĩa, cho nửa thìa cà phê rượu vào sẽ được một thứ hồ màu trắng, quánh. Sau đó bôi dung dịch này vào vú bị sưng, làm như vậy 3 lần sẽ khỏi.
Chữa sưng, đau khớp:  Lấy khoảng 200 hạt gấc đã phơi khô, mài sạch lớp màng, chặt làm đôi, ba ngâm với 400ml rượu trắng. Nếu nướng được hạt gấc bằng cặp nướng chả, rồi cho vào cối giã nhỏ hạt, ngâm rượu thì sẽ tốt hơn mà dùng được ngay. Ngâm càng lâu càng có tác dụng. Khi nào bị đau, đặc biệt là người già nhức chân tay bôi lên, xoa bóp đều.

Làm đen tóc: Lấy toàn bộ  hạt gấc trong quả, cho 5 thìa đường, đun cách thuỷ rồi ăn hết các màng ở hạt. Cứ một tuần làm như vậy một lần, trong vòng 3 tháng tóc sẽ mượt, đen và da trắng hồng.

Chữa trĩ: Dùng 100g hạt gấc giã  nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần. Làm như vậy  khoảng 1 tháng sẽ thấy búi trĩ thụt dần vào trong.

Chữa chai chân: Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một  ít rượu trắng 35 - 400, bọc trong một cái túi nilon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5 - 7 ngày sẽ có kết quả).

Phân biệt bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt

mùa nắng nóng, bệnh quai bị cũng đã bắt đầu xuất hiện. Mặc dù là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dễ để lại di chứng nặng nề như vô sinh. Ngoài ra, bệnh cũng dễ nhầm với một số bệnh lý khác tại tuyến nước bọt.
Quai bị và viêm tuyến nước bọt là 2 bệnh có triệu chứng biểu hiện ở tuyến nước bọt, hay gặp nhất là ở tuyến nước bọt mang tai. Do 2 bệnh có triệu chứng ở tuyến nước bọt mang tai gần giống nhau, nhưng hậu quả của 2 bệnh gây ra rất khác nhau: bệnh quai bị có thể gây vô sinh, viêm tuyến nước bọt đơn thuần có thể gây biến dạng khuôn mặt. Vì vậy cần phân biệt rõ bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt đơn thuần để có hướng xử trí đúng.
Bệnh quai bị
Bệnh quai bị do virut quai bị thuộc nhóm Paramyxo virut gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Bệnh phổ biến ở nhiều nơi, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học).
Biểu hiện khi bị quai bị: Bệnh nhân sốt 38 -39oC, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói, đau nhức các khớp xương, thăm khám thấy miệng ống Stenon phù nề, tấy đỏ nhưng không bao giờ có mủ chảy ra. Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm. Da vùng sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ và có tính đàn hồi. Thường sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên, sưng 2 bên so với sưng 1 bên là tỷ lệ 6/1. Song song với các tổn thương ở tuyến nước bọt, virut quai bị còn làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tuỵ cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng. Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, diễn biến lành tính.
Bệnh quai bị có thể để lại biến chứng gì?
- Viêm tinh hoàn: Thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 1 - 2 tuần. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên, sau 2 tuần mới hết sưng. Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 - 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.
- Viêm buồng trứng: Chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sảy thai. Nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.
Điều trị quai bị như thế nào?
- Điều trị: Bệnh quai bị đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dùng kháng sinh không có tác dụng mà chỉ điều trị theo triệu chứng. Chườm nóng, dùng thuốc an thần, giảm đau, vitamin, có thể dùng chống viêm corticoid, súc miệng nước muối thường xuyên sau khi ăn. Những ngày đầu nên ăn nhẹ, ăn lỏng.
Có thể kết hợp dùng các bài thuốc Đông y: Dùng hạt gấc mài ngâm rượu rồi xoa vào chỗ sưng, hay dùng hạt đậu xanh tán nhỏ trộn với dấm rồi đắp lên chỗ sưng.
Cách ly bệnh  nhân tối thiểu 2 tuần. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, nằm yên, hạn chế đi lại, nhất là đối với thanh niên hay đang trong thời gian sốt và sưng tuyến nước bọt (4 - 6 ngày đầu).
- Phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccin: Tạo miễn dịch chủ động: tiêm vaccin virut sống giảm độc lực an toàn, tạo kháng thể, cho miễn dịch ít nhất 17 năm. Đối tượng tiêm là trẻ em trên 1 tuổi, đặc biệt ở tuổi dậy thì, trưởng thành, thanh thiếu niên sống trong tập thể. Tái tiêm chủng ở người đã tiêm vaccin quai bị dùng virut chết.
Tạo miễn dịch thụ động: Dự phòng đặc hiệu bằng gamaglobulin miễn dịch chống quai bị, dùng sớm cho phụ nữ có thai và cho người cần phải tiếp xúc với bệnh nhân quai bị.
Xin giới thiệu với bạn đọc những bài thuốc chữa bỏng
Cây tươi hoặc cây khô
Lá cây thuốc bỏng để tươi, rửa sạch, giã nát, đắp hoặc ép lấy nước bôi. Thân rễ cây ráy cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết bỏng. Cao lỏng
Từ lá sim, ta có thể chế cao theo phương pháp thống nhất như sau: dược liệu lấy về, nếu là vỏ thân thì cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi nhôm (không dùng nồi tôn hay sắt). Đổ nước cho ngập dược liệu. Đun sôi trong 1 – 2 giờ. Gạn lấy nước thứ nhất. Thêm nước, đun tiếp để lấy nước thứ hai. Trộn hai nước sắc lại, lọc kỹ rồi cô nhỏ lửa đến khi thành cao lỏng hơi sánh là được. Khi dùng, lấy bông tẩm thuốc bôi lên vết bỏng. Sau 10 – 15 phút, thuốc khô lại sẽ tạo thành màng bền, dai, che kín vết thương, không cần băng, tránh nhiễm khuẩn, không gây loét và lây lan, không gây xót và mùi hôi, làm giảm đau nhanh, không dính chặt vào vết thương, dễ dàng khi thay thuốc. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Nếu bị bỏng nhẹ, chỉ làm vài lần là khỏi.
Cao lá sim đã điều trị nhiều trường hợp bỏng nước sôi ở độ 1, 2, chỉ trong 6 ngày và trường hợp bỏng xăng độ 2 cũng sau 17 ngày điều trị là lành hẳn. Cao này còn được ứng dụng ở Quảng Trị thời chiến tranh và được dùng ở bệnh viện tỉnh Quảng Ninh, Móng Cái và Bệnh viện Công ty xây lắp luyện kim.
Dư phẩm động vật
Mỡ trăn sống trộn với ít muối và tỏi giã nhỏ, đựng trong lọ kín đến khi mỡ tan ra là được. Hoặc rán lấy nước mỡ như rán mỡ lợn mà dùng. Mỡ lợn rừng cũng có tác dụng chữa bỏng rất công hiệu.
Mai mực đốt thành than, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa thành một hỗn hợp sền sệt. Ngày bôi nhiều lần.
Vảy tê tê 40g, gạo cẩm 40g, rang cháy đen, tán nhỏ, trộn đều, rắc nhiều lần trong ngày.

Tầm gởi gạo chữa viêm gan siêu vi B- Hiền Quan - Phú Thọ

Chuyện lạ những cây gạo “nhả” ra cả tỷ đồng ở Phú Thọ

Ở xã Hiền Quan Tam Nông, Phú Thọ, có gia đình chẳng cần làm gì vẫn hưởng trọn cả trăm triệu đồng.Theo kinh nghiệm dân gian, tầm gửi cây gạo là một loài thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều thứ bệnh khác nhau.
“Nhả” tiền tỷ
Anh Lê Văn Long, Phó chủ tịch UBND xã Hiền Quan cho biết, xã có hàng trăm cây gạo cho tầm gửi.  Cây nhiều thì cho thu hoạch trên 100 triệu, cây ít thì cũng có 15 đến 20 triệu đồng. Tính sơ sơ thì số cây gạo đem lại cho người Hiền Quan hàng tỷ đồng mỗi năm.
Hiếm có loài cây nào như cây gạo ở xã Hiền Quan, chẳng phải mất công chăm sóc, nhưng mỗi năm có cây “nhả” ra cả trăm triệu đồng nhờ hàng tạ tầm gửi mọc kín trên cây. Người Hiền Quan vẫn đùa vui với nhau, đó là những “cây ATM” đặc biệt.
Nhiều người bảo những cây gạo ấy là lộc trời cho. Điều này cũng chẳng sai vì tầm gửi cây gạo là loại cây rất quý hiếm. Cây gạo thì ở đâu cũng có, nhưng số cây gạo có tầm gửi thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Nhà anh Long cũng có một cây gạo cổ thụ mọc ở... bờ rào. Theo anh Long, cây gạo này đã có hàng trăm năm nay, từ ngày ông nội anh còn sống nó đã có rồi. Anh cho biết, mỗi năm anh thu được khoảng 4 tạ tầm gửi từ cây gạo này, tương đương với gần 100 triệu đồng.
Theo sự giới thiệu của anh Long, chúng tôi tìm đến nhà chị Bùi Thị Tiến, người mà theo anh Long giới thiệu là một trong những hộ gia đình thoát nghèo nhờ gạo.
Chúng tôi thấy ngoài sân nhà chị có 4 nong tầm gửi đang phơi vừa ráo nước. Chị Tiến cho biết, chị vừa nhặt số lá tầm gửi này hôm qua vì chúng bị gió thổi rụng xuống gốc gạo ngay sân nhà chị.
Giờ đây, cứ sau mỗi cơn gió hay trận mưa rào nhẹ, xung quanh gốc những cây gạo cao vút của làng Hiền Quan lại thấy dáng người lom khom nhặt lá tầm gửi. Họ chỉ tranh thủ thời gian ít ỏi buổi sáng trước khi đi làm đồng để nhặt một vài cân lá tầm gửi, đem bán cũng được năm bảy trăm nghìn đồng.
Hiện tại, người Hiền Quan bán với giá 250.000 đồng/kg tầm gửi tươi. Tầm gửi khô thì có giá 500.000 đồng. Dù giá cả cao ngất ngưởng nhưng quanh năm suốt tháng lúc nào cũng có người đến Hiền Quan hỏi mua tầm gửi.
Đặc biệt, ngày 5-5 âm lịch (ngày Tết diệt sâu bọ) theo quan niệm của người mua là ngày tốt nhất để cắt thuốc nam. Vào ngày này, người người hái tầm gửi, nhà nhà hái tầm gửi. Trên đường làng ôtô hàng chục chiếc từ khắp nơi kéo về mua tầm gửi.
Theo người dân thì cứ thu họạch 6 tháng một lần là tốt nhất. Nếu thu hoạch sớm hơn thì không đạt sản lượng. Còn nếu để lâu hơn thì tầm gửi sẽ mọc nhiều quá và cây gạo có thể bị chết.

Khó trồng ghép

Cây gạo thì ở đâu cũng có nhưng cây gạo có tầm gửi thì rất hiếm. Chỉ ở Hiền Quan thì tầm gửi mới mọc khắp làng. Chính vì điều lạ thường này nên nhiều người cho rằng người dân nơi đây có bí quyết trồng ghép nào đó.
Tuy nhiên, anh Lê Văn Long khẳng định: “Người dân chúng tôi tuyệt đối không cấy ghép gì cả”.

Không chỉ tầm gửi không thể cấy ghép được, mà ngay cả cây gạo cũng rất khó trồng, cây gạo con từ nơi khác về trồng trong vườn nhưng gạo cứ bị chết . Chẳng thế mà người ta coi đó là “lộc trời cho”.
Đối với một số cây gạo không có tầm gửi mọc thì người dân nơi đây cho rằng, vì đó là những cây gạo trắng. Tầm gửi chỉ mọc trên thân của cây gạo tía.
Tại sao tầm gửi lại mọc trên cây gạo nhiều đến vậy? Tại sao lại khó nhân giống gạo và khó cấy ghép được tầm gửi? Đó vẫn là những câu hỏi mà ngay cả người Hiền Quan cũng chưa lý giải được.
Theo ông Phan Văn Khoa, một trong những nhà có nhiều tầm gửi nhất làng Hiền Quan thì tầm gửi cây gạo có tác dụng chữa sản hậu mòn ở phụ nữ (người phụ nữ bị gầy mòn đi sau khi sinh con), ngoài ra nó còn giúp lợi tiểu, mát gan, nên rất tốt cho những người bị bệnh về thận và gan.
Thoát chết nhờ tầm gửi!
 Theo người dân Hiền Quan,mỗi loài tầm gửi lại có tác dụng chữa những thứ bệnh khác nhau, nhưng tầm gửi cây gạo là quý nhất.
Nhiều người từng dùng tầm gửi cây gạo cho rằng loại cây này rất mát, giúp thanh lọc cơ thể và tốt cho sức khỏe. Có lẽ vì vậy mà nhiều người đến Hiền Quan mua tầm gửi về chỉ để uống cho mát, chứ cũng không phải vì có bệnh tật. Riêng người Hiền Quan uống tầm gửi hàng ngày.
Nói về tác dụng chữa bệnh của tầm gửi cây gạo, ở Hiền Quan ai cũng biết đến một trường hợp được coi là thoát chết nhờ loài cây ăn bám này, đó là chị Ngô Thị Huyền (28 tuổi), quê ở Thanh Uyên, Tam Nông.
Năm 2006, chị Huyền đang du học ở bên Nga thì thấy có biểu hiện chán ăn, người xanh xao và sút cân nhanh chóng. Chị Huyền phải bỏ học giữa chừng để về nước chữa bệnh.
Ông Tuấn, bố chị Huyền, đã đưa con đi chữa chạy ở nhiều bệnh viện, các bác sỹ bảo con ông bị “bệnh máu nóng”. Thế nhưng, điều trị mãi mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Trong khi gia đình chỉ biết trông vào mệnh trời thì ông Tuấn nghe nói ở xã Hiền Quan có loại tầm gửi cây gạo có tác dụng chữa bệnh rất tốt nên đã tìm đến và mua mấy ấm tầm gửi về cho con mình uống thử.
Từ khi con gái ông uống tầm gửi thì thấy trong người nhẹ nhõm dần. Vậy là ông lại tiếp tục về Hiền Quan lấy thuốc cho con. Một năm sau khi uống tầm gửi, chị Huyền đã tăng từ 38kg lên 61kg và khỏi hẳn bệnh. Ông Tuấn không khẳng định chắc chắn con gái ông chỉ nhờ tầm gửi cây gạo mà khỏi bệnh, vì cùng với tầm gửi con gái ông cũng uống thêm một số cây thuốc khác như bông mã đề, râu ngô, quả dứa dại. Tuy nhiên, ông rất coi trọng tác dụng của loài cây này vì ít nhất đó cũng là một trong những loại cây cứu sống con gái mình.
Cho đến bây giờ, ông Tuấn vẫn thường xuyên về Hiền Quan mua tầm gửi để cả nhà cùng uống. Ông Tuấn cho biết thêm: “Cây tầm gửi này đúng là tốt thật. Say rượu chỉ cần uống một bát nước tầm gửi là tỉnh ngay”.
Về tác dụng của tầm gửi cây gạo đối với phụ nữ trong thời kỳ sinh nở thì trên một số diễn đàn, nhiều chị em cũng chia sẻ sự hiệu nghiệm của loài cây này.
Một phụ nữ có nickname là “giangkhoi” trên diễn đàn Webtretho chia sẻ: “Tác dụng chính của nó là chữa sản hậu rất hiệu quả, tăng tiết sữa và sữa rất mát! Cái này thì mình nghiệm ra từ chính bản thân mình khi nuôi 2 thằng cu con, trộm vía là sữa mẹ về nhanh và nhiều, con bú thoải mái. Sữa mát nên các cháu cứ lên cân tằng tằng... Nếu bạn có ý định mua dùng thì nên mua loại có nhiều cành, lượng được ít nhưng tốt hơn là chỉ có lá không. Bạn đun càng lâu càng tốt (như sắc thuốc bắc ấy) nhưng lượng nước thì không hạn chế như thuốc bắc, bạn uống được bao nhiêu đun bấy nhiêu nước và có thể đun 2-3 lần. Khi để nguội, nước sẽ có váng nhưng không sao cả, xài được tất!”
GS.TS Nguyễn Lân Dũng có đoạn viết: Tầm gửi cây gạo: trong nhân dân có nhiều người cho rằng tầm gửi cây gạo có công dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bệnh gan, thận... nên nhiều người săn tìm mua làm thuốc… Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều các bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng: Mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận); chữa sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu; tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù. Cách dùng: Đun, sắc uống hằng ngày.
Cần được nghiên cứu bằng khoa học
Trên đây là những kinh nghiệm chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian chứ chưa có một công trình hay tài liệu khoa học nào nói về tầm gửi cây gạo và tác dụng chữa bệnh của nó.
PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, PGĐ Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh cho biết, cơ quan của ông chưa từng nghiên cứu và sử dụng loại cây này trong các bài thuốc chữa bệnh. Bản thân PGS.TS Nguyễn Duy Thuần cũng chưa biết đến tài liệu khoa học nào nghiên cứu tầm gửi cây gạo. PGS.TS Nguyễn Duy Thuần nói: “Không thể phủ nhận giá trị của y học dân gian vì người ta thường nói y học dân gian là một bộ phận của y học cổ truyền. Nhưng y học dân gian chỉ là kinh nghiệm chữa bệnh của một nhóm người hay một khu vực nào đó. Nếu muốn y học sử dụng như một loại thuốc phổ biến thì cần phải có sự nghiên cứu theo quy trình khoa học cụ thể.
Theo dân gian thì loại cây này có thể có tác dụng chữa được một số bệnh. Tuy nhiên, có tác dụng hay không, chữa được bệnh gì, cách uống thế nào, liều lượng ra sao… thì cần có sự phân tích, nghiên cứu trên cơ sở khoa học mới có thể khẳng định được. Ngoài việc xác định tác dụng của loài cây này, thì việc nghiên cứu trên cơ sở khoa học còn có mục địch đặc biệt quan trọng là để xác định độ an toàn của nó. Vì trong tự nhiên có rất nhiều cây cỏ có tác dụng làm mát cơ thể và cũng không có hại gì. Tuy nhiên, có một số loại cây được cho là có tác dụng chữa bệnh lại có thể gây tác dụng phụ mà có khi đến 20 năm sau khi uống mới có biểu hiện”.
PGS.TS Nguyễn Duy Thuần cũng cho biết: “Việc xác định tác dụng loài cây này là không khó. Chỉ cần một người dân ở địa phương đó cầm một mẫu cành tầm gửi đến chính quyền địa phương đề nghị được nghiên cứu hoặc có thể đem trực tiếp tới các cơ quan y tế như các bệnh viện, các viện dược liệu… Tại đây sẽ được những người có chuyên môn như chúng tôi kiểm tra bằng phương pháp khoa học”.
PGS.TS Nguyễn Duy Thuần khuyên người dân, đặc biệt là những người khỏe mạnh bình thường không nên lạm dụng loài cây này. Nếu có sử dụng thì cần được sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh, cách tốt nhất là đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để các bác sỹ có chuyên môn kiểm tra điều trị.
Th.S - Dược sỹ Đoàn Xuân Đinh, Trưởng ban Quản lý cấp phát, Khoa Dược, Viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết, đây là lần đầu tiên ông nghe nói đến loài cây này. Trong tất cả tài liệu mà ông sưu tầm như: Dược điển Việt Nam IV; Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi;  đều không thấy nói về tầm gửi cây gạo cũng như tác dụng chữa bệnh của nó.
Trong thiên nhiên có nhiều loại cây có tác dụng quý hiếm mà chúng ta chưa thể biết hết. Tầm gửi cây gạo cũng có thể là một trong số đó. Nếu quả thực đây là loài cây có tác dụng chữa bệnh tốt thì điều đó vừa có ý nghĩa cho y học nước nhà vừa đem lại lợi ích cho người dân Hiền Quan.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Thần dược chữa Dạ dày - lương y Phạm Văn Thanh

Người bí ẩn tặng “thần dược” chữa dạ dày
Anh lặng lẽ làm một việc mà anh vẫn hay làm, là gửi chút tiền và một bọc thuốc đủ để chữa khỏi căn bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng cho nhân vật khốn khổ trong bài báo.

Thầy thuốc Phạm Văn Thanh (Nhà thuốc Hoàng Liên Sơn, 166 Hàm Nghi, Kim Tân, TP. Lào Cai) là một thầy thuốc đặc biệt. Anh có một tấm lòng đặc biệt và niềm say mê vô bờ với những cây thuốc dân gian chữa một căn bệnh cũng không quá phức tạp, nhưng rất nhiều người mắc và khốn khổ vì nó: bệnh liên quan đến dạ dày.

Chị Nguyễn Thị Dung xúc động, rằng cám ơn nhà báo, rằng căn bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng hành hạ chị suốt chục năm qua, giờ đã khỏi hẳn.

Chị rưng rưng xúc động: “Uống thuốc của thầy T. em khỏi bệnh rồi. Em gọi điện đội ơn anh, đội ơn thầy thuốc T. Em nhờ anh gọi điện cám ơn thầy giúp em nhé!”.

lương y Phạm Văn Thanh, sau khi đọc bài báo trên VTC News, anh đã rơi nước mắt. Anh lặng lẽ làm một việc mà anh vẫn hay làm, là gửi chút tiền và một bọc thuốc to tướng, đủ để chữa khỏi căn bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng cho nhân vật khốn khổ trong bài báo.

Ông Vũ Minh Tằng, cựu tù Phú Quốc. Ông gọi tôi đến để được cám ơn, rằng qua bài báo trên VTC News, mà một ông thầy thuốc giấu tên, đã tặng thuốc cho ông. Bọc thuốc đó, ông đã chia đôi, vì con rể cũng bị đau dạ dày, thế mà giờ, cả hai bố con đều khỏi.
Ra tù, ông Vũ Minh Tằng mất 66% sức khỏe, mắc đủ thứ bệnh, mà khốn khổ nhất là bệnh loét dạ dày, tá tràng.
Một ngày, ông Tằng nhận được bọc thuốc to tướng, bên ngoài đề: “Kính tặng chú Vũ Minh Tằng thang thuốc chữa dạ dày. Mong chú chóng khỏi bệnh. Thầy thuốc T. – Lào Cai”.
Thằng con rể cũng loét dạ dày nặng nên tôi chia cho nó một nửa, hai bố con cùng uống. Tôi không ngờ, uống có nửa thang thuốc, mà những cơn đau dạ dày biến đâu mất, tôi ăn ngon, ngủ kỹ, tăng được 2 kg rồi”.
 Anh Thanh biết ông Tằng chia đôi thang thuốc cho con, nên tặng thêm thang nữa để ông uống tiếp. Giờ thì ông Tằng lại gọi điện cám ơn tôi, rằng căn bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng của ông, có lẽ đã khỏi hẳn.
Sự kết hợp giữa kiến thức Tây y với Đông y gia truyền và kinh nghiệm dân tộc, đã mang lại những khám phá thú vị trong các bài thuốc của anh, đặc biệt bài thuốc chữa dạ dày mà anh dày tâm nghiên cứu.


Theo lời anh Diệp, vết loét dạ dày của anh rất quái gở, lại nằm ngay thành mạch máu. Bác sĩ khuyên không nên mổ. V
ết loét thường xuyên xuất huyết âm thầm, không gây đau đớn. Máu cứ lặng lẽ chảy từ vết loét, đầy dạ dày. Mất máu, đầu óc choáng váng, anh lại lăn ra ngất xỉu. Căn bệnh biến anh thành người mất hồn, rất yếu, không làm được gì. Dù bệnh viện kê đủ các loại thuốc cầm máu, thuốc đặc trị vi khuẩn HP, song vẫn chả ăn thua, cứ 2-3 tháng lại xuất huyết trở lại.

May mắn, sử dụng bài thuốc đặc trị của lương y Phạm Văn Thanh, chỉ chưa đầy một tháng anh hết triệu chứng bệnh. Anh Diệp đi nội soi lại, bác sĩ bảo vết loét đã thành sẹo màu hồng. Như vậy, về cơ bản, vết loét dạ dày đúng chỗ hiểm của anh Diệp đã được chữa khỏi. Giờ anh ăn khỏe, ngủ khỏe, tăng cân.

Theo anh Thanh, bài thuốc chữa dạ dày của anh là bài thuốc gia truyền của cha ông, truyền đến anh là đời thứ 4. Cha anh là ông lang nổi tiếng đất Lào Cai Phạm Văn Đĩnh.

Mặc dù là con của lang y nổi tiếng, song thời trẻ anh Thanh lại theo… Tây y. Anh vốn học tập ở Bệnh viện Việt Đức, sau công tác ở Bệnh viện tỉnh và Hội Đông y Lào Cai.

Có một điều lạ, là càng hiểu sâu về Tây y, thì anh Thanh lại càng nhận ra chân giá trị của những bài thuốc Đông y gia truyền. Khi đã hiểu được sâu sắc bản chất của nền Tây y và Đông y, anh có một quyết định đặc biệt là xin thôi việc.
Quyết định thôi nghề sau 20 năm theo đuổi của anh khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưng anh bảo, kiến thức Đông y vô cùng sâu rộng, uyên bác. Do đó, không còn nhiều thời gian nữa, anh phải tập trung toàn tâm toàn ý cho việc nghiên cứu Đông y.

Sự kết hợp giữa kiến thức Tây y mà anh có được, với các phương thuốc gia truyền và các cây cỏ, bài thuốc của dân tộc, đã mang lại những ngạc nhiên thú vị, khả năng chữa bệnh thần kỳ. 

Anh Thanh bảo rằng, dù bài thuốc chữa dạ dày gia truyền của ông cha anh có tiếng ở đất Lào Cai, song tác dụng thực sự chỉ đạt vài chục phần trăm. Lý do là vì ngày xưa, những người đau dạ dày phần lớn ở tuổi ngoài 40. Nguyên nhân đau dạ dày chủ yếu là do can khí phạm vị, tức suy nghĩ căng thẳng. Những người đứng tuổi hay suy nghĩ, nên mới đau dạ dày. Ngoài ra, còn có thêm 2 nguyên nhân nữa là do đồ ăn không phù hợp và tì vị hư hàn (đường ruột lạnh).

Nếu những người mắc bệnh dạ dày do những nguyên nhân trên, bài thuốc gia truyền của cha ông anh sẽ có tác dụng tốt. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, còn có thêm vô số nguyên nhân nữa dẫn đến căn bệnh dạ dày như rượu chè, bia bọt, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, các loại đồ ăn độc hại, vi khuẩn HP(Helicobacter Pylori)… Do đó, nếu không xác định được rõ nguyên nhân gây đau dạ dày, thì phương thuốc gia truyền cha ông để lại sẽ ít tác dụng.

Nói thì đơn giản, nhưng để có được bài thuốc chữa mỗi cái dạ dày to bằng vốc tay, ông thầy thuốc Phạm Văn Thanh đã mất cả chục năm trời ăn rừng ngủ thác. Kiến thức Đông y trong sách vở nước ta quả thực như giọt nước trong biển cả, quá mỏng manh và ít ỏi.

Ngoài việc học từ ông cha, thầy thuốc, sách vở trong nước, thì kiến thức Đông y vô cùng quan trọng anh học từ thực tế.
Anh Thanh kể chuyện này mà lòng đau như dao cứa: Ở Lào Cai, mỗi năm lại diễn ra vài cơn lốc tận thu thảo dược bán sang Trung Quốc. Người Trung Quốc mang mẫu cây cỏ sang, đặt các đại lý, các đại lý thuê dân chúng đi tìm. Lúc đầu họ mua giá rẻ, đến khi cạn kiệt thì giá lên tận… trời xanh! Có những cây cỏ, như cỏ nhung chẳng hạn, lúc đầu họ mua 5-10 ngàn đồng/kg, nhưng khi cạn kiệt, thì giá vọt lên đến 8 triệu đồng/kg. Nhưng lúc đó thì loài thảo dược này sạch bóng ở Việt Nam rồi.
Hầu hết những cây cỏ mà người Trung Quốc mua đều không có tên trong sách vở. người Trung Quốc thu mua,  những thứ họ săn mua tận diệt, đều là cây thuốc rất quý, mà nền Đông y nước nhà chưa biết đến.  Để bảo tồn được các giống thảo dược mà người Trung Quốc thu mua tận diệt, anh lặng lẽ xới những mảnh đất nơi khe đá trong rừng sâu để gieo trồng, bảo tồn. Mong ước lớn nhất của anh Thanh lúc này là Nhà nước hãy ra sức ngăn chặn tình trạng chảy máu thuốc quý ra ngoài biên giới. Ngoài ra, anh ước có được mảnh đất trong rừng, nơi đó, anh sẽ trồng trọt, bảo tồn thật nhiều cây thuốc.
Hễ dân tộc nào có bài thuốc quý, cây thuốc đặc biệt, anh sẽ tìm ngay đến để nghiên cứu, học hỏi và làm sáng tỏ tác dụng của nó. Anh Thanh cho rằng, dạ dày là thứ tối quan trọng của con người. nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày, với 90% là chết. Hiện tại, sức anh không giúp xuể số người đau dạ dày ở khắp cả nước, anh đã có một quyết định hệ trọng, đó là chuyển giao bài thuốc đặc biệt này cho một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thuốc Nam.
Bài thuốc chữa dạ dày của lương y Phạm Văn Thanh gồm cam thảo, bạch truật, hoài sơn, nghệ đen, hoàng kỳ, hồi đầu thảo, phan tàu cáy, phục quản thống… cùng cả chục vị gia truyền khác. Ngoài việc tiêu viêm, chủ trị chữa viêm loét, thì bài thuốc còn có nhiều vị giải độc, thông khí, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhằm nâng cao thể trạng cơ thể. Sự kết hợp giữa điều trị ngọn (tấn công trực tiếp vào bệnh - Tây y) và điều trị tận gốc (nâng cao sức khỏe – nhân cường tật nhược – Đông y), đã đem lại kết quả rất tốt.

Đia chỉ của Lương Y Thanh: Lương y Phạm Văn Thanh - Nhà thuốc Hoàng Liên 166 Hàm Nghi - TP Lào Cai. Điện thoại: 0913230521




Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Cây Thần dược - thôn Tây, xã Ninh Vân thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa

“Thần dược” chữa bách bệnh - Sự thật hay tin đồn?

Lần theo tin đồn


Một buổi sáng thứ bảy, có 2 phụ nữ tìm đến tòa soạn cung cấp thông tin về một loại thuốc có khả năng chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là bệnh xơ gan cổ trướng. Một trong hai người giới thiệu tên là Trần Thị Xuân Hồng, thường trú thôn Tây, xã Ninh Vân thị xã Ninh Hòa và đang cần đăng thông tin trên báo.

Tôi thấy thật khó tin khi nhìn “thần dược” chữa bệnh xơ gan cổ trướng trông chẳng khác gì loại rễ cây thông thường. Bà Hồng quả quyết: “…không tin, cứ tìm gặp ông Lê Hăng trú xã Ninh Vân sẽ rõ!
Thấy tôi nửa tin nửa ngờ, bà Hồng còn ghi lại địa chỉ và số điện thoại của ông Lê Hăng để tôi có thể “mắt thấy, tai nghe” chuyện người được “cải tử hoàn sinh” nhờ “thần dược” này và không quên nhắn nhủ: “Nhà báo nên tìm hiểu kỹ rồi thông tin cho mọi người biết công dụng trị bệnh của loại thuốc này”.

Thực hư chuyện ông Hăng khỏi bệnh

Tìm gặp “bệnh nhân”, tôi được “mục sở thị” một ông Hăng khỏe mạnh, người phốp pháp. Ông không hề có biểu hiện của người bị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối. Được hỏi về căn bệnh của mình, ông Hăng phấn chấn kể ông vốn là một người có máu nghệ sĩ, đàn giỏi hát hay nên hầu hết cuộc vui nào trong làng cũng được mọi người gọi tham gia. Do làm bạn với “ma men” thường xuyên nên bị bệnh gan. Cuối năm 2010, cơ thể ông bỗng dưng biến dạng, bụng trướng to, ăn uống kém, chân tay sủi vẩy và lớn bất thường, sắc mặt vàng bệch, thường xuyên đau bụng và khó khăn khi đại tiện. Tới Phòng khám Đa khoa Phúc Lộc ở đường Trần Quý Cáp (TP. Nha Trang), ông được bác sĩ chẩn đoán xơ gan - bụng đa ổ dịch và bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Các bác sĩ ở đây khuyên vợ ông về “chuẩn bị tinh thần”.

Tình cờ ông được một người bạn tên Sinh - công nhân làm đường ở Ninh Vân ghé thăm, cho mấy bịch rễ cây bảo tôi sắc uống thử vì đây là bài thuốc của người dân tộc thiểu số.
Theo lời dặn của ông Sinh, cây này không được rửa qua nước, chỉ xắt nhỏ, phơi khô, nấu với nước uống như uống trà. Uống khoảng một tuần tôi thấy người dễ chịu, sau khi uống được 1 tháng, ông thấy cơ thể chuyển biến rõ rệt, bụng và chân tay có dấu hiệu xẹp xuống. Sau khoảng 6 tháng dùng thường xuyên, cơ thể ông có dấu hiệu hồi phục. Từ đó đến nay ông vẫn uống đều loại thuốc này như uống trà. “Năm ngoái, khi tôi đi khám ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa, bác sĩ khẳng định bệnh của tôi đã khỏi”.
Theo ông Hăng, việc ông thoát chết là chuyện mọi người trong làng đều không tin nổi. Vì thế, sau khi ông Hăng khỏe, nhiều người dân trong làng bị bệnh gan, gút, cao huyết áp, mạch lươn… đều đi đào rễ cây về dùng thử và đều khỏi bệnh! Vì thế, người dân trong làng đều tin cây này là “thần dược”! Tuy nhiên, khi tôi gạn hỏi thông tin về “ân nhân” cho cây thuốc, ông Hăng lại mơ hồ, không rõ địa chỉ, chỉ nói người đó tên Sinh, một công nhân đến Ninh Vân làm đường mà tình cờ ông quen trong một cuộc nhậu.


Chưa định danh được “cây thuốc lạ”
 Nhiều tháng nay, người dân xã Ninh Vân, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) lên rừng đào cây thuốc lạ về chữa bệnh và bán, trong khi ngành y tế Khánh Hòa chưa xác định đây là cây gì, có tác dụng chữa bệnh hay không.

Chữa bệnh hiểm nghèo
Ông Hăng cho biết có người nhờ uống thuốc này mà hết bị viêm gan siêu vi B, bệnh gout... “Do cây thuốc này gần cạn kiệt mà trong rừng có nhiều cây hình dáng giống nhau nên người ta lên rừng chặt cả cây không đúng loại tôi đã uống đem về bán. Nhiều người ở nơi khác từ Hà Nội, Sài Gòn... cũng lặn lội đến Ninh Vân mua thuốc”- ông Lê Hăng băn khoăn.
Ông Hàng Văn Hướng, phó chủ tịch UBND xã Ninh Vân, cho biết . Không biết cây thuốc đó tác dụng thật sự thế nào, nhưng sau khi ông Hăng khỏi bệnh thì hầu hết gia đình trong xã đều dùng cây này nấu uống thay nước lọc.


Sẽ họp bàn với chuyên gia y học
Mặc dù được ông Sinh chỉ cho “thần dược”, nhưng ông Hăng lại không biết ông Sinh ở đâu. Ông Nguyễn Bá Trọng, cán bộ UBND xã Ninh Vân, một trong những người đầu tiên đi đào cây thuốc này, nói: “Tôi không biết cây này tên là gì, trước đó chưa từng gặp. Khi đi đào tôi thấy cây có gai, to nhất bằng cổ chân, thân cây vừa đứng, vừa như dây leo, rễ bám sâu vào đá rất khó đào”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS dược học Nguyễn Thướng - chủ tịch Hội Đông y tỉnh Khánh Hòa - cho biết: “Quan điểm của tôi là khuyến cáo người dân không dùng tràn lan khi cơ quan chức năng chưa thẩm định, nhưng biết đâu đây là cây thuốc quý mới được dân gian phát hiện.
Từ xưa có nhiều loại thuốc quý được lấy từ kinh nghiệm dân gian như cây trinh nữ hoàng cung trị u xơ tuyến tiền liệt, cây thanh cao hoa vàng trị sốt rét… Vì vậy chúng ta nên trân trọng những thông tin từ người dân và xác minh một cách nghiêm túc.
Ai có số điện thoại của Ông Lê Hăng, Bà Xuân Hồng làm ơn nhắn tin vào máy 0983770950 để hỏi đôi điều. cảm ơn nhiều!

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Luận Bình đẳng giới


BAN TỔ CHỨC HỘI THI
TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

Họ và tên:
Năm sinh:                                               Giới tính:   
Cơ quan, đơn vị:
Số điện thoại:

Phần I: Phần thi trắc nghiệm.

Câu1: Luật Bình đẳng giới chính thức có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
a,  01/7/2005
b,  01/7/2006
c,  01/7/2007
d,  01/7/2008
Câu 2: Chỉ số phát triển giới (GDI) là:
a,  Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ, trình độ giáo dục và thu nhập đầu người của nam và nữ.
b,  Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình , trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
c,  Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ, điều kiện sống, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
d,  Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình , trình độ giáo dục, điều kiện sống, thu nhập đầu người của nam và nữ.
Câu 3: Luật Bình đẳng giới có bao nhiêu điều?
a,   42 điều
b,   43 điều
c,   44 điều
d,   45 điều
Câu 4: Luật Bình đẳng giới là:
a,   Việc nam, nữ có vị trí, vai trò không ngang nhau, và nữ được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
b,   Việc nam, nữ có vị trí, vai trò không ngang nhau, và nữ phải phấn đấu giành lấy cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
c,   Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của giới, của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
d,   Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Câu 5: Luật Bình đẳng giới quy định quản lý nhà nước về bình đẳng giới có bao nhiêu nội dung?
a,   07 nội dung.
b,   08 nội dung.
c,   09 nội dung.
d,   10 nội dung.
Câu 6:  Các hành vi vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:
a,   Cản trở, xúi giục, hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khoẻ vì định kiến giới tính.
b,   Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính thai nhi.
c,   Câu a và câu b đúng.
d,   Câu a và câu b sai.
Câu 7:   Luật Bình đẳng giới quy định có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới?
a,   04 nguyên tắc.
b,   05 nguyên tắc.
c,   06 nguyên tắc.
d,   08 nguyên tắc .
Câu 8:   Phân biệt đối xử về bình đẳng giới là:
a,   Việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
b,   Việc loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
c,   Việc hạn chế, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
d,   Việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống gia đình .
Câu 9:   Trách nhiệm của cơ quan thẩm định băn bản qui phạm pháp luật về đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được quy định tại điều, khoản nào trong luật Bình đẳng giới?
a,   Khoản 03 điều 21.
b,   Khoản 03 điều 22.
c,   Khoản 01 điều 21.
d,   Khoản 04 điều 21.
Câu 10:  Các hành vi vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a,   Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
b,   Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ, dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.  
c,   Không thực hiện các qui định của pháp luật lao động qui định riêng đối với lao động nữ.
d,   Cả 03 câu trên đều đúng.
Câu 11:  Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình được quy định tại điều nào trong luật Bình đẳng giới?
a,   Điều 29.
b,   Điều 30. 
c,   Điều 31.
d,   Điều 32.
Câu 12:  Các hành vi vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm:
a,   Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghê.
b,   Từ chối sự tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ. 
c,   Tẩy chay, bài xích nữ trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
d,   Câu a và câu b đúng.
Câu 13:  Trách nhiệm của gia đình về bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong luật Bình đẳng giới?
a,   Điều 31.
b,   Điều 32. 
c,   Điều 33.
d,   Điều 34.
Câu 14:  Các hành vi vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a,   Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới tính.
b,   Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định. 
c,   Câu a và câu b sai.
d,   Câu a và câu b đúng.
Câu 15:  Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới được quy định tại điều, khoản nào trong Nghị định số   70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ?
a,   Khoản 01 điều 02.
b,   Khoản 02 điều 02.
c,   Khoản 03 điều 02.
d,   Khoản 04 điều 02.
Câu 16:  Trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong Nghị định số   70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ?
a,   Điều 02.
b,   Điều 03.
c,   Điều 04.
d,   Điều 05.

Câu 17:  Trách nhiệm của UBND phường, xã thị trấn thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong Nghị định số   70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ?
a,   Điều 06.
b,   Điều 07.
c,   Điều 08.
d,   Điều 09.
Câu 18:  Phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong việc thống kê, thu thập, cung cấp thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong Nghị định số   70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ?
a,   Điều 10.
b,   Điều 11.
c,   Điều 12.
d,   Điều 13.
Câu 19:  Tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới của hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được quy định tại điều nào trong Nghị định số   70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ?
a,   Điều 15.
b,   Điều 16.
c,   Điều 17.
d,   Điều 18.
Câu 20:  Nghị định số   55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới có mấy chương, mấy điều?
a,   5 chương, 23 điều.
b,   6 chương, 23 điều.
c,   6 chương, 29 điều.
d,   5 chương, 29 điều.
Câu 21:  Nghị định số   55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới mức phạt tối đa là bao nhiêu?
a,   20.000.000 đồng.
b,   30.000.000 đồng.
c,   40.000.000 đồng.
d,   50.000.000 đồng.
Câu 22:  Thanh tra viên lao động – Thương binh và xã hội đang thi hành công vụ có quyền xử phạt tiền về bình đẳng giới theo quy định tại Nghị định số   55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ ở mức bao nhiêu?
a,   200.000 đồng.
b,   300.000 đồng.
c,   500.000 đồng.
d,   1.000.000 đồng.
Câu 23:  Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới theo quy định tại Nghị định số   55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ mức cao nhất là bao nhiêu?
a,   10.000.000 đồng.
b,   15.000.000 đồng.
c,   20.000.000 đồng.
d,   30.000.000 đồng
Câu 24:  Theo quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ hành vi phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức lương, tiền công của người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính, mức phạt là bao nhiêu?
a,   Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
b,   Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
c,   Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
d,   Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Câu 25:  Theo quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ hành vi xúi giục người khác phá thai vì giới tính của thai nhi, mức phạt là bao nhiêu?
a,   Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
b,   Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
c,   Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d,   Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu 26:  Theo quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ hành vi quảng cáo thương mại gây bất lợi về uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định, mức xử phạt là bao nhiêu?
a,   Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
b,   Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
c,   Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
d,   Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Câu 27:  Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, những đối tượng nào sau đây phải áp dụng:
a,   Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
b,   Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội.
c,   Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
d,   Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Câu 28:  Điều 5 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định hình thức giáo dục về giới và bình đẳng giới gồm những hình thức nào sau đây:
a,   Đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào các chương trình giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác, lực lượng vũ trang nhân dân phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo.
b,   Lồng nghép nội dung về giới, bình đẳng giới, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
c,   Các hình thức giáo dục khác.
d,   Cả a, b, c đều đúng.
Câu 29:  Điều 11 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật đối với việc đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm nào sau đây:
a,   Thực hiện đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 3 điều 21 Luật Bình đẳng giới đồng thời với việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
b,   Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới phối hợp đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
c,   Đề nghị Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam phối hợp thực hiện đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
d,   Cả a, b đều đúng.
Câu 30:   Nghị định số   48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm những nguồn nào sau đây?
a,   Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.
b,   Ngân sách nhà nước ở cấp nào đảm bảo chi cho hoạt động bình đẳng giới của cơ quan, tổ chức ở cấp đó theo dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức.
c,   Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức lồng ghép nội dung thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới vào việc sử dụng các quỹ đã thành lập của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
d,   Cả a, b, c đều đúng.


Phần II: Phần thi giải đáp tình huống.

Câu 1: Cơ quan A chuẩn bị bổ nhiệm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, cán bộ công chức cơ quan giới thiệu 02 công chức ( 01 nam, 01 nữ) đủ điều kiện, tiêu chuẩn ứng cử nhưng lãnh đạo cơ quan đề nghị giới thiệu 02 công chức nam, vì cho răng công chức nữ vướng bận gia đình, khó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Theo anh, chị lãnh đạo cơ quan A vi phạm quy định nào của luật bình đẳng giới? Hình thức sử phạt và khắc phục hậu quả như thế nào?
Trả lời : Theo tôi lãnh đạo cơ quan A vi phạm quy định điều 11của luật Bình đẳng giới. Trong khoản 4 điều 11 luật Bình đẳng giới quy định “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức”.
- Hình thức xử phạt là: Đề nghị mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.    Theo Điểm e, khoản 4 Điều 6 Nghị định Số: 55/2009/NĐ-CP.
- Khắc phục hậu quả là:
Giữ nguyên danh sách 02 công chức ( 01 nam, 01 nữ) cán bộ công chức cơ quan đã giới thiệu.
Phê bình khiển trách lãnh đạo cơ quan A hành vi phân biệt đối xử giữa nam và nữ khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Câu 2:        Chồng bà A cho rằng việc đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, chăm sóc con cái là việc của phụ nữ, nam giới chỉ no kiếm tiền và giải quyết những công to, việc lớn nên đã không làm việc nhà cùng vợ.
Theo bạn chồng bà A nghĩ vậy đúng hay sai? Giả sử bạn là bà A, bạn sẽ làm gì để chồng thay đổi cách suy nghĩ và cùng tham gia công việc nhà với vợ.
Trả lời : Theo tôi chồng bà A nghĩ vậy là sai.
Nếu tôi là bà A tôi sẽ làm để thay đổi cách suy nghĩ của chồng là:
- Cả hai vợ chồng cùng đến thăm nhà một người bạn vào ngày nghỉ mà tôi biết rằng hai vợ chồng này cùng chia sẻ việc nhà và có nhận thức đúng về Bình đẳng giới.
- Dành thời gian cùng chồng xem chương trinh truyền hình Làm việc nhà.
- Mua các tạp chí Gia đình thêm vào cọc báo của gia đình.
- Trò chuyện về vấn đề này khi cả hai đang tham gia một hoạt động khác như làm vườn, cùng xem tivi hay đi dạo. Xem những công việc nào anh ấy phù hợp, thảo luận và cùng phân chia công việc công bằng, phù hợp với nguyện vọng của mỗi người. Đối với những công việc cả hai đều ngại làm thì tốt nhất là nên hoán đổi nhau.
- Thường xuyên làm ra vẻ không kịp nấu ăn, không kịp giặt chậu quần áo hay chưa kịp lau sàn nhà… Để Chồng tự nhận ra tôi không phải là cái máy tự động và sẽ vui vẻ chia sẻ công việc nhà.

Phần III: Luận về bình đẳng giới trong Gia đình.

     Xã hội loài người có ba thứ bình đẳng, đó là bình đẳng về đẳng cấp xã hội, bình đẳng về chủng tộc và bình đẳng giới. gia đình là nơi trú ẩn có bề dầy lịch sử và tương đối vững chắc của mất Bình đẳng giới. mất bình đẳng giới trong Gia đình có từ nhận thức phong kiến đã ăn sâu vào đời sống của các tầng lớp nhân dân. Tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” người đàn ông được coi là “trụ cột trong gia đình” có quyền lãnh đạo áp đặt tối cao. Từ trong nhận thức cách nuôi dạy con cái phân biệt việc làm trong gia đình theo giới tính. Việc thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng Bố Mẹ khi về già, lập công làm rạng danh dòng họ, kế thừa gia sản cũng đều là của nam giới. chính những nhận thức lạc hậu, không đúng này dẫn đến mất Bình đẳng giới trong Gia đình.
     Sự mất Bình đẳng giới trong gia đình gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. mất Bình đẳng giới trong gia đình dẫn đến bạo lực trong gia đình, mất quyền bình đẳng các được sức sáng tạo của nửa kia thế giới, mất cân đối tỉ lệ nam nữ trong xã hội, tăng tỷ lệ sinh con thứ ba, góp phần tạo ra một xã hội mất Bình đẳng giới.
     Làm thế nào để xây dựng một Gia đình không có phân biệt đối xử mất bình đẳng giới? Ngay từ bây giờ, chúng ta phải nuôi dạy con cái biết yêu thương, chia sẻ, biết làm việc của gia đình, tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới. Quan hệ vợ chồng, con cái được vun đắp trên cơ sở yêu thương, tôn trọng nhau, cùng chia sẻ công việc gia đình. Phải coi việc cùng gánh vác việc nhà, cùng chăm sóc con cái, cùng quan tâm chăm sóc nhau là niềm vui, là hạnh phúc Gia đình. Phân chia việc công bằng không phải là mỗi người làm 50 % công việc, hay “nếu anh cho con bú thì tôi sửa xe” mà là tham gia làm việc theo khả năng và đặc thù của giới, phụ nữ “vùng lên” là bằng cách đòi hỏi công bằng, được chia sẻ những khó khăn, bằng cách khảng định và tôn trọng những giá trị của phụ nữ, không phải là cũng hút thuốc, uống rượu, đặt tên như nam giới.
    
     Bên cạnh việc xây dựng một Gia đình Bình đẳng giới thì việc thay đổi nhận thức cũng rất quan trọng. Trong dòng họ nếu người con nào có công làm rạng danh đều được ghi vào gia phả dòng họ. quyền nỗi dõi tông đường là ở đạo đức và tài năng của những đứa con không phân biệt giới tính. Quyền thừa kế và bổn phận làm con chăm sóc, phụng dưỡng Bố Mẹ, Ông Bà, hai bên Nội, Ngoại là như nhau và được qui định trong pháp luật. Công tác giáo dục phải kể đến vai trò của Nhà trường và Gia đình, các em phải được dạy không phân biệt công việc giữa nam và nữ, biết yêu thương, chia sẻ, biết làm việc của gia đình, biết tôn trọng giúp đỡ bạn nữ ngay từ trẻ thơ. Bên cạnh đó là vai trò tuyên truyền của Truyền thông, Truyền hình. Truyền hình rất gần gũi với Gia đình những tiêu phẩm hài ước, phim truyền hình đến với Gia đình rất hiệu quả trong việc giáo dục Bình đẳng gới. Công tác tuyên truyền, phải tiến hành bền bỉ, sâu rộng, để làm sao mọi người dân đều hiểu đúng luật Bình đẳng giới.
     Điều quan trọng là phải có sự đồng tình của nam giới và nhất là của chính quyền các cấp thì mới thực hiện được Bình đẳng giới. Hãy vì một xã hội văn minh không phân biệt giới tính, mỗi người Việt Nam chúng ta hãy nói “ không” với phân biệt giới!                                                                                                                                                                                                                       
                                                                                                                                           Tên và chữ ký






















MỤC LỤC

Phần I: Phần thi trắc nghiệm.                                                                                                              Trang 1
Phần II: Phần thi giải đáp tình huống.                                                            Trang 8
Phần III: Luận về bình đẳng giới trong Gia đình.                                          Trang 9

Tài liệu tham khảo

-         Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
-         Nghị định số 70/2008/NĐ-CP Ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới.
-         Nghị định số 48/2009/NĐ-CP Ngày 19/5/2009 của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm Bình đẳng giới.
-         Nghị định số 55/2009/NĐ-CP Ngày 10/6/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về Bình đẳng giới.
-         Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
-         Nghị quyết số 57/ NQ-CP ngày 01/12/2009 của chính phủ ban hành: chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước
-         Chiến lược Quốc gia về Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020

Bài 2


BAN TỔ CHỨC HỘI THI
TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

Họ và tên:
Năm sinh:                                                     Giới tính: 
Cơ quan, đơn vị:
Số điện thoại:

Phần I: Phần thi trắc nghiệm.

Câu1: Luật Bình đẳng giới chính thức có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
a,  01/7/2005
b,  01/7/2006
c,  01/7/2007
d,  01/7/2008
Câu 2: Chỉ số phát triển giới (GDI) là:
a,  Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ, trình độ giáo dục và thu nhập đầu người của nam và nữ.
b,  Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình , trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
c,  Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ, điều kiện sống, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
d,  Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình , trình độ giáo dục, điều kiện sống, thu nhập đầu người của nam và nữ.
Câu 3: Luật Bình đẳng giới có bao nhiêu điều?
a,   42 điều
b,   43 điều
c,   44 điều
d,   45 điều
Câu 4: Luật Bình đẳng giới là:
a,   Việc nam, nữ có vị trí, vai trò không ngang nhau, và nữ được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
b,   Việc nam, nữ có vị trí, vai trò không ngang nhau, và nữ phải phấn đấu giành lấy cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
c,   Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của giới, của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
d,   Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Câu 5: Luật Bình đẳng giới quy định quản lý nhà nước về bình đẳng giới có bao nhiêu nội dung?
a,   07 nội dung.
b,   08 nội dung.
c,   09 nội dung.
d,   10 nội dung.
Câu 6:  Các hành vi vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:
a,   Cản trở, xúi giục, hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khoẻ vì định kiến giới tính.
b,   Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính thai nhi.
c,   Câu a và câu b đúng.
d,   Câu a và câu b sai.
Câu 7:   Luật Bình đẳng giới quy định có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới?
a,   04 nguyên tắc.
b,   05 nguyên tắc.
c,   06 nguyên tắc.
d,   08 nguyên tắc .
Câu 8:   Phân biệt đối xử về bình đẳng giới là:
a,   Việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
b,   Việc loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
c,   Việc hạn chế, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
d,   Việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống gia đình .
Câu 9:   Trách nhiệm của cơ quan thẩm định băn bản qui phạm pháp luật về đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được quy định tại điều, khoản nào trong luật Bình đẳng giới?
a,   Khoản 03 điều 21.
b,   Khoản 03 điều 22.
c,   Khoản 01 điều 21.
d,   Khoản 04 điều 21.
Câu 10:  Các hành vi vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a,   Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
b,   Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ, dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.  
c,   Không thực hiện các qui định của pháp luật lao động qui định riêng đối với lao động nữ.
d,   Cả 03 câu trên đều đúng.
Câu 11:  Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình được quy định tại điều nào trong luật Bình đẳng giới?
a,   Điều 29.
b,   Điều 30. 
c,   Điều 31.
d,   Điều 32.
Câu 12:  Các hành vi vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm:
a,   Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghê.
b,   Từ chối sự tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ. 
c,   Tẩy chay, bài xích nữ trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
d,   Câu a và câu b đúng.
Câu 13:  Trách nhiệm của gia đình về bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong luật Bình đẳng giới?
a,   Điều 31.
b,   Điều 32. 
c,   Điều 33.
d,   Điều 34.
Câu 14:  Các hành vi vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a,   Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới tính.
b,   Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định. 
c,   Câu a và câu b sai.
d,   Câu a và câu b đúng.
Câu 15:  Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới được quy định tại điều, khoản nào trong Nghị định số   70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ?
a,   Khoản 01 điều 02.
b,   Khoản 02 điều 02.
c,   Khoản 03 điều 02.
d,   Khoản 04 điều 02.
Câu 16:  Trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong Nghị định số   70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ?
a,   Điều 02.
b,   Điều 03.
c,   Điều 04.
d,   Điều 05.

Câu 17:  Trách nhiệm của UBND phường, xã thị trấn thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong Nghị định số   70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ?
a,   Điều 06.
b,   Điều 07.
c,   Điều 08.
d,   Điều 09.
Câu 18:  Phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong việc thống kê, thu thập, cung cấp thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong Nghị định số   70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ?
a,   Điều 10.
b,   Điều 11.
c,   Điều 12.
d,   Điều 13.
Câu 19:  Tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới của hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được quy định tại điều nào trong Nghị định số   70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ?
a,   Điều 15.
b,   Điều 16.
c,   Điều 17.
d,   Điều 18.
Câu 20:  Nghị định số   55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới có mấy chương, mấy điều?
a,   5 chương, 23 điều.
b,   6 chương, 23 điều.
c,   6 chương, 29 điều.
d,   5 chương, 29 điều.
Câu 21:  Nghị định số   55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới mức phạt tối đa là bao nhiêu?
a,   20.000.000 đồng.
b,   30.000.000 đồng.
c,   40.000.000 đồng.
d,   50.000.000 đồng.
Câu 22:  Thanh tra viên lao động – Thương binh và xã hội đang thi hành công vụ có quyền xử phạt tiền về bình đẳng giới theo quy định tại Nghị định số   55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ ở mức bao nhiêu?
a,   200.000 đồng.
b,   300.000 đồng.
c,   500.000 đồng.
d,   1.000.000 đồng.
Câu 23:  Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới theo quy định tại Nghị định số   55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ mức cao nhất là bao nhiêu?
a,   10.000.000 đồng.
b,   15.000.000 đồng.
c,   20.000.000 đồng.
d,   30.000.000 đồng
Câu 24:  Theo quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ hành vi phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức lương, tiền công của người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính, mức phạt là bao nhiêu?
a,   Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
b,   Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
c,   Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
d,   Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Câu 25:  Theo quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ hành vi xúi giục người khác phá thai vì giới tính của thai nhi, mức phạt là bao nhiêu?
a,   Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
b,   Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
c,   Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d,   Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu 26:  Theo quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ hành vi quảng cáo thương mại gây bất lợi về uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định, mức xử phạt là bao nhiêu?
a,   Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
b,   Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
c,   Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
d,   Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Câu 27:  Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, những đối tượng nào sau đây phải áp dụng:
a,   Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
b,   Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội.
c,   Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
d,   Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Câu 28:  Điều 5 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định hình thức giáo dục về giới và bình đẳng giới gồm những hình thức nào sau đây:
a,   Đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào các chương trình giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác, lực lượng vũ trang nhân dân phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo.
b,   Lồng nghép nội dung về giới, bình đẳng giới, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
c,   Các hình thức giáo dục khác.
d,   Cả a, b, c đều đúng.
Câu 29:  Điều 11 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật đối với việc đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm nào sau đây:
a,   Thực hiện đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 3 điều 21 Luật Bình đẳng giới đồng thời với việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
b,   Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới phối hợp đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
c,   Đề nghị Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam phối hợp thực hiện đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
d,   Cả a, b đều đúng.
Câu 30:   Nghị định số   48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm những nguồn nào sau đây?
a,   Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.
b,   Ngân sách nhà nước ở cấp nào đảm bảo chi cho hoạt động bình đẳng giới của cơ quan, tổ chức ở cấp đó theo dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức.
c,   Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức lồng ghép nội dung thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới vào việc sử dụng các quỹ đã thành lập của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
d,   Cả a, b, c đều đúng.


Phần II: Phần thi giải đáp tình huống.

Câu 1:        Cơ quan A chuẩn bị bổ nhiệm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, cán bộ công chức cơ quan giới thiệu 02 công chức ( 01 nam, 01 nữ) đủ điều kiện, tiêu chuẩn ứng cử nhưng lãnh đạo cơ quan đề nghị giới thiệu 02 công chức nam, vì cho răng công chức nữ vướng bận gia đình, khó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Theo anh, chị lãnh đạo cơ quan A vi phạm quy định nào của luật bình đẳng giới? Hình thức sử phạt và khắc phục hậu quả như thế nào?
Trả lời : Theo tôi lãnh đạo cơ quan A vi phạm quy định điều 11của luật Bình đẳng giới. Trong khoản 4 điều 11 luật Bình đẳng giới quy định “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.”.
-         Hình thức xử phạt là: Đề nghị mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
-         Khắc phục hậu quả là:
Giữ nguyên danh sách 02 công chức ( 01 nam, 01 nữ) cán bộ công chức cơ quan đã giới thiệu.

Câu 2:        Chồng bà A cho rằng việc đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, chăm sóc con cái là việc của phụ nữ, nam giới chỉ no kiếm tiền và giải quyết những công to, việc lớn nên đã không làm việc nhà cùng vợ.
 Theo bạn chồng bà A nghĩ vậy đúng hay sai? Giả sử bạn là bà A, bạn sẽ làm gì để chồng thay đổi cách suy nghĩ và cùng tham gia công việc nhà với vợ.
Trả lời : Theo tôi chồng bà A nghĩ vậy là sai.
Nếu tôi là bà A tôi sẽ làm để thay đổi cách suy nghĩ của chồng là:
- Dành thời gian cùng chồng xem chương trinh truyền hình Làm việc nhà.
- Mua các tạp chí Gia đình thêm vào cọc báo của gia đình.
- Trò chuyện về vấn đề này khi cả hai đang tham gia một hoạt động khác như làm vườn, hay cùng đi dạo. Xem những công việc nào anh ấy phù hợp, thảo luận và cùng phân chia công việc công bằng, phù hợp với nguyện vọng của mỗi người. Đối với những công việc cả hai đều ngại làm thì tốt nhất là nên hoán đổi nhau.
- Thường xuyên làm ra vẻ không kịp nấu ăn, không kịp giặt chậu quần áo hay chưa kịp lau sàn nhà… Để Chồng tự nhận ra tôi không phải là cái máy tự động và sẽ vui vẻ chia sẻ công việc nhà.


Phần III: Luận trách nhiệm của bản thân và đơn vị công tác trong việc thúc đẩy bình đẳng giới

Mục tiêu của Việt Nam là “Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội cho nam và nữ trong phát triển kinh tế  - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất cho nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội". Mục tiêu này chỉ có thể được thực hiện hiệu quả khi các cơ quan, tổ chức, gia đình và từng cá nhân hiểu đúng, hiểu toàn diện những khía cạnh liên quan đến giới và bình đẳng giới. công đoàn và ban nữ công phải luôn gần gũi, quan tâm đến đời sống của các chị em để kịp thời giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. Để làm được điều đó, bên cạnh chuyên môn, các cán bộ công đoàn và ban nữ công còn rất cần có sự nhạy bén, tế nhị và thực sự cảm thông vì việc riêng của mỗi gia đình thường là vấn đề khá nhạy cảm, vì thế chị em phụ nữ hay có tâm lý không muốn "vạch áo cho người xem lưng".
Vậy phải làm gì để công đoàn thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc, là nơi mà mỗi nữ cán bộ công nhân viên có thể tin tưởng và tìm thấy ở đó những giải pháp khả thi nhất để giải quyết vướng mắc gặp phải. Cụ thể với vấn đề bình đẳng giới, công đoàn và ban nữ có vai trò trách nhiệm gì đối với mục tiêu bình đẳng giới?
Vai trò đầu tiên phải kể đến là tuyên truyền, vận động và giúp đỡ cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện bình đẳng giới. Để làm được điều này, mỗi nhà máy phải cử các cán bộ công đoàn, ban nữ công tham gia học tập các lớp bồi dưỡng trình độ và kỹ năng thực hiện bình đẳng giới có sự giảng dạy của các chuyên gia, cán bộ hội phụ nữ có nghiệp vụ, do Hội phụ nữ các cấp tổ chức. Giúp họ nắm được kiến thức và các quy định pháp luật về vấn đề bình đẳng giới để từ đó, những cán bộ này sẽ trực tiếp về tại cơ sở mình tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi các vần đề bình đẳng giới, trang bị cho cán bộ công nhân viên các thông tin, kiến thức và tài liệu về giới, giải thích và vận động thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, thực hiện chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Công đoàn cơ sở nhà máy nên đứng ra tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về giới và bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho công nhân. lồng ghép việc phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới trong các buổi mít tinh, hội nghị, kỷ niệm các ngày lễ lớn như 8/3; 20/10; ngày gia đình Việt Nam...
Vai trò thứ hai là tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, phụ nữ luôn phải đứng trước rào cản về tư tưởng trọng nam khinh nữ cố hữu, các đức ông chồng thường có xu hướng đẩy hết trách nhiệm công việc gia đình và chăm sóc con cái cho vợ, nên phụ nữ ngoài giờ hành chính hầu như không được tham gia vào bất kỳ hoạt động xã hội nào khác. Chính vì lẽ đó, công đoàn và ban nữ công phải tổ chức những hoạt động giành riêng cho nữ giới như hội thi thể dục, thể thao, hội thi văn nghệ. Mặt khác, các cán bộ công đoàn, ban nữ công cũng phải trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với người chồng và gia đình bên chồng của nữ công nhân về vần đề bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, thiết lập quan hệ hợp tác và hỗ trợ giữa hai vợ chồng để người chồng có thể chia sẻ gánh nặng công việc cùng vợ. Đồng thời cũng phải có hình thức răn đe, cứng rắn đối với những người chồng thường sử dụng bạo lực gia đình, vận động và giúp đỡ họ hiểu và tuân thủ pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình. Cùng với đó, các cán bộ công đoàn cũng cần phải tuyên truyền vận động xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất bình đẳng giới.
Vai trò thứ ba của công đoàn và ban nữ công là tham gia giám sát việc thực hiện bình đẳng giới đối với công nhân viên trong nhà máy. Để làm được điều này cần sự tận tâm thật sự của các cán bộ công đoàn, họ cần gần gũi tìm hiểu và biết được hoàn cảnh từng công nhân, để từ đó có sự quan tâm, giám sát việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới ở những gia đình nếu có sự bất bình đẳng giới để từ đó kịp thời ngăn chặn và giúp đỡ họ thực hiện đúng và đủ vần đề này.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vài trò của mình, từ thực tiễn công đoàn và ban nữ công chúng tôi vẫn còn gặp không ít khó khăn: Thứ nhất, là tâm lý công nhân nữ thường không muốn nhờ sự giúp đỡ của tập thể để giải quyết việc riêng trong gia đình. Dù có thể thấy rất rõ sự bất bình đẳng về giới song họ sẽ im lặng nếu còn có thể chịu đựng được. Khó khăn thứ hai chúng tôi gặp phải là việc ngay bản thân cán bộ công đoàn cũng chưa nắm vững kiến thức về giới và bình đẳng giới, vì chưa được bồi dưỡng chuyên sâu. Khó khăn thứ ba là vần đề thiếu kinh phí để duy trì liên tục và trên diện rộng các hoạt động để tăng cường thực hiện bình đẳng giới cũng như để phụ cấp thêm cho cán bộ công đoàn thực hiện hoạt động này..
Tôi xin trình bày một số kiến nghị như sau: Hội phụ nữ các cấp cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức về giới và bình đẳng giới cho cán bộ công đoàn cơ sở. Cung cấp thêm các tài liệu có liên quan như: "Hỏi đáp về Luật bình đẳng giới",. Xúc tiến đào tạo, bồi dưỡng báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về bình đẳng giới cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở. Bình đẳng giới không có nghĩa là thủ tiêu những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ Việt Nam: Đó là đức hy sinh,  chịu thương, chịu khó, thương chồng, thương con, chăm lo vun vén cho gia đình.                  
                                                                                                                                           Tên và chữ ký


Phần III: Luận Đoàn Thanh niên và Bình đẳng giới trong Doanh Nghiệp.
     Một Xã hội văn minh sẽ không còn mất bình đẳng giới. Mất bình đẳng giới có từ nhận thức phong kiến đã ăn sâu vào đời sống của các tầng lớp nhân dân. Tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” dẫn đến phân biệt giới. tạo nên Định kiến giới trong phân công lao động trong Doanh Nghiệp. chính những nhận thức lạc hậu, không đúng này dẫn đến mất Bình đẳng giới trong Doanh nghiệp.
     Sự mất Bình đẳng giới trong Doanh nghiệp, gây chênh lệch thu nhập lao động giữa nam và nữ, không phát huy được sức sáng tạo lao động của nửa kia thế giới, dẫn đến mất cân đối tỉ lệ lao động trong Doanh nghiệp, tạo ra một xã hội phân chia khoảng cách giàu nghèo. Mất Bình đẳng giới trong Doanh nghiệp dẫn đến mất quyền bình đẳng trong Gia đình, tạo tâm lý sinh con trai, làm tăng tỷ lệ sinh con thứ ba, góp phần tạo ra một xã hội mất Bình đẳng giới.
     Đoàn Thanh niên phải làm gì để góp phần xây dựng một Doanh nghiệp không có phân biệt đối xử mất bình đẳng giới? Công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức cũ và hiểu đúng về Bình đẳng giới trong doanh nghiệp phải được nồng nghép vào các buổi sinh hoạt của Đoàn. Bình đẳng giới trong Doanh nghiệp không phải là phân chia công việc như nhau mà không chú ý đến khả năng và đặc thù của giới, phải coi việc cùng gánh vác cùng chia sẻ với khác giới là niềm vui là hạnh phúc. Phụ nữ “vùng lên” là bằng cách đòi hỏi công bằng, được chia sẻ những khó khăn, bằng cách khảng định và tôn trọng những giá trị của phụ nữ.     
     Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục thì mỗi người đoàn viên phải là một tấm gương sáng trong việc thực hiện Bình đẳng giới trong Doanh nghiệp, thực hiện bình đẳng  giới ngay từ khi xây dựng tổ ấm Gia đình. Nuôi dạy con cái biết yêu thương tôn trọng phụ nữ và làm việc gia đình. Lấy thực hiện Bình đẳng giới là một trong những tiêu chuẩn đánh giá Đoàn viên.
     Điều quan trọng là phải có sự đồng tình của Đoàn viên thanh niên nam, ban Chấp Hành Đoàn các cấp và nhất là của cấp Lãnh đạo Doanh nghiệp mới thực hiện được Bình đẳng giới trong doanh nghiệp. Hãy vì một xã hội văn minh không phân biệt giới tính, mỗi Đoàn viên thanh niên chúng ta hãy nói “ không” với phân biệt giới trong Doanh nghiệp!                                                                                                           
                                                                                                                                           Tên và chữ ký