Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Phạm Ngũ Lão

Phạm Ngũ Lão: Danh tướng nông dân
Phạm Ngũ Lão - Phù Ủng - Ân Thi - tỉnh Hưng Yên

Minh họa Nguyen Van Luong

Hoành sóc giang san cáp kỷ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí thế át sao ngư
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Bản dịch của Trần Trọng Kim

Vương triều Trần, một vương triều với nhiều võ công hiển hách, có những đóng góp quan trọng về văn hiến trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Một trong những nét đặc sắc của triều Trần là việc xuất hiện những vị tướng văn võ song toàn ở mọi tầng lớp, mà người tiêu biểu nhất là Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, một danh tướng xuất thân từ tầng lớp nông dân.
Phạm Ngũ Lão sinh năm Ất Mão (1255) tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 2. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chú ruột vua Trần Nhân Tông, cũng là một danh tướng quân kiệt xuất của vương triều.
Sinh thời, hai ông đều mến mộ và kính trọng đức độ, tài năng của nhau. Phạm Ngũ Lão thoạt tiên là gia tướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, một vị thánh tướng của dân tộc Việt Nam và thế giới. Chính những ngày tháng được rèn cặp dưới trướng Quốc công đã giúp ông trưởng thành toàn diện, phát huy sở trường văn võ của mình để sau này  trở thành vị tướng tài năng kiệt xuất.
Về việc xuất thân của ông đã trở thành huyền thoại dân gian, chàng trai làng Phù Ủng - Đường Hào thuở nhỏ đã có chí khí khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm.
Cũng thời gian ấy, Hưng Đạo Vương có việc quân qua vùng đất Phù Ủng, Ngũ Lão đang ngồi đan sọt ngoài đường mải nghĩ không biết quan quân trảy đến, một người lính dẹp đường quát mãi anh thanh niên vẫn cứ trầm tư bèn dùng giáo xuyên vào đùi kẻ cản đường, máu chảy đầm đìa, người lính không rút được giáo ra đang dùng dằng thì Hưng Đạo Vương lấy làm lạ hỏi đầu đuôi sự việc. Qua đối đáp trôi chảy của chàng trai nông dân, Đức Ông đã phát hiện đây sẽ là một vị lương tướng của triều đình, và sau này đúng là như vậy.
Có thể hiểu, sự xuất thân của Phạm Ngũ Lão không qua khoa cử mà đi bằng con đường đặc biệt là lọt vào con mắt xanh của vị thánh tướng triều Trần đã cho thấy cách chiêu mộ hiền tài phong phú của vương triều bấy giờ là phát huy sức mạnh toàn dân. Với tài năng bẩm sinh và chí hướng đúng đắn của mình, lại được đích thân Trần Quốc Tuấn rèn cặp, Phạm Ngũ Lão mau chóng trở thành một trong những vị tướng xuất sắc nhất trong hai lần đánh tan giặc xâm lược Nguyên - Mông. Sau này, khi phò tá ba đời vua Trần ông đã lập chiến công, nhiều lần đánh dẹp quân Ai Lao và quân Chiêm Thành cũng như các tù trưởng phản loạn nơi biên giới.
Phạm Ngũ Lão được Hưng Đạo Đại Vương gả con gái cho. Điều này rất hiếm xảy ra trong vương triều Trần. Để làm được điều đó một cách thuận tình đạt lý, Trần Quốc Tuấn đã phải giáng con gái Anh Nguyên xuống làm con nuôi. Chỉ riêng điều đó đã thấy sự nhìn xa trông rộng, phát hiện và trọng dụng hiền tài của Hưng Đạo Vương. Điều đó cũng khẳng định sự tiến bộ vượt bậc trong thuật dùng người hiền xuất thân từ tầng lớp bình dân để phát huy sĩ khí cả nước trong trị quốc và đánh giặc.
Sử gia Phan Huy Chú trong Lịch triều Hiến chương loại chí, phần ghi chép và bàn về các vị tướng tài giỏi đã tôn vinh 16 vị tướng từ thời Lý đến thời Lê sơ, riêng triều Trần có 4 người là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão, điều đó cho thấy ngay cả sử quan thời phong kiến luôn bảo vệ tôn thất nhiều khi thiên lệch đã khách quan nhìn nhận tài năng quân sự của ông, xếp ông vào hàng danh tướng bậc nhất, đã khẳng định vai trò vị trí của ông trong các võ công hiển hách của vương triều Trần.
Về các chiến công của ông, theo sử chép thì chủ yếu là trong các lần đánh dẹp Ai Lao và Chiêm Thành, nhưng thực ra, tài năng quân sự của ông đã được thể hiện và khẳng định nổi trội ngay từ khi tham gia cuộc trường chinh đánh quân Nguyên - Mông lần thứ hai.
Tháng 9 năm 1284, để đối phó với tình hình căng thẳng từ sức ép chiêu hàng của triều đình nhà Nguyên và sự lung lay giữa đánh hay hòa của nội bộ triều Trần, Trần Quốc Tuấn cho tổng duyệt các quân tại Đông Bộ Đầu để nâng cao sĩ khí toàn quân, củng cố tinh thần chiến đấu của các vua Trần. Trong cuộc đại duyệt ấy, Trần Quốc Tuấn đã cắt cử bố phòng và điều những tướng tài giỏi nhất lên các mặt trận quân sự quan trọng, Phạm Ngũ Lão được giao trọng trách bố trí quân đội bảo vệ vùng biên giới Đông Bắc, Thượng tướng quân Trần Nhật Duật bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc cho thấy sự tin cậy tuyệt đối của Trần Quốc Tuấn cũng như các vua Trần vào vị tướng trẻ không cùng dòng tộc Phạm Ngũ Lão (khi ấy ông mới 30 tuổi).
Bố trí Phạm Ngũ Lão phòng thủ trên mặt trận Đông Bắc, nơi 50 vạn quân do Thoát Hoan dẫn đầu chuẩn bị đánh sang là một tính toán có tính chiến lược cao, xuất sắc của Trần Quốc Tuấn. Bởi nếu là một vị tướng tôn thất khác, trước thanh thế cực lớn của quân xâm lược sẽ rất dễ dao động.
Trên thực tế, những ngày đầu chiến đấu chống lại đội quân xâm lược hùng mạnh, quân ta thất lợi và liên tiếp phải lui binh chiến thuật, bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản kích. Nếu không phải là một tướng giỏi, am tường chiến lược chiến tranh lâu dài (một chủ trương hết sức đúng đắn của Trần Quốc Tuấn) sẽ không thể thực hiện được và khi ấy sự thất bại của cả một vương triều là không thể tránh khỏi (thực tế lịch sử đã chứng minh, nhiều tôn thất nhà Trần thời điểm này đã đầu hàng giặc mà điển hình là Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc).
Khi nhận trọng trách phòng thủ hướng chính diện mà tập đoàn quân Thoát Hoan tiến đánh ồ ạt như triều dâng thác đổ, Phạm Ngũ Lão đã bố phòng ở các cửa ải chặn giặc, cùng dân binh đánh những trận đầu tiên khi chúng xâm phạm vào đất đai Tổ quốc, khôn khéo từng bước lui binh theo ý đồ chiến lược đã định. Khi được Trần Hưng Đạo tin tưởng, Phạm Ngũ Lão đã đem hết sở học và tài năng quân sự của mình trong chiến cuộc lui binh thần diệu sau khi hết sức quả cảm đánh giặc tại các cửa ải Nội Bàng, Chi Lăng... và theo kế sách lui binh thành công về Vạn Kiếp.
Trong cuộc lui binh chiến lược có ý nghĩa sống còn này, Phạm Ngũ Lão đã bộc lộ là một tướng tài kiệt xuất. Khi chiến sự tiếp tục bất lợi, Trần Quốc Tuấn phải phò hai vua bỏ Thăng Long, cũng lúc ấy, đạo quân của Toa Đô từ Chiêm Thành đánh ra phía Bắc, phá vỡ ải Nghệ An đang tràn ra Thanh Hóa khiến cục diện chiến tranh thập phần nguy ngập với quân ta. Lúc đó, theo mệnh lệnh của Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão lập tức đi tiên phong trong đội quân của Thượng tướng Trần Quang Khải tác chiến trên mặt trận mới chống nhau với nguyên soái Toa Đô, một tướng tài lão luyện của quân Nguyên - Mông.
Ngoài sự cầm quân tài giỏi của Trần Quang Khải trên mặt trận này, phải nói đến công lao xuất sắc của Phạm Ngũ Lão. Khi ấy, danh tiếng tướng quân Phạm Ngũ Lão khiến giặc luôn khiếp sợ, uy danh của ông đã vang xa sang cả phía địch quân. Trong những tháng ngày tác chiến gian khổ với đại quân Toa Đô, kinh nghiệm chiến trường cùng với sự dày dạn chiến đấu của binh sĩ đã cho Phạm Ngũ Lão một niềm tin tất thắng. Cục diện chiến tranh khi ấy đã ở vào thế giằng co và quân địch sau thế thượng phong ban đầu đã sinh kiêu ngạo, bê trễ, khinh địch - cái lẽ tồn vong của mọi cuộc chiến tranh.
Thời cơ tổng phản công đã tới, sau chiến thắng Hàm Tử quan trọng đập tan đội hải thuyền hùng hậu của nguyên soái Toa Đô, Trần Quốc Tuấn quyết định tập kích Chương Dương. Phạm Ngũ Lão lĩnh ấn tiên phong dưới sự chỉ huy trực tiếp của thái sư Thượng tướng Trần Quang Khải sử dụng đường thủy tiến đánh Chương Dương, nơi tập trung phần lớn thủy quân và kỵ binh địch. Trận đánh đã diễn ra hết sức khốc liệt, Phạm Ngũ Lão dẫn đầu các tráng sĩ cảm tử trên những chiến thuyền giấu sẵn chất nổ và đồ dẫn lửa xông thẳng vào những hạm thuyền của Nguyên - Mông mặc đại bác bắn như mưa, khói lửa mù mịt trong tiếng Sát Thát vang lên ghê rợn.
Đội cảm tử áp sát đốt thuyền giặc, những tiếng nổ kinh thiên động địa, lửa cháy, đầu rơi, máu chảy, cả một biển lửa bùng lên. Trong ánh lửa, Phạm tướng quân cùng những dũng sĩ xông lên thuyền địch với một thế mạnh không gì ngăn nổi. Sau trận Chương Dương, Trần Quốc Tuấn biết Thoát Hoan tất phải bỏ kinh thành tháo chạy, đã cắt cử Phạm Ngũ Lão, dẫn quân mai phục bên cánh rừng cửa ải Nội Bàng, truy kích tàn quân của Thoát Hoan. Tàn quân Nguyên - Mông lại một phen táng đởm kinh hồn dưới tài bố trận của Phạm Ngũ Lão.
Phạm Ngũ Lão là vị tướng luôn có mặt ở những trận quyết chiến quan trọng và luôn tự mình xông lên giết giặc làm gương cho ba quân tướng sĩ. Cuộc đời ông là cuộc đời gắn liền với chiến trận và những chiến công vang dội. Theo tấm gương của Hưng Đạo Đại Vương, ông luôn yêu lính như con, đồng cam cộng khổ, trên chiến trường thì cực kỳ dũng cảm, khi rèn quân lại hết sức nghiêm minh, tự mình làm gương, biết phát huy các sở trường, địa hình, thời tiết... để giành chiến thắng.
Bàn về ông, Lê Quý Đôn từng nói: "Phạm Ngũ Lão là người trong trẻo, cứng rắn, cao thượng, thanh liêm, có phong độ như kẻ sĩ quân tử đời Tây Hán, thật không phải người tầm thường có thể theo kịp được. Bởi vì nhà Trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà không bó buộc, hòa nhã mà có lễ độ, cho nên nhân vật trong một thời có khí tự lập, hào hiệp cao siêu, vững vàng vượt ra ngoài thói thường, làm rạng rỡ trong sử sách, trên không hổ với trời, dưới không thẹn dưới đất".
Tài năng, đức độ, công lao và uy tín của Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão đã đi vào lịch sử và được nhân dân các thế hệ, nhất là quê hương ông tôn thờ mà đỉnh cao là lễ hội đền Phù Ủng hằng năm tưởng nhớ công đức của ông. Cũng nhiều nơi có thờ ông, đặc biệt trong các đền thờ Hưng Đạo Đại Vương thường có cả tượng thờ ông, một danh tướng xuất sắc được Đức Thánh Trần phát hiện và rèn cặp. Tại đền Phù Ủng ở Thủ đô Hà Nội, nơi vọng thờ Phạm Ngũ Lão có đôi câu đối cổ ca ngợi tài đức và sự nghiệp kỳ vĩ của ông:



Văn thi thao lược, thiên cổ tịnh hiền hào, dược thạch minh bi, hải hồ vịnh sử.
Mông - Thát, Chiêm - Lao, nhất thời giai úy phục, Trần triều kỷ tích, Việt quốc lưu danh.
Tạm dịch:
Văn thơ thao lược, muôn thuở ngợi hùng tài, lời răn khắc đá, biển sông ca vịnh.
Nguyên - Mông, Chiêm - Lào, một thời đều úy phục, triều Trần ghi công, sử Việt lưu danh.
Đó cũng là tấm lòng ngưỡng vọng của nhân dân dành cho ông, vị tướng xuất thân từ nông dân
Phùng Văn


Minh họa Nguyen Van Luong
                                                                        kien thong-sưu tam
                                                                                0983770950

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Sâm Alipas - Mãn dục nam

SÂM ALIPAS
Dạng bào chế: Viên nang
Nhà sản xuất: Công Ty St.Paul Brands - Mỹ
Nhà phân phối: Công Ty CPDP ECO
Số đăng ký: 9513/2010/YT-CNTC
 Hỗ trợ
Top of Form
Bottom of Form
CTY CP DƯỢC PHẨM ECO
148 - Hoàng Hoa Thám - P.12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
Trung tâm tư vấn khách hàng:
1900 545404 - (08) 38 112 777
ThS-BS Bùi Ngọc An Pha
Tư vấn về Sâm Alipas
và mãn dục nam.


Dạng bào chế: Viên nang
Nhà sản xuất: Công Ty St.Paul Brands - Mỹ
Nhà phân phối: Công Ty CPDP ECO
Số đăng ký: 9513/2010/YT-CNTC
 
Thành phần:
Sâm ALIPAS có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, sản xuất theo quy trình hiện đại và độc quyền của Mỹ (LE-100)™ đạt tỉ lệ tinh chiết cao (100:1) với 160mg tinh chất thảo dược quý Eurycoma Longifolia.
 
Công dụng:
Sâm ALIPAS giúp cơ thể sản sinh nội tiết tố nam testosterone một cách tự nhiên giúp:
  • Làm chậm quá trình mãn dục ở nam giới ≥ 40 tuổi.
  • Tăng cường sức khỏe sinh lý, cải thiện lãnh cảm tình dục nam giới.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
  • Hỗ trợ điều trị vô sinh nam (do tinh trùng yếu).
  • Hỗ trợ lợi mật, tăng cường chức năng gan.
  • Hỗ trợ điều hòa đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường.
 
Liều dùng và cách dùng:
  • Liều dùng: 1 viên/ ngày, uống sau bữa ăn.
1 viên x 2 lần/ ngày, trong trường hợp hỗ trợ lợi mật, tái tạo tế bào gan và điều hòa đường huyết, hỗ trợ điều trị các di chứng ở người mắc bệnh tiểu đường.
  • Đợt sử dụng từ 1- 3 tháng. Nên dùng thường xuyên.

Rượu Sâu chít - Đặc sản Điện Biên

Cô nhân viên người Thái “cam kết”: đồ uống này có tác dụng tốt với cả nam
Cô nhân viên người Thái “cam kết”: đồ uống này có tác dụng tốt với cả nam giới lẫn nữ... bởi thịt sâu chít vốn là món tăng cường sinh lực không chỉ dành cho cánh đàn ông mà còn giúp cải thiện da và sức khoẻ phụ nữ, cho những người thể trạng yếu. Được cho là “đông trùng hạ thảo của Việt Nam”, sâu chít càng trở thành tâm điểm chú ý khi có khảo cứu khoa học về tác dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư, tráng dương được công bố…
Đối với người dân Tây Bắc, sâu chít là sản vật đặc biệt của địa phương mình. đặc sản thiên nhiên “có một không hai” ở một số vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La.
Rượu sâu chít mới nhìn thì thấy cũng bình thường như các thứ rượu gạo vốn có. Cũng chỉ là loại đựng trong chai nước suối có cái màu vàng đục, nhìn vào thấy xác mấy con sâu nằm dưới đáy bình... Cảm giác lạ nhất chỉ là mấy con sâu lạ so với các loại rượu khác.
Loài sâu nằm trong thân cây
Ngoài cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu uống, sâu chít có thể sao khô, nấu cháo. Số liệu khảo cứu cho thấy loài “đông trùng hạ thảo” có hàm lượng protein chiếm 25-32% trong cơ thể, trong đó có 6 axit amin, còn sâu chít cũng có hàm lượng protein tương đương nhưng thành phần axit amin được xác định lên đến 17/20 loại cần cho cơ thể.
Theo DS Đỗ Huy Bích: sâu chít là ấu trùng của loài buwowmsBrihaspa astrostigmella. Sâu dài khoảng 35mm, màu vàng ngà, sống trong thân cây chít hay cây đót, cây le vào mùa đông, cắn đục thân cây làm cây ngừng sinh trưởng. Đến mùa lá, chồi cây mọc lại thành cây thảo
Người ta thu hoạch sâu chít bằng cách tìm những cây chít bị cụt ngọn, cắt ngang thân ở phía trên khoảng 50 - 60cm, chẻ đôi, lấy sâu. Rửa sạch sâu bằng nước muối, rang hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm sâu với mật ong, rồi lại sấy khô. Dược liệu có vị ngọt, tính ôn, được dùng thay thế vị đông trùng hạ thảo của thuốc Bắc với tác dụng bổ tinh tủy, ích phế thận, tráng dương khí, chữa suy nhược thần kinh, đau lưng do thận hư, liệt dương, mỏi gối. Liều dùng hằng ngày là 6-12g dưới dạng rượu ngâm. Rượu này ngâm lâu sẽ thấy lớp chất béo nổi lên trên nên khi dùng phải lắc đều. Có thể dùng dạng xào, nấu với trứng hoặc hầm với thịt ăn hằng ngày.
Gây “độc” cho tế bào ung thư
TS.BS Phan Anh Tuấn cùng các cộng sự thuộc Viện Y học Cổ truyền Quân đội, Đại học Y Hà Nội đã thực hiện công trình nghiên cứu về loài sâu chít này và đã có kết luận đầy đủ về đặc điểm sinh của chúng.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, loài côn trùng này có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là khả năng phục hồi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ. Sâu chít còn giúp phục hồi các chỉ số sinh sản.
Đặc biệt, một kết luận cũng khá thú vị khác là, sâu chít có tác dụng gây "độc" tế bào ung thư người.
Vì vậy, có thể sử dụng sâu chít để bào chế thuốc chống u, điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, sâu này không có tác dụng điều trị như thuốc.
Hiệu quả điều trị của nó có được là thông qua sự kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại vi sinh vật gây bệnh. Sâu chít cũng được khẳng định là không độc với cơ thể, nên hoàn toàn có thể sử dụng làm thực phẩm và dược liệu tốt.
Các bác sĩ thuộc Viện Y học Cổ truyền Quân đội tiến hành thử nghiệm tác dụng tăng cường sinh lực nam giới bước đầu cho kết quả khả quan trên động vật thí nghiệm.
Hiện nay, TS.BS Phan Anh Tuấn cùng các nhà côn trùng học cũng đã thực hiện đề tài “Nuôi sâu để khai thác bền vững”.
Rượu ngon
Lên miền Tây Bắc Tổ quốc, bạn sẽ có dịp thưởng thức một loại rượu ngon nổi tiếng mà người dân địa phương gọi nôm na là rượu sâu chít. còn có tên gọi khác là Bạch trùng thảo, Đông trùng hạ thảo. Xuất xứ của hai cái tên chữ cũng như tên gọi nôm na đều xuất phát từ một loại sâu ngâm rượu. Chít là tên một loại sâu sống trong thân cây chít- cây bông đót, mọc hoang ở các triền núi đá vôi nối tiếp nhau trải dài bất tận ở miền Tây Bắc. Bạch trùng thảo là loại sâu trắng ký sinh trong loài cỏ lau. Đông trùng hạ thảo là loại sâu mùa đông chỉ là ấu trùng ở nụ mầm cây chít, nhưng sang mùa hạ phát triển thành sâu, chờ đợi đến ngày chui ra khỏi thân cây chít để hóa thành bướm, mở đầu cho một vòng đời mới…
Bà con các dân tộc ở miền Tây Bắc như Dao, Nùng, Tày, Thái, Giáy… cho biết mùa khai thác sâu chít kéo dài tháng 4 đến tháng 7 dương lịch. Đấy là khoảng thời gian ấu trùng sâu chít ăn đọt non cây chít và phát triển thành sâu dài cỡ năm phân, to bằng đầu mút đũa, thân có ngấn phân chia thành từng đoạn nhỏ, do vậy trông hình dáng giống hệt con sùng. Theo người dân địa phương, sâu chít là một loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Việc khai thác sâu chít để chế biến thành các món ăn, các loại rượu, vốn là nghề truyền thống của bà con các dân tộc ở miền Tây Bắc. Tuy nhiên, dưới thời thực dân phong kiến, sâu chít là đặc sản chỉ có bọn quan lại, lãnh chúa mới được quyền sử dụng, còn người dân địa phương chỉ được quyền khai thác đem về “cung tiến” cho bọn chúng.
Vì sao sâu chít lại là thứ quý hiếm như vậy? Vì đây là một loại thực phẩm đầy bổ dưỡng. Sâu chít đem băm nhỏ trộn với trứng rán là món ăn giúp phụ nữ sau khi sinh nở hoặc thân thể gầy yếu sẽ nhanh chóng bình phục và có nhiều sữa cho con bú. Sâu chít phơi khô, tán thành bột cho trẻ em uống là bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm trong việc chữa bệnh còi cọc, bụng ỏng đít beo vì suy dinh dưỡng. Còn sâu chít đem ngâm rượu San Lùng, Mường Khương, Bắc Hà… là những loại rượu làm bằng sắn, ngô với men lá cây rừng mọc trên núi đá và nước suối nguồn trong vắt của vùng rẻo cao thì trở thành tiên tửu, biệt dược đối với cánh đàn ông không còn tráng kiện như thuở hoa niên!
Khác với rượu tắc kè có màu vàng ánh xanh, rượu sâu chít có màu vàng đục với lớp váng dầu rất mỏng. Hương vị của rượu sâu chít không có vị tanh và đậm đà hơn. Điểm đặc biệt của rượu sâu chít là ngâm với rượu San Lùng, hay các loại rượu khác như Mường Khương, Bắc Hà, Mai Hạ… uống nhiều hay ít đều không nhức đầu. Hơn thế nữa, nếu lỡ uống say, khi tỉnh dậy vẫn thấy tinh thần sảng khoái, người khỏe ra sau một giấc ngủ dài.
Núi rừng miền Tây Bắc có lắm đặc sản, trong đó có rượu sâu chít vang danh thiên hạ từ lâu. Và loại rượu này đang là mặt hàng được du khách trong và ngoài nước ưa thích khi đến với miền Tây Bắc…

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Cây gỗ Sưa – Cây Cỏ nhung Việt Nam

Người Trung Quốc mua gỗ sưa của Việt Nam để chữa bệnh?

 Với người Trung Quốc, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì từ lâu, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một loại chất và điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả?
“Người Trung Quốc mua gỗ sưa làm gì?”  rồi hàng loạt vụ trộm sưa diễn ra, rồi giá của một khối gỗ sưa lên đến cả chục tỷ đồng, khiến những lời đồn về gỗ sưa càng thêm phần huyền bí.
Trên các diễn đàn mạng của Việt Nam một thời, người ta đồn thổi không biết bao chuyện huyễn hoặc về gỗ sưa. Rằng, người Trung Quốc mua gỗ sưa bán cho giới mafia, để chúng nghiền thành bột, pha trộn với ma túy. Rồi, các đại gia Trung Quốc thu mua gỗ sưa làm chất ướp xác, làm bùa ngải hại người. Thậm chí, hài ước đến nỗi, người ta còn đồn rằng, người Nhật mua gỗ sưa ép lấy dầu dùng cho việc… phóng tàu vũ trụ!
TS Nguyễn Lân Cường, chuyên gia mộ xác ướp bác bỏ ngay thông tin dùng gỗ sưa ướp xác. Đơn giản vì gỗ sưa không có tinh dầu. Với lại, chất ướp xác trong các ngôi mộ hợp chất đã được xác định rõ là gỗ ngọc am (Trung Quốc gọi là san mộc), chứ không phải là gỗ sưa.
Ông Lâm từng bị bệnh ung thư, từng lái xe thuê nhiều năm cho người Trung Quốc, ông đã học được nhiều bài thuốc của người Trung Quốc và người Tây Tạng. Hiện ông sống trong rừng Hoàng Liên Sơn và tự chữa bệnh ung thư phổi cho mình.
Ông Lâm cho hay, người Trung Quốc cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu từ nước ngoài. Không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.
Ông Lâm lấy ví dụ, khi người Trung Quốc phát hiện ra cây cỏ nhung, một loại cây mà người Trung Quốc, đặc biệt là vùng Tây Tạng dùng nhiều để điều trị ung thư, tăng cường sức khỏe, có ở rừng Hoàng Liên Sơn, từ độ cao 2.000m trở lên, họ đã tìm sang thu mua.
Lúc đầu, họ mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Thời gian sau, họ nâng lên 100 ngàn đồng/kg, rồi tới 500 ngàn đồng. Bây giờ, khi loại cây này đã cực kỳ quý hiếm, họ đã nâng lên tới 1 triệu đồng/kg, gồm cả rễ lẫn đất.
Từ cả chục năm trước, ở Trung Quốc và Nhật Bản, cỏ nhung đã có giá tới 5 triệu đồng/kg lá tươi. Tuy nhiên, khi phần lớn người dân ở Lào Cai biết công dụng và giá trị của cây cỏ nhung, thì loài cây này gần như đã tuyệt diệt.
Kỳ khôi nhất là chuyện người Trung Quốc sang Lào Cai thu mua… “khoai lang núi”. Họ cũng cầm một loại củ, có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi đốt thân dài chừng nửa cm sang Lào Cai gặp đồng bào H’Mông. Họ bảo rằng, họ cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.
Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có "bói" cũng chả tìm ra củ nào nữa.
 “khoai lang núi” thực ra là thiết trúc nhân sâm. Đây là một loại sâm mà thân có đốt như cây trúc, nhưng đốt rất ngắn. Mỗi năm, cây sâm này chỉ ra một đốt. quý ngang sâm Ngọc Linh và sâm Triều Tiên.
Đến lượt cây gỗ sưa. Đã có thời kỳ, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn truy tìm những cây gỗ sưa, đem bán cho người Trung Quốc với giá rẻ như các loại gỗ khác. những loài gỗ khác, mọc trong Hoàng Liên Sơn đã cực kỳ chậm lớn, nhưng cây sưa còn chậm lớn hơn. Một cây sưa thân to bằng cái phích có thể phải mất cả trăm năm sinh trưởng. Vì thế, những cây sưa to cỡ cái phích, đã cho lõi rất dày.
Từ khi người dân trong nội địa nước ta chưa biết gỗ sưa là cây gì, có tác dụng gì, thì đồng bào, lâm tặc ở vùng Lào Cai đã chặt phá tan tành, đem hết gỗ sưa sang Trung Quốc bán rồi.
cũng giống như “khoai lang núi” và cây cỏ nhung, chỉ khi nào lãnh thổ Việt Nam hết sạch gỗ sưa, may ra mới biết rõ người Trung Quốc thu mua gỗ sưa với giá cắt cổ để làm gì.

Bà Nội Hải Dương -Cây Ba Chạc chữa sâu quảng - vết thương có lỗ tun hút chảy nước lâu ngày

Bà Nội Hải Dương -Cây Ba Chạc chữa sâu quảng vết thương có lỗ tun hút chảy nước lâu ngày rất hiệu nghiệm.

Hình ảnh cây 3 chạc hay ba gạc
v    Chuẩn bị:

-         Lá cây ba chạc rửa sạch, để khô ráo thái chỉ nhỏ, khoảng 3 lá. nếu là cành thì bỏ phần vỏ ngoài cạo lấy phần vỏ trắng ngoài phần gỗ

-         Tất cả bọc vào lá cây khoai ngứa mặt lá hướng lên bọc vào trong, bọc hình vuông  to khoảng bằng bao diêm, dùng tăm đục lỗ để thông với bên ngoài

v    Cách dùng: bó phần lá khoai ngứa bọc lá ba chạc có đục lỗ vào vết thương đang chảy nước vàng, sẽ thấy cảm giác ngứa và thuốc cắn chặt vào vết thương, khoảng 15 phút khi thấy vết thương khô ráo, da hơi nhợt thì tháo ra, làm 1 hoặc 2 lần là khỏi.

Tôi đã từng dùng, bài này rất hiệu nghiệm với vết thương có nhiều lỗ chảy nước liên tục.


Kiên Thông 0983770950

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Cây chó đẻ răng cưa -Diệp hạ châu- để trị bệnh viêm gan virut B

Cây chó đẻ răng cưa trị viêm gan virut B
 
Bệnh viêm gan do virut, đang là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất hiện nay. Như ta đã biết có tới 6 loại virut viêm gan: A, B, C, D, E, G. Trong đó, loại B, C, được coi là loại lây lan nhiều nhất. Trong y học cổ truyền, có phương cách dùng cây chó đẻ răng cưa để trị bệnh viêm gan virut B rất hiệu quả.
Vai trò của gan trong hoạt động sống của cơ thể
Gan giữ nhiều chức năng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Trước hết giữ vai trò chuyển hóa và tồn trữ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cho việc điều hòa  glucose huyết, giải độc cho cơ thể, các chất độc được tạo ra  các sản phẩm ít độc và được thải ra ngoài theo đường thận.
Khi gan nhiễm virut viêm gan B (HBV),  các tế bào gan sẽ bị tổn thương, làm cho các hoạt động của gan bị trì trệ, kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn. Khi phát bệnh, cơ thể bị sốt, đồng thời với các triệu chứng điển hình: vàng da, vàng mắt, nước tiểu đỏ, đau tức vùng hạ sườn phải... Khi đã có biến chứng chuyển thành xơ gan: bụng trướng to, đau bụng, tiêu chảy, nôn ra máu tươi, kèm theo tụt huyết áp, nặng hơn là hôn mê do suy gan nặng, suy thận cấp, lượng nước tiểu ít dần... Nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
Chó đẻ răng cưa (Phyllantus  urinaria L., họ thầu dầu uphorbiaceae), cây mang tên này vì người ta thấy những con chó  sau khi đẻ thường đi ăn cây này. Cây còn có tên là diệp hạ châu.
Chó đẻ răng cưa là cây thuộc thảo. Toàn cây có màu xanh. Thân nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành nhỏ, cao khoảng  30-50cm, có khi tới 80cm. Lá mọc so le, lưỡng hệ, trông như lá kép. Phiến lá thuôn, dài 5-15mm, rộng 2-5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên, không cuống hoặc cuống rất ngắn, mặt dưới màu xanh lơ. Hoa đơn tính, nhỏ, hoa đực, mọc thành chùm 2-4 hoa, dọc theo phần ngoại biên của các cành nhỏ, có 6 lá đài hình elip, hoặc trứng ngược. Có 3 nhị, chỉ nhị hợp nhất thành cột mảnh. Hoa cái cùng gốc, dọc theo phần giữa và phần dưới của cành nhỏ, có 6 lá đài hình trứng. Bầu nhụy hình trứng hay hình cầu, có 3 vòi nhụy. Hoa không cuống rất ngắn, mọc ở kẽ lá, hoặc đầu cành, màu đỏ nâu. Quả nang, hình cầu nhỏ, đường kính 2-2,5mm, màu đỏ hơi xám nhạt, xếp thành hàng dọc. Hạt hình  ba mặt, hình trứng, màu nâu đỏ, hơi xám nhạt, có vân ngang. Mùa ra hoa từ tháng 4-6. Chó đẻ răng cưa mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Hiện đã được trồng với diện tích lớn để lấy nguyên liệu sản xuất thuốc trị viêm gan.
Công dụng của chó đẻ răng cưa
Trong những năm gần đây, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình đã sử dụng  cây thuốc này để trị viêm gan B. Với liều 900mg/ ngày, có tới 50% yếu tố lây truyền của HBV trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng vị thuốc này. Để trị viêm gan vàng da, có thể dùng chó đẻ răng cưa 40g, mã đề 20g, dành dành 12g, sắc uống. 
 Người ta cho rằng chó đẻ răng cưa có tác dụng ức chế mạnh HBV- DNA (virut viêm gan B trên hệ mã di truyền) và làm cho virut bị đào thải, không bám vào được ADN của người. Những bệnh nhân viêm gan do HBV sau khi sử dụng thuốc có chó đẻ răng cưa, được phục hồi enzym transaminase từ 50-97%, bilirubin toàn phần trở về bình thường.
Trong khi sử dụng chó đẻ răng cưa để trị viêm gan HBV, cần chú ý phân biệt với một cây khác cùng họ, cũng mang tên chó đẻ răng cưa, còn có tên cam kiềm phyllantus niruri L., phân bố ở một số tỉnh  thuộc châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Hải Dương...).
Về hình dạng thực vật, cây này cũng giống như cây thân xanh nói trên, song cây chỉ cao khoảng 5-10cm; thân, cành có màu tía đỏ, quả có màu đỏ. Nhân dân thường dùng toàn cây, sắc đặc lấy nước ngậm chữa đau răng lợi, hôi miệng, thông tiểu, thông sữa, đôi khi cũng dùng trị viêm gan vàng da.

Theo con số thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến 14/5/2007, toàn thế giới có tới 2 tỷ người, chiếm khoảng hơn 30% dân số, đã bị nhiễm virut viêm gan B (HBV) và 400 triệu người đã “mang virut trong người kinh niên”. Theo con số thống kê, châu Á (Đông Nam Á, Ấn Độ...), có tỷ lệ viêm gan B cao nhất, có khoảng 260 triệu người mang virut kinh niên, chiếm 2/3 trong số 400 triệu nói trên. Ở Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng dịch tễ lưu hành của HBV. Tính đến tháng 5/2007 khoảng 20% dân số (khoảng 16 triệu người) đang mang mầm bệnh HBV... Trong số đó, có khoảng 20% viêm gan B mạn tính chuyển thành xơ gan. Điều đáng lưu ý là có tới 70-80% bệnh nhân viêm gan không thể hiện triệu chứng gì rõ rệt.

 Uống cây chó đẻ – làm lui bệnh viêm gan B với tỉ lệ 59 %

Tôi bị sốt liên tục nhiều ngày, vàng da, vàng mắt, không ăn được, chân, tay, bụng và mặt bị sưng. Khám nghiệm bác sĩ khoa lây Bệnh viện Thống Nhất cho biết tôi bị bệnh viêm gan siêu vi B rất nặng. Tôi và gia đình, các đồng nghiệp rất lo lắng băn khoăn.
Gan tôi diễn biến xấu, đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, chân bị sưng lại, người mệt kéo dài…
 Tôi về thăm lại đồng bào trước đây bao bọc giúp đỡ tôi trong kháng chiến. Bà con chỉ cho tôi cây chó đẻ.
Cách dùng: 50 gam/lần, uống liên tục sáu tháng; rồi dùng 30 gam/lần uống liên tục sáu tháng tiếp theo. Dùng 20 gam/lần, uống liên tục cho cả năm tiếp theo và dùng 15 gam/lần liên tục những năm sau đó đến khi lành bệnh. Về sau này tôi dùng không liên tục 5-10 gam nấu nước uống thay trà rất tốt.
Thế là tôi uống nước sắc từ cây chó đẻ đem lại kết quả không ngờ. Sau khi tôi uống nước sắc từ cây chó đẻ hai tháng liên tục của năm thứ ba (kể từ ngày tôi lâm bệnh) đến bệnh viện tái khám, bác sĩ cho biết bệnh gan tôi tiến triển rất tốt – gan không to, men gan hạ rất thấp, hạ sườn phải không còn đau, không còn mỏi mệt, ăn ngủ bình thường.
Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt...
Một số bài thuốc
Chữa viêm gan B thì dùng chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang.
chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống.
Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần (y học dân gian Ấn Độ).

Rượu Amakong - Vua săn voi - Bản Đôn

Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh rượu Amakong do Khăm Phết Lào, con trai và cũng là người thừa kế hợp pháp bài thuốc gia truyền của Amakong làm Chủ tịch HĐQT chính thức được thành lập tại Hà Nội.
Thuốc Amakong có tác dụng chuyên trị đau dây thần kinh, đau nhức cơ bắp, viêm cơ khớp, đau lưng, kém ăn, kém ngủ, bổ thận, tráng dương...
"Một thang thuốc ngâm với 8 lít rượu, 1 tuần sau là dùng được. Hoặc có thể sử dụng bằng cách sắc uống, uống thay nước mỗi ngày. Bằng chứng sống về hiệu quả của thuốc Ama Kông chính là "vua voi"

Nếu ai coi rượu thuốc Ama Kông là viagra thì sẽ thất vọng và đừng nên dùng. Nó phải tốt hơn viagra nhiều vì duy trì sức khoẻ lâu dài, như tôi đây này, không phải là cho một lần…, người sử dụng phải nên uống đều đặn…"

Bài thuốc Ama Kông có vị thuốc chủ đạo là thân cây Tơmtrơng Atao Anen sô. bài thuốc này có tác dụng bổ thận, ích tinh, tráng dương, chữa đau lưng nhức mỏi, hỗ trợ điều trị bệnh guot, giảm cholesterol trong máu.  


HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 
MIỀN BẮC
1. TP.Hà Nội: 
Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh rượu Ama Kong
Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm
Địa chỉ: 352b Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 04.66846069 ;    Mobile: 01646465668

MIỀN NAM
TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 17/4 Binh Loi, P13, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0918062655
 
Công ty cần tìm đại lý phân phối tại các tỉnh, thành trên cả nước. Doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể liên hệ qua email: amakong.hanoi@gmail.com hoặc số điện thoại 0904020835. Trường hợp khách hàng cần mua nhiều và chịu cước phí vận chuyển, Cty sẽ chuyển hàng tới theo phương thức vận chuyển yêu cầu. 


Cây Mật Nhân - Cây Bách Bệnh - sâm Alipas - Tongkat Ali

Mật nhân - cây thuốc quý cần bảo tồn
Chú ý, phụ nữ đang có thai không được dùng.
Mật nhân là cây thuốc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu, còn được gọi là : cây bá bệnh, có vị đắng, tính mát, đi vào kinh can và thận, bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa tứ thời cảm mạo. chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông).
Cây mật nhân cao tới 7-8 mét, chỉ mọc rải rác trên núi cao và có nhiều ở vùng núi khu vực miền Trung và miền Đông Nam Bộ. Mật nhân ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11 hằng năm. Lá kép, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc, cuống lá màu nâu đỏ, hoa mọc ra từ ngọn thành chùm, bao phủ đầy lông. Thân cây và cả củ, rễ đều chắc và cứng. kinh nghiệm dân gian và thực tế điều trị thì củ và cây mật nhân đã mang lại hiệu quả đối với một số bệnh như: Sốt rét, gai cột sống, viêm khớp, chân tay tê nhức...
Bộ phận có giá trị nhất của cây mật nhân là rễ . “Rễ càng lâu năm càng quý” có thể chẻ nhỏ hãm nước sôi 15 phút uống như nước chè rất tốt cho sức khỏe.
Centokat từ rễ mật nhân
Bài thuốc thông thường là lấy rễ cây mật nhân về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30-40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được.
“Bệnh gì uống cũng hết. Đau dạ dày, đau khớp, viêm xoang, viêm gan, nhức mỏi tay chân, biếng ăn mất ngủ... đều dùng cây này để chữa. Có thể ngâm rượu từ 3-5 ngày là uống được hoặc chẻ nhỏ ngâm trong nước sôi 15 phút rồi uống như uống nước chè”
Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack thuộc họ thanh thất, được các nhà khoa học Trường đại học Dược Hà Nội tìm thấy tại VN từ năm 2006. Loài cây này cao 2-8m, lá kép, không cuống, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Tại Việt Nam, lợi ích nổi bật nhất của bá bệnh là kích thích tăng tiết testosterone. Rễ dược thảo này có khả năng làm tăng số lượng, kích thước và khả năng di chuyển của tinh trùng. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường chức năng sinh lý nam giới, hạn chế quá trình mãn dục nam tự nhiên. Cây bá bệnh giúp tăng hoóc môn sinh dục nam Quả, lá, thân, rễ của cây bá bệnh đều được dùng để làm thuốc
Bên cạnh đó, các chất được gọi là quassinoids tìm thấy trong bá bệnh có hiệu quả giảm sốt tốt. các enzym chống oxy hóa superoxide dismutase. Các chất này có tác dụng tiêu hủy các gốc tự do có thể gây tổn hại cho những tế bào sống khác.
loại sâm quý này còn chứa anxiolytic tác dụng giảm lo lắng, tăng cường hoạt động trí óc.
Cây bách bệnh chữa bệnh
Cây bách bệnh còn có tên gọi khác là cây bá bệnh, mật nhân, hậu phác nam, nho nan (Tày),... Là loại cây trung bình, cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 - 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh. Mặt dưới màu trắng. Cây bá bệnh là loài đơn tính khác gốc nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm. Quả non màu xanh, khi chín có màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Cây mọc hoang rải rác ở các tỉnh miền núi và trung du. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, thân, vỏ thân và rễ. Dược liệu thu hái quanh năm, phơi khô.
Một số bài thuốc dùng bách bệnh
Chữa chàm ở trẻ nhỏ, chữa lở ngứa, ghẻ: Lá bách bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên đến khi khỏi.
Thuốc bổ, kích thích tiêu hóa: Rễ bách bệnh 20g, 10 quả chuối sứ khô nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày là dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 30 ml).
Tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới: Bách bệnh 400mg, tinh chất nhân sâm 50mg, linh chi 50mg được bào chế thành viên nang. Liều lượng và cách dùng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
Cây Bá bệnh - có chữa bách bệnh?
Người ta thường quảng cáo: Tongkat Ali, một Viagra thảo dược Bá bệnh được chế thành thuốc với tên gọi là “Tongkat Ali”; Thái Lan Được dùng như một loại thuốc tăng lực, chữa sốt rét và quan trọng hơn hết là chữa bệnh bất lực. giúp hưng phấn tình dục, giúp gia tăng tần suất hoạt động tình dục. Vài nhà nghiên cứu cho là nó có tác dụng điều trị rối loạn cương dương và nâng cao thể trạng cơ thể. Các thí nghiệm trên chuột đực được cho uống nước sắc rễ Bá bệnh, người ta ghi nhận số lượng tinh trùng và nồng độ testosteron trong huyết tương gia tăng. Các công dụng khác của Bá bệnh như làm thuốc hạ sốt, kháng khuẩn, chống loét, kháng ung bướu, độc tính trên tế bào cũng được ghi nhận, đặc biệt trên tế bào ung thư vú và ung thư phổi, làm mạnh và làm tăng kích thước cơ bắp.
Nhiều người không biết hình thù cây mật nhân thế nào cũng vào rừng tìm thuốc
Người Êđê ở Phú Yên biết khá rõ về cây mật nhân, tiếng Êđê gọi là Ana Sorprao, có người còn gọi là cây “bà đẻ”. Phụ nữ Êđê có phong tục khi sinh được 2 ngày, dùng thân hoặc gốc, rễ cây Ana Sorprao xắt lát nấu nước uống, dùng lá Ana Sorprao nấu nước tắm. Sau đó có thể giặt giũ, tắm rửa, sinh hoạt bình thường không phải kiêng cữ. Sinh đẻ là phải uống nó cho khỏe, không sợ nước, sợ gió”
Anh Đỗ Việt Đức nói: “Tôi đã bốc cây thuốc mật nhân để một số người mang về ngâm rượu uống trị các bệnh viêm cầu thận và thoái hóa đốt sống”.