Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Chữa vô sinh - Mế Tăng Thị Mụi

'Biệt dược phòng the' nơi thượng nguồn sông Mã
Bản Hạ Sơn (xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) nằm dịu dàng bên con đường từ huyện lị Quan Hóa đi lên thị trấn Mường Lát. Hỏi nhà mế Tăng Thị Mụi không khó, bởi từ lâu ở đất này, người mế "chữa bệnh vô sinh" đã trở thành một cái tên quen thuộc của bà con dân bản…
Người phụ nữ đông con nhất bản
Năm nay đã bước vào tuổi 90 nhưng mế Tăng Thị Mụi vẫn giữ được một sức khỏe dẻo dai và tinh thần minh mẫn. Nhà mế trước ở tận bản Pù Quăn cao chót vót.
Cách thức chữa bệnh của mế Mụi cũng rất đơn giản, mế bảo, bất kỳ ai đến đây mế cũng chia thành ba nguyên nhân. Thứ nhất là do chồng, thứ hai là do vợ và thứ ba là do… cả hai.
Và những vị thuốc bí truyền
"Chát chát, ngọt ngọt và nhăng nhẳng đắng…". Tôi mạo muội xin được nhấp thử một thang thuốc chống "bất lực" ở nam giới trong hũ thuốc đãi khách màu đỏ sậm của mế.
Mỗi thang thuốc thường có ba lăm loại thảo quả bao gồm rễ cây, thân cây và hoa được tìm về từ những dãy núi xa tắp kia. Trong thang thuốc của mế Mụi, có thể thay thế được ở vài ba vị nhưng dứt khoát không thể thiếu củ nâu sần (củ thuốc có thân dài hơn củ nâu, vỏ sần sùi, chi chít những sơ dài cứng), thân cây Pằn Pắn và hoa Du Dẻ.
Mế Mụi bảo đó là ba vị thuốc chủ lực không thể thiếu để dung hòa và đóng vai trò kết nối với tác dụng của ba ba vị thuốc còn lại. Nếu chỉ thiếu một vị thì dứt khoát không thể thành công. Ba loại dược liệu đó cũng đặc trưng cho ba vị chủ đạo của thang thuốc mế Mụi. Nâu sần vị đắng, cây Pằn Pắn vị chát và hoa Du Dẻ thì mang vị ngọt.
Trước khi uống thuốc, người bệnh phải tuyệt đối kiêng ăn các chất tanh như tôm, cá, hải sản, kiêng lạnh (là những đồ ăn có tính hàn, thậm chí cũng không được uống bia với đá lạnh). Hạn chế uống rượu và ăn thịt chó vì đó là những thức ăn nhiều đạm, dễ làm khí sinh hỏa, dễ hỏng việc.
Khi có kế hoạch cho việc sinh con, vợ chồng phải tránh gần gũi một tuần lễ vì theo mế, đó là giai đoạn chuẩn bị "lực lượng tinh nhuệ" cho trận đánh then chốt. Trung bình một lượt điều trị kéo dài hai tháng, nếu lâu thì bốn tháng là "chiến dịch" kết thúc.
Trong những ngày lang thang tại Mường Lát chúng tôi cũng đã gặp không ít những gia đình hành nghề bốc thuốc Nam đã treo biển "thuốc gia truyền mế Mụi", đem những thắc mắc đến hỏi mế thì mế bảo không phải.
Bản thân mế chưa nhận một học trò nào và theo tập tục, những bài thuốc này chỉ truyền lại cho con dâu, con gái trong nhà và dứt khoát phải trên năm mươi tuổi thì mới học cho đặng. Và cũng theo chân truyền, làm công việc này chữ Tâm, chữ Đức phải đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy mà với mế Mụi, đôi vợ chồng dù đôi khi chỉ đủ một chai rượu trắng hay một con gà gọi là có chút quà thôi mế cũng vui vẻ cứu giúp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét