Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) bây giờ vẫn là làng thuốc bắc, chợ vải và là chợ đầu mối quần áo lớn nhất nhì miền Bắc.
Nhưng Ninh Hiệp hôm nay còn mang dáng dấp của một thành phố trong làng với những người thu nhập bạc tỉ; là biệt thự, siêu xe, hàng hiệu khoác trên người những cô cậu tuổi thiếu niên. Và đâu đó là nỗi buồn của sự thụt lùi tri thức…
Ninh Hiệp vốn là làng nghề truyền thống nổi tiếng của miền Bắc. Xưa, người làng Ninh Hiệp có nghề chính là dệt vải và làm thuốc bắc.
Khoảng 5 năm trở lại đây, người dân chủ yếu buôn quần áo từ Trung Quốc về, trở thành chợ đầu mối lớn nhất-nhì miền Bắc. Và kinh tế ở Ninh Hiệp phát triển đến chóng mặt.
Từ một chợ nông thôn nho nhỏ với những sạp vải cỏn con ở mỗi gian, giờ đây chợ Ninh Hiệp phát triển rộng khắp, trục chính đường làng bỗng chốc trở thành con phố nhộp nhịp buôn bán, quy mô thậm chí còn hơn phố Hàng Ngang, Hàng Đào ở phố cổ Hà Nội!
Với người Ninh Hiệp bây giờ, có một kiốt trong chợ là một niềm ước mơ, thèm muốn, bởi đó là một tài sản lớn, lên đến tiền tỉ.
Công chức ở Ninh Hiệp thường không được coi trọng, vì họ... làm ra ít tiền. Chị N.T.T - giáo viên Trường Tiểu học Ninh Hiệp - thở dài: “Mỗi năm tôi thấy học sinh ở đây học kém đi một chút.
Tiền nhiều, người Ninh Hiệp đầu tư vào xe pháo, vào đồ hiệu, vào những chuyến du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng cho dù đi đâu, xài đồ sang trọng thế nào, nhưng đâu đó quanh họ vẫn là... văn hóa chợ.
Ông Nguyễn Hữu Trí - Hội trưởng Hội Phụ huynh Trường THPT Ninh Hiệp - ngậm ngùi: “Chúng tôi cũng đau đầu lắm. Kinh tế phát triển bao nhiêu thì nền giáo dục, tri thức lại đi xuống bấy nhiêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét