Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận.

Đinh Bộ Lĩnh là con của Đinh Công Trứ- một người bạn chiến đấu của Ngô Quyền, từ thời hai người còn là tướng thân cận của Dương Đình Nghệ.
Cha mất sớm. Bà mẹ từ trước đã không theo chồng vào phía nam, mà ở lại quê nhà ở động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Cả một thời gian dài mò cua bắt ốc giúp mẹ, cậu bé Đinh Bộ Lĩnh đã phải đến ở nhờ người chú là Đinh Thúc Dự tại sách Bông.
Chú giao cho đi chăn trâu, cắt cỏ, do đó mà chơi thân với lũ trẻ trong làng. Cậu bé láu lỉnh thông minh đã bày ra nhiều trò chơi khá độc đáo.
Dùng cờ lau tập trận.
Mổ trâu mộng của ông chú mình để khao quân.
Ngay chiều hôm ấy về nhà, ông chú hỏi trâu đâu, cậu bé liến láu trâu đi lạc vào hang. Ông chú bắt cậu bé phải dắt ra tận nơi xem xét. Đến một chỗ khe núi, chú đã cho cắm sẵn đuôi vào lỗ hở, liền gọi:
Chú ơi! Trâu vào hang rồi, mà cửa hang nó khép lại rồi.
Ông chú hùng hổ chạy lại rút ra được cái đuôi, mới biết rõ là bị thằng cháu lừa. Ông vác dao đuổi thằng bé. Nó ba chân bốn cẳng chạy nhảy ùm xuống sông và hô “rồng ơi rồng cứu táo với” rồng đất hiện lên. đúng vào lúc nắng quái chiều hôm chiếu vào thành một chùm hào quang óng ánh, rực rỡ. Ông chú nhìn ra có cảm giác như có một cái đầu rồng chúc xuống để cõng thằng bé lên cao. Ông chú biết đây là điềm báo sinh Đế vội vàng quỳ xuống nhắm nghiền mắt...lạy cháu 3 vái rồi ra về.
 
Tương truyền, Cậu bé rất hay tắm sông và thường hay chơi đùa và cưỡi một con rồng đất do cậu phát hiện ở dòng sông. Một ngày có một thầy địa lý tới vùng đất này phát hiện đây là long mạch. Muốn nhờ cậu bé bơi ra bỏ tro cốt vào hàm rồng đất. biết chuyện, cậu liền về hỏi mẹ xương cốt của cha, và biết cốt cha treo ở gác bếp gọi là Rái Cá. Đúng giờ hoàng đạo mà thầy địa lý thuê đặn, cậu bé bơi ra với gói bọc đã đánh tráo và nói “rồng ơi rồng mở miệng, tao có cái này cho mày”. Và rồng mở miệng cậu bé Đinh đã thành công.
Về nước ông thầy địa lý nhìn sao biết là mình đã bị lừa và quyết tâm sang việt nam phá bỏ long huyệt này. Sau này Ông hiến cho vua Đinh cắm thêm xà kiếm bên cạnh Rồng Đất để tăng thêm uy quyền và phát Hoàng dòng thứ. Nghe nói Đinh Hoàng đã sai lầm nghe theo. Kết quả là nước chảy xoáy ăn mòn làm đứt cổ rồng, vì vậy long mạch bị đứt chỉ làm hoàng được một đời? sau này Đinh Hoàng và Đinh Liễn bị giết hại có thể liên quan bí ẩn tới câu chuyện này nhưng rất ít người đời biết?
Tiên Hoàng và Đinh Liễn.
Bỏ trưởng lập ấu
Với những chính sách, Sai lầm này chính là mấu chốt cho sự chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê sau này.
Đinh Tiên Hoàng có ba người con trai: Đinh Liễn, Đinh Hạng Lang và Đinh Toản. Đinh Liễn là con trai cả của vua Đinh và là người con trai duy nhất sinh ra, trưởng thành trước khi vua Đinh lên ngôi. Đinh Liễn đã theo Tiên Hoàng đi ra trận mạc từ thuở hàn vi, sát cánh cùng cha chịu bao gian nan, cơ cực thời loạn lạc.
Trong nước đại loạn, 12 sứ quân nổi dậy khắp nơi, theo lệnh cha, Đinh Liễn vào Ái Châu để mộ quân lo việc đánh dẹp và ông mộ được 3000 tráng sĩ, trong đó có Lê Hoàn.
vua yêu con nhỏ nên đã lập Đinh Hạng Lang làm Thái tử khi mới 4 tuổi. Những công lao của mình không được vua cha thừa nhận để trao ngôi Thái tử, Đinh Liễn quá tức giận đã giết chết em trai mình Đinh Hạng Lang.
Quả là sai lầm to lớn của Đinh Tiên Hoàng. Chính việc bỏ trưởng lập ấu, cho con út Hạng Lang làm Thái tử, Đinh Tiên Hoàng đã gián tiếp gây ra sự giết hại lẫn nhau tranh giành ngai vị của hai người con trai mình. Đây quả là bài học đắt giá, đau lòng trong lịch sử nhà Đinh! Họa loạn gây nên ngay trong hoàng tộc!
Ngô Sĩ Liên viết:
"Truyền ngôi cho con trưởng là đạo thường của muôn đời, bỏ đạo ấy mà không có biến loạn thì quả là chưa bao giờ nghe vậy. Cũng có khi nhân thời loạn mà lập Thái Tử, nhưng trước hết phải chọn người có công, nếu con trưởng ác đức thì phải phế bỏ đi rồi sau mới lập con thứ. Thế là xử việc lúc biến mà vẫn được đúng, người xưa cũng từng làm. Nam Việt Vương Đinh Liễn là con trưởng, từng có công lao, chưa thấy có lỗi. Đinh Tiên Hoàng vì yêu con thứ mà quên con trưởng, tưởng thế là thỏa tình yêu quý, nào có biết đâu như thế là làm hại con. Còn như Đinh Liễn giết em, nhẫn tâm đến thế thì rõ là thiên đạo và nhân luân đều mất hết, tức là tự chuốc họa thiệt thân, lại còn liên lụy đến cha nữa, há chẳng rùng rợn lắm sao? Nếu không như vậy thì tội đại ác của Đỗ Thích vì đâu mà có, đúng như lời sấm truyền?"
Tuy nhiên, Tiên Hoàng đã nhận ra sai lầm của mình khi lập con nhỏ bỏ con lớn và nhà vua đã đủ sáng suốt khi không giết nốt con lớn, chỗ dựa lớn nhất của ông trong việc duy trì sự nghiệp nhà Đinh. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà sự nghiệp nhà Đinh lâu bền, huy hoàng hơn. Năm Kỷ Mão 979 một viên quan là Đỗ Thích, mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh.
 
Thái hậu Dương Vân Nga từ nhiều góc nhìn.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu gần đây có xu hướng đặt giả thiết thủ phạm chính là Lê Hoàn cùng với sự hậu thuẫn của Dương Vân Nga. Họ lý giải rằng Lê Hoàn muốn toan tính lấy ngôi, còn Dương Vân Nga trong cuộc tranh đua với các hoàng hậu khác để giành ngai vàng cho con trai đã cấu kết với Lê Hoàn
Sự kiện cái chết của Đinh Tiên Hoàng còn nhiều nghi vấn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện đại khẳng định chắc chắn Tiên Hoàng bị hại không phải vì Đỗ Thích muốn đoạt ngôi và có nhiều ý kiến nghiêng về khả năng thủ phạm là Lê Hoàn và Dương hậu.
Dương Vân Nga- hoàng hậu hai triều, cũng là một nhân vật có ảnh hưởng to lớn trong triều Đinh. Dương Vân Nga là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng, sau trở thành Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chuyển giao giữa nhà Đinh và nhà Tiền Lê.
Dương Vân Nga lấy Ðinh Bộ Lĩnh lúc còn trẻ. Khi Ðinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đã phong bà làm chính cung hoàng hậu, gánh vác việc nội trợ của cả triều đình.
Khi Ðinh Tiên Hoàng mất, con của ông và bà Dương Vân Nga là Ðinh Toàn mới có sáu tuổi lên ngôi vua hoàng đế. Nhân cơ hội đó, giặc Tống lăm le xâm lược nước ta. Trước nguyện vọng của dân quân đội, thái hậu Dương Vân Nga đã hy sinh quyền lợi của con mình, lấy áo long cổn của vua Ðinh trao cho Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế để tổ chức cuộc chống Tống.
Sau khi chiến thắng quân xâm lược Tống, Lê Hoàng lập Dương Vân Nga làm Ðại Thắng Minh hoàng hậu, gánh vác việc nội trợ của triều đình nhà Lê.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét