Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Những giếng nước kỳ lạ ở Hòa Bình

Kỳ lạ hang động cho nước khi dậm chân đọc… thần chú!
Cách thành phố Hoà Bình tròn 100km giữa chốn rừng thiêng xóm Co Lai, xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc có một mó nước kỳ lạ.
Mó nước này người địa phương gọi là Mó Hốc. Người dân địa phương kể rằng, hễ ai đi qua đứng nghiêm trang trước mó nước rồi gọi: "Ông ơi, tôi khát nước quá, cho tôi xin tý nước uống đi"…
Trong khi đọc phải giậm chân mạnh 3 lần xuống đất. Sau hai phút, nước từ trong mó chảy ra. Nước chảy khoảng nửa tiếng rồi thôi. Người xin nước phải uống nước ở đó rồi mới được đi. Nếu gọi mà không uống thì về nhà sẽ bị ốm.
Mó Hốc có từ bao giờ chưa ai khẳng định được, chỉ biết rằng người Mường, người Tày định cư ở đây đã có rồi. Các cụ đều bảo đó là do Giàng ban tặng cho cư dân Mường nơi đây.
Giàng đã báo mộng cho già làng một việc rất lạ. Giàng không cho mưa mà chỉ già làng ra đứng trước cái mó nước ở đầu bản, cạnh đó có gốc cây đinh cổ thụ. Đến nơi chỉ cần đọc câu thần chú và giậm chân mạnh 3 lần xuống đất, là có nước. Mó nước này được bà con đặt tên là Mó Hốc.
"Câu chuyện về Giàng báo mộng không biết thật hư thế nào. Đến hôm nay, chúng tôi ra Mó Hốc gọi, nước vẫn cứ tuôn ra như suối ngàn… Đây quả là một điều lạ lẫm với bất kì một ai khi đến đất này".
Bí ẩn khúc gỗ trăm tuổi và giếng nước kỳ lạ ở Hòa Bình
Bản Khộp của người Mường nằm ở cuối xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn.
Giữa bản, có một giếng rất lạ. “Cái giếng này nằm trên mỏm đồi, ở vị trí cao nhất mà quanh năm suốt tháng, lúc nào nước cũng dồi dào, nhưng lạ hơn nữa là cái khúc gỗ ở dưới đáy giếng, nó như cái khóa của máy bơm nước ấy, khi khiêng khúc gỗ lên thì giếng khô cạn, khi thả xuống nước lại phụt lên. lạ lắm” 
Đứng trên thành giếng, tôi nhìn rõ khúc gỗ đen lộ một phần lên khỏi đáy bùn. Khúc gỗ không có gì đặc biệt cả, tuy nhiên, theo dân Bản, khúc gỗ nặng hàng tấn, nó cứng như thép, dao bổ vào quằn lưỡi.
Theo  người dân bản Khộp  khúc gỗ trong giếng là của một cây Nhội khổng lồ. Tán lá của nó rộng che khuất cả bản Mường. Khúc gỗ dưới giếng bây giờ chính là một phần nhỏ cành cây đó.
Theo những cụ già trong bản, gỗ lim, gỗ nghiến, cứng, tốt như vậy, song ngâm dưới nước hàng trăm năm cũng phải mục, mủn, trong khi, khúc gỗ Nhội này, là loại gỗ không tốt lắm, mọc nhiều ở xã Ngọc Lâu và Ngọc Sơn lại bền như sắt, đá, nằm dưới bùn nước bao đời nay vẫn không thay hình đổi dạng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét