Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Quan trọng là có phương pháp học phù hợp

http://toanhoctructuyen.com hoc toan truc tuyen 1-12-ĐH

www.thuvienvatly.com ôn thi vật lý

http://hocmai.vn – ngôi trường của học trò việt
http://Moon.vn bài giảng và trắc nghiệm thi ĐH
http://hocvalam.vn  luyện ôn thi các cấp
http://violympic.vn thi toan online cua ĐH FPT
http://www.go.vn/ mang GD viet nam

  
-    Nắm kiến thức tại lớp
-    Làm thật nhiều bài tập
-   Giải nhiều bộ đề.
-   Tự biết phận mình phải lo mà học.
-   Tập trung nghe bài giảng rồi về nhà em ôn tập lại ngay.
-   Lên mạng ôn tập, tải bài tập trên mạng về làm.
-   Những bài nào hay, lạ thì em chép ra một quyển vở riêng để lưu ý.
-   Tìm nhiều cách giải khác nhau cho một bài tập.
-  Với các môn thi trắc nghiệm Sinh, Hóa thì luyện cách giải bài tập nhanh để tìm ra đáp án.
-   Bí quyết là học hỏi bạn bè, thầy cô.
-   Môn tiếng Anh, quan trọng nhất là từ mới. mỗi tuần em chỉ học 10 từ mới, tiếp nữa là học thành ngữ, cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh. nghe băng của các đài thế giới như BBC hay rồi xem những bộ phim tiếng Anh không có phụ đề để hiểu hơn về tiếng Anh...
-   Có nhiều bạn chia sẻ đề, có gì khó em hỏi các bạn .
-   Môn Văn, Cách học nắm vững, nắm chắc tác phẩm; còn các ý trong bài văn thì tư duy và sắp xếp đề bài này để vừa có thể phù hợp với đề bài khác.
-   buổi tối chỉ học khoảng 3 tiếng (từ 9 giờ đến 12 giờ) cũng có khi học từ 2-5 giờ để tập trung tư tưởng; mỗi tuần chia ra 3 môn mỗi môn học 1-2 tối và còn lại cuối tuần thư giãn lên mạng cập nhật Facebook, nghe nhạc... Ngoài ra, thời gian rãnh rỗi thì phụ giúp mẹ nấu ăn.
-   Em nghĩ mình phải có tinh thần tự học, tự tìm tòi. Hè năm lớp 11, em đã học xong chương trình các môn thi đại học trong sách giao khoa lớp 12.
-   Đến giữa năm lớp 12, em chỉ đi học ở trường và xin phép các thầy cô cho nghỉ học thêm để tự học ở nhà.
-   Với các môn Lý, Hóa thì phải nắm lý thuyết và nhận đề nhanh để tìm hướng giải bài tập, chọn được đáp án chính xác trong thời gian ngắn.
-     Môn Toán thì em chủ yếu làm nhiều bài tập ở các dạng khác nhau. Bên cạnh cách phương pháp giải mà thầy cô hướng dẫn thì em cũng tự tìm tòi các cách giải khác nữa. Còn với hai môn Lý, Hóa thì thời gian đầu em chủ yếu học tự luận, sau đó em học và làm nhiều đề thi Đại học của những năm trước.
-   Có một tố chất, cảm thụ về văn chương rất tốt.
-   Tham khảo các sách nâng cao, đọc sách báo để hiểu sâu hơn về kiến thức thực tiễn ngoài xã hội có như thế làm bài văn sẽ có xâu chuỗi sự kiện gắn liền với thực tế thì sẽ hay hơn.
-   Với môn Văn ngoài học nắm vững nội dung các tác phẩm, cần phải có vốn kiến thức sâu rộng về vốn sống thì khi phân tích mới hay được.
-   Ở môn Địa thì em học Alat là chính bởi nó đầy đủ thông tin số liệu chính xác gắn gọn dễ nhớ.
-   Riêng môn Sử thì nên tập trung học những mốc lịch sử, các sự kiện lịch sử quan trọng.
-   Tạo cho mình tâm lý tốt. Khi nhận đề thi, việc đầu tiên là em đọc kỹ đề thi, câu nào dễ làm trước sau đó mới đến câu khó để tránh mất thời gian.
-   Động lực lớn nhất để em nỗ lực học là khát khao đỗ ĐH
-   Có nền tảng kiến thức cơ bản khá vững, kèm với cách học, cách tích luỹ kiến thức rất riêng và khi thực hiện bài thi khá thông minh đã đem lại kết quả cao.
-   Về nhà, em chỉ dành thời gian xem lại phần lý thuyết, giải một số bài tập nâng cao và tóm lược những kiến thức cốt lõi cho dễ nhớ.
-   Nắm được phần cơ bản khi làm bài sẽ suy luận ra chứ không nên học thuộc lòng vừa khó nhớ lại nhanh quên.
-   Với văn chương, em học theo lối cảm nhận. Em không học thuộc từng bài văn mẫu như nhiều bạn vẫn thường, mà chỉ học các luận điểm, rồi làm bài theo cách hiểu, cách nghĩ của mình.
-   Học khối C mà học thuộc là một sai lầm vì học khối C phải biết tư duy và xâu chuỗi các sự kiện.
-   Đặc biệt học khối C là phải siêng năng rèn luyện viết và đọc nhiều. nếu không đọc nhiều sẽ bí sử dụng từ khi viết. Không rèn luyện diễn đạt thì khi viết sẽ rất lủng củng, sai nhiều về mặt ngữ pháp.
-   “Khối C phải đặc biệt chịu khó lắng nghe cô giáo giảng trên lớp, đọc và nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo. Riêng về môn Địa lý thì không nhất thiết phải học thuộc, chỉ cần nhớ số liệu, bởi vấn đề này logic vấn đề kia nên ta dùng phương pháp suy luận là chính”.
-   “Với môn Toán, phải làm các bài tập nâng cao, rèn luyện khả năng tư duy. Các môn còn lại là môn thi trắc nghiệm nên phải rèn luyện khả năng tính toán nhanh”.
-   “Để học giỏi thì mỗi người có một phương pháp riêng. Đối với em, trước hết mình phải nắm thật chắc kiến thức cơ bản từ thầy cô truyền đạt, trong sách giáo khoa và cốt yếu là tự mình học cho mình. Sau đó thì phải vận dụng thật nhiều vào các dạng bài tập”.
-   Em luôn đề cao tính khoa học và logic khi học tập. Ở tất cả các môn học, em luôn cố gắng đi tìm bản chất của mọi vấn đề và thấu hiểu một cách sâu sắc.
1.Với môn Văn :
Văn là một môn học đòi hỏi sự cảm nhận và diễn đạt cảm xúc thông qua những hình tượng mang tính nghệ thuật và có giá trị nhân văn cao cả.
-Đọc tác phẩm: nắm tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất. Nếu là thơ, bạn nên học thuộc lòng cả bài. Đối với tác phẩm truyện, ít nhất bạn phải tóm tắt bao quát toàn bộ nội dung.
-Tìm hiểu tác giả, tác phẩm : Phong cách và thười đại của tác giả ảnh hưởng đến cách viết, cách nhìn của tác giả trong tác phẩm. Thời đại, bối cảnh tác phẩm ra đời sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn tình cảnh của nhân vật, ý đồ của tác giả.
-Học thuộc dẫn chứng: để đạt điểm tốt trong bài làm của mình, bạn phải đưa ra các dẫn chững thuyết phục và chính xác.
- Liên hệ bản thân_thời đại đang sống : khẳng định giá trị bền vững và đứng đắn của tác phẩm. khẳng định thành quả mà những con người trong tác phẩm đã hi sinh, mãi được tiếp tục.

2.Với môn Sử :

Đặc điểm của môn sử là lượng kiến thức học thuộc lòng vô cùng nhiều, các mốc thời gian lại đòi hỏi phải chính xác.
-Đọc bài_tóm tắt nội dung_gạch từ :Có một mẹo thế này, thường thì mỗi một lần xuống dòng sẽ là sự kết thúc của một ý. Cách tổng hợp ý tốt nhất là gộp câu đầu và câu cuối của đoạn đó. Việc hiểu đích xác các khái niệm sẽ khiến bạn không nhầm lẫn trong việc sử dụng từ ngữ.
-Trả lời các câu hỏi cuối bài_đặt câu hỏi :Thường có hai loại câu hỏi, một là câu hỏi tái hiện (mang tính tường thuật, chỉ cần lấy ý từ bài ra là được), hai là câu hỏi giải thích, phân tích, chứng minh (bằng sự hiểu biết của mình hãy chứng minh một ý kiến, giải thích một hiện tượng..., tương đương với câu hỏi : “tại sao”, “vì sao”, “ như thế nào”...)
-Học thuộc số liệu: phương pháp: sơ đồ hoá lịch sử. Hãy thể hiện các số liệu lịch sử trên mô hình đơn giản nhất.
Dành hơn 2-3  giờ cho bài vở, còn lại…chơi. chơi game, xem phim hoạt hình, đọc sách… đi picnic.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét