Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Đinh Thị Lệ Thu - Thủ khoa khối C với 27,5 điểm.



Nữ sinh xinh đẹp Đinh Thị Lệ Thu (THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) đã trở thành thủ khoa khối C cao nhất cả nước với 27,5 điểm.
Được biết em từng thi học sinh giỏi quốc gia môn địa lý nhưng không đạt giải.
Khi biết kết quả chỉ được giải khuyến khích, em đã rất buồn và hầu như suy sụp hoàn toàn. Em cảm thấy rất tự ti và thất vọng về chính bản thân mình. Thực sự lúc đó em đã rất hoảng hốt và suy sụp. Khi biết tin ở trường em đã khóc và các bạn cũng khóc cùng em. Về nhà, em lại chui vào phòng và khóc một mình. Em nhớ rằng lúc đó mẹ em đã đến bên em và nói: "Không sao đâu con ạ. Đường còn dài mà". Bố em còn nói rằng: "Đây mới chỉ là thử thách đầu đời. Cuộc đời của con còn nhiều thử thách khác nữa nên lần sau con phải bình tĩnh hơn để xử lý mọi chuyện".
Có ý kiến cho rằng, các môn khối C chỉ cần chăm chỉ học thuộc là được kết quả cao. Em suy nghĩ gì về ý kiến này?


Theo suy nghĩ của em, mỗi môn học đều có những cái khó riêng. Các môn học khối C ngoài việc học thuộc cũng cần tư duy. Nếu không có tư duy thì không thể tiếp nhận được khối lượng kiến thức lớn như vậy. Rất nhiều câu hỏi ở cả 3 môn Văn, Sử, Địa dù thí sinh có học thuộc làu nhưng nếu không có tư duy làm bài thì cũng không thể giành được điểm. Cũng như bao bạn trẻ khác, những lúc rảnh rỗi cô gái thủ khoa này thường nghe nhạc trẻ, đọc các cuốn sách “Hạt giống tâm hồn” và đi chơi cùng bạn bè. Đặc biệt, cô gái xinh đẹp này tâm sự rằng hiện tại vẫn chưa yêu ai.

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Rau sắng chùa Hương

"Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn con đường ngại xa "...
Tản Đà
Bây giờ đang dịp tháng ba, hoa gạo đỏ rực những sườn núi vùng Hương Sơn đất Phật. Thấy rằng đất trời vẫn rất thanh khiết trong lành. Và nếu bắt gặp sơn nữ bán rau sắng, bạn nhớ mua một ít làm quà cho mẹ…
Rau sắng có hai loại: sắng đen và sắng trắng. Khác nhau vì sắng đen lá sẫm màu, lá nhỏ nhưng dày hơn, bóng láng hơn. Khi nấu canh cũng ngọt đậm đà hơn.

Rau sắng mua về được nhặt tách riêng lá và cọng, dùng để nấu canh. Lá sắng xanh thẫm, bóng mỡ màng. Canh rau sắng có thể nấu với cá rô, cá quả, thịt nạc, thịt gà, sườn, giò sống hay tôm nõn… Nước canh sôi, nêm chút muối rồi cho lá rau sắng và các cọng thân đã rửa sạch vào nước. Canh sôi lại là bắc ra ngay, bởi nếu nấu nhừ quá lá rau lại mất vị ngọt. có khi nước canh sắp sôi mới rửa rau sắng, nếu rửa trước sớm lá rau sẽ bị “già” đi.
Những cọng thân hơi già khi nhặt cũng đừng bỏ đi vì cho vào sẽ làm nồi canh thêm ngọt. Khi không có thịt cá, chỉ rau sắng nấu suông thôi cũng đủ ngọt ngon lắm rồi. Đặc biệt, với những người sành ăn, khi nấu suông như vậy mới cảm nhận được hết hương vị của rau sắng. Bát canh xanh ngắt thơm mát lành
.
Sở dĩ rau sắng ngon ngọt đặc biệt như vậy vì trong thành phần rất giàu chất đạm. Những người mới ốm dậy hay phụ nữ vừa qua cơn vượt cạn mất sức, nếu có bát canh rau sắng thơm ngon và mang lại nhiều chất bổ dưỡng thì thật là quý. 

Cây Thành ngạnh tăng cường sức khỏe

còn gọi là đỏ ngọn, thuộc họ Ban Hypericaceae.
Mô tả: cây nhỏ có gai ở gốc, cành non có lông tơ, dần dần trở nên nhẵn và có màu tro. Thân phía ngọn có màu đỏ do lông tơ màu đỏ. Lá hình mác dài 12-13cm, rộng 35-40mm, mọc đối cuống ngắn 3-5mm, mặt gân chính đỏ đến 1/3, lá non gân lá và lá có màu đỏ đến quá nửa. Hoa mọc trên những cành ngắn có lông màu tía. Quả nang, dài 15mm, rộng 3mm.
Phân bố: Cây mọc hoang tại các tỉnh miền Bắc, nhất là trên các đồi trọc của vùng trung du.
Thường người ta hái để pha nước uống và làm thuốc. Dùng tươi hay ủ rồi phơi khô mới dùng.
Tác dụng dược lý: dịch nước chiết của lá đỏ ngọn có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nếu so sánh với một vài vị thuốc khác, ta sẽ thấy lá thành ngạnh đứng đầu, hơn cả dịch chiết nước chè tươi và dịch chiết cồn đậu đen.
Công dụng: Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc giúp sự tiêu hoá, ăn ngon cơm, hằng ngày hoặc khi yếu đau, sau khi đẻ.
Ngày uống chừng 15-30g lá khô dưới hình thức thuốc sắc hay thuốc pha trà. Có khi phối hợp với lá vối nấu nước uống cho tiêu cơm.

Học viện Quân y là một trong những đơn vị đầu tiên nghiên cứu về cây Đỏ ngọn. Các kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ, cấp nhà nước là sản phẩm khoa học thuộc bản quyền của Học viện Quân y.
 Công dụng của đỏ ngọn và trà TANAKA
-Làm hạ men gan cùng với những thay đổi tốt các thành phần lipid máu.
 -Các triệu chứng cơ năng khác: đau đầu, thiếu máu não, đau tức ngực, choáng ngất, mệt mỏi đều đuợc cải thiện rất tốt. Về ăn, ngủ, đại tiểu tiện đều có cải thiện tốt lên.
- Có tác dụng tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan.
- Có tác dụng tốt cho da, chống lão hóa da.
- Tác dụng tiêu hoá tốt, giúp ăn ngon miệng hơn ở phụ nữ sau khi sinh.
- Điều trị ổn định đường huyết cho bệnh nhân Đái tháo đường.
- Chống oxi hóa, hạn chế sự lão hóa, giúp tăng trí nhớ và kéo dài tuổi thọ.
- Làm giảm mỡ máu, nhất là giảm Cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống máu đóng cục làm tắt nghẽn máu lên não.
- Cải thiện tuần hoàn máu não, tốt cho người thiểu năng tuần hoàn mãu não.
- Điều hòa huyết áp, tăng cường chức năng thành mạch, ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
-Vì theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau khi đẻ thường lấy lá đỏ ngọn nấu nước uống. Mỗi ngày dùng 15-30g, có thể thêm ít lá dứa thơm để giúp tiêu hoá, làm ăn ngon, máu dơ trong người sẽ được rút ra ngoài làm sạch cơ thể lấy lại vóc dáng như xưa.
Cách dùng:
- Cho vài lá thuốc vào bình đun điện (1,5-2lít) đun sôi để nguội uống (pha uống lạt)
- Để dự phòng và nâng cao sức khỏe thì ngày uống đậm hơn một ít. Người đang có bệnh (tim mạch, tăng mỡ máu, thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược cơ thể) có thể uống bình thuờng hàng ngày.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Khắc tinh bệnh dại

cụ Phạm Thị Trinh (83 tuổi, thôn Biềng, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) Cụ vẫn mong mỏi, bài thuốc của mình có thể sớm được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, qua đó giúp nhân rộng để cứu giúp những người nghèo.
Cụ sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề thuốc gia truyền ở xã Quỳnh Thái, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình). Cụ nội của cụ Trinh là ông lang Phan nức tiếng khắp vùng với bài thuốc chữa  xương khớp, chó dại cắn rồi đến đời ông, đến bố cụ. Cụ là truyền nhân đời thứ 4. 

Cụ chia sẻ phương pháp “chẩn đoán” người mang virus bệnh dại: “Nếu bị chó, méo cắn, để biết con chó con mèo đó cắn mình có mang bệnh dại không có hai cách thử. Cách thứ nhất, lấy lá cây tràm với lá trầu không giã nhừ sau đó xát từ chân tóc, chân gáy xuống tới ngang thắt lưng. Để khô, lấy rượu với giấy bản hoặc vải màn rửa từ trên gáy xuống. Nếu người bị chó mèo truyền bệnh thì sẽ mẩn đỏ dọc từ thắt lưng lên. Nếu mẩn đỏ đến gần chân gáy thì người đó sắp phát bệnh, còn đến chân tóc thì khả năng cứu sống là 50%. Cách thứ hai, lấy 6 hạt đỗ xanh cho vào miệng nhai, nếu cảm thấy hạt đỗ thơm ngon không có mùi tanh ngai ngái là người đó bị truyền bệnh dại”.

Tuy nhiên theo cụ thì cách thứ hai nhanh, đơn giản nhưng không đoán chuẩn tình trạng của người mang bệnh bằng cách thứ nhất. Tùy vào nam hay nữ, tình hình sức khỏe, và mức độ nhiễm virus dại mà cụ Trinh cho uống từ 6 đến 9 viên hoàn cứng. Sau khi uống viên hoàn cứng  người bệnh sẽ luôn có cảm giác buồn đi đại tiện nhưng không đi được. Sau 2 ngày uống thuốc thử lại bằng hai cách trên. Nếu người nào chưa hết mẩn đỏ, uống thêm 3 viên nữa sẽ khỏi hẳn. Những viên hoàn cứng này cũng vô hại với nếu người không mang virus bệnh dại nếu uống phải.

Nói về vị thuốc trong những viên hoàn cứng cụ không giấu giếm: “Viên hoàn đơn trong đó có 3 vị chính: một phần bụng con văn liêu sao khô, gạo nếp rang thơm và một phần muội chảo. Ba vị được chia theo tỷ lệ 1/1/1, dùng cơm nếp thơm vo viên rồi phơi 7 ngày liền trong nắng. Nếu trong bảy ngày có một ngày mưa vì phải bỏ những viên hoàn đó”, cụ mong muốn với bài thuốc của mình sẽ không ai phải chết oan vì bệnh dại nữa.

Có phải siêu dược giải độc!

Bất ngờ với… đồng tiện

Danh y Hải Thượng Lãn Ông đề cao nước tiểu của trẻ em trai và gọi đó là đồng tiện. Trẻ được lấy nước tiểu dưới 6 tuổi, khỏe mạnh. Khi lấy nước dùng làm thuốc thì bỏ đợt đầu và đợt cuối, chỉ lấy đợt giữa và không nên lấy nước đái có sắc đỏ, đục.
Phụ nữ bị chứng sản hậu uống đồng tiện sẽ tiêu được huyết cũ, khỏi được chứng đau bụng, chữa được chứng chóng mặt nhức đầu hay choáng váng bần thần.
Bột phân người, siêu dược giải độc!
“Vào đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở các tỉnh phía Nam (cuối 1945-đầu 1946) một đơn vị ta bị ngộ độc vì ăn phải nấm độc. Các thầy thuốc tây y cũng như đông y ở đơn vị đều bó tay.
Trước hoàn cảnh khó khăn ấy, một bà cụ nông dân xin chữa. Bà cụ đi ra ngoài một lúc trở về chế thuốc và cạy miệng cho những người ngộ độc uống. Tất cả đều đã được cứu sống trước sự ngạc nhiên của những người thầy thuốc khoa học hiện đại. Nhưng mọi người càng ngạc nhiên hơn khi hỏi bà cụ dùng thuốc gì thì cụ cho biết đã dùng phân người khô đốt cháy, hòa với nước.
Phải đợi 20 năm sau, trước nhu cầu thuốc chống choáng cho bộ đội đánh giặc, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mới nghĩ đến tìm hiểu cơ sở khoa học của kinh nghiệm dùng vị thuốc quá độc đáo này của nhân dân.

Bệnh phong tê thấp thoái hóa khớp

Theo lương y Phạm Cao Sơn, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa nên đây cũng là lý do khiến nhiều người mắc bệnh phong tê thấp gồm viêm đa khớp, thoái hóa các khớp tứ chi và cột sống cổ, cột sống thắt lưng, thần kinh tọa, viêm đa khớp dạng thấp …

Đối với bệnh viêm đa khớp dạng thấp, theo Tây y, đây là bệnh không dễ chữa khỏi, phải điều trị nhiều năm. Nó là một bệnh của hệ thống tự miễn, tức là cơ thể tự sinh ra những chất chống lại chính khớp và gây đau. Vì là bệnh tự miễn nên việc điều trị dứt điểm thường rất khó khăn. Các bác sĩ Tây y thường giới thiệu sang y học cổ truyền để chữa trị bằng thuốc Đông dược, thuốc dùng lâu dài, hiệu quả, không tác dụng phụ.
Khi mắc bệnh, cơ thể nóng sốt, các khớp viêm, sưng, nóng, đỏ, đau nhức mỏi, tê bì đau đớn. Bệnh nhân thường bị đau ở những khớp đối xứng trên 2 bàn tay, 2 bàn chân và dễ tái phát nên rất hạn chế vận động.
Nếu không được điều trị  bằng thuốc sớm và liên tục, để lâu ngày sẽ gây cứng khớp hay teo  cơ, dị dạng các khớp ngón tay, ngón chân. Tiếp đến, bệnh sẽ ảnh hưởng đến màng bao hoạt dịch do khí huyết tắc nghẽn bởi các yếu tố phong, hàn, thấp. Đến giai đoạn cuối, nếu bệnh phong tê thấp không được chữa trị, lục phủ ngũ tạng dễ bị hủy hoại. Khi đó, Đông y gọi là chứng tý lâu ngày không khỏi.
Còn thoái hóa khớp là bệnh mãn tính theo nghề nghiệp, tuổi tác, đặc thù lao động có thể gây ra ở bất cứ khớp nào ở cơ thể nhưng phổ biến ở cột sống chỗ thắt lưng, đốt sống cổ, ở khớp háng, gối… Thương tổn có thể hủy hoại sụn khớp, đặc biệt với đĩa đệm, cột sống, gai xương và sụn xương. Khi cột sống bị thoái hóa, đi lại sẽ khó khăn, thậm chí nằm liệt. Để lâu không chữa trị, không uống thuốc dễ bị teo cơ, cứng khớp.
Đau đớn vì gút
Tết đến, dù có bóp mồm, bóp miệng cũng không thể không ăn chút thịt gà, thịt bò. Chính thế, bệnh nhân gút mới khốn khổ. Cơn đau khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên.
lương y Phạm Cao Sơn cho biết: “Gút hay còn gọi là thống phong theo Đông y là tình trạng bệnh do rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng axit uric trong máu cao hơn người bình thường.
Bệnh gút gây ra các triệu chứng viêm khớp làm sưng, nóng, đỏ, đau các khớp. Đầu tiên chỉ là đau ngón 1 khớp ngón chân cái rồi khớp bàn chân, khớp ngón, khuỷu tay, khớp cổ tay, ngón tay, khớp gối, khớp háng.
Khi mức axit uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể tích tụ trong khớp xương gây đau đớn rất dữ dội.
Nếu theo nhìn nhận ở phương diện Đông y, người bị bệnh thống phong do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết và ứ trệ tại khớp. Ban đầu bệnh còn ở cơ biểu, kinh lạc sau vào gân xương và gây tổn thương tạng phủ”.
Bệnh nhân bị gút không chườm đá, xoa bóp hay lấy dao bào chích vì dễ gây nhiễm khuẩn có thể phải tháo khớp. Đặc biệt, người bị gút nên tránh đến các đám ma vì có xú khí dễ khiến bệnh gút tái phát.
lương y Phạm Cao Sơn, người làm ra thuốc phong tê thấp A - nhà 8/2, ngõ 15, phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội; ĐT: 098 5014859.


Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Bài học công tử Bạc Liêu

Vào thập kỷ 1980, sau khi Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy qua đời, dòng họ Trần Trinh chính thức khánh kiệt, những đứa con của Công tử Bạc Liêu rơi vào nghèo khổ.

Đúng 100 năm trước đó, dòng họ Trần Trinh cũng khởi đầu nghèo khó, ông Trần Trinh Trạch - ba của Trần Trinh Huy - là một cậu bé chăn trâu...
Nhờ đâu mà từ một cậu bé chăn trâu Trần Trinh Trạch lại trở thành đại điền chủ giàu nhất Nam Kỳ, để rồi đứa con Trần Trinh Huy có sẵn một núi tiền để ăn chơi vô độ, nổi danh là Công tử Bạc Liêu?

“Đái ra quần” vì phải đi học

Trong lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ, vùng đất Bạc Liêu mới được khai khẩn từ sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Cha mẹ của ông Trần Trinh Trạch có mặt trong đoàn người từ miệt Gò Công tới khai khẩn vùng đất Bạc Liêu, được chính quyền thực dân đưa đến vùng đất Cái Dầy lập nghiệp.

Vừa lớn lên cậu bé Trạch phải đi ở đợ, chăn trâu ở nhà ông bá hộ trong vùng, hằng ngày được lưng bụng bằng vài chén cơm thừa, ấm lòng bằng manh áo rách của con chủ thải ra.

Có một việc tình cờ làm thay đổi số phận của cậu bé Trạch. Đó là vào năm 1881, chính quyền thực dân buộc các gia đình bá hộ ở Nam Kỳ phải cho con đi học trường Pháp trong kế hoạch “khai hóa” vùng đất chúng vừa chiếm đóng.
Ông bá hộ nói: “Từ nay mày khỏi chăn trâu, mà đi học thay cậu Hai!”.

Thời ấy nhiều người giàu có ở Nam Kỳ tuy buộc phải hợp tác với chính quyền thực dân, nhưng rất ghét Pháp. Họ không muốn cho con đi học trường Pháp, mà ở nhà mời thầy đồ tới dạy học chữ Nho. Để đối phó với chính quyền, ông bá hộ ở Cái Dầy mới nghĩ ra chuyện bắt đứa nhỏ ở đợ, chăn trâu đi học thế.

Cậu bé Trạch đã sớm thể hiện mình là đứa bé “sáng dạ”, học giỏi, được các thầy khen ngợi. Cậu bé chăn trâu được học tới hết tiểu học, học cả tiếng Tây. Sự đi học nhờ lý do có một không hai ấy như là sự sắp đặt của số phận, để từ đó mà cậu bé chăn trâu vươn lên trở thành đại điền chủ giàu nhất xứ Nam Kỳ.

Thầy ký Trạch mê làm giàu

Học hết tiểu học, bằng cả chữ quốc ngữ và chữ Tây, Trần Trinh Trạch trở thành một trong số ít người giỏi cả chữ quốc ngữ và chữ Tây trong làng. Nhờ vậy mà ông được gọi ra làm thư ký làng. Từ công việc “biện làng”, thầy ký Trạch được rút lên làm thư ký trên quận, rồi rút lên tỉnh làm ở bộ phận thu thuế điền đất. Đi làm thầy ký.
Lúc ấy ở Bạc Liêu có ông bá hộ tên Phan Văn Bì có hàng ngàn hécta đất, ông mỗi năm đôi lượt lên tỉnh sao lục sổ bộ đất đai và đóng thuế điền địa. Thấy thầy ký Tó làm việc có trách nhiệm giúp đỡ mình và mọi người nhiệt tình, ông bá hộ Bì có cảm tình. Một lần, bá hộ Bì mời thầy ký Trạch về nhà chơi và dùng cơm trưa. Trong bữa cơm, ông bá hộ cố ý để cho thầy ký Trạch tiếp xúc với cô con gái thứ tư của mình tên là Phan Thị Muồi.
Chuyện gì đến rồi cũng đến, thầy ký độc thân và cô con gái rượu của ông bá hộ giàu nhất làng đã phải lòng nhau. Một đám cưới linh đình kéo dài 3 ngày giữa thầy ký Tó và cô con gái của bá hộ Bì.

Đám cưới xong, ông bá hộ Bì kêu thầy ký Trạch nghỉ làm việc vì lương bổng chẳng bao nhiêu, lại mang tiếng đi làm cho Tây. Ông bá hộ cho vợ chồng thầy ký Trạch mấy sở đất và cho vốn canh tác. Chỉ sau mấy mùa lúa trúng, vợ chồng ông Trạch phất lên thấy rõ, cất nhà đàng hoàng, mua sắm thêm ruộng. Có chút chữ nghĩa, từng làm việc nhà nước, nay lại có chút vốn trong tay, thầy ký Trạch đăng ký đấu thầu và đã trúng thầu quản lý sở cầm đồ của nhà nước.

Cũng nhờ kinh nghiệm và quen biết từ những năm đi làm thầy ký cho Tây, ông Trạch lại trúng thầu quản lý hãng rượu Bình Tây, độc quyền phân phối rượu ở Bạc Liêu. Nhưng chính sáng kiến của ông Trạch trong việc vay tiền Chà Sết-ty trên Sài Gòn về cho dân chúng ở Bạc Liêu vay lại, mới làm cho sự giàu có của ông Trạch bắt đầu được cả tỉnh Bạc Liêu biết đến. Ông vay tiền của nhà nước ở Sài Gòn với lãi suất thấp, đem về Bạc Liêu cho tá điền vay lại “ba phân lời” lấy chênh lệch.

Trong khi vợ chồng ông Trạch ngày càng ăn nên làm ra, thì các đứa con còn lại của ông bá hộ Bì lại mê cờ bạc, rượu chè, lâm vào nợ nần, phải bán dần đất để ăn chơi tiếp. Họ không bán cho người ngoài, mỗi khi có chuyện cần tiền là họ chạy tới vợ chồng thầy ký Trạch. Cứ vậy, hàng ngàn hécta ruộng ông bá hộ Bì chia cho cả chục đứa con lần lượt vào tay của vợ chồng đứa con thứ tư.

Thâu tóm hàng trăm ngàn hécta đất

Độc quyền cầm đồ, độc quyền phân phối rượu, độc quyền cho vay..., gia đình Trần Trinh Trạch phất lên như diều gặp gió. Nhưng chỉ đến khi ông Trạch trúng thầu giành quyền cung cấp muối cho cả Nam Kỳ thì sự giàu lên của ông mới nhanh như phi mã. Có tiền, ông thâu tóm thêm đất đai trong vùng, bằng cả mua bán sòng phẳng và ép buộc những người yếu thế. Cứ thế, đất đai của gia đình Trần Trinh Trạch cứ nới rộng mãi.
 
Có tiền, có ruộng đất cò bay thẳng cánh, ông Trần Trinh Trạch cho xây ngôi nhà đẹp nhất miền Tây lúc đó, giờ là khách sạn Công tử Bạc Liêu, thuộc Cty Du lịch Bạc Liêu.
Hiện nay, cơ quan có trách nhiệm vẫn còn để một gian thờ vợ chồng ông Trần Trinh Trạch trong khách sạn Công tử Bạc Liêu như là cách người đời sau ghi ơn những người có công xây dựng nên tòa nhà đồ sộ và tuyệt đẹp này.

Linh cảm ngày khánh kiệt

Suốt cuộc đời ông Trần Trinh Trạch đã dùng bao thủ đoạn để làm giàu, để thu gom hàng trăm ngàn hécta đất đai ở xứ Bạc Liêu và vùng lân cận. Lúc tuổi đã già, ông Trạch như linh cảm hậu vận không mấy sáng sủa của dòng họ Trần Trinh, nên ông quay sang làm từ thiện để “tích đức” lại cho cháu con. Vào các dịp mừng thọ, ông Trạch đều mở hầu bao ra để phân phát tiền của, lúa gạo cho người nghèo. Ông cũng cho xé hết giấy nợ của các tá điền, vì vậy cứ đến dịp mừng thọ của Hội đồng Trạch là cả vùng Bạc Liêu mừng như trẩy hội.
Một nhà nghiên cứu người Pháp tên là Pierre Procheux đã viết về ông trên một tờ báo Pháp như sau: “Phần lớn các điền chủ lớn ở Nam Kỳ có hành vi giống như các nhà phú thương và ngân hàng Châu Âu thời Trung cổ hay là các đại gia Mỹ thuộc nhóm Big Business tự thấy có nghĩa vụ trích một phần tài sản giúp những kẻ thiếu may mắn đồng thời tham gia công cuộc xây dựng xã hội. Ông Trần Trinh Trạch nổi tiếng nhất về các đóng góp xã hội của ông như xây cất Cư xá Đại học Đông Dương ở Hà Nội và vận động lạc quyên giúp quỹ cứu trợ Pháp quốc”.
Tại Vũng Tàu, một buổi chiều, sau khi tắm biển, ông Trạch trở lên khách sạn và thấy ớn lạnh trong người, rồi sốt cả đêm. Cậu Ba Huy vội lái xe đưa ông về Sài Gòn, nhưng đã không còn kịp, ông tắt thở trên đường đến bệnh viện, thọ 71 tuổi. Đám tang của ông cũng lại là một sự kiện lớn ở Bạc Liêu và cả Nam Kỳ. Tang lễ kéo dài đến 7 ngày với tất cả những nghi thức rườm rà tốn kém nhất mà người ta có thể nghĩ ra.
Từ một đứa trẻ chăn trâu với hai bàn tay trắng, một chút may mắn và ý chí làm giàu đã đưa ông Trần Trinh Trạch tới tột đỉnh giàu sang, đến khi nằm xuống vẫn là một trong những người giàu nhất Nam Kỳ. Thế nhưng, ông không thể ngờ rằng, cậu con trai mà ông đặt nhiều kỳ vọng và trao cho cả sản nghiệp là Ba Huy sau đó đã tàn phá núi gia sản với tốc độ còn nhanh hơn người cha Hội đồng Trạch trước đó gầy dựng nên. Để đến khi Công tử Bạc Liêu nằm xuống thì núi tài sản không lồ đã vơi đi gần hết. Để rồi đến đời con cháu của Công tử Bạc Liêu, lại quay trở lại sống nghèo khổ như cái thời ông Trạch đi chăn trâu cho người!

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Xu hướng của giao thông hiện đại

Đường bê tông xi măng: Bền vững, tiết kiệm

Cho đến thời điểm này, từ giới chức quản lý tới các nhà khoa học, hẳn không còn nhiều người băn khoăn so sánh đặt lên “bàn cân” về câu chuyện “tuổi thọ” - tức độ bền của đường xi măng so với đường bê tông at-phan nữa. Vấn đề còn lại chỉ là câu chuyện cơ chế chính sách để có thể nhân rộng mô hình này trong cuộc sống.
Sử dụng xi măng làm đường sẽ chịu được tải trọng cao, bền vững tới 50 năm mà chi phí duy tu bảo dưỡng chỉ bằng 27% so với đường bê tông át-phan.
Khuyến khích sử dụng xi măng trong xây dựng các công trình hạ tầng

Nghị quyết mới của Chính phủ cũng dành nhiều sự chú ý nhấn mạnh hướng đầu tư này. Chính phủ giao Bộ GTVT trực tiếp phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án sử dụng xi măng trong xây dựng hạ tầng giao thông, thay cho nhựa đường đang phải nhập khẩu.
“Trong khi thời tiết Việt Nam với đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều, lũ lụt, nắng nóng thất thường, tương đối khó thích nghi với loại hình đường bê tông at-phan, chúng ta nên sử dụng xi măng như một nguồn nguyên liệu quan trọng để làm đường với mục tiêu để bảo đảm sự bền vững”. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng cho rằng việc sử dụng xi măng làm đường nếu triển khai rộng hơn, mạnh hơn sẽ góp phần giảm áp lực cho Chính phủ trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.

Tiến hành xây dựng đại trà vào năm 2015

Thực tế đã chứng minh rằng, đường xi măng ở các vùng nông thôn chứng tỏ được sự bền vững của loại hình đường này dù kỹ thuật thiết kế thi công đơn giản, chi phí thấp.
Cũng cần phải nhìn thẳng và khẳng định một sự thật rằng, việc đẩy mạnh triển khai các dự án đường bê tông xi măng không có nghĩa chỉ mang lại lợi ích đơn thuần cho các DN xi măng. Đường bê tông xi măng góp phần giảm chi phí nhập khẩu vật liệu bê tông át-phan, nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng hạ tầng giao thông đã nội địa hóa được 100% nếu đề án này được thực hiện.

Nhìn rộng ra hơn nữa, trên địa bàn cả nước, nếu đề án này được thực hiện sẽ làm tăng thêm từ 10- 15% diện tích đường giao thông bê tông xi măng cho tất cả các loại đường: cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Điều này, rất quan trọng với những tuyến đường có lưu lượng xe trọng tải lớn, và ý nghĩa với các địa phương vùng sâu vùng xa, miền núi, chịu tác động xấu của mưa lũ nhiều, song đồng thời cũng là những nơi đang rất khó khăn về hạ tầng giao thông phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy, thành công của đề án có thể coi là thành công kép, bởi một lúc thực hiện được nhiều nhiệm vụ. Bộ GTVT dự kiến đề án sẽ được thực hiện làm 2 giai đoạn. 1 - 2 năm đầu sẽ là giai đoạn thí điểm, sau đó, tiến hành xây dựng đại trà vào năm 2015. 
 

Tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế với chủ đề “Đầu tư đường bê tông xi măng tại Việt Nam”.
Các nhà khoa học của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada cho rằng, việc sử dụng bê tông xi măng làm đường giao thông đã và đang được các nước trên thế giới thực hiện có hiệu quả, đảm bảo sự bền vững, thân thiện, không gây ô nhiễm môi trường và không phải bảo dưỡng, bảo trì, giá thành rẻ.
Tiến sĩ Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, đường bê tông xi măng (BTXM) là loại mặt đường cứng, có cường độ cao, phân bố đều tải trọng, chịu va đập tốt, thích ứng với các loại xe, kể cả xe bánh xích, xe tải trọng lớn. Cường độ mặt đường không thay đổi theo nhiệt độ, tuổi thọ của đường BTXM từ 40 đến 50 năm, cao gấp ba đến bốn lần so với mặt đường bê tông nhựa, ít tốn kém duy tu, bảo dưỡng. Ðường BTXM rất ổn định với nước, chịu được ngập lụt lâu ngày. Kỹ thuật thi công đa dạng, với thiết bị hiện đại, có thể cơ giới hóa toàn bộ, từ các khâu trộn, vận chuyển, rải đầm, hoặc với lực lượng lao động xây dựng thông thường, sử dụng lao động nông thôn đang thiếu việc làm. Bê tông xi măng thi công theo phương pháp trộn nguội, dễ kiểm soát chất lượng và thân thiện với môi trường.
Theo quy hoạch phát triển đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và sau năm 2020, việc áp dụng xây dựng mặt đường bê tông xi măng dựa trên tiêu chí: Đảm bảo tối ưu hoá chi phí bằng việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo khu vực, tuyến đường... Do vậy, trong giai đoạn đầu vẫn tập trung cho xây dựng đường giao thông nông thôn, các đường tuần tra biên giới, đường tại các khu vực thường xuyên ngập lụt, sau đó từng bước xây dựng đường bê tông xi măng cho các loại đường cấp cao và đường cao tốc.
Hiện nay, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam vẫn yếu kém, lạc hậu. Hệ thống đường địa phương, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn thiếu, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng. Đường bê tông xi măng có chi phí xây dựng ban đầu cao hơn nhưng chi phí duy tu bảo dưỡng thấp, tuổi thọ cao hơn, đặc biệt các vùng thường xuyên bị lũ lụt và ngập nước.
Dự kiến, nước ta sẽ thử nghiệm xây dựng đoạn đường cao tốc đầu tiên sử dụng kết cấu bê tông xi măng đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa với chiều dài 121km trong đó có 3 cầu  lớn và hai hầm đường cao tốc sẽ được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 200 triệu USD. Công trình do Tổng Công công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) làm chủ đầu tư. Chính phủ đã đồng ý với các kiến nghị, đề xuất của đơn vị này trong việc huy động cũng như thu hồi vốn.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Cây Bao Báp, Cây Gạo- bạch Tiên và hồng Tiên

Cây Gạo – với tâm linh của người Việt. 
 

Cây Gạo là cây thiêng, là thiên sứ mang thông điệp của Trời báo điềm lành cho dân cho nước.
Cây Gạo thường được gọi là Mộc Thiên vì có chiều cao rất vượt trội.
Cây Gạo lá thưa, không kín đáo nên chỉ có quạ làm tổ thôi, và như thế cây Gạo mang tư cách là cây vũ trụ.. Người xưa giải thích quạ là kim ô, là thiên sứ báo trước điềm trời.
Trong tư duy liên tưởng của người Việt, cây Gạo là biểu tượng của đời sống "cơm no, áo ấm". Cây Gạo cũng là một vị thuốc “lộc trời ban” làm nước uống tăng cường bảo vệ sức khỏe và thuốc chữa bệnh.
Cây Gạo mọc ở đầu làng là tượng trưng của Hổ, biểu hiện cho sức mạnh dũng mãnh của dân làng.
Cây Bao Báp – biểu tượng của châu Phi

Cây Bao báp thuộc họ Gạo và là một trong những loài cây đặc biệt ở châu Phi. Bao Báp được xem như biểu tượng của châu Phi, cây bao báp rất bí ẩn vì loài cây này có khả năng sinh tồn rất mạnh mẽ. Đây là loài cây duy nhất trên thế giới có khả năng tái tạo vỏ.
Hoa bắt đầu nở vào cuối buổi chiều, rạng rỡ nhất về đêm và bắt đầu héo rũ vào ngày hôm sau khi ánh nắng xuất hiện, nhưng hương hoa thơm ngát vẫn kịp lan tỏa khắp nơi.
Một cây bao báp to lớn có thể tự tạo nên hệ sinh thái riêng hỗ trợ sự sống của nhiều loài sinh vật, từ những loài hữu nhũ to lớn đến những con vật nhỏ bé. Chim làm tổ trên những cành cây, khỉ đầu chó ăn trái cây bao báp, các loài côn trùng và dơi hút mật hoa...
Trái bao báp chứa bột như bột sắn, rất bổ dưỡng và có chứa nhiều vitamin C hơn cam và nhiều canxi hơn sữa bò. Trái bao báp có thể được chế biến thành nhiều món ăn và thức uống, lá cây có thể dùng làm rau trong những bữa ăn hằng ngày hay được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Cây bao báp có mối quan hệ mật thiết với con người cả trong cuộc sống hằng ngày lẫn thế giới tâm linh. Chúng thường xuất hiện trong những truyền thuyết và chuyện thần thoại. những cư dân sống trong rừng tin rằng, hoa của cây bao báp dù chỉ nở một đêm nhưng đó là nơi trú ẩn của các linh hồn.

Đối với nhiều người, cây bao báp là hình ảnh đẹp để ngắm nhìn. Những cành cây chơi vơi trên bầu trời tựa như bộ rễ của cây. Nên bao báp còn được gọi là "cây lộn ngược"

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Thủ khoa 59 điểm trường Quốc học Huế

Thủ khoa 59 điểm
Theo thông tin mới nhất, nữ sinh trường THPT Quốc học Huế - Nguyễn Ngô Bảo Ngọc đã xuất sắc đỗ thủ khoa tốt nghiệp THPT với 59 điểm.

Bảo Ngọc sinh ngày 05/01/1995 hiện là học sinh lớp 12 chuyên Anh trường THPT Quốc học Huế. Đến thời điểm này, Bảo Ngọc là thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất của cả nước.
Điểm số các môn của Bảo Ngọc cụ thể như sau: Văn 9 điểm; Địa lý 10 điểm; Toán 10 điểm, Hóa 10 điểm, Sinh học 10 điểm, Ngoại ngữ 10 điểm.

Bảo Ngọc còn là  lớp phó phụ trách học tập của lớp 12 chuyên Anh.
Bảo Ngọc tâm sự, bài văn đó đã được Ngọc viết ra với tất cả cảm nhận không chỉ về trường hợp của Nguyễn Văn Nam mà từ nhiều câu chuyện cũng đã được phản ánh trên báo chí và trong đời sống trong thời gian vừa qua. “Lòng dũng cảm của Nam khiến mọi người có thêm niềm tin rằng xã hội này còn rất nhiều điều tốt đẹp. Vẫn còn rất nhiều người tốt và sẵn sàng giúp đỡ mọi người không vì một lý do gì” Em cũng không dám chắc rằng trong tình huống đó có thể dũng cảm được như Nam hay không.
“Tuy đó chỉ là một hành động trong chớp nhoáng nhưng em nghĩ đối với Nam đó lại là kết quả của cả một quá trình. Đó là lối sống được Nam rèn luyện trong cả một thời gian dài. Hành động lao xuống cứu người là phản xạ tức thời nhưng đã thể hiện cho lối sống đó”, nữ thủ khoa phân tích về hành động cứu người của Nam.
Nữ thủ khoa cũng chia sẻ quan niệm khá đặc biệt của mình: “Đối với môn Anh, em cũng không đặt nặng cho mình phải trở thành một học sinh xuất sắc, thông thạo mọi thứ mà em học để biết thêm nhiều về sự vật mới, khái niệm mới. Đó là một môn học hấp dẫn và thú vị. Em nghĩ là không chỉ môn Anh mà nhiều môn học khác đều có những cái hay riêng”.
Trong lớp, cũng có nhiều bạn đam mê với môn Anh và giúp em tìm ra cái hay, thú vị của môn học này. Em nghĩ là không chỉ môn Anh mà nhiều môn học khác đều có những cái hay riêng”.

Hot girl kiếm hàng chục triệu

Ngồi nhà… viết status

Đây là một trong những công việc mới nổi, cực hot, cực nhàn được không ít hot girl lựa chọn. Chỉ với một dòng status “than thở” vu vơ, một tấm hình minh họa và kèm theo lời chỉ dẫn sử dụng sản phẩm nào đó là bài đăng này đã thu hút được hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lượt xem.

Với nhiều người, đây chỉ là một bài đăng bình thường, nhưng đằng sau đấy là cả một “nghệ thuật” PR của các nhãn hàng.

Để thu về một lượng theo dõi và nhấn “like” lớn từ cộng đồng mạng, các nhãn hàng thường hướng đến những hot girl đình đám, có lượng người follower (theo dõi) cực nhiều, bởi chỉ cần một status các hot girl này đăng lên là dân mạng đã ào ào vào xem và bình luận.

Hot girl càng nổi tiếng, càng được nhiều người follower thì sản phẩm của các nhãn hàng có cơ hội được phát tán rộng hơn, nhanh hơn. Với mỗi status như vậy, các hot girl được trả từ 500 nghìn đến 4, 5 triệu đồng.

Làm “người yêu” của các ca sĩ nổi tiếng

Khi các ca sĩ đang từng ngày cạnh tranh nhau về số lượng fan thì việc đầu tư, chăm chút cho hình ảnh trong các MV luôn được đặt lên hàng đầu. Để thu hút được người xem, những MV này luôn có sự xuất hiện, tham gia diễn xuất của các gương mặt hot girl đình đám. Đây nghiễm nhiên trở thành nghề hot được nhiều hot girl nhắm tới.

PG cho các nhãn hàng

PG - Promotion Girls là một trong những nghề nghiệp lý tưởng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Không chỉ thoải mái về thời gian, PG còn giúp các cô nàng xuất hiện trước chốn đông người với những trang phục cực bắt mắt và ấn tượng.

“Nhiều người cứ nghĩ rằng làm PG chỉ việc đứng một chỗ, cười như một cái máy là xong. Thực chất, PG phải kiêm nhiệm rất nhiều việc như: giới thiệu sản phẩm, bán hàng khuyến, làm người mẫu tóc,… Là bộ mặt của cả doanh nghiệp nên vai trò và công việc của các PG cũng vì thế mà nặng nề thêm” - Linh Puryn, một hot girl từng làm PG chia sẻ.

Đây là lĩnh vực không mới nhưng cũng đòi hỏi rất cao ở các hot girl, không chỉ cần hình ảnh lung linh, thu hút, các nhãn hàng cũng còn rất nhiều tiêu chí khác để chọn một cô gái làm đại diện hình ảnh cho mình. 

Nếu chăm chỉ và chịu khó đầu tư, biết giao tiếp, giữ gìn hình ảnh, mỗi tháng các hot girl cũng có thể kiếm được thu nhập từ vài triệu đến vài chục triệu.
 “Gác” bằng đại học vẫn thu nhập chục triệu 

Trần Thu Hà (SN 1991), vừa lấy bằng đỏ ngành Sư phạm Toán - ĐH Sư phạm Hà Nội. Cô gái trẻ quyết định chưa dùng đến tấm bằng đại học mà tự mở cửa hàng để kinh doanh đồ lưu niệm thể thao.
Hà nói: “Tính em từ nhỏ đã thích bay nhảy, thích thử thách. Em luôn quan niệm khi còn trẻ, nếu có thể hãy cứ làm hết những gì mình thích, mình muốn, để sau này không cảm thấy hối tiếc về một thời tuổi trẻ của mình.
May mắn cho em là từng được tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9. Qua cuộc thi em đã được tiếp xúc với nhiều người giỏi. Rất nhiều trong số họ đã tự đứng lên gây dựng sự nghiệp riêng cho mình, do đó em cũng muốn tự mình làm được điều gì đó”. 
Thu Hà bảo, cô cũng muốn có một công việc ổn định, có thời gian rảnh rỗi chăm sóc gia đình, nhưng hiện tại cô còn trẻ nên muốn làm những gì mình thích. May mắn là bố mẹ và gia đình luôn tin tưởng ủng hộ những quyết định của Hà.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Mạ mân bảo vệ gan

Cây Mạ Mân 

Mạ mân là một cây thuốc lâu đời được người Tày, Nùng ở Lạng Sơn, Cao Bằng và một số vùng thuộc vùng núi phía Bắc Việt nam sử dụng để chữa các bệnh về gan, vàng da, lợi tiểu…
Đây là cây thuốc do một số lương Y người Tày –Nùng cống hiến. Mặc dù thực tế điều trị rất hiệu quả đối với viêm gan, vàng da, cổ trướng nhưng vì chưa có các nghiên cứu chứng minh nên chưa được công bố rộng rãi.

Đã nghiên cứu chứng minh thân rễ mạ mân có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và lợi mật rất tốt trên thực nghiệm, sử dụng rất an toàn...
Công ty CP dược – công nghệ sinh học Biofocus đã cho ra đời sản phẩm Bolimax sử dụng cây mạ mân chiết xuất ở dạng cao và bào chế dưới dạng viên nang có tác dụng giải độc, hạ men gan. Giúp tăng cường bảo vệ, giải độc cho tế bào gan và phục hồi chức năng gan, nhất là đối với người sử dụng bia rượu. Phòng và hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng trong các trường hợp: gan nhiễm mỡ, viêm gan virus, rối loạn chức năng gan, mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa ngoài da.

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Hạt Dổi sản vật quý miền núi Tây Bắc Việt Nam

Hạt Dổi đã được nhiều người biết đến như một sản vật quý của các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, Với giá từ 1-2 triệu đồng/kg
Nó cũng là nguyên liệu chính để làm nên một thứ nước chấm tuyệt vời khi được rang chín, giã nhỏ. Và pha với nước mắm để chấm đồ nướng …

Hạt dổi cũng có thể trộn với muối chanh thành một thứ nước chấm cay, chua, thơm đặc trưng, dùng để chấm thịt gà , thịt luộc thì không một nước chấm nào có thể sánh được. 


Tỷ phú bán dạo trầm hương xuyên quốc gia

Làng Trung Phước, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, Quảng Nam nằm nép mình bên đầu nguồn sông Thu bây giờ nức tiếng là làng tỷ phú. Hàng trăm ông chủ ăn nên làm ra bằng nghề sản xuất trầm hương, đưa ra nước ngoài bán dạo.
Lão nông Trương Văn Ba kiêm phu trầm, và bây giờ là tỷ phú bán dạo trầm hương xuyên quốc gia, kể chuyến xuất ngoại đầu tiên của anh là vào đầu năm 2011. “Tiếng Trung một tiếng không biết nên tui chỉ biết nói chuyện bằng 2 tay ra hiệu cứ thấy bất kỳ cửa hàng mỹ nghệ nào bên đường là tui yêu cầu tài xế dừng xe lại tui lôi gói trầm trong túi ra rồi bật hộp quẹt ga đốt để cho chủ cửa hàng nghe mùi thơm của trầm và ra hiệu muốn bán”. Không ngờ chuyến xuất ngoại bán dạo trầm đầu tiên tui thắng lớn, kiếm hơn 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Cũng giống như anh Ba, nhiều thanh niên của - những nông dân chân đất - cũng bắt đầu lập công ty sản xuất trầm hương và mang hàng sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản để bán dạo.
Còn Trương Thanh Hiền thì cười bảo: “Khi tui tốt nghiệp đại học kinh tế Đà Nẵng quyết định không xin việc làm mà bỏ về làng mở công ty trầm hương mỹ nghệ ai cũng bảo tui khùng. Nhưng hơn 4 năm qua, công ty trầm hương mỹ nghệ của tui ăn nên làm ra và nuôi sống hơn 60 hộ gia đình”.
Từ Trung Phước lên bến Cà Tang, nơi đầu nguồn Sông Thu, dài khoảng 4 km mà tôi nhẩm tính có đến gần 40 cơ sở và công ty chế biến trầm hương nhân tạo nhằm cung cấp cho những thương lái của làng xuất ngoại ra nước ngoài bán dạo. Điều kỳ lạ, hầu hết giám đốc các công ty sản xuất trầm hương tại làng đều là nông dân chân đất. Cầm tiền tỷ trong tay, nhưng các đại gia nông dân này vẫn cần mẫn làm việc, không mua sắm ô tô đắt tiền như các đại gia nơi thị thành.
Đại gia lão nông Huỳnh Văn Thành, bây giờ là ông chủ của công ty trầm hương nức tiếng ở làng Trung Phước, kể lần đầu đưa hàng sang Côn Minh, Trung Quốc bán dạo. Vì sợ lạc đường ông cầm theo danh thiếp của khách sạn, nhưng sợ đánh rơi không biết đường trở về nên lấy điện thoại chụp hình khách sạn cho chắc ăn. Cứ thế thuê taxi đi bán dạo khắp thành phố, đến khi về bật điện thoại đưa cho tài xế là về đến nơi.
Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn Huỳnh Tấn Triều kể rằng chính ông cũng rất ngỡ ngàng về ngôi làng đại gia này, bởi hầu hết, nông dân làng Trung Phước đều ăn nên làm ra từ nghề sản xuất trầm. Sản phẩm trầm lại được các nông dân của làng mang đi xuất ngoại bán dạo làm giàu mà có lẽ, ít ngôi làng nào ở Quảng Nam làm được.
Ông Triều cho hay đã nhiều lần huyện lấy mô hình làng tỷ phú Trung Phước nhân rộng ra toàn huyện, nhưng không hề dễ. Muốn được như vậy đòi hỏi nông dân các làng khác phải dám nghĩ, dám làm chứ không thể ngồi chờ đầu tư của nhà nước và cầm tay chỉ việc...
Giờ thì làng trầm đại gia Trung Phước là ngôi làng duy nhất ở Quảng Nam ghi tên địa danh của làng trên bản đồ trầm hương thế giới. Ở đó, có hàng trăm đại gia nông dân xuất ngoại bán dạo trầm hương và trở về giống như đi chợ.
Ông Từ Văn Long, ở xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam -một trong những phu trầm một thuở dọc ngang nơi miền rừng Trường Sơn - vẫn nhớ như in những tháng ngày “ngậm ngải tìm trầm” nơi rừng thẳm. Ông tự hỏi tại sao không đem cây dó bầu hương về trồng và bắt nó tạo trầm làm giàu?
Không chỉ ông Long, phu trầm Nguyễn Hoàng Huy, quê Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, Quảng Nam cũng nuôi giấc mơ tỷ phú từ việc trồng dó bầu tạo trầm và đã thành công.Khi vườn dó bầu của Huy khép tán, anh mày mò tìm chất xúc tác cây vào thân cây dó bầu hương để tạo trầm. Hơn 18 tháng sau ngày đưa chất xúc tác vào thân cây dó, Huy hạ cây để kiểm tra. Ước mơ tạo trầm cho dó đã thành hiện thực. Huy bảo khi hạ cây dó chặt đến đoạn cấy chất xúc tác thấy những vệt màu đen của trầm đã kết anh mừng rơi nước mắt.
Những phu trầm nghèo khó thuở nào rửa tay gác búa hạ sơn đã bắt đầu trở thành tỷ phú từ cây dó bầu.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Hành tây ngâm rượu vang đỏ thần dược cho tim mạch

Hành tây ngâm rượu vang đỏ.

 

-         Ngâm theo tỷ lệ: 3 củ hành tây + 750 ml rượu vang đỏ.

-         Cách chế biến: Rửa sạch hành tây, bóc lớp vỏ khô, cắt dọc thành 8 phần, cho vào bình thủy tinh, rồi đổ rượu vào. Cho cả lớp vỏ vàng của hành vào càng tốt. Đóng kín nắp bình rượu, để chỗ mát khoảng một tuần. Sau đó lấy hành tây ra, chắt rượu vào chai, cất vào tủ lạnh.

-          Cách dùng: Mỗi lần uống chừng 50 ml, người cao tuổi nên dùng khoảng 20 ml. Mỗi ngày uống 1-2 lần. Ăn cả lát hành đã ngâm càng tốt. Người thích ngọt có thể pha thêm vào rượu chút mật ong.

-         Công dụng: Theo tài liệu tham khảo, rượu vang đỏ ngâm hành tây có thể trị bệnh đau nhức đầu gối, giảm trí nhớ ở người già... Ở Nhật Bản, người ta dùng loại rượu ngâm này chữa bệnh cao huyết áp, giảm lượng đường trong máu, cải thiện tật viễn thị ở người cao tuổi, chữa chứng tiểu đêm, khó ngủ, mắt mờ và mệt mỏi, chữa bệnh nước tiểu đục, trướng bụng do bí đại tiện...

 

Hành tây “Nữ hoàng của các loài rau”.


-         Hành tây là thực vật duy nhất có chứa prostalandin A, có tác dụng mở rộng mạch máu, tăng lưu lượng máu lưu thông. Do đó, làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành, ngăn ngừa máu kết khối. Hàm lượng quercetin trong hành giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipoprotein mật độ thấp, tác dụng chống xơ vữa động mạch.