Cây Gạo thường được gọi là Mộc Thiên vì có chiều cao rất vượt trội.
Cây Gạo lá thưa, không kín đáo nên chỉ có quạ làm tổ thôi, và như thế cây Gạo mang tư cách là cây vũ trụ.. Người xưa giải thích quạ là kim ô, là thiên sứ báo trước điềm trời.
Trong tư duy liên tưởng của người Việt, cây Gạo là biểu tượng của đời sống "cơm no, áo ấm". Cây Gạo cũng là một vị thuốc “lộc trời ban” làm nước uống tăng cường bảo vệ sức khỏe và thuốc chữa bệnh.
Cây Gạo mọc ở đầu làng là tượng trưng của Hổ, biểu hiện cho sức mạnh dũng mãnh của dân làng.
Cây Bao Báp – biểu tượng của châu Phi
Cây Bao báp thuộc họ Gạo và là một trong những loài cây đặc biệt ở châu Phi. Bao Báp được xem như biểu tượng của châu Phi, cây bao báp rất bí ẩn vì loài cây này có khả năng sinh tồn rất mạnh mẽ. Đây là loài cây duy nhất trên thế giới có khả năng tái tạo vỏ.
Hoa bắt đầu nở vào cuối buổi chiều, rạng rỡ nhất về đêm và bắt đầu héo rũ vào ngày hôm sau khi ánh nắng xuất hiện, nhưng hương hoa thơm ngát vẫn kịp lan tỏa khắp nơi.
Một cây bao báp to lớn có thể tự tạo nên hệ sinh thái riêng hỗ trợ sự sống của nhiều loài sinh vật, từ những loài hữu nhũ to lớn đến những con vật nhỏ bé. Chim làm tổ trên những cành cây, khỉ đầu chó ăn trái cây bao báp, các loài côn trùng và dơi hút mật hoa...
Trái bao báp chứa bột như bột sắn, rất bổ dưỡng và có chứa nhiều vitamin C hơn cam và nhiều canxi hơn sữa bò. Trái bao báp có thể được chế biến thành nhiều món ăn và thức uống, lá cây có thể dùng làm rau trong những bữa ăn hằng ngày hay được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Cây bao báp có mối quan hệ mật thiết với con người cả trong cuộc sống hằng ngày lẫn thế giới tâm linh. Chúng thường xuất hiện trong những truyền thuyết và chuyện thần thoại. những cư dân sống trong rừng tin rằng, hoa của cây bao báp dù chỉ nở một đêm nhưng đó là nơi trú ẩn của các linh hồn.
Đối với nhiều người, cây bao báp là hình ảnh đẹp để ngắm nhìn. Những cành cây chơi vơi trên bầu trời tựa như bộ rễ của cây. Nên bao báp còn được gọi là "cây lộn ngược"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét