Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Lương y Phùng Văn Khang tỉnh Cao Bằng biệt tài chữa bệnh tim và gan

Ông là Phùng Văn Khang (SN 1937, trú xóm Bản Kính, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) là lương y có thâm niên 32 năm bốc thuốc chữa bệnh, cứu người.
Căn nhà cấp bốn được xây bằng đá và đất đỏ gắn kết của lương y Phùng Văn Khang tọa lạc dưới chân núi Phja Rác cao vút, nằm ngay ven đường Quốc lộ 3, cách thành phố Cao Bằng 35km. Lấy vợ năm lên 19 tuổi, sau khi sinh được đứa con đầu lòng, tháng 2.1966 chàng thanh niên Khang lên đường nhập ngũ vào miền Đông Nam Bộ. Năm 1968, ông xuống tham gia công tác, chiến đấu tại Phòng Hậu cần B3, Lữ đoàn 11, thuộc lính Bộ binh ở Lục Ninh, Bình Phước. Tuy nhiên, một năm sau ông theo lữ đoàn lên Gia Lai chiến đấu.
Lang y già với biệt tài chữa bệnh từ 36 cây thuốc
Lương y Phùng Văn Khang đang chế thuốc. 
Năm 1971, ông Khang lại cùng lữ đoàn sang các tỉnh miền đông Campuchia như Stoeng Trêng, Krâcchéh, Kâmpóng Cham… làm công tác tuyên truyền chống lại quân (Xiêm) Khơme đỏ. Khi đó, trong lữ đoàn có rất nhiều bộ đội bị bệnh và bị thương, ở trong rừng lại không có bác sỹ, không thuốc để chữa trị, cả đơn vị lo lắng. Lúc đó, có một ông lương y ở tỉnh Stoeng Trêng, tên là Hoàng Tiến Sình, người gốc Hoa tình nguyện lên đơn vị chữa bệnh cho anh em đơn vị. Thầy Sình nhiệt tình chỉ bảo ông rất cẩn thận và dặn rằng: “Bộ đội Cụ Hồ Việt Nam sang đây cứu nhân dân Campuchia, tôi có ít bài thuốc sẽ cố gắng chữa trị cho bộ đội. Anh cũng nên học để biết chữa bệnh cho anh em đơn vị còn tiếp tục hành quân làm nhiệm vụ. Ông tâm sự: “Quãng thời gian ở Campuchia 3 năm, tôi hầu như đã học thuộc hết các bài thuốc chữa bệnh bằng phương pháp đông y do thầy Sình truyền dạy. Tôi thực sự cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc khi được thầy chọn làm truyền nhân”.
Tháng 10.1974, ông Khang xuất ngũ trở về quê hương. Năm 1980, ông Khang làm Bí thư Đảng ủy xã Quốc Toản (huyện Trà Lĩnh). Về quê, làm cán bộ xã, đi và gặp nhiều người bị bệnh, hoàn cảnh khó khăn, ông không cam lòng và bắt đầu công việc bốc thuốc chữa bệnh, cứu người. Biệt tài của ông là chữa bệnh tim và gan, dựa vào kết quả bệnh án của bệnh viện. Nhiều người mắc trọng bệnh, chạy đôn đáo khắp nơi chữa trị mà không chuyển biến nhưng khi tìm đến ông chữa trị lại khỏi.


Anh Huỳnh - Chi cục Hải quan tỉnh Cà Mau có vợ bị bệnh tim sang Nhật Bản điều trị không khỏi. Biết tin ông, lặn lội lên Cao Bằng gặp ông bốc 8 thang thuốc về uống đã khỏi hẳn.
Ông còn chữa được các bệnh xơ gan cổ chướng, viêm gan B, gan nhiễm mỡ… Đối với các bệnh nan y như ung thư vòm cổ, cổ tử cung ở giai đoạn đầu phát hiện, ông cũng có bài thuốc hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Ngoài ra, ông còn chữa khỏi được bệnh phổi, đại tràng, trĩ, dạ dày, thần kinh…
Ông Khang cho biết: “Nếu lấy tiền thuốc từ tiền trăm, tiền triệu/người bệnh thì tôi đã có số tiền kha khá. Nhưng làm nghề bốc thuốc tôi không được phép đoán bệnh ra giá tiền. Người có bệnh tìm đến mình là vinh dự và trách nhiệm. Bệnh nhân trọng bệnh, nhà nghèo tôi chỉ chữa bệnh làm phúc. Tôi luôn giữ lời hứa với thầy Sình – người truyền nghề cho tôi”.


Theo Lưu Vĩnh (Lao động và Đời sống)

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Bí ẩn bài thuốc kê hoàn và Võ Tắc Thiên

 Dù đã gần 80 tuổi, không đêm nào Võ Tắc Thiên ngủ mà thiếu đàn ông.
Giải mã khả năng tình dục vô biên của Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên "cải cách" chuyện phòng the, tìm ngay một tình nhân nhỏ tuổi - Ảnh minh hoạ  

Bí ẩn thuốc kê hoàn

Đến những năm Võ Tắc Thiên quá tuổi trung niên, khả năng sinh lý đã giảm, bà cho vời ngự y đến để nghiên cứu tìm thuốc hồi xuân. Ngự y đã tìm và chế thuốc đem dâng, tâu rằng uống xong chỉ chốc lát là có thể hưởng lạc thú tuổi thanh xuân. Từ đó, ngày nào Võ hậu cũng dùng thuốc hồi xuân và hiệu quả thật bất ngờ.

Thời đó, quan Thái thú Lã Cung Đại đã 70 tuổi nhưng chưa có con vì bất lực. Ông đã dùng bài thuốc hồi xuân kể trên mà sinh được 3 con trai. Từ đó, ông không dùng nữa. Số thuốc còn lại, ông vứt ra vườn. Có con gà trống chạy đến mổ ăn sạch, ăn xong liền đi tìm gà mái đạp ngay, vừa đạp vừa mổ gà mái. Con gà trống dính liền trên lưng gà mái mấy ngày không xuống, làm gà mái trọc cả đầu. Vì thế, thuốc có tên là Thốc kê hoàn (thốc là trọc đầu).

Thốc kê hoàn gồm các vị: Nhục thung dung, viễn chí, tục đoạn, mỗi thứ 40g; ngũ vị tử 30 g, xà sàng tử 25g, chỉ thực 25g. Tất cả tán mịn, dùng dạng bột hoặc sắc lấy nước.

Chữa dứt điểm bệnh tiểu đường

Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống và luyện tập đóng vai trò hết sức quan trọng.

Dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu tới độc giả một số món ăn - bài thuốc trị tiểu đường rất hiệu quả sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định mức đường huyết và ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng tiểu đường.

Cây kim thất tai (kim thất),
còn gọi là rau lúi, rau lùi, đái dầm, thiên hắc địa hồng, khảm khon (Tày). Tên khoa học Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae. Thấy mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn. Nhưng Kim thất lại giàu dược tính nên được sử dụng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy khô.

Bài thuốc kỳ diệu chữa dứt điểm bệnh tiểu đường không tốn tiền

 Cây kim thất tai
Kim thất là loại cỏ có thân thảo, nhẵn với nhiều cành. Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước. Mặt trên phiến lá màu xanh thẫm đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó gọi tên là Thiên hắc địa hồng. Cụm hoa hình đầu, màu vàng cam mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Quả bế hình trụ mang một mào long trắng ở đỉnh. Ra hoa và kết quả vào mùa hè.


Cây kim thất rất dễ trồng và cho đến nay chưa thấy bất kỳ một loại sâu bệnh nào phá hoại. Trên cây không thấy xuất hiện lá vàng, héo úa nào. Là cây ưa nắng nhẹ, nắng buổi sáng, chỗ mát mẻ. Chỗ trồng cây này không nhất thiết có nhiều nắng. Cây có thể luộc ăn, nấu với canh ngao, thịt băm ăn đều ngon.
Đông y cho rằng, kim thất có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Được sử dụng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau…
Lưu ý: Theo nhiều tài liệu, để có tác dụng trong điều trị tiểu đường phải tìm đúng  giống cây kim thất có đặc điểm sau: Phiến lá hình răng cưa, có màu xanh; Cuống tím; Hoa vàng
Cách sử dụng:
Sáng chiều, nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá. Điều hoà lượng đường trong máu rất rỏ rệt. Không gây phản ứng phụ. Không độc. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác.
Người không bệnh gì cả:
Thường xuyên ăn tươi các ngọn kim thất, hoặc xào, nấu canh sẽ có tác dụng tốt làm cho máu huyết được lưu thông, điều hoà, tăng cường sức khoẻ, chống bệnh... Điều hòa huyết áp, điều hòa và tăng cường các chức năng nội tiết.
Món ăn bài thuốc

Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng đái tháo đường bị nhẹ.

Canh khổ qua là món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2 rất tốt
Bài thuốc kỳ diệu chữa dứt điểm bệnh tiểu đường không tốn tiền
 

Canh đậu đỏ, bí đao: Món ăn bài thuốc trị tiểu đường từ đậu đỏ và bí đao phù hợp với chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên.

Cháo địa cốt bì: địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch môn đông 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo. Đây là món ăn bài thuốc trị tiểu đường dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

Cháo rau cần tây: Đây là món ăn bài thuốc điều trị tiểu đường dùng trong các trường hợp tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 - 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối, gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều.

Cháo cá trê: cá trê 250g, gạo 100g. Cá mổ bụng, rửa sạch, thả vào nước sôi luộc, vớt ra lọc xương rồi cho thịt cá vào nước luộc cùng gạo đã vo sạch nấu cháo, cho gia vị, bột ngọt vừa ăn. Chia ăn trong ngày. Món ăn - bài thuốc này có tác dụng: bổ âm khai vị trị đái tháo đường.

Cháo thục địa, nhục quế: nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng.

Canh lá sen, cá trạch: cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều.

Canh thịt dê, đậu hũ: phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Dùng món ăn bài thuốc để trị cho bệnh nhân đi tiểu nhiều.

Cá chép hầm đậu đỏ: cá chép 1 con (500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước.

Cá trạch 8 - 10 con, nước hàng, mắm, tiêu, hành, mỡ vừa đủ. Cá cắt đầu đuôi rửa sạch để ráo, cho cá vào nồi, rưới nước hàng, nước mắm, tiêu bột, hành, ướp 20 phút. Bắc lên bếp lửa riu riu kho chín, cho mỡ vào, đun sôi đều là được. Ăn trong bữa cơm.

Theo Songkhoe

Tác dụng của ong đất

Người Chơ Ro rất sợ bị ma quỷ đến nhà quấy phá nên treo những tổ ong vò vẽ ở ngay trước cửa để ma quỷ không thể bước vào nhà”. Mặt khác, Tổ ong còn được người Chơ Ro sử dụng làm thuốc trị bệnh được cho là rất hiệu quả.
Một trong những phương thuốc đó là tổ ong vò vẽ. Chẳng hạn như các chứng nhức đầu, đau mắt, cảm sốt hay ghẻ lở. Chỉ cần bẻ một miếng xác tổ ong cho vào nồi đun sôi rồi đem xông hơi. Cứ làm như vậy khoảng 3 lần liên tiếp, bệnh sẽ dứt hẳn.


Lạ lùng tục treo tổ ong trấn yểm cửa nhà ở Đồng Nai
Già làng bên cành lá bứa, một vị thuốc giải độc khi bị ong đốt  
Người Chơ Ro còn dùng tổ ong vò vẽ phơi khô ngâm rượu uống vào ban đêm để chữa trị chứng đau khớp và dạ dày. Không chỉ vậy, đối với những trẻ em biếng ăn, người Chơ Ro cắt miếng xác tổ ong bằng bàn tay đem sắc lấy nước cho uống uống hằng ngày. Già làng Nổi tiết lộ, tổ ong dùng làm thuốc phải sử dụng ở dạng khô chứ lúc ướt hoàn toàn không chứa dược tính gì. “Phải phơi khô rồi để ráo qua 10 mùa rẫy mới làm thuốc được. Chúng tôi không giải thích được nhưng đúng là tổ ong có khả năng trị các chứng bệnh trên, người dân đã áp dụng rất nhiều, cho kết quả cao. Đó là kinh nghiệm dân gian, còn khoa học chưa thấy ai chứng minh”, vị già làng nói. Liên quan đến loài ong vò vẽ, cộng đồng người Chơ Ro lưu truyền cách giải độc khi bị ong đốt rất đơn giản nhưng hiệu nghiệm. Theo đó, nếu bị ong đốt chỉ cần hái lá bứa (một loại lá người Chơ Ro vẫn dùng để nấu canh chua ăn hàng ngày) đun lấy nước tắm vài lần sẽ khỏi ngay. 

Theo đám thợ, họ bị ong đốt không hiếm nhưng vì có cách để giải độc nên không nguy đến tính mạng. Trước hết phải nhổ ngay kim chích. Dùng củ, lá môn hoặc măng vòi non chà xát tại chỗ. Nếu bị đốt ở gần nhà thì dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt xát tại chỗ để giúp giảm đau. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương.
Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt. Sau khi sơ cứu ban đầu thì cho nạn nhân uống nước gừng tươi giã nhỏ và chuyển gấp đến trạm y tế xã để cấp cứu.  
Chúa tể của loài ong. Ong bồ nâu (ong đất) đốt đâu chết đấy”.
Đôi mắt kép lồi lên sáng quắc, cặp cánh rộng đập phần phật lao vun vút như gió, ong đất được trang bị thêm chiếc nọc kịch độc, lúc "nổi cơn điên" 10 con có thể đốt chết một trâu mộng. Lạ thay, vẫn có những người thích giỡn với tử thần khi đào tổ ong đất mang về nhà nuôi.
Ngoài ngâm rượu ong già chữa bệnh xương khớp, người Nùng ở Pờ Ly Ngài còn cất giữ bí quyết chế biến nhiều món ăn ngon tuyệt hảo.  
Điển hình như món muối ong. Người ta nướng cả sáp chứa nhộng bằng than hoa đỏ rực cho tới khi nhộng chín và khô, cầm tay lắc lắc nghe rõ tiếng kêu lục lặc như quả mướp giống phơi khô; sau đó bóc nhộng ra cho vào cối, tẩm một ít muối, mì chính, hạt tiêu rừng, vài nhánh hoa hồi dầm nát, tưới thêm một hai chén rượu ngô, trộn đều và cho vào lọ bịt kín lại, càng để lâu càng ngon, chấm với cơm nếp nương vừa béo, vừa ngậy, vừa thơm.
Loại muối này chỉ xuất hiện trong mâm cơm khi diễn ra những sự kiện đặc biệt trong năm như ngày Tết, rằm tháng Bảy hoặc có khách quý đến chơi nhà.




Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Ông Trần Ngọc Lâm và trà thảo dược Trường Sinh Thang

Ông Trần Ngọc Lâm sinh năm 1952 trong một gia đình đông anh em. Năm 1972 vào bộ đội, đi chiến trường B, từng vào sinh ra tử trong rất nhiều trận đánh khốc liệt. Đất nước giải phóng, ông về làm lái xe và sửa chữa ô tô ở đội xe của Bưu điện tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1989, ông có triệu chứng bệnh tật, ho cả ra máu, cơ thể sa sút rất nhanh. Đi khám ở đâu bác sĩ cũng bảo bị bệnh lao. Chữa trị suốt 2 năm trời, song bệnh tình chỉ càng nặng thêm. Năm 1991, cơ thể kiệt quệ, chỉ còn bộ xương bọc da, không đứng dậy nổi nữa. Người em trai đưa ông về Bệnh viện Quân đội 103, mới biết ông bị ung thư phổi, đã di căn. Bác sĩ bảo, muốn sống thêm khoảng 2 năm nữa thì phải dùng phương pháp hóa trị và xạ trị. Chứng kiến cả trăm người sống lay lắt với bệnh ung thư ở bệnh viện, mà rồi vẫn chết, nên ông trốn bệnh viện về Lào Cai. Ông giấu bệnh tật của mình, làm việc cật lực để mong mất nhiều sức, chết nhanh hơn.
Ông làm việc trong một xưởng sửa chữa ô tô. Những lúc đau quá, ông ra sức quay máy để quên cơn đau, để được chết nhanh. Ông nghĩ, đâu cũng chết nên chả phí phạm những đồng tiền ít ỏi đó. Ông cứ nhằm lúc nào cơn đau đến là lao vào làm việc quần quật. Có lần, cơn đau quật ngã ông. Anh em lao động khiêng về cho vợ con ở Lào Cai để đem đi chôn. Nhưng rồi, ông vẫn sống lay sống lắt. Nhiều đêm, vợ phải nhấc chân ông lên trời, chúc đầu ông xuống đất cho dễ thở. Lẽ đời, người mong sống thì chết, còn người mong được chết mà cứ sống dai dẳng. Căn bệnh ung thư quật ngã ông, ông lại đứng dậy. Ông sống lay lắt hết năm này qua năm khác. Sau này, các thiền sư Tây Tạng bảo rằng, nếu hồi phát hiện ra bệnh ung thư, ông Lâm đau khổ, dặt vặt, mất hết niềm tin, nằm lỳ một chỗ thì không thể sống được đến ngày nay.

Thiền sư bí ẩn và những bài thuốc quý


Hồi làm thuê ở thị trấn Vân Sơn (Trung Quốc), biết ông Lâm giỏi võ, Vàng Lù Pao đã tìm gặp ông. Pao có một đội xe siêu trường siêu trọng chở hàng trên con đường xuyên Á, từ Hà Khẩu (Lào Cai) lên Tây Tạng, rẽ qua các nước Trung Đông và châu Âu, rồi lại lấy hàng ở những nước đó chở về miền Nam Trung Quốc. Pao mời ông Lâm làm công việc giám sát đội xe và sửa chữa cho đoàn xe khi gặp sự cố.
Cuối năm 1993, khi đoàn xe đến thị trấn Lhasa, nằm trên sườn núi Hymalaya, gần biên giới Nepal, trên độ cao 3.600m, thì tắc đường do núi băng đổ xuống làm gãy cầu. Đoàn xe phải dừng lại vài ngày chờ tu sửa cầu. Cạnh đường lớn có một ông sư thân thể gầy tóp. Trong giá lạnh âm độ băng giá, ai cũng áo da, áo lông vẫn rét căm căm, mà ông sư chỉ choàng chiếc áo cà sa màu vàng mỏng manh thêu kim tuyến rộng thùng thình. Phía tay phải ông có chiếc vòng luân xa, bên trái có đống gạch và trước mặt là chiếc chậu bằng đất nung có mấy đồng tệ mệnh giá nhỏ và những gói thuốc bột chiết xuất từ lá cây. Vị thiền sư ngồi bất động như đang thiền.

Ông Lâm nhìn thầy tu khổ hạnh xót cảm nên có mấy chục tệ trong túi ông dốc cả bỏ vào chiếc chậu đất. Vị thiền sư bảo: "Tôi xin báo với thí chủ rằng thí chủ sắp chết. Bệnh của thí chủ sẽ không thể chữa khỏi được, nhưng nếu theo tôi chữa trị sẽ sống được lâu hơn". Ông Lâm tin lời nói đó là thật nên xin Pao cho đi theo vị thiền sư. Pao hẹn 4 tháng sau sẽ đón ông Lâm ở đúng chỗ này.
Vị thiền sư có pháp danh là Uy-ri-ang-kha-đa. Hàng ngày, ông cùng những sư sãi khác lên núi lấy thuốc về chữa trị cho các bệnh nhân. Một lần, ngồi nói chuyện, vị thiền sư hỏi về thân thế ông Lâm. Ông kể lể tình hình bệnh tật và quê hương, đất nước mình. Vị thiền sư "à à..." mấy tiếng và tỏ ra rất vui. Ông hỏi rằng: "Có phải nước nhỏ của thí chủ đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên không?". Hôm sau, mới sáng sớm, vị thiền sư gọi ông Lâm bảo đi cùng. Đi theo ông và vị thiền sư có một giáo viên người Tạng, biết tiếng Hoa và tiếng Phạn làm phiên dịch. Người phiên dịch này bảo rằng, vị thiền sư rất khâm phục người Việt Nam, vì Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng anh dũng. Vị thiền sư dẫn ông Lâm đi theo và truyền nghề thuốc cho ông một phần là vì ông là người ở đất nước phía Nam, "rất nóng và có quả chuối", đã đánh thắng cả quân Mông Cổ, trong khi, tổ tiên ông núi cao, rừng thẳm, rộng lớn mênh mông mà không cản nổi bước chân của Thành Cát Tư Hãn.

Trong chuyến đi lấy thuốc, ông Lâm được chứng kiến cảnh một bà mẹ người Tây Tạng ngồi trên tảng đá bồng con hát ru. Anh giáo viên đó dịch cho ông Lâm nghe nội dung bài hát đại để: "Có một đất nước phía Nam nhỏ bé, nóng lắm và có quả chuối, nhưng đã ba lần đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh...". Đây là bài hát ru có từ 700 năm trước mà bà mẹ Tây Tạng nào cũng thuộc lòng. Nghe lời dịch đó, ông Lâm đã khóc nức nở.

Thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho ông Lâm đi theo học nghề thuốc sau khi đã bắt ông hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Ông sợ nói ra người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng. Lúc đó không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên ông Lâm chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư đặc biệt là bệnh phổi của mình. Trong số những cây thuốc quý chống ung thư, ông Lâm đặc biệt chú ý 7 loại thảo dược mà các thiền sư quý nhất, phối hợp tạo thành bài thuốc mà các thiền sư Tây Tạng gọi là Trường Sinh Thang. Giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa vẫn dùng bài thuốc này. Đây có thể coi là vị thuốc trường sinh, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng hàng ngày thay trà từ hàng ngàn năm qua.

Điều trị ở trong hang, dù chỉ được ăn hạt răng ngựa, rất kham khổ, song chỉ mấy tháng sau, cơ thể tiều tụy, chỉ có độ 47kg của ông Lâm đã tăng lên 52kg, sức khỏe hồi phục gần như người thường. Ông Lâm không thấy biểu hiện khó thở, tức ngực nữa. 4 tháng sau, vị thiền sư này nhắc: "Lù Pao nhắn anh xuống núi đấy". Ông Lâm buồn rầu nói: "Con phải đi rồi, nhưng bệnh con có khỏi được không?". Vị thiền sư mang cho ông Lâm một bao thuốc dặn mang về uống. Ông Lâm hỏi: "Chia tay thầy rồi, con có gặp lại được thầy nữa không?". "Còn duyên thì gặp được thôi!" - vị thiền sư nói rồi quay đi. Ông Lâm xách đồ xuống núi, nước mắt chứa chan. Ông nghĩ rằng, rời ngọn núi này thì trước sau sẽ chết, nhưng ông vẫn phải ra đi.

Bò lên đỉnh Fansipan

Đầu năm 1997, Hà Khẩu mở cửa thông thương, ông về Lào Cai cùng người em trai mở xưởng sửa chữa ô tô. Tuy nhiên, thời gian ngắn sau, căn bệnh ung thư phổi lại tái phát rất nặng. Sợ vợ con phải đau khổ khi chứng kiến cái chết từ từ của ông, ông đã có một quyết định kỳ cục, đó là trèo lên đỉnh Fansipan tu thiền và chờ chết một cách lặng lẽ trên đó.

Cuộc đời như huyền thoại của ‘người rừng ung thư’ Trần Ngọc Lâm
Ngoài lúc hái thuốc, ông Lâm ngồi thiền trong giá lạnh theo phương pháp thiền Tây Tạng 
Cuối năm 1998 ông bắt đầu leo núi với đầy đủ chăn màn, quần áo, dao phát, lương thực.  Khi đó, ông như người sắp chết, cứ bò lê bò lết từng bước một. Khi nào mệt thì quấn áo mưa ngủ, tỉnh dậy lại bò. Cứ vừa đi, vừa bò, vừa lết như vậy 4 ngày 4 đêm thì lên đến độ cao 2.900m. Điều kỳ diệu đã xảy ra, khi ông Lâm thấy rất nhiều loại cây thuốc mà ông từng sử dụng ở Tây Tạng. Hóa ra, ở độ cao gần tương đương, thì hệ sinh thái tương đối giống nhau. Ông nhổ những cây thuốc quý mà vị thiền sư Tây Tạng chỉ cho, rồi nhai sống luôn cả hoa, lá, thân, rễ.

Trên độ cao 2.900m, ông Lâm kiếm một cái hang nhỏ, nông choèn để ở. Ông phát trúc, lợp thêm cái mái che mưa gió khỏi hắt vào. Hàng ngày, ông mặc phong phanh trong giá lạnh để thiền, điều hòa chân khí, hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ. Ông Lâm bảo, phương pháp thiền của các thiền sư Tây Tạng vô cùng huyền diệu. Các thiền sư nói với ông rằng, bộ não con người tuy nhỏ, nhưng lại tiêu tốn mức năng lượng rất lớn. Giữ cho bộ não luôn thanh thản, thư giãn đặc biệt quan trọng với người mắc ung thư. Theo ông Lâm, những người mắc ung thư mà đau khổ, dằn vặt, luyến tiếc, suy nghĩ nhiều, thì sẽ chết rất nhanh. Còn những người vui vẻ, thanh thản, sẵn sàng đón nhận cái chết, không chút luyến tiếc, thì có thể sống được rất lâu. Nếu những người mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, tu thiền theo phương pháp của các thiền sư Tây Tạng cũng là cách trị bệnh hiệu quả.

Những kỳ hoa dị thảo

Trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm rất nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến.  Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình. Hồi trèo lên Fansipan, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh.

Cuộc đời như huyền thoại của ‘người rừng ung thư’ Trần Ngọc Lâm
Ông Lâm bên cây thuốc quý 
Theo ông Lâm, cỏ nhung này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao. Các thiền sư Tây Tạng sử dụng cỏ nhung để tăng cường sức khỏe, giải độc cơ thể, điều trị ung thư. Vận động viên của Trung Quốc thường dùng cỏ nhung trước các cuộc thi đấu bởi nó có tác dụng chẳng kém gì doping. Viện quân y Trung Quốc sử dụng cỏ nhung cùng một số vị khác trong điều trị ung thư từ rất lâu rồi. Nhưng cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan. Với tác dụng này, cỏ nhung thực sự là thần dược, cỏ trường sinh, quý hơn vàng ròng.

Hồi ông Trần Ngọc Lâm lên đỉnh Fansipan sống trong hang, ông bất ngờ khi phát hiện có rất nhiều tiết trúc nhân sâm ở độ cao từ 2.500m trở lên trên núi Hoàng Liên Sơn. Các nhà sư Tây Tạng đánh giá nó quý ngang với sâm Triều Tiên. Ông Lâm từng đào được một củ sâm 800 tuổi, thân nó có 800 đốt. Thay vì bán củ sâm kiếm tiền tỉ, ông đã chặt khúc biếu hàng xóm, bạn bè, con cháu. Dù có đào tung trái đất này, cũng không thể kiếm được củ sâm già như thế. Trên thế giới, củ sâm 2-3 trăm tuổi, đã được coi là báu vật vô giá rồi.
Trong số hàng trăm dược liệu quý như báu vật ở Hoàng Liên Sơn, thì có một loài nấm vô cùng quý hiếm, được người Trung Quốc so sánh với vàng ròng, là nấm phục linh thiên. Hồi lang thang sâu trong rừng, ở độ cao 2.800m, ông Lâm đã phát hiện có một cánh rừng, toàn những cây vân sam hàng ngàn năm tuổi. Loài cây này trên thế giới cũng vô cùng hiếm. Ở Việt Nam chỉ mới phát hiện duy nhất ở Hoàng Liên Sơn, số lượng khoảng 400 cây. Ở Tây Tạng cũng có một cánh rừng vân sam. Ông Lâm đã được theo chân các thiền sư đi lấy củ nấm này nên ông nhớ. Các thiền sư Tây Tạng chỉ dùng một lát nhỏ của củ nấm chế vào các vị thuốc điều trị ung thư cho các bệnh nhân nặng. Người Trung Quốc thường tìm lên Tây Tạng thu mua loài nấm này. Họ dùng vàng để mua bán. Củ nấm nặng 1 lạng, thì họ đổi 1 lạng vàng. 
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nấm phục linh thiên, cũng không có nhà dược học nào biết về loài nấm này. Tuy nhiên, theo “người rừng” Trần Ngọc Lâm, qua thực tế sử dụng nhiều năm nay, ông thấy phục linh thiên có tác dụng ức chế mạnh khối u. Khi ông cho thêm vài lát phục linh thiên vào bài thuốc, ông cảm thấy tác dụng mạnh hơn, dài hơn. Với người huyết áp thấp, ốm yếu, suy nhược, thì nấm phục linh thiên có tác dụng kỳ diệu.

Bí mật trồng thần dược trong rừng thẳm

Ông Lâm đã đi khắp đại ngàn Hoàng Liên, xuyên dọc biên giới đến tận Mường Tè của đất Lai Châu, sang cả quả núi cao 3.900m cạnh Mường Tè thuộc đất Trung Quốc, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một cây ngũ trảo long nào. Ngũ trảo long được các thiền sư Tây Tạng đánh giá là thảo dược quý nhất trong bài thuốc trị ung thư. Biết rằng ở Việt Nam không có cây thuốc trân quý này, nên ông Trần Ngọc Lâm đã quyết định rời đỉnh Fansipan tìm sang Tây Tạng. Khi gặp lại thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa, người đã cứu ông thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác, thì ông đã ngoài 90 tuổi, sắp đắc đạo. Thiền sư đang chuẩn bị hậu sự, dặn dò đệ tử để vào hang bắt đầu quá trình nhập tịch để được về cõi Phật.

Lúc vị thiền sư này đang chuẩn bị hậu sự, ông Lâm đã nói rằng, ở Việt Nam cũng có rất nhiều cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya, nhưng cây thuốc quan trọng nhất là ngũ trảo long thì không có. Ông Lâm đã khẩn cầu xin giống cây thuốc ngũ trảo long về trồng ở Việt Nam, nhưng vị thiền sư từ chối. Sau một tuần ông Lâm ở trong hang, chạy đôn chạy đáo giúp các thiền sư trị bệnh cho người nghèo, rồi thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cũng đến gặp ông Lâm bảo: "Mai tôi vào hang nhập định rồi, chắc không gặp anh nữa. Tôi sẽ cho anh 30 hạt ngũ trảo long, anh đem về gieo trồng, chắc cũng hợp khí hậu và sống được. Anh nên giữ kín những loại cây thuốc này. Nếu anh nói ra thì khắp vùng Tây Tạng này cũng sẽ bị nhổ hết. Hàng triệu người bệnh đang trông chờ vào cây thuốc này đấy". Ông Lâm quỳ xuống tạ ơn thầy và hứa sẽ không tiết lộ với ai. Thiền sư gầy khô đét đẹt thanh thản bước vào hang. Cửa hang đóng lại. Đệ tử ngâm nga đọc kinh ngoài cửa hang, còn ông Lâm ngồi khóc. Ông vái lạy, gạt nước mắt xuống núi về nước.

Ông Lâm tìm một khoảnh núi rất cao, vách đá dựng đứng, hiểm trở, chưa có dấu chân thú và dấu chân người trên dãy Hoàng Liên Sơn rồi gieo 30 hạt ngũ trảo long. Cây ngũ trảo long quả thực vô cùng kỳ quái. Chúng có lá nhỏ như lá lúa, nhưng chỉ dài cỡ 15cm, mọc xòe như cái loa. Trên đầu lá mọc ra bông hoa trông như bàn tay rồng gồm 5 móng vuốt. Vì có hình thù như thế, nên ông Lâm đặt tên cho nó là ngũ trảo long. Lúc đó, ông Lâm mới kể với tôi rằng, trong chai rượu thuốc mà thi thoảng ông đưa cho tôi xoa bóp, có “thần dược” ngũ trảo long. Trong các chuyến đi rừng, mỗi khi đau chân, chỉ xoa ít rượu vào chỗ đau và uống vài giọt, chỉ vài giây sau, cơn đau tan biến đâu mất.

Tuyên chiến với ung thư

Điều ông Lâm trăn trở, là bản thân ông không thể sống được mãi mãi, nhưng lại không tìm được chỗ tin tưởng để chuyển giao những cây thuốc quý, để tìm cách gieo trồng, bảo tồn, cứu chữa người bệnh, làm giàu cho đất nước. Và khi ông mất đi, những loài thảo dược cực quý sẽ lại là cây rừng như triệu năm nay vẫn thế.

Bao năm âm thầm gieo trồng, nhân giống, khoanh vùng nguồn nguyên liệu hoang dã, thấy đã đủ nguyên liệu, “người rừng” Trần Ngọc Lâm đã quyết định xuống núi, phối hợp với những người có tâm huyết, sản xuất những loại thảo dược quý dưới dạng trà, đặt tên là trà Trường Sinh Thang để phổ biến ra cộng đồng. Ông Lâm mang khát vọng cung cấp thảo dược quý nhất, tốt nhất, với giá rẻ nhất cho người Việt, nhằm tuyên chiến với căn bệnh ung thư hiện đang rất nhức nhối ở Việt Nam.  Ông cũng ước mong, trong tương lai gần, sẽ thành lập được một trung tâm điều trị miễn phí cho những người nghèo, bị ung thư di căn, bị bệnh viện trả về.


Kỳ 1: Thực hư lời tuyên bố của “người rừng” 
Mới đây, ông Trần Ngọc Lâm, người mắc ung thư phổi, song đã tự tìm ra bài thuốc và phương pháp thiền để chữ bệnh cho mình, đã đưa ra một lời tuyên bố, có thể nói là rất đặc biệt, rằng ông sẽ giúp hàng ngàn người tránh được căn bệnh tử thần, đó là ung thư, căn bệnh hiện đang vô cùng nhức nhối với người Việt.
Bài thuốc ấy gồm có 7 vị, đều là những cây thuốc quý, có tác dụng chống ung thư, đào thải độc tố, tái tạo tế bào, nâng cao thể trạng cơ thể. Khi gan, thận khỏe, độc tố được đào thải, thì nhiều bệnh tiêu trừ.
Bài thuốc ấy, có tác dụng tiêu trừ bệnh tật, khiến cơ thể tráng kiện, khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ, trẻ đẹp ra. Bên Tây Tạng, các thiền sư gọi là trà làm đẹp, hoàn thiện cơ thể. Tôi không biết dịch ra thế nào, nên đặt tên là Trường Sinh Thang.
Thực hư lời tuyên bố: ‘Tôi sẽ giúp hàng ngàn người tránh bệnh ung thư!’
Ông Lâm ngồi mặc phong phanh, ngồi thiền trong cái lạnh độ âm 

Tôi đã già, nên con trai tôi, cháu Trần Ngọc Long, sẽ tiếp bước tôi, phát triển nguồn nguyên liệu này, để làm sao càng nhiều người dùng được càng tốt. 

Hồi trị bệnh ung thư phổi trong hang đá ở Lhasa (Tây Tạng), tôi được thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho đi theo học nghề thuốc, sau khi đã bắt tôi hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Vị thiền sư này giữ bí quyết không phải để làm lợi cho mình mà nếu nói ra, người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng.
Loại trà mà các thiền sư chế biến, sử dụng, tôi đặt tên là Trường Sinh Thang, trong tâm tưởng của người Tây Tạng, là một loại thần dược, loại trà trường sinh. Giới võ sư Tây Tạng uống loại trà này để tăng lực cơ thể, tăng sức mạnh, dẻo dai cho cơ bắp.

 Kỳ 2: Bí ẩn ‘cây lá dài’ đào thải độc tố trong cơ thể
Ông Lâm chỉ những khóm cây có vẻ như lạc loài với các loài cây ở môi trường xung quanh và bảo rằng: “Cậu nhìn cây này có quen không? Đã gặp bao giờ chưa?”. Các nhà sư Tây Tạng cũng không gọi tên loại cây này, mà chỉ mô tả rằng nó có cái lá dài. Theo các nhà sư Tây Tạng, cây lá dài có tác dụng giải độc cực mạnh, đặc biệt là việc nhiễm độc trong gan. Các nhà sư Tây Tạng dùng chúng để điều trị bệnh xơ gan. Mặc dù loài thảo dược kỳ lạ này chỉ sống ở trên đá, ẩm ướt, lạnh giá và ít ánh sáng, nhưng chúng lại có sức sống kỳ diệu. Ông Lâm đã thử lấy củ của cây lá dài băm vụn thành một vốc, rồi rải trên mặt một tảng đá chỗ hang ông ở, cạnh khe nước tối om. Thi thoảng, ông té nước lên tảng đá đó. Điều kỳ diệu đã xảy ra, từ những miếng củ nhỏ, những cây lá dài mọc lên trên tảng đá trơ trọi. Những chiếc rễ mọc ra từ miếng củ, khoan thủng đá, bám chắc vào đá và mọc thành cây.
Cả củ, rễ, lá của cây lá dài đều có thể làm thuốc. Tuy nhiên, ông Lâm chỉ dùng lá của nó. Củ của loài cây này sống tới mấy chục năm, nên cứ cắt lá, nó lại mọc lá lên từ củ. Theo ông Lâm, vì không ai ở Việt Nam biết giá trị của cây lá dài, kể cả người Trung Quốc cũng không biết, nên ông Lâm cứ gieo trồng thoải mái, mà không sợ bị nhổ trộm. Ông Lâm bảo, ông học theo các nhà sư Tây Tạng, chế biến cây lá dài thành trà Trường Sinh Thang, và dùng hàng ngày để giải độc, ngừa ung thư và vô số bệnh tật do độc chất tích tụ trong cơ thể. Các nhà sư ở Tây Tạng chẳng ai dùng trà mạn cả, họ chỉ uống thứ trà thảo dược này mà thôi.


Kỳ 3: Người gieo trồng thảo dược quý Phải khẳng định rằng, “người rừng” Trần Ngọc Lâm là một pho sách quý về những thảo dược kỳ quái, chưa từng được biết đến ở Việt Nam. Theo ông Lâm, hầu hết các thảo dược quý ông học được từ các nhà sư Tây Tạng. Trong số 7 loài thảo dược mà các nhà sư Tây Tạng dùng làm trà Trường Sinh Thang giải độc, thì chỉ có 1 loại ở Hoàng Liên Sơn không có, mà ông gọi nó là ngũ trảo long. Cây ngũ trảo long quả thực vô cùng kỳ quái. Chúng có lá nhỏ như lá lúa, nhưng chỉ dài cỡ 15cm, mọc xòe như cái loa. Trên đầu lá mọc ra bông hoa kỳ quái. Bông hoa đó trông như bàn tay rồng gồm 5 móng vuốt. Thảo dược này có tác dụng cực mạnh với ung thư phổi, nó làm tiêu sạch các chất đờm và các độc chất tích tụ trong cơ thể, đẩy mạnh cung cấp oxy cho các tế bào. Ngoài ra, ngũ trảo long còn có tác dụng giảm đau. Trong thứ trà mà các thiền sư Tây Tạng dùng, chỉ có một chút xíu lá ngũ trảo long mà thôi. Một ấm trà, các nhà sư Tây Tạng chỉ dùng độ 1 lá ngũ trảo long.

Hồi vào tận ngã ba biên giới A Pa Chải (Điện Biên), ông Lâm đã phát hiện cả cánh rừng mọc đầy thảo dược quý, hàm lượng saponin không kém gì nhân sâm. Ông Lâm từng nghiền thành bột những thân cây to bằng cổ tay đó (để họ không biết là cây gì) rồi gửi sang Trung Quốc. Sau khi chiết xuất, họ khẳng định đây là “sâm” quý và sẵn sàng thu mua với bất kỳ giá nào. Tuy nhiên, ông Lâm từ chối. 

 
Hoa hình móng rồng và những thảo dược quý như nhân sâm
Thảo dược quý, có hàm lượng saponin ngang với nhân sâm được ông Lâm phát hiện có rất nhiều ở ngã ba biên giới A Pa Chải (Điện Biên), trong khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
Hiện tại, ông Trần Ngọc Lâm vẫn tiếp tục gieo trồng khắp nơi, để có đủ nguyên liệu sản xuất trà Trường Sinh Thang phổ biến ra cộng đồng.
 Hoa hình móng rồng và những thảo dược quý như nhân sâm
Thảo dược địa tàng thiên được ông Lâm kết hợp với đồng bào trồng rất nhiều ở Y Tý 
Tiết trúc nhân sâm, cũng được ông gieo trồng ở rất nhiều nơi. Tôi nói đùa với ông Lâm rằng: “Ông trồng tiết trúc nhân sâm để kiếp sau thu hoạch ạ?”. Ông Lâm bảo rằng: “Tôi gieo rắc giống nhân sâm khắp núi cao rừng thẳm không phải để thu hoạch đâu. Đời con, đời cháu của tôi chắc gì chúng nó đã biết leo núi mà tìm. Tôi làm thế là để mong loài sâm quý và các cây thuốc quý không bị tuyệt chủng ở Việt Nam”. Ông Trần Ngọc Lâm từng gây chấn động khi tìm được một củ sâm tiết trúc sống tới 800 tuổi. Tuy nhiên, ông bẻ củ sâm chia cho mọi người, còn lại ngâm rượu uống chơi. Theo ông Lâm, ông không quá coi trọng nhân sâm, dù chúng cực kỳ đắt tiền. Ông bảo rằng, có nhiều loại cây, củ mọc hoang trong rừng có giá trị dược liệu không kém gì nhân sâm, mà không ai biết đến.
Hoa hình móng rồng và những thảo dược quý như nhân sâm
Khi mệt, uống nước vắt từ củ địa tàng thiên, sức khỏe hồi phục rất nhanh. 

Ở vùng đất Y Tý mờ sương, ông Trần Ngọc Lâm đã cùng nhân dân, bộ đội biên phòng gieo trồng rất nhiều thảo dược cho củ mà ông gọi là địa tàng thiên. Nhiều lần đi rừng, khi mệt mỏi, khát nước, ông Lâm cho tôi một củ địa tàng thiên để ăn sống, hoặc vắt nước uống. Ăn xong thứ củ này, thấy ruột gan mát lạnh, tinh thần tỉnh táo, mệt mỏi tan biến đâu mất. Đây là loại dược liệu quý mà các nhà sư Tây Tạng dùng để điều trị các bệnh đường ruột, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho những người bị ung thư dạ dày. Trong thứ nước uống kỳ diệu mà các nhà sư Tây Tạng dùng, được ông Lâm chế biến thành trà Trường Sinh Thang, không thể thiếu loại củ kỳ lạ ấy.

Phong Nguyệt – Hải Minh



mật ong rừng ở miền Tây

Ông Đồng Văn Vũ, thợ săn ong rừng có tiếng ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang), cho biết thời điểm này là mùa khai thác mật ong chính vụ.
Nhiều nông dân làm nghề rủ nhau sang biên giới Campuchia khai thác, vì đây là vùng có nhiều ong mật.
Mỗi ngày, từng thành viên trong nhóm 4 - 5 người phải góp 100.000 đồng/người để phục vụ các chi phí ăn uống, đi lại.
Theo kinh nghiệm của những người làm nghề này, ong cho nhiều mật nhất là từ tháng 10 đến tháng 3 (âm lịch).
Hút hàng mật ong rừng 'vượt biên' ở miền Tây
Người dân rủ nhau sang biên giới khai thác ong rừng
Khi đó thời tiết thuận lợi, cây rừng ra hoa nhiều nên lượng mật nhiều hơn và chất lượng cũng tốt hơn so với các tháng khác trong năm.
Cách khai thác ong rừng ở đây cũng không khác gì kiểu truyền thống. Người săn ong khi phát hiện tổ ong sẽ dùng khói để xua ong bay đi, sau đó sẽ thu nguyên tổ ong.
Tuy nhiên, họ không lấy mật ngay tại chỗ. Người săn ong hiện nay sẽ đưa nguyên tổ đến bán để người sử dụng tự vắt lấy mật.
Mật để trong tổ ong càng lâu thì càng đậm đặc mà chất lượng không giảm.
Mật ong rừng lấy từ tổ các loại ong ruồi, ông tầng, ong mật... ở vùng đồng bằng thường mỗi lít sẽ có giá bán vài trăm nghìn đồng.
Còn loại có giá trên dưới 1 triệu đồng là mật lấy từ ong ruồi có kích thước nhỏ, chuyên hút nhụy hoa từ các loại cây bụi thấp ở vùng núi biên giới Campuchia.
Tổ ong ruồi này cũng không lớn, cho ít mật nhưng chất lượng thơm ngon, người có kinh nghiệm không khó để nhận biết.
Theo Ngọc Trinh - Kim Thoa/Đất Việt

8 món đuông dừa miền Tây

1. Rang mặn
Thưởng thức 8 món đuông dừa nức tiếng miền Tây
Đuông dừa sơ chế cho vào chảo rang mặn và hơi khô với muối, đường, bột ngọt tương tự như cách làm món nhộng tằm, thường dùng như 1 món ăn mặn với cơm. Món ăn này được nhiều gia đình lựa chọn.
2. Tẩm bột chiên
Sau khi sơ chế sạch, cho hạt lạc vào trong thân đuông, lăn qua hỗn hợp bột mì, bột năng, trứng gà, chút hồ tiêu tán nhuyễn, muối, đem chiên vừa độ vàng trong chảo mỡ sau đó đảo qua bơ cho thơm vàng.
Sau khi chiên, để cho ráo mỡ, kẹp cùng với rau sống để ăn cho đỡ ngấy.
3. Nướng muối ớt
Thưởng thức 8 món đuông dừa nức tiếng miền Tây
Đuông dừa được xiên đầu vào tre, nướng liu riu trên than hoa đến khi chín vàng.
Sau đó cuốn cùng các loại rau như xà lách, cải trời, càng cua, cải xanh, húng quế, tía tô, ớt... chấm vào chén mắm me chua để thưởng thức.
4. Hấp xôi
Trong khi đồ xôi, cho ít đuông dừa lên trên bề mặt gạo nếp, xôi chín thì đuông cũng chín.
Người ta có thể ăn kèm xôi, cũng có thể chọc cho sữa trên mình đuông chảy ra, trộn đều nồi xôi. Món này thường ăn cùng mắm ngon hoặc thịt gà rang.
5. Nấu cháo
Cháo đuông đơn giản chỉ gồm đuông, thịt lợn, gạo, gừng, hành lá và gia vị, nước cốt dừa.
Riêng với đuông dừa người ta rửa sạch bằng nước lạnh, sau đó cho chúng vào chén rượu trắng trong 2 phút, cho vào chén nước mắm ớt vài phút rồi vớt chúng ra để vào trong tủ lạnh.
Quá trình này giúp làm sạch đuông dừa, ngấm gia vị và giúp cho đuông dừa khi nấu sẽ không bị vỡ ra. Món ăn dinh dưỡng này thường được dùng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực.
6. Tắm mắm
Thưởng thức 8 món đuông dừa nức tiếng miền Tây
Đây cũng là món ăn sống, người ta còn gọi vui là món 'đuông lội sông' do những con đuông béo mẫm, mình tròn trịa bơi lội trong bát nước mắm ớt cay.
Do ăn sống nên nhiều vị khách không đủ can đảm để thử. Tuy nhiên món ăn lại mang hàm lượng dinh dưỡng cao.
Gắp lấy 1 con đuông đang bò luậy nguậy cho vào miệng, nhai từ từ để các dinh dưỡng trong mình đuông lan tỏa trong miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi, vừa giống lòng đỏ trứng vừa giống pho mát rất thú vị.
7. Luộc nước dừa
Đuông sau khi luộc với nước dừa tươi rất thơm và béo được thưởng thức bằng cách cuốn với một số loại rau thơm, kẹp trong bánh tráng, chấm nước mắm cơm mẻ trộn sả, ớt bằm nhuyễn.
8. Làm gỏi
Món gỏi được làm từ cổ hũ dừa (phần búp non nhất nằm giữa ngọn cây dừa) thái con chì, ớt chuông thái mỏng, hành lá cắt khúc kết hợp với thịt tôm hùm, bánh phồng tôm chiên giòn.
Tất cả các nguyên liệu đã sơ chế nói trên được trộn đều trong các gia vị như mù tạt, dấm, dầu olive, xếp ra đĩa và bày khoảng mươi con đuông dừa chiên vàng lên trên. 
Theo Kiều Như/Vnexpress.net

vang sim rừng Măng Đen huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum

'Kỳ nữ' ở xứ sim Ấn tượng sau lần đầu tiên được thưởng thức loại vang sim rừng ngon đến bất ngờ của vùng Kon Plong, đã giục tôi đi tìm tác giả của nó.
Gặp 'kỳ nữ' sim rừng ở Măng Đen
Chị Nhiệm trong phòng ủ rượu sim
Chủ nhân của hàng vạn chai vang sim rừng Măng Đen xuất xưởng mỗi năm là một phụ nữ lặng lẽ, giản dị trạc ngưỡng tứ tuần.
Từ nghề kinh doanh chế biến nông lâm sản, kỹ sư Công nghệ thực phẩm Nguyễn Thị Nhiệm, Giám đốc Cty TNHH MTV Sim Thiên Sơn (tiền thân là Cty TNHH ESF) có vài lần lên Kon Plong trao quà cứu trợ.
Các chuyến đi để lại trong chị nỗi day dứt về cảnh sống nghèo khó của đồng bào vùng cao. Cảnh đồi sim chín mọng bạt ngàn nối liền từ xã này qua xã khác càng thôi thúc chị phải làm điều gì đó hiệu quả hơn là việc cứu trợ, trao quà.
Năm 2010, chị Nhiệm trở lại trường Đại học Cần Thơ, nhờ thầy cũ kết nối với các chuyên gia Pháp vùng rượu Bordeaux nổi tiếng, đặt hàng nghiên cứu chế tạo rượu vang từ trái sim rừng Măng Đen.
Chị đưa công nghệ ứng dụng men vi sinh vào thực tế chiết xuất trái sim rừng, miệt mài thử nghiệm.
Từ 2012 những lứa rượu vang sim rừng như ý mới ra đời. Khí hậu cao nguyên quanh năm mát lạnh như bộ máy điều hòa khổng lồ, nguyên liệu từ hàng nghìn hecta sim rừng mọc hoàn toàn tự nhiên là điều kiện lý tưởng để vang sim rừng Măng Đen thơm ngon đậm đà hơn bất kỳ loại vang ngâm ủ ở nơi nào khác.
Quà tặng của đại ngàn!

Gặp 'kỳ nữ sim rừng' ở Măng Đen
Sim rừng Kon Plong

Nồng nàn vang sim Măng Đen
Ở nước ta, sim mọc khắp trên rừng và triền đồi sát biển. Nhiều nơi, người dân từ lâu đã làm rượu sim rừng bằng cách ngâm sim vào rượu nhưng sản xuất rượu vang sim rừng từ công nghệ chiết xuất men vi sinh thì mới có ở Măng Đen.
Sau gần 3 năm thâm nhập thị trường, vang sim rừng Măng Đen bắt đầu được giới tiêu dùng yêu thích.
Tỉnh đã giao cho Sở Công thương hỗ trợ chị xây dựng thành công các thương hiệu sản phẩm Măng Đen, trước hết là sản phẩm rượu sim rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các xã phía Bắc tỉnh Kon Tum.
Theo Hoàng Thiên Nga/Tienphong.vn

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

'Thần y' Sùng A Tú tỉnh Cao Bằng chữa tai biến mạch máu não

Kỳ 1: Đi khắp thế giới, rồi về Cao Bằng 
Thời gian gần đây, nhiều gia đình có người thân bị tai biến xôn xao bởi thông tin về một vị lương y người Mông ở tận vùng biên giới thuộc tỉnh Cao Bằng, có biệt tài chữa tai biến mạch máu não, giúp người liệt giường chiếu đi lại được.
Hỏi han ở trung tâm huyện, đủ biết tiếng tăm của lương y Sùng A Tú thật vang xa. Gần như người dân ở thị trấn Bảo Lạc đều biết đến ông. “Trước ông lang này ở núi cao lắm, tít biên giới, đi bộ cả buổi mới tới nhà cơ. Nhưng giờ bệnh nhân nhiều quá, nên ông ấy chuyển xuống chân núi rồi, trên đường đi đồn biên phòng ấy. Cứ đi độ vài km, thấy cái biển ghi Sùng A Tú thì đến. Dọc đường chẳng có nhà cửa nào đâu, có mỗi nhà Sùng A Tú thôi”. Con đường ra biên cương dốc ngược như đường lên trời. Bản Nà Tao (Cô Ban, Bảo Lạc, Cao Bằng) nằm bên sông Gâm, dựa lưng vào những dãy núi sừng sững. Ngay bên đường, có tấm biển ghi: “Thầy thuốc Sùng A Tú”, cùng mũi tên trỏ vào vách núi.
'Thần y' rời núi cứu người và bài thuốc 'thách thức tử thần'
Lương y Sùng A Tú đi lấy thuốc về 
Quả thực, có khu nhà hiện ra giữa rừng xanh bát ngát. Ngoài ngôi nhà chính, thì bao quanh là dãy nhà lúp xúp. Người ra, người vào lố nhố. Đó là một “bệnh viện dã chiến”, được dựng bằng gỗ, lợp phibrôximăng. Có tới cả chục chiếc giường, mỗi người nằm một giường, không phải chung chạ như những bệnh viện dưới Hà Nội. “Bệnh viện dã chiến” chia làm 3 phòng, gồm một phòng bệnh nhân, một phòng tắm thuốc và một phòng bếp dùng để đun thuốc, nấu nướng thức ăn.

Hồi năm ngoái, vừa từ nhà tắm ra, anh Nguyễn Quang T. đột nhiên bủn rủn tay chân, rồi ngã quỵ. Gia đình lập tức đưa ra Bệnh viện đa khoa Phú Thọ cấp cứu. Bệnh viện tỉnh chuyển về Bệnh viện Việt Pháp. Từ đây, anh T. được chuyển đến tất cả các chuyên khoa hàng đầu ở Bệnh viện Bạch Mai, 108, 103, Nhiệt đới, Việt Đức…

Gia đình cũng đã đưa sang cả Singapore, Mỹ, nhưng các bác sĩ với máy móc hiện đại cũng bó tay. Sau gần 1 năm điều trị, anh T. vẫn không tỉnh, sống hoàn toàn thực vật.

Canh bạc cuối cùng, gia đình đã đưa sang Trung Quốc, sử dụng phương pháp làm sạch máu tụ trong não. Đây là phương án mạo hiểm, một sống 9 chết. Các chuyên gia hàng đầu Trung Quốc đã vào cuộc và gia đình tốn kém thêm 3 tỷ đồng.
Thế nhưng, kết quả chỉ là não bộ sạch máu tụ, chứ không hoạt động trở lại bình thường. Không còn cách nào khác, gia đình đưa về Việt Nam, chấp nhận để anh T. sống đời thực vật.
Qua giới thiệu, gia đình biết đến một ông lang người Mông, chuyên chữa tai biến ở Cao Bằng. Dù không tin lắm, song gia đình cũng cử người lên tận nơi dò hỏi, rồi mua thuốc về dùng thử. Mang bao tải thuốc to tướng về, toàn là những cây rừng băm chặt thô sơ, những người thân không tin lắm, nhưng không còn phương cách nào nữa, đành phải dùng thử. 

Điều kỳ lạ đã xảy ra: Từ một người sống hoàn toàn thực vật, không biết gì ngoài há miệng ăn, anh Nguyễn Quang T. đã có chuyển biến tích cực. Cái lưỡi cứng đờ đã mềm ra và nói được mấy từ; đang nằm liệt bất động thì đã trở được mình dậy, bám vào thành giường lần đi nhẹ nhàng. Thấy chuyển biến, tin vào phương thuốc thần kỳ của ông lang người Mông, gia đình đã đưa anh T. lên tận vùng biên giới để được ông lang Sùng A Tú điều trị trực tiếp.
Ở đây, ngoài việc được ngâm thuốc, uống thuốc, anh T. còn được ông lang Sùng A Tú trực tiếp bóp thuốc cho hàng ngày, thổi hương thuốc vào các huyệt đạo ở lưng. Chính vì thế, bệnh tình anh T. tiếp tục chuyển biến tốt hơn hẳn. Anh đã nói được, nhúc nhắc đi lại được. Đại gia đình đang tràn trề hi vọng anh T. hồi phục sau 1 năm sống cuộc đời thực vật. Họ coi ông lang Sùng A Tú như vị cứu tinh.

Kỳ 2: “Thần chết” chào thua

Bệnh nhân đặc biệt, trông như “dị nhân” đó là anh Đàm Thanh Hiếu, sinh năm 1975, quê ở Mỏ Thiếc (Nguyên Bình, Cao Bằng). Anh Hiếu đã bị cưa và gỡ mất ¼ sọ đầu.

Hồi đầu năm, anh Hiếu trèo tầng 2 sửa điện, không may trượt chân ngã xuống đất, vỡ đầu, dập phổi, gãy chân.

Chuyện 'thần chết' chào thua ở ‘bệnh viện’ trong rừng
Bệnh nhân Đàm Thanh Hiếu đã chuyển biến tích cực 
Bị thương quá nặng, Bệnh viện Cao Bằng đã phải chuyển gấp xuống Bệnh viện Việt Đức. Các bác sĩ phải mở hộp sọ, lấy ra ¼ hộp sọ vỡ, rồi mở thông họng.
Nằm viện 25 ngày không tỉnh, bác sĩ đã rút ống thở, khuyên gia đình cho anh về quê lo hậu sự, vì không thể cứu được. Gia đình đành phải đưa anh về.
Thế nhưng, anh Hiếu cứ sống thực vật, không tỉnh, nhưng không chết. Các vết thương mưng mủ rất thảm hại. Xót ruột quá, gia đình lại đưa xuống Hà Nội. Nhưng một lần nữa, bác sĩ Bệnh viện Việt Đức lại giải quyết cho về, vì không còn hi vọng gì.
Đang lúc không biết bấu víu vào đâu, thì nghe thông tin từ một bác sĩ đông y ở Cao Bằng, vợ anh Hiếu đã lên Bảo Lạc gặp ông lang Sùng A Tú. Ông lang Tú cấp cho mấy bọc thuốc dặn cứ thử dùng cho chồng theo hướng dẫn của ông, xem biến chuyển thế nào, chứ không đưa chồng lên vội, vì đường sá xa xôi, khó khăn dốc dác, rất vất vả, tốn kém.
Dùng thuốc được một tuần, thì anh Hiếu dễ thở hẳn, đi chiếu chụp ở Bệnh viện Cao Bằng thấy hết viêm phổi, dù trước đó, phổi anh lúc nào cũng viêm nặng, rất nhiều đờm, thở khò khè. Dùng thêm tuần nữa thì anh tỉnh táo, tự nhấc đầu dậy, mở mắt nhìn ngó, nhận biết được xung quanh, nói được vài từ. 
Thấy thuốc của ông lang Sùng A Tú có thể cứu được con mình khỏi bàn tay tử thần, bà Hà Thị Dùng đã nhất quyết đưa con trai lên đây. Mới điều trị được chục ngày, song anh Đàm Thanh Hiếu đã có chuyển biến rất tích cực. Anh đã ngồi dậy được, ăn được cơm.

Ông lang Sùng A, một người Mông chính cống, sống cả đời trên núi cao, chưa từng học qua trường lớp chuyên ngành nào lại có thể bắt mạch cho bệnh nhân rất chuẩn xác. “Tôi chữa được nhiều bệnh, nhưng hai bệnh khó nhất với các ông lang, thì tôi lại ra tay thành công, là bệnh liên quan đến tim và tai biến”.
Ông lang Sùng A Tú sinh ra ở bản Cô Ban, nhưng nhà ở mãi đỉnh núi cao, sát biên giới. Bố Sùng A Tú cũng là một ông lang, nhưng không hành nghề chuyên nghiệp. Trong vùng ai bị bệnh, nhờ vả, thì ông vào rừng hái thuốc điều trị giúp, chứ không lấy tiền.
Người thân bên Trung Quốc dạy cho Sùng A Tú hai bài thuốc đặc biệt nhất, là bài thuốc chữa gãy xương và bệnh tim. Bài thuốc trị bệnh tim của Sùng A Tú đã đưa cả trăm người về lại dương thế, giành lại mạng sống từ bàn tay tử thần.
Sùng A Tú kể: “Làm thầy lang, nhưng đến nay tôi vẫn không giải thích được vì sao mấy cây thuốc chữa gãy xương lại kỳ diệu như vậy. Hồi học ở Trung Quốc, tôi cũng không tin lắm đâu, gãy xương thì đi bó bột, chứ ai lại đắp thuốc. Thế nhưng, tôi đã thử trên gà và chó, thấy đặc biệt hiệu nghiệm. Đắp cho người, thì xương ai cũng liền hết”.
Sùng A Tú tin rằng những cây thuốc thần kỳ này có khả năng kích thích xương mọc ra, rồi tiêu cả xương vụn trong thịt, đào thải những mẩu xương vỡ vụn ra ngoài. Sùng A Tú đã đắp thuốc gẫy xương cho nhiều người và đều thành công. 

Kỳ 3: Bài thuốc khiến ‘quỷ thần khiếp sợ’

Năm 20 tuổi, Sùng A Tú (Bản Nà Tao, Cô Ban, Bảo Lạc, Cao Bằng) lấy vợ, là người Mông, quê ở huyện Bảo Lâm. Bố vợ Sùng A Tú cũng là một thầy thuốc giỏi nức tiếng trong vùng.

Bố vợ Sùng A Tú có biệt tài chữa các bệnh liên quan đến tai biến, bại liệt. Tổ tiên ông là người Trung Quốc, có nhiều đời làm thuốc. Ở Việt Nam, ông là đời thứ 3. Tuy nhiên, ông chỉ có 3 con gái, không có con trai, nên ông đã quyết định truyền hết bài thuốc quý cho con rể Sùng A Tú.
Để học thuốc từ cha vợ, Sùng A Tú đã tạm xa nhà, sang ở rể. Hàng ngày, Sùng A Tú theo bố vợ đi khắp núi cao rừng thẳm, lội suối trèo đèo để hái thuốc, chế biến, nhận mặt các cây thuốc quý.

Những cây thuốc khiến ‘quỷ thần khiếp sợ’
Ông lang Sùng A Tú bốc thuốc cho bệnh nhân 
Hồi đầu những năm 80 của thế kỷ trước, vùng biên giới Cao Bằng có dịch sốt rét, chết rất nhiều người. Có bài thuốc cứu người, Sùng A Tú liền ra tay. Không ngờ, đồng bào dùng thuốc thấy hết sốt ngay, vài hôm là hồi phục, có thể lên nương. Cả trăm bệnh nhân sốt rét ác tính được Sùng A Tú kéo về từ cõi chết.Thầy lang Sùng A Tú bảo rằng, nếu bị chấn thương sọ não, thì dùng thuốc càng sớm càng tốt. Nếu để vài tháng, thì điều trị rất khó khăn, thậm chí không có tác dụng. 
Tuy nhiên, hầu như các bệnh nhân bị tai biến, điều được đưa ngay đến các bệnh viện lớn và chỉ khi các bệnh viện lớn bó tay, họ mới tìm đến các thầy lang đông y như một biện pháp cuối cùng. Chính vì thế, Sùng A Tú phải điều trị rất kỳ công, dài ngày, mới mong cứu được họ.
Trong những đống thuốc chất như củi ấy, ông lang Sùng A Tú chỉ tôi những thân gỗ to bằng cái phích, lõi màu đỏ tươi như máu. Đó là vị thuốc chính trị tai biến, chấn thương sọ não.
Cây thuốc kỳ lạ này người Mông gọi là mặt trăng, mọc trên vách đá cao, hiểm trở, gốc cứng như thép. Đây là cây thân gỗ, nhưng lá lại to như lá chuối và lá thay đổi 3 màu vào 3 buổi sáng, chiều, tối.

Thảo dược chữa chấn thương sọ não, tai biến có 6 loại, gồm 1 loại lá và 5 loại gỗ. Loại lá có lá nhỏ như lá móc mật. Thử nhấm 1 chút lá bé xíu, lập tức tinh dầu trong lá xộc lên mũi, cay thấu họng, chảy cả nước mắt, giống như ăn phải mù tạt.

Những cây thuốc khiến ‘quỷ thần khiếp sợ’
Loại lá có tinh dầu đậm đặc làm tan đờm, dịch ở phổi 
Những cây thuốc khiến ‘quỷ thần khiếp sợ’
Vị thuốc từ cây gỗ có tên mặt trăng 
Theo Sùng A Tú, thứ lá ấy có tác dụng tiêu đờm, làm sạch phổi, hạ huyết áp. Phối hợp với loại ngâm rượu đổ một chút vào miệng sẽ khiến lưỡi mềm mà nói được.
Có loại sắc uống, có loại tắm cả cơ thể. Phải dùng kết hợp cả 4 loại đó mới hiệu nghiệm, người nặng chữa mất 4 tháng, người nhẹ tốn ít thời gian hơn. Trong khi điều trị tuyệt đối kiêng ăn thịt bò, trâu, chó, ngựa, cá, gà, cà chua, nếu ăn mà bệnh tái phát thì không có cách nào cứu được.

Những thứ ăn kiêng khi trị bệnh của Sùng A Tú thật lạ, không rõ có cơ sở khoa học nào không, nhưng cha ông truyền lại vậy, thì cứ thế mà làm theo. Riêng Sùng A Tú, cả đời không được ăn thịt chó, vì theo anh, chó ăn những thứ ô uế, nên không mời được thần vào nhà. 

Chuyện 'thần chết' chào thua ở ‘bệnh viện’ trong rừng
Biết ông lang Sùng A Tú có tài năng chữa bệnh trọng, lương y Phạm Văn Thanh (Nhà thuốc gia truyền Hoàng Liên Sơn) đã xúc động làm bài thơ, rồi mang từ mãi Lào Cai sang Cao Bằng tặng. 

Dương Phạm Ngọc-vtc.vn

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Ông 'vua lò sấy' thu hàng chục tỷ đồng/năm

Ông Năm Nhã tên thật là Dương Xuân Quả (SN 1957, xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, An Giang). Từ làm thủ công, ông một mình nghiên cứu, tự lắp ráp các thiết bị cơ điện áp dụng thành công tại cơ sở của mình như lò ấp vịt, lò nướng bánh mì.
Năm 2002, ông đã tìm được thông số kỹ thuật của lò sấy lúa vừa tiết kiệm điện vừa sấy lúa khô mà hạt gạo không nứt, gãy, đạt chuẩn xuất khẩu mà tỷ lệ hao hụt không đáng kể.
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời làm thợ máy của ông là lần đầu tiên thử nghiệm lò sấy với lớp lúa dày 1m mà vẫn khô đều, khô nhanh và đạt hiệu quả như ý muốn.

Ông 'vua lò sấy' thu hàng chục tỷ đồng/năm
Ông Năm Nhã bên lò sấy của mình
Không bao lâu sau, ông tiếp tục cải tiến thành công lò sấy tĩnh, vĩ ngang. Nét độc đáo của lò sấy cải tiến này là kỹ thuật lắp đặt cánh quạt nhanh chóng sinh nhiệt, tạo được độ nóng đều và duy trì được nhiệt độ thích hợp.
Có sản phẩm, có thị trường, năm 2007, ông thành lập doanh nghiệp tư nhân Năm Nhã, chuyên sản xuất, lấp ráp lò sấy cải tiến từ 10 - 30 tấn.
Hiện DN của ông ngoài 20 công nhân sửa chữa, lắp ráp tại chỗ còn có 5 đội lưu động chuyên thiết kế và xây dựng các lò sấy cho nông dân ở các tỉnh ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên.
Hiện sản phẩm lò sấy cải tiến không trở mẻ (lúa nằm yên một chỗ) của ông đã được bà con nông dân và thương lái lúa gạo tin tưởng và đầu tư lắp đặt ngày càng nhiều.
Từ năm 2011 đến nay, ông cũng đã xuất sang Campuchia hơn 200 bộ cánh quạt và lò sấy, đưa công nhân qua tận nơi lắp ráp.
Nhưng theo ông, thông dụng nhất là loại công suất 20 tấn/mẻ. Giá bán các loại lò sấy này giao động từ 130 triệu đến 1 tỷ đồng/lò. 
Lò sấy của ông Năm Nhã hiện nay không những làm khô lúa, nếp mà còn cả bắp, đậu, khoai mì, mè, cà phê, tiêu…
Đặc biệt là lúa sấy không cần trở mẻ mà hạt lúa vẫn đạt ẩm độ xuất khẩu. Với lúa giống có thể bảo quản trên 12 tháng.
Luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, ông Năm Nhã đã nghiên cứu thành công thêm hệ thống băng tải lúa từ dưới ghe lên lò sấy.
Thay vì trước kia các lò sấy truyền thống phải thuê nhân công vát lúa bao từ ghe lên lò, nay có thể giảm được 5 - 7 nhân công phục vụ cho 1 mẻ sấy lúa.
Lò sấy nổi lưu động trên sông có thể phục vụ sấy lúa tận nhà cho nông dân trong mùa mưa bão cũng đã được ông hoàn thiện.
Ông 'vua lò sấy' thu hàng chục tỷ đồng/năm
Lò sấy của ông Nhã có khả năng vận hành từ 10 - 30 tấn/mẻ
Nét độc đáo của lò sấy nổi này này là có thể sấy từ 10 - 15 tấn lúa/mẻ. Lò được thiết kế khung sườn bằng gỗ nằm trên chiếc chẹt, mặt sàn hình chiếc nón lá nhô lên được lót lưới cước trên mặt gỗ, giúp việc di chuyển rất thuận lợi đến từng hộ gia đình.
Hiện giá bán trên thị trường với loại lò này từ 80 triệu đến 1 tỷ đồng/lò, đảm bảo độ bền từ 7 - 8 năm.
Không dừng ở đó, hiện ông đang tiếp tục thử nghiệm lò sấy sử dụng năng lượng mặt trời để giảm chi phí cho nông dân.
Ông Huỳnh Hiệp Thành, Giám đốc Trung tâm khuyến nông An Giang, cho biết An Giang là tỉnh có số lượng lò sấy lúa nhiều nhất ĐBSCL, có thể đáp ứng 70 - 80% lượng lúa trong tỉnh.
Theo Ngọc Trinh/Zing