Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

'Thần y' Sùng A Tú tỉnh Cao Bằng chữa tai biến mạch máu não

Kỳ 1: Đi khắp thế giới, rồi về Cao Bằng 
Thời gian gần đây, nhiều gia đình có người thân bị tai biến xôn xao bởi thông tin về một vị lương y người Mông ở tận vùng biên giới thuộc tỉnh Cao Bằng, có biệt tài chữa tai biến mạch máu não, giúp người liệt giường chiếu đi lại được.
Hỏi han ở trung tâm huyện, đủ biết tiếng tăm của lương y Sùng A Tú thật vang xa. Gần như người dân ở thị trấn Bảo Lạc đều biết đến ông. “Trước ông lang này ở núi cao lắm, tít biên giới, đi bộ cả buổi mới tới nhà cơ. Nhưng giờ bệnh nhân nhiều quá, nên ông ấy chuyển xuống chân núi rồi, trên đường đi đồn biên phòng ấy. Cứ đi độ vài km, thấy cái biển ghi Sùng A Tú thì đến. Dọc đường chẳng có nhà cửa nào đâu, có mỗi nhà Sùng A Tú thôi”. Con đường ra biên cương dốc ngược như đường lên trời. Bản Nà Tao (Cô Ban, Bảo Lạc, Cao Bằng) nằm bên sông Gâm, dựa lưng vào những dãy núi sừng sững. Ngay bên đường, có tấm biển ghi: “Thầy thuốc Sùng A Tú”, cùng mũi tên trỏ vào vách núi.
'Thần y' rời núi cứu người và bài thuốc 'thách thức tử thần'
Lương y Sùng A Tú đi lấy thuốc về 
Quả thực, có khu nhà hiện ra giữa rừng xanh bát ngát. Ngoài ngôi nhà chính, thì bao quanh là dãy nhà lúp xúp. Người ra, người vào lố nhố. Đó là một “bệnh viện dã chiến”, được dựng bằng gỗ, lợp phibrôximăng. Có tới cả chục chiếc giường, mỗi người nằm một giường, không phải chung chạ như những bệnh viện dưới Hà Nội. “Bệnh viện dã chiến” chia làm 3 phòng, gồm một phòng bệnh nhân, một phòng tắm thuốc và một phòng bếp dùng để đun thuốc, nấu nướng thức ăn.

Hồi năm ngoái, vừa từ nhà tắm ra, anh Nguyễn Quang T. đột nhiên bủn rủn tay chân, rồi ngã quỵ. Gia đình lập tức đưa ra Bệnh viện đa khoa Phú Thọ cấp cứu. Bệnh viện tỉnh chuyển về Bệnh viện Việt Pháp. Từ đây, anh T. được chuyển đến tất cả các chuyên khoa hàng đầu ở Bệnh viện Bạch Mai, 108, 103, Nhiệt đới, Việt Đức…

Gia đình cũng đã đưa sang cả Singapore, Mỹ, nhưng các bác sĩ với máy móc hiện đại cũng bó tay. Sau gần 1 năm điều trị, anh T. vẫn không tỉnh, sống hoàn toàn thực vật.

Canh bạc cuối cùng, gia đình đã đưa sang Trung Quốc, sử dụng phương pháp làm sạch máu tụ trong não. Đây là phương án mạo hiểm, một sống 9 chết. Các chuyên gia hàng đầu Trung Quốc đã vào cuộc và gia đình tốn kém thêm 3 tỷ đồng.
Thế nhưng, kết quả chỉ là não bộ sạch máu tụ, chứ không hoạt động trở lại bình thường. Không còn cách nào khác, gia đình đưa về Việt Nam, chấp nhận để anh T. sống đời thực vật.
Qua giới thiệu, gia đình biết đến một ông lang người Mông, chuyên chữa tai biến ở Cao Bằng. Dù không tin lắm, song gia đình cũng cử người lên tận nơi dò hỏi, rồi mua thuốc về dùng thử. Mang bao tải thuốc to tướng về, toàn là những cây rừng băm chặt thô sơ, những người thân không tin lắm, nhưng không còn phương cách nào nữa, đành phải dùng thử. 

Điều kỳ lạ đã xảy ra: Từ một người sống hoàn toàn thực vật, không biết gì ngoài há miệng ăn, anh Nguyễn Quang T. đã có chuyển biến tích cực. Cái lưỡi cứng đờ đã mềm ra và nói được mấy từ; đang nằm liệt bất động thì đã trở được mình dậy, bám vào thành giường lần đi nhẹ nhàng. Thấy chuyển biến, tin vào phương thuốc thần kỳ của ông lang người Mông, gia đình đã đưa anh T. lên tận vùng biên giới để được ông lang Sùng A Tú điều trị trực tiếp.
Ở đây, ngoài việc được ngâm thuốc, uống thuốc, anh T. còn được ông lang Sùng A Tú trực tiếp bóp thuốc cho hàng ngày, thổi hương thuốc vào các huyệt đạo ở lưng. Chính vì thế, bệnh tình anh T. tiếp tục chuyển biến tốt hơn hẳn. Anh đã nói được, nhúc nhắc đi lại được. Đại gia đình đang tràn trề hi vọng anh T. hồi phục sau 1 năm sống cuộc đời thực vật. Họ coi ông lang Sùng A Tú như vị cứu tinh.

Kỳ 2: “Thần chết” chào thua

Bệnh nhân đặc biệt, trông như “dị nhân” đó là anh Đàm Thanh Hiếu, sinh năm 1975, quê ở Mỏ Thiếc (Nguyên Bình, Cao Bằng). Anh Hiếu đã bị cưa và gỡ mất ¼ sọ đầu.

Hồi đầu năm, anh Hiếu trèo tầng 2 sửa điện, không may trượt chân ngã xuống đất, vỡ đầu, dập phổi, gãy chân.

Chuyện 'thần chết' chào thua ở ‘bệnh viện’ trong rừng
Bệnh nhân Đàm Thanh Hiếu đã chuyển biến tích cực 
Bị thương quá nặng, Bệnh viện Cao Bằng đã phải chuyển gấp xuống Bệnh viện Việt Đức. Các bác sĩ phải mở hộp sọ, lấy ra ¼ hộp sọ vỡ, rồi mở thông họng.
Nằm viện 25 ngày không tỉnh, bác sĩ đã rút ống thở, khuyên gia đình cho anh về quê lo hậu sự, vì không thể cứu được. Gia đình đành phải đưa anh về.
Thế nhưng, anh Hiếu cứ sống thực vật, không tỉnh, nhưng không chết. Các vết thương mưng mủ rất thảm hại. Xót ruột quá, gia đình lại đưa xuống Hà Nội. Nhưng một lần nữa, bác sĩ Bệnh viện Việt Đức lại giải quyết cho về, vì không còn hi vọng gì.
Đang lúc không biết bấu víu vào đâu, thì nghe thông tin từ một bác sĩ đông y ở Cao Bằng, vợ anh Hiếu đã lên Bảo Lạc gặp ông lang Sùng A Tú. Ông lang Tú cấp cho mấy bọc thuốc dặn cứ thử dùng cho chồng theo hướng dẫn của ông, xem biến chuyển thế nào, chứ không đưa chồng lên vội, vì đường sá xa xôi, khó khăn dốc dác, rất vất vả, tốn kém.
Dùng thuốc được một tuần, thì anh Hiếu dễ thở hẳn, đi chiếu chụp ở Bệnh viện Cao Bằng thấy hết viêm phổi, dù trước đó, phổi anh lúc nào cũng viêm nặng, rất nhiều đờm, thở khò khè. Dùng thêm tuần nữa thì anh tỉnh táo, tự nhấc đầu dậy, mở mắt nhìn ngó, nhận biết được xung quanh, nói được vài từ. 
Thấy thuốc của ông lang Sùng A Tú có thể cứu được con mình khỏi bàn tay tử thần, bà Hà Thị Dùng đã nhất quyết đưa con trai lên đây. Mới điều trị được chục ngày, song anh Đàm Thanh Hiếu đã có chuyển biến rất tích cực. Anh đã ngồi dậy được, ăn được cơm.

Ông lang Sùng A, một người Mông chính cống, sống cả đời trên núi cao, chưa từng học qua trường lớp chuyên ngành nào lại có thể bắt mạch cho bệnh nhân rất chuẩn xác. “Tôi chữa được nhiều bệnh, nhưng hai bệnh khó nhất với các ông lang, thì tôi lại ra tay thành công, là bệnh liên quan đến tim và tai biến”.
Ông lang Sùng A Tú sinh ra ở bản Cô Ban, nhưng nhà ở mãi đỉnh núi cao, sát biên giới. Bố Sùng A Tú cũng là một ông lang, nhưng không hành nghề chuyên nghiệp. Trong vùng ai bị bệnh, nhờ vả, thì ông vào rừng hái thuốc điều trị giúp, chứ không lấy tiền.
Người thân bên Trung Quốc dạy cho Sùng A Tú hai bài thuốc đặc biệt nhất, là bài thuốc chữa gãy xương và bệnh tim. Bài thuốc trị bệnh tim của Sùng A Tú đã đưa cả trăm người về lại dương thế, giành lại mạng sống từ bàn tay tử thần.
Sùng A Tú kể: “Làm thầy lang, nhưng đến nay tôi vẫn không giải thích được vì sao mấy cây thuốc chữa gãy xương lại kỳ diệu như vậy. Hồi học ở Trung Quốc, tôi cũng không tin lắm đâu, gãy xương thì đi bó bột, chứ ai lại đắp thuốc. Thế nhưng, tôi đã thử trên gà và chó, thấy đặc biệt hiệu nghiệm. Đắp cho người, thì xương ai cũng liền hết”.
Sùng A Tú tin rằng những cây thuốc thần kỳ này có khả năng kích thích xương mọc ra, rồi tiêu cả xương vụn trong thịt, đào thải những mẩu xương vỡ vụn ra ngoài. Sùng A Tú đã đắp thuốc gẫy xương cho nhiều người và đều thành công. 

Kỳ 3: Bài thuốc khiến ‘quỷ thần khiếp sợ’

Năm 20 tuổi, Sùng A Tú (Bản Nà Tao, Cô Ban, Bảo Lạc, Cao Bằng) lấy vợ, là người Mông, quê ở huyện Bảo Lâm. Bố vợ Sùng A Tú cũng là một thầy thuốc giỏi nức tiếng trong vùng.

Bố vợ Sùng A Tú có biệt tài chữa các bệnh liên quan đến tai biến, bại liệt. Tổ tiên ông là người Trung Quốc, có nhiều đời làm thuốc. Ở Việt Nam, ông là đời thứ 3. Tuy nhiên, ông chỉ có 3 con gái, không có con trai, nên ông đã quyết định truyền hết bài thuốc quý cho con rể Sùng A Tú.
Để học thuốc từ cha vợ, Sùng A Tú đã tạm xa nhà, sang ở rể. Hàng ngày, Sùng A Tú theo bố vợ đi khắp núi cao rừng thẳm, lội suối trèo đèo để hái thuốc, chế biến, nhận mặt các cây thuốc quý.

Những cây thuốc khiến ‘quỷ thần khiếp sợ’
Ông lang Sùng A Tú bốc thuốc cho bệnh nhân 
Hồi đầu những năm 80 của thế kỷ trước, vùng biên giới Cao Bằng có dịch sốt rét, chết rất nhiều người. Có bài thuốc cứu người, Sùng A Tú liền ra tay. Không ngờ, đồng bào dùng thuốc thấy hết sốt ngay, vài hôm là hồi phục, có thể lên nương. Cả trăm bệnh nhân sốt rét ác tính được Sùng A Tú kéo về từ cõi chết.Thầy lang Sùng A Tú bảo rằng, nếu bị chấn thương sọ não, thì dùng thuốc càng sớm càng tốt. Nếu để vài tháng, thì điều trị rất khó khăn, thậm chí không có tác dụng. 
Tuy nhiên, hầu như các bệnh nhân bị tai biến, điều được đưa ngay đến các bệnh viện lớn và chỉ khi các bệnh viện lớn bó tay, họ mới tìm đến các thầy lang đông y như một biện pháp cuối cùng. Chính vì thế, Sùng A Tú phải điều trị rất kỳ công, dài ngày, mới mong cứu được họ.
Trong những đống thuốc chất như củi ấy, ông lang Sùng A Tú chỉ tôi những thân gỗ to bằng cái phích, lõi màu đỏ tươi như máu. Đó là vị thuốc chính trị tai biến, chấn thương sọ não.
Cây thuốc kỳ lạ này người Mông gọi là mặt trăng, mọc trên vách đá cao, hiểm trở, gốc cứng như thép. Đây là cây thân gỗ, nhưng lá lại to như lá chuối và lá thay đổi 3 màu vào 3 buổi sáng, chiều, tối.

Thảo dược chữa chấn thương sọ não, tai biến có 6 loại, gồm 1 loại lá và 5 loại gỗ. Loại lá có lá nhỏ như lá móc mật. Thử nhấm 1 chút lá bé xíu, lập tức tinh dầu trong lá xộc lên mũi, cay thấu họng, chảy cả nước mắt, giống như ăn phải mù tạt.

Những cây thuốc khiến ‘quỷ thần khiếp sợ’
Loại lá có tinh dầu đậm đặc làm tan đờm, dịch ở phổi 
Những cây thuốc khiến ‘quỷ thần khiếp sợ’
Vị thuốc từ cây gỗ có tên mặt trăng 
Theo Sùng A Tú, thứ lá ấy có tác dụng tiêu đờm, làm sạch phổi, hạ huyết áp. Phối hợp với loại ngâm rượu đổ một chút vào miệng sẽ khiến lưỡi mềm mà nói được.
Có loại sắc uống, có loại tắm cả cơ thể. Phải dùng kết hợp cả 4 loại đó mới hiệu nghiệm, người nặng chữa mất 4 tháng, người nhẹ tốn ít thời gian hơn. Trong khi điều trị tuyệt đối kiêng ăn thịt bò, trâu, chó, ngựa, cá, gà, cà chua, nếu ăn mà bệnh tái phát thì không có cách nào cứu được.

Những thứ ăn kiêng khi trị bệnh của Sùng A Tú thật lạ, không rõ có cơ sở khoa học nào không, nhưng cha ông truyền lại vậy, thì cứ thế mà làm theo. Riêng Sùng A Tú, cả đời không được ăn thịt chó, vì theo anh, chó ăn những thứ ô uế, nên không mời được thần vào nhà. 

Chuyện 'thần chết' chào thua ở ‘bệnh viện’ trong rừng
Biết ông lang Sùng A Tú có tài năng chữa bệnh trọng, lương y Phạm Văn Thanh (Nhà thuốc gia truyền Hoàng Liên Sơn) đã xúc động làm bài thơ, rồi mang từ mãi Lào Cai sang Cao Bằng tặng. 

Dương Phạm Ngọc-vtc.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét