Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

mật ong rừng ở miền Tây

Ông Đồng Văn Vũ, thợ săn ong rừng có tiếng ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang), cho biết thời điểm này là mùa khai thác mật ong chính vụ.
Nhiều nông dân làm nghề rủ nhau sang biên giới Campuchia khai thác, vì đây là vùng có nhiều ong mật.
Mỗi ngày, từng thành viên trong nhóm 4 - 5 người phải góp 100.000 đồng/người để phục vụ các chi phí ăn uống, đi lại.
Theo kinh nghiệm của những người làm nghề này, ong cho nhiều mật nhất là từ tháng 10 đến tháng 3 (âm lịch).
Hút hàng mật ong rừng 'vượt biên' ở miền Tây
Người dân rủ nhau sang biên giới khai thác ong rừng
Khi đó thời tiết thuận lợi, cây rừng ra hoa nhiều nên lượng mật nhiều hơn và chất lượng cũng tốt hơn so với các tháng khác trong năm.
Cách khai thác ong rừng ở đây cũng không khác gì kiểu truyền thống. Người săn ong khi phát hiện tổ ong sẽ dùng khói để xua ong bay đi, sau đó sẽ thu nguyên tổ ong.
Tuy nhiên, họ không lấy mật ngay tại chỗ. Người săn ong hiện nay sẽ đưa nguyên tổ đến bán để người sử dụng tự vắt lấy mật.
Mật để trong tổ ong càng lâu thì càng đậm đặc mà chất lượng không giảm.
Mật ong rừng lấy từ tổ các loại ong ruồi, ông tầng, ong mật... ở vùng đồng bằng thường mỗi lít sẽ có giá bán vài trăm nghìn đồng.
Còn loại có giá trên dưới 1 triệu đồng là mật lấy từ ong ruồi có kích thước nhỏ, chuyên hút nhụy hoa từ các loại cây bụi thấp ở vùng núi biên giới Campuchia.
Tổ ong ruồi này cũng không lớn, cho ít mật nhưng chất lượng thơm ngon, người có kinh nghiệm không khó để nhận biết.
Theo Ngọc Trinh - Kim Thoa/Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét