Cây kim thất tai (kim thất)
Kim thất là loại cỏ có thân thảo, nhẵn với nhiều cành. Lá mọc so le,
cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng
nước. Mặt trên phiến lá màu xanh thẫm đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó
gọi tên là Thiên hắc địa hồng. Cụm hoa hình đầu, màu vàng cam mọc ở đầu
cành hay kẽ lá. Quả bế hình trụ mang một mào long trắng ở đỉnh. Ra hoa
và kết quả vào mùa hè.Cây kim thất rất dễ trồng và cho đến nay chưa thấy bất kỳ một loại sâu bệnh nào phá hoại. Trên cây không thấy xuất hiện lá vàng, héo úa nào. Là cây ưa nắng nhẹ, nắng buổi sáng, chỗ mát mẻ. Chỗ trồng cây này không nhất thiết có nhiều nắng. Cây có thể luộc ăn, nấu với canh ngao, thịt băm ăn đều ngon.
Đông y cho rằng, kim thất có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Được sử dụng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau…
Lưu ý: Theo nhiều tài liệu, để có tác dụng trong điều trị tiểu đường phải tìm đúng giống cây kim thất có đặc điểm sau:
- Phiến lá hình răng cưa, có màu xanh
- Cuống tím
- Hoa vàng
Ảnh 2: Trồng kim thất tai trong thùng xốp tại nhà
Cây kim thất, vừa làm rau ăn vừa có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả. Sau đây là một số công dụng chủ yếu.Bài thuốc đơn giản chữa trị tiểu đường hết 100% :
Cách sử dụng:
Sáng chiều, nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá. Điều hoà lượng đường trong máu rất rỏ rệt. Không gây phản ứng phụ. Không độc. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác.
Người không bệnh gì cả:
Thường xuyên ăn tươi các ngọn kim thất, hoặc xào, nấu canh sẽ có tác dụng tốt làm cho máu huyết được lưu thông, điều hoà, tăng cường sức khoẻ, chống bệnh… Điều hòa huyết áp, điều hòa và tăng cường các chức năng nội tiết.
MÓN ĂN BÀI THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường ngày càng gia tăng ở mức báo động. Tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và nền kinh tế gia đình và toàn xã hội. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống và luyện tập đóng vai trò hết sức quan trọng. Dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu tới độc giả một số món ăn – bài thuốc trị tiểu đường rất hiệu quả sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định mức đường huyết và ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng tiểu đường.
Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng đái tháo đường bị nhẹ.
Canh khổ qua là món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2 rất tốt
Canh đậu đỏ, bí đao: Món ăn bài thuốc trị tiểu đường
từ đậu đỏ và bí đao phù hợp với chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da
ghẻ lở, mụn nhọt khó lành. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau
mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có
thể dùng thường xuyên.Thuốc trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Cháo địa cốt bì: địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch môn đông 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo. Đây là món ăn bài thuốc trị tiểu đường dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.
Cháo rau cần tây: Đây là món ăn bài thuốc điều trị tiểu đường dùng trong các trường hợp tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 – 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối, gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều.
Cháo cá trê: cá trê 250g, gạo 100g. Cá mổ bụng, rửa sạch, thả vào nước sôi luộc, vớt ra lọc xương rồi cho thịt cá vào nước luộc cùng gạo đã vo sạch nấu cháo, cho gia vị, bột ngọt vừa ăn. Chia ăn trong ngày. Món ăn – bài thuốc này có tác dụng: bổ âm khai vị trị đái tháo đường.
Cháo thục địa, nhục quế: nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng.
Canh lá sen, cá trạch: cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều.
Canh thịt dê, đậu hũ: phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Dùng món ăn bài thuốc để trị cho bệnh nhân đi tiểu nhiều.
Cá chép hầm đậu đỏ: cá chép 1 con (500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước.
Cá chạch kho tiêu:
Đây vừa là món ăn – bài thuốc tác dụng điều trị tiểu đường rất tốt mọi người nên tham khảo :Cá chạch 8 – 10 con, nước hàng, mắm, tiêu, hành, mỡ vừa đủ. Cá cắt đầu đuôi rửa sạch để ráo, cho cá vào nồi, rưới nước hàng, nước mắm, tiêu bột, hành, ướp 20 phút. Bắc lên bếp lửa riu riu kho chín, cho mỡ vào, đun sôi đều là được. Ăn trong bữa cơm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét