Khớp gối là một khớp lớn nhất và phức tạp nhất trong cơ
thể bởi vì nó có nhiều chức năng quan trọng. Nó có đủ sức mạnh để nâng
trọng lượng cơ thể của chúng ta khi đi, đồng thời giữ vững khi ta đứng
trụ.
Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi. Theo y học cổ truyền,
nguyên nhân là do thay đổi thời tiết (ngoại nhân) thừa khi cơ thể suy
yếu thì tà khí: phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) xâm nhập vào
làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở
khớp.
Gặp ở những bệnh nhân đau khớp sau nhiễm mưa, nhiễm lạnh, thời tiết
chuyển mùa… Hoặc là do yếu tố thể tạng, cơ địa (nội thương ): do người
già lớn tuổi hoặc mắc bệnh lâu ngày làm cho tạng can, tạng thận bị hư
suy, khí huyết giảm sút dẫn đến thận hư không chủ được cốt tủy gây đau
nhức trong xương – khớp, gối kêu lạo xạo, đi đứng yếu đau. Vì vậy, có
thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng lưu thông khí huyết, đưa tà khí ra
ngoài, bổ khí huyết và bổ can thận, mạnh gân xương để giảm đau và chống
tái phát.
Bài 1: Gạo nếp 100g, nam ngũ gia bì 10g.
Cách chế biến: Gạo vo sạch, ngũ gia bì rửa sạch rồi ngâm cho 20 phút sắc
với 800ml nước. Khi sôi cho nhỏ lửa còn 500ml gạn lấy nước thuốc, thêm
nước ngập thuốc tiếp tục sắc lấy nước thuốc lần 2. Cho 2 lần nước thuốc
vào nồi cho gạo ninh thành cháo chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5
ngày.
Bài 2: Hồng trà 2g, đậu tương 30g. Cách chế
biến: Đậu tương ngâm vo sạch cho thêm 5 bát con nước nấu chín, gạn lấy
nước, thêm hồng trà, có thể thêm chút gia vị cho vừa (hạn chế nhiều
muối). Chia 4 lần uống trong ngày, có thể ăn cả đậu tương. 5 ngày 1 liệu
trình.
Bài 3: Bí xanh 300g, xương sườn của lợn 150g. Cách
chế biến: Ninh sườn nấu với bí xanh, thêm chút gia vị cho vừa nấu canh
ăn, ăn cùng với cơm.
Bài 4: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 100g, quế
chi 4g. Cách chế biến: Đậu xanh vo ngâm 20 phút cho vào ấm thêm 5 bát
nước nấu với ý dĩ nhân ninh nhừ thêm quế chi, thêm chút đường, chia 2
lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 5: Ý dĩ nhân 50g, hồng táo 10 quả. Cách
chế biến: Đậu xanh vo ngâm 20 phút cho vào ấm thêm 5 bát nước nấu với ý
dĩ nhân ninh nhừ, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 6: Gạo tẻ 100g, xích tiểu đậu 50g, đại
táo 10 quả, bột bạch phục linh 20g. Cách chế biến: Gạo tẻ vo ngâm 15
phút. Xích tiểu đậu rửa sạch cho vào nồi đổ 5 bát nước đun sôi nhỏ lửa
khoảng 15 phút cho gạo tẻ, đại táo vào ninh cho thêm nước nấu thành cháo
khi nhừ thêm bột phục linh đun sôi. Chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền
5 ngày.
Bài 7: Đậu xanh 25g, bách hợp 100g, ý dĩ
nhân 50g. Cách chế biến: Đậu xanh vo ngâm 15 phút, ý dĩ nhân rửa sạch
cho vào nồi cùng với đậu xanh thêm nước nấu thành cháo. Bách hợp tẽ
cánh, xé bỏ màng trong, thêm chút muối rửa sạch để bỏ vị đắng,khi cháo
nhừ thêm bách hợp nấu chín khi ăn thêm chút đường. Ngày ăn 2 lần, dùng
liền 5 ngày.
Thoái hoá khớp là một quá trình diễn tiến chậm chạp theo thời gian.
Trong những trường hợp nặng, lớp sụn đã bị bào mòn gần hoàn toàn, nó
không còn che phủ đầu xương, làm cho hai đầu xương liên tục bị cọ sát
nhau mỗi khi cử động. Mỗi lần cọ sát nhau sẽ gây đau cho người bệnh,
nhất là những lúc đi lên cầu thang, hoặc lúc ngồi xổm. Lâu dần xương sẽ
bị bào mòn nhiều hơn, gây biến dạng hình thể khớp gối, thường là bị vẹo
vào trong.Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới teo cơ, biến dạng khớp.
Mỗi bệnh nhân với mỗi mức độ thoái hóa khác nhau nên các vị thuốc cần
gia giảm cho phù hợp vì vậy khi sử dụng các bài thuốc trên tốt nhất cần
được sự hướng dẫn của lương y uy tín.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét