Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Cây lồng đèn chữa bệnh tiểu đường

Cây tầm bóp còn gọi là cây lồng đèn. thuộc họ Cà (Solanaceae). Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Tầm bóp mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.

Chữa tiểu đường, dạ dày, viêm họng bằng cây dại rất hiệu quả
Tầm bóp (thù lù canh) mọc dại rất nhiều trong tự nhiên.

Đông y cho rằng, tầm bóp là loại thân thảo có vị đắng, tính mát không độc. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm. Tầm bóp có thể sử dụng đắp ngoài để trị nhọt, đinh độc, lấy cây tầm bóp tươi tắm cho trẻ trị rôm sẩy hiệu quả.

Ngoài ra tầm bóp có thể sự dụng như thuốc chữa các bệnh viêm họng, đau yết hầu, bệnh tiểu đường và ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng).

Chữa tiểu đường, dạ dày, viêm họng bằng cây dại rất hiệu quả
Thân, lá, quả và rễ cây tầm bóp đều được sử dụng để chữa bệnh.

Công dụng và cách dùng

Lá cây tầm rất tốt cho dạ dày vì thế người ta hay cây này như một vị rau ăn hàng ngày. Rau tầm bóp ăn hơi đắng nhưng thanh mát dễ ăn.

Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận như sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Rễ cây tươi chữa bệnh tiểu đường.

Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80g cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.

Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Dùng 15 - 30g cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.

Trị tiểu đường: Rễ cây tầm bóp tươi ( 20 - 30g) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày.

Thiên Hoa (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét