Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Làm mứt táo ta

Mứt táo ta dẻo, ngọt, thơm, vô cùng hấp dẫn. Chị em có thể tham khảo cách làm mứt táo ta ở dưới đây nhé!
Nguyên liệu:
- Táo chua: 1kg
- Đường vàng: 600g
- Phèn chua: 1 thìa
- Nước vôi trong

Thực hiện:
Bước 1: Táo chua rửa sạch, dùng xiên hoặc dĩa xiên lỗ trên quả táo.

Bước 2: Hòa tan 50g vôi cục với nước, để cho lắng cặn rồi gạn lấy phần nước vôi trong. Ngâm táo đã xiên vào nước vôi trong trong khoảng 12-15 giờ, vớt ra xả lại vài lần cho sạch dưới vòi nước lạnh cho hết mùi vôi.

Bước 3: Đổ 2 lít nước vào nồi với 1 thìa phèn chua, cho phèn tan hết rồi đun sôi để chần táo.

Bước 4: Cho táo vào nồi nước phèn chua chần trong khoảng 1-2 phút, vớt táo ra, xả sạch vài lần dưới vòi nước lạnh.

Bước 5: Ướp táo với đường theo tỉ lệ 1kg táo - 600gr đường.
Bước 6: Đợi cho đường tan hết thì đem sên nhỏ lửa cho đến khi quả táo trong, ăn thử thấy hơi dai dai thì tắt bếp.

Muốn táo khô hơn thì đem sấy trong lò ở nhiệt độ 100 độ C trong khoảng 40 - 60 phút. Để mứt táo ta nguội rồi thưởng thức. Bạn còn có thể cho mứt táo vào lọ thủy tinh để bảo quản dùng dần.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món mứt táo ta!

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Trồng cây trong ống nước

Anh Phạm Trung Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội) là một họa sĩ tự do, yêu thích thiên nhiên và ham mê tìm hiểu, thực nghiệm, cải tiến các kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.
Anh đã có một thiết kế độc đáo trên ý tưởng về 'tháp rác trồng rau' đã được ứng dụng rộng rãi. Mô hình trồng cây bằng ống nhựa PVC đã phần nào đáp ứng được các tiêu chí nói trên.

Tư vấn trồng cây tại gia trong ống nước
Tác giả với những cây su hào trồng trên tháp

Chuẩn bị vật liệu:
- Máy khoan điện cầm tay.
- Mũi khoan gỗ đường kính 20mm, 12mm, 3mm.
- Máy cưa cầm tay (máy sọc).
- Máy thổi khí nóng dùng điện hoặc đèn khò.
- Thước rút, thước góc 90 độ, com-pa thước kẻ dài 1,5m, dũa, mũi vạch…
- Ống nhựa PVC đường kính ngoài 200mm (độ dài tùy theo thiết kế).
- Vỏ thùng sơn 18 lít: 01 cái.
- Đá dăm 1 x 2cm 2/3 thùng (18 lít).
- Ống nhựa nhỏ (loại hay dùng sục khí bể thủy sinh) 50cm. Cút nối thẳng bằng nhựa (cho loại ống trên).
Hướng dẫn các bước thi công qua ảnh với thiết kế mẫu tháp có kích thước:
D = 200mm
H= 1330mm
Số lượng hốc trồng cây = 30 (06 hàng ngang x 05 hàng dọc) và một bề mặt thoáng trên cùng (tương đương 05 vị trí hốc).
Tư vấn trồng cây tại gia trong ống nước
Cắt ống vuông góc hai đầu theo độ dài thiết kế. Chia chu vi ống thành 10 phần bằng nhau sau đó kẻ 10 đường thẳng theo chiều dọc.
Tư vấn trồng cây tại gia trong ống nước
Trên những đường thẳng dọc đánh dấu các vị trí để thực hiện khoan lỗ với khoảng cách tùy theo thiết kế (trong trường hợp này là khoảng cách 150mm giữa các tầng tháp).
Khoan lỗ theo vị trí đã được lấy dấu. Lưu ý: Phần chân tháp khoan lỗ nhỏ hơn (12mm, phần trên để tạo hốc khoan lỗ 20mm). Khoảng cách giữa các lỗ thoát nước ở phần chân tháp 70mm.
Tư vấn trồng cây tại gia trong ống nước
Dùng máy cưa cắt nối hai lỗ khoan theo đường thẳng cách một ô một và so le nhau sau mỗi hàng.
Tư vấn trồng cây tại gia trong ống nước
Dùng máy thổi khí nóng làm mềm nhựa sau đó định hình bằng một thanh dưỡng bằng gỗ được chế tác hình thù theo thiết kế sau đó làm nguội bằng nước lạnh.
Tư vấn trồng cây tại gia trong ống nước
Một hốc đã được gia công hoàn chỉnh.
Tư vấn trồng cây tại gia trong ống nước
Tạo tấm lót đáy tháp bằng miếng nhựa cắt ra từ nắp thùng sơn với những lỗ thoát nước, bỏ lọt và vừa vặn phía trong ống.
Tư vấn trồng cây tại gia trong ống nước
Cắt ở phần chân tháp để tạo những điểm giữ tấm lót bằng nhựa (15 x 25mm). Cắt những đường ngắn song song ở phần chân tháp để tạo những điểm giữ tấm lót bằng nhựa (15 x 25mm) sau đó uốn bằng nhiệt và làm nguội bằng nước lạnh.
Tư vấn trồng cây tại gia trong ống nước
Cài miếng nhựa vào đáy tháp.
Tư vấn trồng cây tại gia trong ống nước
Khoét nắp thùng sơn bằng cưa sọc. Sau đó lắp nắp thùng vào chân tháp.
Tư vấn trồng cây tại gia trong ống nước
Kiểm tra nắp và chân tháp thấy vừa vặn, chặt chẽ, đồng tâm là đạt yêu cầu. Sau đó đặt tháp vào thùng chỉnh chuẩn đồng tâm và phương thẳng đứng. 
Dùng đá dăm chèn chặt, nhiều hay ít phụ thuộc vào độ cao, thấp của tháp miễn sao đảm bảo đủ trọng lượng để giữ tháp chắc chắn không đổ là được.
Sau khi kiểm tra lần cuối về độ đồng tâm và phương thẳng đứng, tiến hành đóng thật chặt nắp thùng, lắc và gõ nhẹ đều tay cho đá dồn thật chặt giữ chân tháp, tiến hành nạp giá thể và trồng cây (hình bên trái).
Nhớ khoan một lỗ đường kính khoảng 4 - 5mm trên thân thùng cách đáy khoảng 70mm, cắm cút nối để gắn ống nhựa dẫn nước vào vật chứa nếu tưới thủ công hoặc gắn vào hệ thống tưới tự động...
Tư vấn trồng cây tại gia trong ống nước
Mô hình được thiết kế phù hợp với phương pháp tưới hồi lưu bán thủy canh nhằm tiết kiệm tối đa phân bón, nước tưới cũng như công chăm sóc. Có thể dùng các hệ thống tưới tự động, bán tự động hoặc thủ công.

Theo Tuấn Phạm/Khampha.vn

7 kiểu đau không được xem thường

1. Đau như dao đâm giữa hai bả vai
Cảnh giác: Cơn đau tim
Khoảng 30% số người bị cơn đau tim không có triệu chứng tức ngực cổ điển. Đau giữa hai xương bả vai rất hay gặp ở phụ nữ, cũng như đau hàm, khó thở và buồn nôn. Nếu có những triệu chứng này (và nhiều khả năng sẽ có hơn một triệu chứng) thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Đau cơ thường là đau âm ỉ. Còn đau tim thì hay đau đột ngột như dao đâm. Hãy gọi xe cấp cứu chứ đừng tự đi đến bệnh viện. Hãy đợi xe cấp cứu đến vì họ có phương tiện để cấp cứu ngay những trường hợp như vậy.
2. Đau đầu “sét đánh”
Cảnh giác: Phình mạch não
Phần lớn chúng ta đều có những cơn đau đầu nhẹ hoặc vừa phải – và sẽ hết nhờ các thuốc giảm đau không cần đơn bác sĩ. Nhưng nếu bị cơn đau đầu “khủng khiếp chưa từng thấy trong đời” thì hãy gọi cấp cứu ngay. Và một lần nữa, đừng tự đi đến bệnh viện.
Làm thế nào để biết đó không phải là bệnh đau nửa đầu (đau đầu mi-ren)? Bệnh đau nửa đầu thường kèm theo cảm giác buồn nôn, sợ ánh sáng và tiếng động, và sẽ tiến triển dần dần.
Chảy máu não do vỡ phình mạch không phổ biến lắm, nhưng khi tình trạng này xảy ra thì hành động nhanh chóng chính là chìa khóa. Các bác sĩ có thể cứu được mạng sống của bạn bằng cách hàn kín điểm yếu đó lại. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể chết. Nguy cơ lớn nhất là nếu phình mạch bị vỡ và máu chảy vào trong não thì việc điều trị, nếu được, cũng rất khó khăn.
Không được dùng aspirin cho trường hợp đau đầu dữ dội đột ngột thế này – nó có thể làm tăng chảy máu.
3. Đau âm ỉ vùng bụng dưới bên phải
Cảnh giác: Viêm ruột thừa
Đau thường bắt đầu ở giữa bụng và dần dần di chuyển sang bên phải. Nếu ruột thừa vỡ thì sẽ là biến chứng rất nguy hiểm, vi khuẩn có thể đi vào máu và gây nhiễm trùng toàn cơ thể. Nếu bạn thấy có cảm giác đau âm ỉ ở vùng hố chậu phải, hãy đến ngay phòng khám cấp cứu của bệnh viện (Những nơi này thường làm việc 24/24h).
Thông thường với viêm ruột thừa, khi ấn vào bụng sẽ không đau bằng khi bạn đi nhanh. Một nghiệm pháp khác là sử dụng cơ ở dưới túi mật: Co đầu gối lên đầu và nhờ ai đó ấn xuống, trong khi bạn cố chống lại. Nếu thấy đau thì đó là dấu hiệu ruột thừa bị kích thích và cần được khám xét kỹ hơn.

4. Đau răng gây tỉnh giấc
Cảnh giác: Nghiến răng
Nghiến răng thường xuyên có thể khiến dây thần kinh trong răng bị viêm và lớp men bảo vệ răng mòn đi. Cuối cùng có thể dẫn đến hậu quả là răng bị vỡ xuống tận chân răng và phải nhổ răng. Các biến chứng do tật nghiến răng, thường do stress gây ra, có thể phòng ngừa được bằng cách mang chụp bảo vệ răng ban đêm.
Có nhiều người hay nghiến răng khi ngủ. Khi thăm khám, bác sĩ nha khoa có thể cho biết có cần mang chụp bảo vệ răng ban đêm hay không.
5. Đau ngang thắt lưng kèm theo sốt
Cảnh giác: Nhiễm trùng ở thận
Đừng cho rằng sốt, buồn nôn và đau lưng chỉ là do dạ dày. Tình trạng này có thể xảy ra khi vi khuẩn thâm nhập vào đường tiết niệu lan đến thận, khiến nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.
Bạn có thể bắt đầu bằng các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết nhiệu, như đau khi đi tiểu, nhưng một số người không thấy gì hết cho đến khi đã muộn. Nhiều khả năng bạn sẽ phải điều trị kháng sinh càng sớm càng tốt, vì thế hãy gọi cho bác sĩ.
Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn, một yếu tố dễ dẫn đến nhiễm trùng ở thận. Nếu nhiễm trùng thận không được điều trị, thận có thể bị mất khả năng hoạt động. Nhưng thường thì người bệnh sẽ thấy rất đau và không thể bỏ qua.
6. Đau bụng kinh nguyệt mà dùng thuốc không đỡ
Cảnh giác: Lạc nội mạc tử cung
Nếu các thuốc thông thường không giúp ích gì thì cần nghĩ tới lạc nội mạc tử cung – tình trạng lớp niêm mạc của tử cung phát triển ở những nơi khác.
Lạc nội mạc tử cung khá hay gặp và là nguyên nhân gây vô sinh. 40-60% số phụ nữ bị đau bụng dữ dội mỗi kỳ đèn đỏ bị tình trạng này.
Nếu bạn không cố muốn có con, bác sĩ có thể bắt đầu cho bạn dùng thuốc tránh thai uống. Nếu tình trạng đau vẫn tiếp duễn dai dẳng, có thể sẽ phải mổ để loại bỏ những mô mọc lạc chỗ.
7. Điểm sưng đau trên bắp chân
Cảnh giác: Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
Nếu thấy một vùng nhỏ ở chân bị đau, thì cần nghĩ tới huyết khối tĩnh mạch sâu - cục máu đông hình thành ở các tĩnh mạch dưới sâu. Chỗ đau này có thể đỏ và nóng khi sờ vào.
Huyết khối tĩnh mạch sâu dễ xảy ra hơn nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hoặc mới trải qua một hành trình dài bằng máy bay hoặc ô tô.
Trừ phi chân sưng to hoặc đau nặng lên nhanh chóng, còn thì bạn có thể chờ một ngày rồi đi khám bác sĩ thay vì đến ngay phòng khám cấp cứu, nhưng chớ trì hoãn lâu hơn nữa. Cục máu đông có thể tăng kích thước hoặc rời ra, di chuyển đến phổi và gây tắc mạch máu ở phổi. Nó cũng có thể đi tới tim gây cơn đau tim, hoặc đi lên não và khiến bạn bị đột quị.
Để phòng ngừa, nếu phải đi xa bằng máy bay hoặc ô tô, bạn nên:
- Cứ 1 – 2 giờ một lần nên đứng dậy, duỗi tay chân và đi lại một chút.
- Dùng ngón chân viết lên sàn bảng chữ cái abc. Cử động ngón chân cái lên trên xuống dưới, từ trái sang phải. Khi viết các chữ, bạn sẽ vận động các cơ, tĩnh mạch, giúp máu lưu thông, nhờ đó máu sẽ không bị vón cục.
- Uống nước và không để mất nước.
Cẩm Tú
Theo today

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Hai món ăn đặc sản từ nếp nương

Nếu có dịp đến với một số tỉnh vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang... bạn sẽ có cơ hội được ăn những món ngon đậm chất núi rừng.
Xôi tím
Sở dĩ món xôi có màu tím bắt mắt là do đã được nhuộm màu gạo nếp trước khi đem đồ chín. 

Hai món ăn đặc sản hấp dẫn làm từ nếp nương
Ngâm gạo nếp với nước lá khảu cẳm vài giờ đồng hồ để lên màu
Gạo nấu xôi thường dùng là gạo nếp nương hạt to, mẩy đều đem ngâm và vo, đãi thật sạch. Sau đó nhuộm tím gạo bằng lá cây khảu cẳm – một loại cây chỉ có ở miền núi. Lá cây khảu cẳm được rửa sạch rồi luộc đến khi sôi và nước chuyển sang màu tím, sánh lại là được.
Đợi nước khảu cẳm đã nguội bớt thì đem gạo nếp đã vo sạch bỏ vào ngâm vài giờ. Đến khi gạo chuyển sang màu đỏ thì đem vớt ra cho vào chõ, đồ cách thủy.
Hai món ăn đặc sản hấp dẫn làm từ nếp nương
Xôi sau khi đồ lên có màu tím trông rất bắt mắt
Đồ đến khi nào xôi chín mềm, từng hạt đã lên màu tím tươi, bóng mẫm, dẻo đều mà không dính nát là đạt yêu cầu.

Cơm lam

Hai món ăn đặc sản hấp dẫn làm từ nếp nương
Khi thấy mùi thơm của gạo nếp bốc ra là dấu hiệu cơm bắt đầu chín
Cách chế biến cơm lam khá đơn giản: Gạo nếp sau khi vo đãi thật sạch được cho vào một ống nứa, chặt bỏ một đầu rồi dùng lá chuối bịt kín lại. Sau đó đem nướng đều ống cơm lam trên than hồng hoặc lửa ngọn.

Hai món ăn đặc sản hấp dẫn làm từ nếp nương
Khi ăn từng lớp vỏ bên ngoài sẽ được chẻ mỏng dần và cắt thành từng khúc nhỏ
Ống nứa hoặc ống giang, ống vầu có độ dài từ 25 - 30cm là phù hợp nhất để làm cơm lam. Trong khi nướng cơm, cần chú ý quay đều ống nứa để gạo bên trong nhận được nhiệt lượng vừa đều và đủ.
Theo Huyền Vũ/Vnexpress.net

Làm giàu bằng đường thốt nốt Khmer xuất ngoại

Hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên nổi tiếng ở ĐBSCL nhờ trồng cây thốt nốt để lấy đường, còn trái làm nước uống.
Một trong những đơn vị đi đầu trong việc xuất khẩu đường thốt nốt sang Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan... là doanh nghiệp do chị Phạm Ngọc Trang (xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang) làm chủ. 
Các sản phẩm ở cơ sở chị tương đối đa dạng với nhiều mẫu mã: đường bột, viên, tán, kẹo... Trung bình mỗi ngày, chị xuất bán khoảng 5 tấn đường với giá 24.000 - 42.000 đồng/kg. 

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Cá rô kho nghệ

Nguyên liệu: 
- 500g cá rô
- 1 củ nghệ tươi
- 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa cà phê nước mắm, 2 thìa cà phê dầu ăn
- 2 thìa cà phê hành tím băm, 1 thìa cà phê tỏi băm
Đậm đà cá rô kho nghệ - 1
Các bước thực hiện: 
- Cá rô đánh vảy, bỏ ruột, dùng muối chà xát nhẹ da cá cho sạch nhớt, rửa lại thật kỹ, vớt ra để thật ráo nước.
- Nghệ cạo vỏ, rửa sạch, lấy 1/2 đem giã nhuyễn hoặc đập giập, 1/2 còn lại đem xắt lát.
- Ướp cá với hạt nêm, nước mắm, hành, nghệ đập giập, để thấm khoảng 30 phút.
- Đun nóng dầu ăn, cho tỏi băm vào phi thơm, cho cá vào chiên săn mặt, xếp nghệ xắt lát vào, vặn lửa nhỏ, kho liu riu.
- Khoảng 10 phút sau rắc nghệ bột và tiêu vào. Nếu ít nước thì châm thêm một ít nước nóng vào. Vặn lửa liu riu cho cá ngấm hết gia vị và mềm xương.
- Dùng nóng với cơm.

Theo Món ngon Việt Nam

Món cá kho đun hai lửa

Nguyên liệu kho cá:
- 500g cá trắm (cá trôi, cá quả,...)
- 100g thịt ba chỉ lợn
- Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, riềng (loại củ và loại xay), xả, ớt
- Nước hàng (ngon nhất với nước hàng cốt dừa có bán sẵn tại các hàng tạp hóa) 
Bạn có thể tự làm nước hàng bằng cách: Cho đường vào nồi hoặc chảo khô, đun tới khi đường tan chảy, chuyển màu nâu đỏ rồi chế thêm nước.
Cách kho cá ngon:
Bước 1: Chọn mua và rửa cá
- Muốn món cá kho ngon, khâu chọn cá rất quan trọng. Phải mua loại cá tươi ngon, lớn một chút để thịt chắc.
- Sau khi mổ cá, đánh vảy, bạn rửa cá bằng rượu gừng hoặc dùng một nhánh gừng đập dập chà lên thịt cá để khử bớt mùi tanh. Tiếp đó cắt cá thành các khúc nhỏ, để vào rổ cho ráo nước.
Bước 2: Kho lần 1
- Riềng đem thái lát. Xả đập dập, một phần cắt khúc ngắn, một phầm băm nhỏ. 
- Xếp riềng thái miếng và phần xả cắt khúc xuống đáy nồi, xếp tiếp thịt ba chỉ rồi xếp cá lên. Phần riềng xay và xả băm thì rắc đều lên các khúc cá.
- Đổ nước mắm ngập 1/3 lượng cá trong nồi. Chú ý: Tùy theo độ mặn của nước mắm mà tăng, giảm muối và hạt nêm.
- Bắc nồi cá lên bếp, đun sôi nhanh rồi tắt bếp, để trong 30 phút để gia vị ngấm đều vào thịt cá.
Bước 3: Kho lần 2
- Cho thêm nước sôi vào nồi cá, chế thêm nước hàng để món cá có màu nâu bóng. Đun nhỏ lửa cho tới khi nước trong nồi cạn, thịt ba chỉ nhừ, thịt cá săn chắc lại.
Ứa nước miếng với món cá kho đun hai lửa - 1

Theo Đào Lý (Infonet)

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Cách làm chả rươi

Thời điểm này đang là mùa rươi. Rươi có hàm lượng dinh dưỡng cao, chế biến được nhiều món. Bạn hãy thử làm món ăn từ rươi được yêu thích nhất là chả rươi nhé!
Nguyên liệu cho 4 người ăn:
- Rươi: 300gram
- Thịt lợn xay: 150gram
- Trứng: 2 quả
- Vỏ quýt hôi khô, thì là
- Tùy khẩu vị có thể dùng thêm hành, lá lốt
Cách làm món chả rươi thơm ngon, mềm ngậy - 1
Món chả rươi rất hấp dẫn cho ngày se lạnh. Ảnh: ST
Sơ chế rươi:
- Rươi mua về đổ vào chậu nước lạnh, dùng đũa khuấy nhẹ, nhặt rác cho sạch với lên để ráo
- Đun nước sôi rồi để nguội khoảng 70-80 độ C, thả rươi vào dùng đũa khuấy cho rươi rụng lông. Làm như vậy 2 lần rồi cho rươi vào rổ dày, để ráo.
- Sau bước này, nếu bạn ngại sơ chế hay định trữ lạnh dùng quanh năm, có thể chia rươi thành các túi vừa mỗi bữa ăn, bảo quản trong ngăn đá
Chuẩn bị sơ chế món chả rươi:
- Vỏ quýt, các loại rau gia vị làm sạch, băm nhỏ
- Trứng đập ra bát, bỏ bớt 1 phần lòng trắng
- Thịt lợn xay dùng đũa đánh tơi lên, nhặt bỏ những sợi gân còn sót lại
- Cho rươi vào tô lớn, dùng đũa hoặc dụng cụ đánh trứng đánh nhuyễn rươi ra
- Tiếp đó cho thịt vào trộn đều, rồi đến các loại rau, vỏ quýt
- Cho trứng vào sau cùng
- Nêm một chút gia vị, vài giọt mắm (món chả rươi nên nêm nhẹ để dùng cùng nước chấm sẽ ngon hơn).
- Không nên cho ớt sẽ làm giảm vị cay thơm tự nhiên của vỏ quýt.
- Trộn đều tât cả
Cách chế biến món chả rươi:
- Đun nóng chả dầu, cho một muỗng dầu ăn
- Khi dầu bắt đầu sôi, múc từng thìa chả rươi đã được trộn đều cho vào rán đến vàng sậm hai mặt là được.
Yêu cầu thành phẩm:
- Chả rươi có màu vàng sậm, thơm mùi vỏ quýt, thìa là. Béo ngậy, ngọt vị rươi.
- Món chả rươi ăn kèm cơm, bún chấm với nước chấm chua ngọt rất ngon.
Chúc các bạn thành công với món chả rươi!
Theo T.Huyên (Infonet)

Trứng ngải cứu không bị đắng.

Trứng ngải cứu không chỉ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà còn là bài thuốc chữa bệnh đau đầu, đau xương.
Nguyên liệu
- 2 - 3 quả trứng gà lớn hoặc trứng vịt
- Ngải cứu
- Hành khô, tiêu, muối, nước mắm
- Dầu ăn.
Cách rán trứng ngải cứu tuyệt ngon mà không bị đắng - 1
Nguyên liệu làm món trứng rán ngải cứu
Cách làm:
- Ngải cứu nhặt lấy ngọn, bỏ cuống, rửa sạch, để ráo, thái nhỏ.
- Đập trứng ra bát. Đánh trứng thật đều tay, nêm gia vị và hạt nêm vừa ăn, thêm một chút tương ớt cho phồng trứng rồi đánh thật bông.
- Trộn ngải cứu vừa thái nhỏ vào bát trứng ở trên, khuấy đều.
- Đặt chảo lên bếp, đợi chảo nóng, đổ dầu vào. Dầu nóng, cho hỗn hợp trứng vào láng mỏng theo lòng chảo.
- Rán cho vàng phần trên và trở mặt dưới của miếng trứng lên, rán vàng đều hai mặt là được.
Cách rán trứng ngải cứu tuyệt ngon mà không bị đắng - 2
Món trứng rán ngải cứu không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe
Lưu ý:
- Bạn nên chọn ngải cứu non để trứng không bị đắng.
- Món này nên ăn nóng sẽ ngon hơn.
 Theo Huyền Na (Đời sống & Pháp luật)

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Làm giá đỗ sạch

Người dân phường Ninh Hiệp, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) SX giá đỗ bằng cách ủ hạt đỗ xanh trong bi xi măng và lót tấm nhựa xung quanh nên giá rất sạch, trắng, giòn và ngon.

Ông Pho SX giá sạch
Để làm ra những cọng giá sạch phải chọn đậu xanh có chất lượng tốt, cát sạch trắng, mịn ở vùng biển Ninh Diêm, Ninh Hải (TX Ninh Hòa).
Sau đó cát với đậu được trộn đều theo tỷ lệ 1 kg đậu xanh với 5 kg cát, rồi cho vào bi xi măng ủ, mỗi ngày tưới nước sạch từ 4 - 5 lần. Sau 4 ngày ủ là có thể thu hoạch. Trung bình 1 kg hạt đậu xanh sẽ cho 8 kg giá.
Mỗi bị có đường kính 1 m, cao 0,5 m. Mỗi ngày xuất bán 8 bi, mỗi bi cho từ 30 - 35 kg giá thành phẩm.
Với giá bán hiện nay khoảng 8.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí lãi hơn 1 triệu đ/ngày.

Nhiều người SX giá nơi đây cho biết, để cho giá mọc đều đạt chất lượng thì việc "canh tưới nước" hằng ngày là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại. Chỉ cần quên một lần cho giá “uống nước” xem như mẻ ấy bị hỏng. Ngoài ra khi ủ giá phải tuyệt đối tránh nắng, mưa trực tiếp lên bi ủ để nhằm tránh giá bị xanh (già). Mặc dù nghề làm giá không nặng nhọc nhưng lại đòi hỏi phải khéo tay, cẩn thận.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Nghệ nhân Châu Chí Hùng biến đá thành 'ngọc'

Tốt nghiệp Đại học Bách khoa TPHCM, ông Châu Chí Hùng (SN 1961), phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai nhanh chóng được một công ty xây dựng nhận vào làm việc với thu nhập cao.
Nhờ tài năng nên chỉ hơn 2 năm công tác, ông Hùng được đề bạt làm phó giám đốc doanh nghiệp này.
Khi đường công danh đang rộng mở, ông Hùng đột ngột xin nghỉ việc.
Ông Hùng chia sẻ: 'Tôi bắt đầu thích đá từ năm 1994, cứ mỗi lần có dịp đi khảo sát địa bàn ở các tỉnh xa là tôi lại tìm kiếm những viên đá về trưng bày.
Sở thích lớn lên mỗi ngày, tôi quyết định dành thời gian theo đuổi niềm đam mê, nghiên cứu đá mặc dù nhiều người cho rằng tôi bị khùng'.
Bộ sưu tập đá của nghệ nhân Hùng

Khi bỏ việc, không có nguồn thu nhập, để có tiền trang trải cho những chuyến đi, ông quyết định vay mượn để mở quán ăn, kinh doanh nhà hàng.
Ông Hùng tâm sự: 'Tôi kinh doanh thu lãi mỗi tháng vài chục triệu nhưng có bao nhiêu dành hết cho việc đi tìm đá.
Đá trong tự nhiên có nhiều viên đẹp nhưng để hóa thành 'ngọc' thì phải mất thời gian nghiên cứu về phẩm chất, rồi mài, đẽo gọt theo những hình thù phù hợp'.
Sở hữu niềm đam mê kết hợp trí óc và đôi tay tài hoa nên nghệ nhân Hùng đã cho ra đời những tác phẩm đá có giá trị kinh tế cao.
Nhiều tác phẩm đá của ông đã được bán với giá trên 200 triệu đồng, có tác phẩm khách trả giá gần 1 tỷ đồng nhưng ông không bán.
Ông Hùng bộc bạch: 'Mỗi viên đá là một định mệnh nên mỗi khi phải bán một tác phẩm đá tôi vô cùng day dứt.
Qua 20 năm lặn lội tầm đá, nghệ nhân Hùng đã tạo dựng được bộ sưu tập với trên 1.000 mẫu vật đá, trong đó có những viên đá quý có niên đại từ hàng triệu năm.
Ngoài đam mê đá, ông Hùng còn là người nghiên cứu về khoáng vật, khoáng chất. Sau đó, ông lập danh mục cụ thể và viết tên gọi từng loại bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng La Tinh.
Đến nay, hàng nghìn trang sách nghiên cứu về đá của nghệ nhân Châu Chí Hùng đã trở thành tài liệu tham khảo về khoáng vật cho các trường đại học trong nước.
Dự định của ông Hùng là tới đây sẽ đầu tư mở gian bày mẫu vật đá để cho sinh viên, nghiên cứu viên trên khắp cả nước về tham khảo, tìm hiểu.

Theo Vietnamplus.vn

Ông giáo Phan Thừa Nghĩa 'chăn nấm bào ngư'

Ông Phan Thừa Nghĩa (ở phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) gốc là giáo viên nhưng chuyển sang làm kinh tế vì lương giáo viên không thể nuôi nổi gia đình.
Đầu năm 1975 ông ra Đà Lạt xin vào làm cho công ty chuyên xuất khẩu nấm bào ngư sang Pháp.
Được ít lâu, ông có trong tay kiến thức về cách trồng nấm bào ngư và một số vốn dành dụm được nên có ý định làm kinh tế từ chính loại nấm này.

Năm 1999, ông quyết định về Cần Thơ đầu tư cả tỷ đồng mua 1ha đất ở Phước Thới, mở rộng diện tích sản xuất và tăng cường các hoạt động kinh doanh mà từ lâu ông ấp ủ.


Từ kết quả đó, năm 2007 ông đứng ra thành lập công ty, có trụ sở ở phường Phước Thới, quận Ô Môn chuyên sản xuất và nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu.
Bí quyết lãi hàng trăm triệu đồng từ ông giáo 'chăn nấm'
Ngoài bán nấm thành phẩm, ông Nghĩa còn cung cấp cả meo nấm bào ngư và linh chi
Hiệu quả từ quy trình khép kín
Hiện nay, công ty ông vừa cung cấp bịch phôi đã xử lý cấy meo, vừa sản xuất nấm thương phẩm cho các đầu mối lái ở các chợ lớn ở miền Tây.
Nói về kinh nghiệm trồng nấm bào ngư, ông Nghĩa cho biết, thay vì làm kệ, giàn hoặc treo nấm lơ lửng trên trần nhà, ông dùng 2 cây tre song song dài 1,4m kẹp bịch meo ở giữa rồi cắm xuống đất.
Làm cách này, số lượng bịch nấm có thể trồng được tối đa lên tới 5.000, thay vì mức 3.000 - 4.000 như cách làm cũ.
Mỗi ngày, người trồng phải tưới nước từ 3 - 4 lần, bằng hệ thống tưới tự động phun sương mỗi lần tưới kéo dài từ 8 - 10 phút/lần. Một nguyên tắc đối với trồng nấm là phải luôn giữ nhiệt độ ẩm trong khoảng 17 - 20%.  
Bí quyết lãi hàng trăm triệu đồng từ ông giáo 'chăn nấm'
Thu hoạch nấm bào ngư

Mức giá phổ biến hiện nay là 25.000 - 30.000kg/đồng, có tháng hút hàng giá lên trên 35.000 đồng/kg song cơ sở vẫn không đủ sản lượng giao cho khách hàng.
Ai cũng có thể thành công với điều kiện phải nắm vững quy trình kỹ thuật vì sự tăng trưởng và quá trình phát triển của nấm.
Do đó, điều kiện đầu tiên là trại phải đúng tiêu chuẩn về kích thước và độ ẩm.
Kế đến là cách sắp xếp các bịch phôi nấm sao cho vững vàng, không bị ngã đổ, nhất là khâu phun nước phải bảo đảm mỗi ngày 4 - 5 lần (nếu có hệ thống phun tự động càng tối ưu).
Về kỹ thuật sản xuất phôi đòi hỏi phải hết sức nghiêm ngặt, bảo đảm sạch vì chúng rất nhạy cảm với môi trường, nhất là hóa chất và thuốc trừ sâu.
Ngay cả chất độn như mùn cưa cũng phải lấy từ Bình Dương vì chỉ có mùn từ gỗ cao su mới đạt yêu cầu.
Để bảo đảm chất lượng và năng suất cao, ông Nghĩa thường xuyên thay đổi giống để tránh nấm thoái hóa.
Mới đây, ông vừa nhập từ Mỹ về 6 loại nấm bào ngư và linh chi, trong đó giống King Oyster, ELM Oyster, Blue Oyster, Thick Oyster, Reish Oyster và King Oyster được coi là tốt nhất hiện nay.

Theo Ngọc Trinh/Zing

Các loại rau quả tăng nguy cơ sẩy thai

Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều các loại rau quả như mướp đắng, rau răm, ngải cứu, dứa… thì sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Trong thời kỳ mang thai, ăn uống là cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu, nguy cơ sảy thai là rất cao, vì vậy phụ nữ mang thai nên chú ý. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra với em bé, các bà mẹ nên tránh ăn các loại rau củ quả sau đây.
6 loại rau xanh bà bầu nên tránh
1. Mướp đắng: Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ và cũng là một loại thảo dược chữa bệnh. Hàm lượng folate trong mướp đắng là rất cần thiết cho thai kỳ vì mục đích là để tránh khuyết tật về ống thần kinh cho trẻ sơ sinh. Mướp đắng có chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai và bảo vệ cơ thể bà bầu khỏi các chất độc. Hơn nữa, mướp đắng cũng giàu vitamin B, một số chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê đóng một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi phát triển.
6
Nếu phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp mạnh.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non cho những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung nghiêng, tử cung có sẹo…
Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho kết quả rõ ràng rằng chất đắng trong mướp đắng có thể gây hại cho bào thai. Tuy nhiên, thử nghiệm với chuột cho thấy, việc sử dụng mướp đắng với liều cao có thể gây ra dị dạng bào thai chuột. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng. Ngoài ra, chất Vicine trong hạt của mướp đắng có thể gây ngộ độc cho một số cơ quan nhạy cảm. Vì vậy, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn hạt của mướp đắng. Khi nấu, bạn nên loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.
2. Rau sam: Rau sam là một loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc và tìm vì chúng mọc hoang nhiều. Rau sam ngoài tác dụng là thảo dược chữa bệnh, nó còn là thực phẩm để ăn. Rau sam có tính hàn, lạnh. Thực tế cho thấy khi phụ nữ mang thai ăn nhiều rau sam, nó sẽ kích thích tử cung mạnh. Hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai.
62
Bà bầu ăn nhiều rau sam có thể dẫn đến sẩy thai.
3. Rau ngải cứu: Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
Nếu các bà mẹ sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, các bà mẹ không nên ăn nhiều ngải cứu.
63
Nếu bà mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non thì không nên ăn nhiều ngải cứu.
4. Rau ngót: Rau ngót có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy vì lá rau ngót có chứa chất Papaverin. Vì vậy, nếu bạn sử dụng hơn 30 gram lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai.
64
Nếu bạn sử dụng trên 30 gam lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai.
Do đó, nếu các bà mẹ có tiền sử sẩy thai liên tục, sinh non thì nên hạn chế ăn canh rau ngót. Và để giữ an toàn cho bào thai, các bà mẹ không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép của lá rau ngót sống.
5. Rau chùm ngây (còn gọi là rau cải ngựa): Rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera. Loại rau này được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hy Lạp, Ấn Độ và Italia. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa của chùm ngây có lượng vitamin C cao hơn 7 lần so với cam. Về canxi, chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với sữa; về protein, nó nhiều gấp hai lần sữa. Chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với cà rốt về vitamin A, hơn 3 lần chuối về kali.
Tuy nhiên, phụ nữ ở một số vùng trên thế giới dùng loại rau này để tránh thai vì chùm ngây có chứa alpha-sitosterol – chất tương tự như estrogen nên có tác dụng trong việc ngăn ngừa mang thai. Chất Alpha-sitosterol trong rau chùm ngây làm cho cơ trơn của tử cung co lại và sẽ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, các nhà khoa học nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên ăn chùm ngây.
65
Các nhà khoa học nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên ăn rau chùm ngây.
6. Rau răm: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn rau răm nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là, nó sẽ dẫn đến sẩy thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên quá nhiều rau răm nhưng có thể ăn trứng vịt lộn với một vài cọng rau răm thì nó không gây ra bất kỳ vấn đề gì.
66
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm.

4 loại quả bà bầu cần kiêng ăn

Chúng ta biết rằng hầu hết các loại trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng phụ nữ mang thai cần có sự lựa chọn cẩn thận. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai bị ốm nghén thường ăn trái cây để giảm các triệu chứng ốm nghén. Một số người cho rằng, ăn các loại quả như một cách để cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, các bà mẹ nên biết rằng một số loại trái cây mà bạn cung cấp cho cơ thể mỗi ngày có thể gây ra nguy cơ cao bị sẩy thai.
Phụ nữ mang thai không nên ăn các loại trái cây sau đây để tránh rủi ro cho thai nhi:
1. Trái dứa: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn và không nên uống nước dứa tươi hoặc nước ép dứa lon vì loại trái cây có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy hoặc dị ứng cho phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa Bromelain có thể làm cho tử cung trở nên mềm và tạo ra các chất có thể tiêu diệt bào thai.
67
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn và uống dứa tươi hoặc nước ép dứa đóng hộp.
Tuy nhiên, nếu bạn đang quá ngày sinh dự kiến, dứa có thể hữu ích cho bạn. Dù vậy, điều này không có nghĩa là sử dụng dứa để kích thích sinh con vì mỗi trái dứa tươi chỉ chứa một lượng nhỏ Bromelain. Nếu bạn ăn 7 quả dứa mỗi ngày, bạn có thể thấy các cơn co thắt của tử cung.
2. Nhãn: Theo đông y, nhãn có vị ngọt. Nhiều người thích ăn nhãn nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn loại trái cây này nhiều. Lý do là phụ nữ mang thai ăn nhiều nhãn thường có hiện tượng nóng trong, động thai, chảy máu và đau bụng, thậm chí có thể gây hại cho thai nhi và tăng nguy cơ sẩy thai.
68
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều nhãn.
3. Quả táo mèo (quả sơn tra): Táo mèo có vị ngọt, chát, vị chua, vì vậy nó rất phù hợp với phụ nữ có thai đang nghén. Tuy nhiên, loại trái cây này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo kết quả của nhiều tài liệu, táo mèo có tác dụng trong việc kích thích tử cung, cải thiện tử cung co giãn theo nhịp nhưng hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai và sinh non.
69
Táo mèo không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai.
4. Đu đủ xanh: Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc đu đủ còn ương, chưa hoàn toàn chín có chứa rất nhiều enzymes và mủ. Chúng có thể làm tử cung co thắt và sẽ gây ra sẩy thai.
Hơn nữa, đu đủ xanh có chứa prostaglandin và oxytocin cần thiết cho cơ thể sau sinh. Vì vậy, nếu bạn thích ăn đu đủ xanh, bạn hãy chờ tới thời gian sau khi bạn sinh con, chứ không phải lúc bạn đang mang thai.
Khác với đu đủ xanh, đu đủ chín rất tốt cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ không nên kiêng ăn đu đủ chín như đu đủ xanh.
610
Đu đủ xanh có thể làm hại cho phụ nữ mang thai vì nguy cơ sẩy thai.

Ghi chú dành cho phụ nữ mang thai khi ăn trái cây

Phụ nữ mang thai không nên ăn một trong số các loại trái cây được liệt kê ở trên. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần chú ý đến việc ăn các loại trái cây khác để đảm bảo an toàn và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể:
Không sử dụng trái cây để thay thế cho các bữa ăn chính:  Nhiều phụ nữ mang thai sử dụng trái cây để thay thế bữa ăn chính. Đây là thói quen ăn uống phản khoa học. Nguồn chất dinh dưỡng trong trái cây là rất cao nhưng nó không thể thay thế cho thịt, cá và cơm.
Nếu phụ nữ mang thai chỉ nên ăn các loại trái cây, họ sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể vì trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi. Ngoài ra, hàm lượng vitamin trong trái cây lại không nhiều như trong các loại rau xanh.
Bà bầu bị nghén không nên ăn nhiều trái cây:  Trong thời gian đầu của thai kỳ, nhiều bà bầu bị nghén và không muốn ăn bất kỳ thực phẩm nào, vì vậy họ thường ăn nhiều trái cây để thay thế. Tuy nhiên, các loại trái cây có chứa hàm lượng đường có thể gây tăng glucose bất thường trong thai kỳ và gây ra bệnh tiểu đường khi mang thai.
Phụ nữ mang thai không nên ăn chuối khi đói: Chuối chứa nhiều magiê. Nếu phụ nữ mang thai ăn loại trái cây này khi đói, nó sẽ phá hủy sự cân bằng của magiê và canxi trong máu và hậu quả sẽ có tác động xấu đến tim.
Linh Giang (Theo Womensworld)
Mecon.vn