Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Thần y Nguyễn Văn Ngọc ở Lào Cai chữa rắn độc, chó dại

Trớ trêu là bài thuốc của ông không xuống núi được vì vướng mắc thủ tục mà chủ yếu là những người có chức sắc trong ngành y vẫn chưa tin ông, cho nên chẳng biết đến bao giờ “thần y” Nguyễn Văn Ngọc mới xuất sơn.
Ông Ngọc sinh năm 1961, quê gốc ở huyện Cẩm Khê - Phú Thọ. Hiện trú tại địa chỉ số 34, đường Thạch Sơn, thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Thân sinh ra ông Ngọc là cụ Nguyễn Văn Chức, năm nay đã ngoài 90 tuổi. Cách nay 50 năm, đây, cụ Chức là bộ đội, từng sang Lào chiến đấu.
Chẳng hiểu duyên may thế nào, trước khi hành quân về Việt Nam, cụ được một phụ nữ người bản địa cho 10 hạt, gọi là hạt “mắc cải lai”, người Lào hay gọi là hạt thần. Hạt to chừng đầu ngón chân cái, hình tròn, có màu đen bóng, nhìn thoáng qua giống như hạt gấc.
Người phụ nữ ấy dặn, hạt này để phòng thân, khi nào đi rừng bị rắn độc hay chó dại cắn thì đắp vào để giữ mạng.
‘Thần y’ có biệt tài cải tử hoàn sinh, nhưng không thể… xuống núi
Hạt mắc cải lai có hoa văn và đen bóng 

‘Thần y’ có biệt tài cải tử hoàn sinh, nhưng không thể… xuống núi
Phóng viên đang trò chuyện với ông Nguyễn Văn Ngọc 
Mãi về sau, anh được một bà mế người dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn nói cho một thông tin quan trọng rằng, hạt mắc cải lai thường gọi là hạt đậu Lào. Điều may mắn nhất là giống cây này có sống ở Việt Nam, thường hợp thổ nhưỡng ở những vùng núi Tây Bắc. Ở vùng Điện Biên có giống cây này. 
Cách nào nhân rộng bài thuốc? 
 
Ông Nguyễn Văn Ngọc đã cứu mạng không biết bao nhiêu người ở khắp vùng núi Tây Bắc. Điều đặc biệt là, ông tuyệt nhiên không lấy tiền công của bất cứ ai. Người ta biếu đôi gà, vài cân gạo nếp nương thì ông nhận chứ ông nhất định không lấy tiền.
Với mong muốn nhân rộng bài thuốc của mình để cứu được nhiều người hơn, ông Ngọc đã làm đề án trình bày kỹ lưỡng về bài thuốc của mình và gửi Sở Y tế Lào Cai, Bộ Y tế nhưng những cơ quan này đều khẳng định bài thuốc này… không có tác dụng chữa bệnh. Điều làm ông Ngọc buồn nản là những cơ quan chuyên môn chưa hề xem thực tế bài thuốc của ông đã vội vàng kết luận.
Để tìm hiểu cặn kẽ, khách quan về loại biệt dược này, chúng tôi đành phải tìm gặp ông Thân Đức Tài, Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam tại Liên bang Nga. Vừa may ông Tài đang có mặt ở Việt Nam và ông Tài cũng là người đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu về bài thuốc này.
Điều trớ trêu là hai nền y học hiện đại và y học cổ truyền - y học dân gian chưa có sự phối hợp nhịp nhàng để khai thác những bài thuốc, những cây thuốc cổ truyền quý. Từ đó, chúng tôi mong muốn nghiên cứu, khôi phục những vốn y học cổ truyền của cha ông”.
Tôi giật mình khi ông Tài nói rằng, ông mong muốn được phối hợp với ông Ngọc để mang bài thuốc sang Nga nghiên cứu, từng bước tiêu chuẩn hóa, hệ thống hóa, xác định tên khoa học của cây này, hoạt chất của nó thế nào, tác động đến đâu, phân ra từng tầng, từng giai đoạn về lâm sàng... làm cơ sở cho các bước tiếp theo.
Mong sao ngành y tế nước ta nghiêm túc nghiên cứu, ứng dụng và ghi nhận hiệu quả của loại thuốc nam này.
 Theo Vũ Minh Tiến (Năng lượng mới)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét