Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Đặc sản khô ở miền Tây

Để làm ra sản phẩm khô rắn, người dân phải chọn những con rắn tươi sống được lột da lấy thịt. Bình quân cứ 10kg rắn sống cho ra 4kg khô rắn.
Trun, bông súng, rắn râu và rắn nước là những loại rắn được người dân dùng làm khô tương đối nhiều do có giá rẻ, xuất hiện nhiều vào mùa lũ.
Ông Nguyễn Phụng Hoàng, Giám đốc công ty chuyên sản xuất khô rắn ở Châu Đốc, An Giang cho biết:
Vào mùa lũ lượng rắn nhiều, công ty sản xuất mỗi ngày từ 40 - 50 kg khô rắn. Giá hiện tại cho mỗi kg khô rắn dao động từ 350.000 - 500.000 đồng (tùy vào loại rắn).
Thường vào dịp Tết, khô rắn tiêu thụ mạnh nhất trong năm, đa phần dùng làm quà biếu.
Khô chuột đồng nổi tiếng nhất ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Hiện giá bán mỗi kg khô chuột từ 150.000 - 170.000 đồng/kg.
Ngoài món khô chuột đồng nổi tiếng nơi đây, còn có món mắm chuột là món khoái khẩu của nhiều dân nhậu ở miền Tây.
Thằn lằn sống ở trong nhà cũng được người dân bắt đem xẻ thịt phơi khô 2 - 3 nắng, sau đó xào với các gia vị trở thành món ăn đặc sản ở miền Tây.
Mấy năm gần đây tắc kè trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người, vì loài này được cho là giúp tăng cường sinh lực và bồi bổ cho sức khỏe. 
Ông Năm Nhàn, ở huyện Tịnh Biên, An Giang chuyên làm khô tắc kè cho biết, thường 3kg tắc kè sống cho ra 1kg khô tắc kè. Giá bán mỗi con tắc kè khô như vậy dao động từ 45.000 - 50.000 đồng.
Khô nhái còn gọi là 'vũ nữ chân dài' nổi tiếng ở vùng Bảy Núi, An Giang là loại khô được chế biến từ con nhái cơm bắt ngoài thiên nhiên.
Bình quân cứ 4kg nhái tươi sẽ cho 1kg khô. Giá nhái khô hiện giờ khoảng 300.000 đến 350.000 đồng/kg, còn vào dịp Tết lên 650.000 đồng/kg mà không có hàng để bán.
Chị Nguyễn Thị Tươi, chuyên sản xuất mặt hàng này ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên cho biết, muốn cho khô nhái đạt chất lượng cao phải ướp nhái với tiêu, ớt, muối cho thấm đều trước khi phơi 2 - 3 nắng.
Khô cá lau kính giá 150.000 đồng/kg lần đầu tiên có mặt ở nhà hàng tại Cần Thơ.
Vì cá lau kính là loài ngoại lai, ít ai ăn thậm chí tiêu diệt chúng nên xuất hiện khá nhiều trong thiên nhiên. Tuy vậy, đến thời điểm này, cá lau kính lại trở thành đặc sản ở đất Tây Đô khi được người dân xẻ thịt, đem đi phơi khô.
Tương tự, trước đây, cá thòi lòi biển ở vùng bán đảo Cà Mau ít ai ăn, vì có mùi tanh. Từ khi thịt cá này đem đi làm khô, giá trị tăng lên gấp 3 - 4 lần.

Theo Ngọc Trinh/Zing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét