Ông Trần Văn Quyến bên cây dó bầu
Ông cho biết năm 2000 ông đến tận vùng Quảng Ngãi, Phú Yên để tìm giống cây dó bầu. Sau khi trở lại Đồng Nai, ông bắt tay vào trồng khoảng 1.000 cây dó trên vùng đất rừng Tân Phú.
Tại đây, ông Quyến đã mời các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học nông lâm nghiệp từ Đại học Huế đến cùng ông nghiên cứu cách tạo trầm trên cây dó.
Ông Quyến cho biết điều đặc biệt của cây dó bầu đó là việc trao đổi chất không qua lớp vỏ trên thân như những loài cây xanh khác, mà trao đổi chất qua thân gỗ.
Nắm được quy luật trên, ông Quyến đã thử nghiệm bóc hết vỏ trên toàn thân cây dó bầu sau đó sử dụng nước chế phẩm do ông tìm tòi tạo ra để quét lên thân cây.
Với cách làm được cho là 'ngược đời' trên, không những cây dó bầu không bị chết mà còn chiết xuất nhựa để bảo vệ lớp gỗ ngoài cùng của thân cây. Chính lớp nhựa do cây tiết ra ngoài lớp gỗ đã tạo nên trầm hương.
Ông Quyến cho biết cây dó bầu từ khi bắt đầu trồng đến lúc thu hoạch khoảng 7 - 8 năm.
Sau 6 năm trồng, cây dó bầu sẽ được bóc bỏ hết thân cây sau đó quét chế phẩm lên và 1,5 - 2 năm sau là có thể thu hoạch trầm.
Dó bầu sau khi được đốn hạ sẽ được cắt từng khúc ngắn khoảng 50 - 60cm rồi phơi khô.
Sau khi khô, gỗ dó bầu sẽ được chẻ tách đôi ra và đẽo phần thân gỗ bên trong, chỉ lấy lại phần gỗ có trầm ở lớp ngoài thân cây với độ dày khoảng dưới 1cm.
Đây chính là phần trầm hương mà cây dó bầu tiết nhựa ra để bảo vệ thân cây.
Ông giới thiệu trầm hương sau khi tách khỏi thân cây dó bầu
Lấy từ trong kho ra nhiều
loại trầm, ông Quyến giới thiệu trầm hương có 4, 5 loại. Loại 1 có giá
bán 10 - 15 triệu đồng/kg, loại 2 từ 7 - 8 triệu đồng/kg và loại 5 có
giá khoảng 3 triệu đồng/kg.Ông Quyến nói trầm hương là một loài dược liệu quý có mùi thơm đặc trưng. Trầm có thể được chiết xuất thành tinh dầu trầm dùng để làm hương liệu hoặc dược liệu.
Theo Sỹ Tuyên/Vietnamplus.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét