Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Mù mắt vì bóc vỏ hành tím

Nạn nhân phần lớn là những nhà nông Khmer chuyên trồng hành và một số thanh niên tham gia bóc vỏ hành thời vụ vào mùa thu hoạch hành tím thương phẩm.
Nguyên nhân gây mù lòa là do bụi hành, hơi cay khi bóc củ hành xộc vào mắt, nhiều người thường lấy tay dụi gây viêm loét. Người trồng hành bị mù đang có dấu hiệu tăng nhưng chưa có thống kê chính xác.
Theo người dân trồng hành tím trước đây bà con dùng chất DDT - một loại hóa chất độc hại, để bảo quản nhưng chính quyền địa phương đã cấm nên chuyển sang dùng thuốc Mipcin. Cứ một tấn củ hành trộn một bao bột đất sét khoảng 40kg với 2-4kg thuốc trừ sâu Mipcin để làm phấn ủ bảo quản củ hành.
Các loại hóa chất trừ sâu, trừ mối như DDT hay Mipcin đều độc hại và không thể sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Nếu bay vào mắt hoặc dùng tay dính các chất này dụi vào mắt sẽ dẫn đến viêm giác mạc, gây loét giác mạc nhiễm trùng và mù mắt.
Nếu kịp thời đến bệnh viện trong 2-3 ngày đầu thì bác sĩ còn có thể can thiệp được, để chậm rất khó cứu chữa.

Những sai lầm trong nuôi dưỡng "thần đồng"

Những sai lầm "kinh điển" trong nuôi dưỡng "thần đồng"
Đứa con đặc biệt của bạn rất cần được tiếp xúc với bạn bè cùng lứa.
Đa số đều mắc phải những sai lầm “kinh điển” sau đây:
Chỉ chăm chăm bồi dưỡng khả năng đặc biệt
Chưa biết mầm tài năng của con sẽ phát triển đến đâu. Rất có thể là chẳng đến đâu hết, cho nên bạn đừng vội “thiên vị” cho tố chất kia quá.
Mải phát triển trí tuệ mà bỏ quên thể lực
Thực ra “thần đồng” nhà bạn đang rất cần được chạy nhảy, bơi lội, đạp xe hay đá bóng…
Và nữa, đừng quên giữ gìn đôi mắt cho con – dù là thiên tài hay người bình thường thì đôi mắt cũng là tài sản vô giá của con.
Nuôi thần đồng trong lồng kính
Đứa con đặc biệt của bạn rất cần được tiếp xúc với bạn bè cùng lứa. Với bọn trẻ lớn hơn con rất khó kết bạn:
Tốt nhất là bạn hãy cho con được học đúng lớp, với những người bạn cùng tuổi, nhưng theo một chương trình đặc biệt nhằm bồi dưỡng tài năng trẻ. hãy cho con có cơ hội tiếp xúc với những người bạn có khả năng và sở thích giống con ở các lớp năng khiếu.
Dồn sức cho “mùa vàng”
Nhưng các nhà tâm lý thì khuyên chúng ta đừng kỳ vọng quá. Con không trở thành nhà thơ hay nhà toán học thì con làm việc khác và con vẫn có thể  hạnh phúc. Đừng hy sinh mọi thứ của cả gia đình để rồi đến lúc không thu được “mùa vàng” lại tràn trề thất vọng.
Trục lợi thần đồng
Đừng khoe “kỳ quan” của nhà mình với người quen, bạn bè và với cả thế giới.
Vầng hào quang của khả năng thiên phú kia có thể lụi tàn một cách bi đát.
Còn thần đồng có thể bị dư luận bỏ rơi không chút xót thương.
Nhiệm vụ của gia đình thần đồng là không chỉ khoe tài năng của con mà còn phải giúp con thích ứng với cuộc sống bình thường.
Thực tiễn  đã chứng minh, “thần đồng” không phải do bẩm sinh hay di truyền mà hoàn toàn có thể dạy dỗ được
Thần đồng đơn giản là một đứa trẻ được kích thích đúng lúc, đúng thời điểm mà người ta gọi đó là "thời kỳ vàng" Thời kỳ vàng này bắt đầu từ thời điểm chuẩn bị cho việc mang thai cho tới khi trẻ được 6 tuổi.
Ngoài ra, nuôi dưỡng nhân tài không phải khi phát hiện ra một năng khiếu bẩm sinh nào đó của con khi con đã lớn khôn mà cần phải được chú trọng rèn luyện ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Nên tìm đọc Bách khoa thai giáo gồm 2 tập “Giáo dục thai nhi và sinh con ưu việt” & “Phát triển toàn diện trong những năm đầu đời”.


Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Nước ngọt làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Uống chưa đầy một lon nước ngọt mỗi ngày cũng đủ làm tăng 40% nguy cơ phát bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Nhiều nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa nước ngọt và tình trạng sức khỏe suy yếu, như gia tăng bệnh tim, tiểu đường, tăng cân, yếu cơ....

Khơi dậy tố chất thiên tài cho bé yêu


Từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn tốt nhất để phát triển trí tuệ cho trẻ em ...
Phương án 0 tuổi cho thấy, bộ não của trẻ 3 tuổi đạt 90% não người trưởng thành và 6 tuổi hầu như hoàn thiện về cấu trúc.
Cũng theo nghiên cứu, thời kỳ tốt nhất để phát triển sự gắn bó về mặt tình cảm - xã hội và phát triển tiếng nói cho trẻ là trước 2 tuổi. Thời kỳ tốt nhất để nhận biết chữ là trước 3 tuổi. Thời kỳ tốt nhất để học đếm là trước 4 tuổi. Trẻ em có các mạch thần kinh không được kích thích trước khi học mẫu giáo sẽ không bao giờ đạt được những gì chúng có thể đạt được. Bởi vậy, từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn tốt nhất để phát triển trí tuệ cho trẻ em, nếu để lỡ thì về sau sẽ mất nhiều công sức dạy dỗ mà thành quả thu về rất ít.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Hãy là con cáo trước khi là ...

“Hãy là con cáo, sói, sư tử, cú, đại bàng trước khi chuyển hóa thành con rồng”.


Làm lớn từ những việc nhỏ

Nước ta cũng có nhiều doanh nhân giỏi nhưng họ lại là “những ngôi sao cô đơn”.
Nhiều bạn trẻ bày tỏ sự băn khoăn khi có quá nhiều luồng thông tin. Họ trở nên lạc lối, không biết đi hướng nào.
Làm được việc nhỏ thì sẽ làm được việc lớn.
Mỗi bạn trẻ phải biết đi trên chính đôi chân của mình.
“Đừng hy vọng xây dựng một tập đoàn lớn mà chưa từng thành công từ cái nhỏ”.
Đánh thức con Rồng ngủ quên

“Chúng ta đang thiếu hệ giá trị cốt lõi nên nay thấy Trung Quốc hay, mai thấy Mỹ tốt và chúng ta bối rối trong một rừng thông tin hội nhập. Chúng ta phải có niềm tin. Đừng là người đẽo cày giữa đường”
Các học thuyết về tôn giáo, chính trị, kinh tế đều du nhập từ nước ngoài. Chưa có cái “não” của Việt Nam.
Cần có tinh thần sáng tạo, tinh thần doanh nhân cao thượng và tư duy độc lập.
Muốn làm một con rồng, trước hết phải hóa kiếp qua các con: đại bàng có tầm nhìn xa, tập trung cao độ, con cú nhìn rộng, nhìn xuyên màn đêm, con sư tử biểu tượng của sức mạnh, con  sói đồng đội, kỷ luật, biết phối hợp khi săn mồi, và có tính chất mưu lược của con cáo.
“Chúng ta nghĩ gì, làm gì rất là quan trọng. Chúng ta phải biết tự giáo dục, giáo dục lẫn nhau. Bình tĩnh, suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thì con Rồng đang ở rất gần chúng ta”

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

07 phương pháp tự học tốt nhất

Có phương pháp học tập đúng cách cũng đã làm nên nhiều thủ khoa.
1-Lập kế hoạch học tập
bạn sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những việc sẽ làm và hoàn thành việc học một cách dễ dàng.
2- Học vào thời gian bạn thấy thích hợp cho môn học đó
Hãy phân bổ thời gian hợp lý cho từng môn học. Tốt nhất bạn nên giành thời gian thư giãn sau mỗi 45 phút học tập để không bị nhàm chán.
3- Ghi chép cẩn thận
Khi thầy cô giảng bài, bạn nên tập trung chú ý, ghi chú những nội dung quan trọng và lưu ý các từ “ cho nên”, “vì vậy”, “chủ yếu” mà thầy cô tóm tắt lại nội dung.
4- Học một cách chủ động chứ không thụ động
Với các môn học thuộc lòng, bạn không nên đọc đi đọc lại như vẹt. Hãy tận dụng tất cả các giác quan khi học và cố gắng để đầu óc bạn nhìn thấy được.
+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.
+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng để tăng khả năng nhớ lâu kiến thức đó.
5- Ghi chú
Ghi ngắn, đủ dữ liệu. Cách này giúp bạn “lưu trữ” những kiến thức đã học thông qua việc tiếp xúc với từ khóa.
6- Luôn học tại bàn.
Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết.
7- Học trực tuyến.
Ưu điểm của hình thức học trực tuyến so với hình thức truyền thống là: củng cố kiến thức cơ bản, bổ sung và nâng cao kiến thức trên lớp, linh hoạt về thời gian học, điều chỉnh tốc độ học, tự định hướng, tính tương tác cao, dễ tiếp cận. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp và lợi ích của việc học trực tuyến tại.Onthi.net.vn.

Thưởng thức tranh Lý ngư vọng nguyệt



Cá Chép trông trăng biểu tượng về ý trí vươn lên trong đời của mỗi người dân Việt đã được khái quát thành triết lý sống cao đẹp.

Trong tâm linh Cá Chép, vật linh có thể giúp con người giao hòa với đất trời của hình ảnh Táo quân cưỡi cá chép ngày 23 tháng chạp về trời đã trở nên thiêng liêng trong đời sống tâm linh người Việt.
 “Cá Chép hóa rồng” thể hiện ước nguyện nơi quan trường của học trò khoa bảng.

Hiện nay Lý ngư vọng nguyệt - một bức tranh tiêu biểu của tranh Hàng Trống vẫn được sáng tác và treo trong các phòng tranh của Đông Hồ.

Sáng trăng vằng vặc cả bầu trời
Lộng lẫy sông hồ với biển khơi
Lung linh bóng nguyệt tô cảnh thủy
Vọng vời đua lượn lý ngư bơi.

Thơ trên tranh Lý ngư vọng nguyệt tạo cho bức tranh thêm sinh động và sang trọng.


Tranh Cá Chép trông trăng đã đạt đến độ cao về mỹ thuật.

sâu sắc, thâm thúy về ý nghĩa, đầm ấm gần gũi mọi người…xem tranh với ước nguyện cầu ấm no hạnh phúc.


 Khát vọng vươn tới cái thiện, cái đẹp...




Cá kho Làng Vũ Đại

Xưa, Làng Vũ Đại (Đại Hoàng) (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) nổi tiếng bởi nhà văn Nam Cao đưa vào tác phẩm văn học Chí Phèo.
Nay, Làng còn nổi tiếng với món cá kho truyền thống.
Món cá kho ngày Tết của làng không có xuất xứ từ một truyền thống, phong tục hay điển tích nào mà có nguồn gốc từ những ngày đói nghèo xa xưa.
Không có thịt nhưng Tết thì vẫn đến, vẫn phải nghĩ cách nào đó cho tươm tất hơn ngày thường nên người ta tìm cách chế đặc sản từ cá vốn là nguồn thức ăn có nhiều trong vùng.

Có 3 yếu tố để làm nên hương vị đặc trưng của niêu cá kho Đại Hoàng:
1. Phải là cá trắm đen được nuôi tự nhiên từ 2 - 3 năm;
2. Phải có vị chua của tương cua hoặc quả chanh, quả chấp.
3. Cá chỉ được kho một lửa, liên tục 10-14 giờ
Cụ thể: Cá trắm đen tươi ngon được cắt bỏ đầu, bỏ đuôi, chỉ kho phần khúc giữa.
Các loại gia vị như riềng, gừng, nước cốt chanh, kẹo đắng, người ta còn cho thêm thịt ba chỉ, nước mắm cua và tuyệt đối kiêng nước lã.
Kho một lửa, liên tục 10-14 giờ, duy trì đều đến khi trong nồi còn khoảng một thìa nước thì bắc khỏi bếp.
Cá kho xong sẽ có màu vàng sậm, thịt cá chắc và thơm, xương cá mềm tan, ăn với cơm nóng mùa lạnh là ngon nhất. Niêu kho cá cũng được chuẩn bị kỳ công. Luộc chiếc niêu hàng chục tiếng cho thôi ra hết các chất bẩn. "Nếu không, bao nhiêu gia vị sẽ ngấm hết vào nồi, cá ăn sẽ nhạt nhẽo không đằm vị".
Không hề sử dụng chất bảo quản nhưng cá kho làng Đại Hoàng có thể giữ 5-10 ngày nhờ kỹ thuật kho và các gia vị đều là chất liệu tươi, tự nhiên.
Ngày xưa, niêu cá Đại Hoàng tương truyền còn là món quà người dân quê dâng vua quan tỏ lòng kính trọng.

Cá Mè lớn ở Hồ Cẩm Sơn

"thủy quái" hồ Cấm Sơn
Nhiều người cho rằng, ngoài con cá trắm ngót tạ đã từng phá lưới trốn thoát, hồ Cấm Sơn

Cá ở hồ không còn được chăm sóc và cung cấp nguồn thức ăn như thời điểm còn thuộc sự quản lý của Xí nghiệp Thủy sản Lạng Giang, nên việc săn cá khủng có khó khăn hơn. Những con cá to bắt được cũng chỉ chừng 20kg.
Gần đây, anh Vi Văn Quý nhà ở xã Hộ Đáp cũng đã bắt được con cá mè nặng gần 20kg. Anh Trần Văn Tiến ở Tân Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang bắt được cá mè "khủng" dài hơn 1m, nặng 19kg.
Đuôi xòe to như cánh quạt và nếu nó căng hết cỡ thì rộng chừng 50cm. Cái vảy cá to tới mức "tròn xoe như cái miệng chén uống nước, đường kính khoảng 4cm".
Từ cái ngày xuất hiện con "thủy quái" dự đoán hơn 100kg, cứ mỗi tháng lại có một tốp "thợ săn" từ khắp nơi bỏ công sức về đây săn nó.
Nhiều người cũng cho rằng, hồ Cấm Sơn chắc chắn còn không ít những con cá to tương tự. Đó là lứa cá được thả từ khoảng những năm 1966-1968. Nếu còn tồn tại đến nay thì chuyện cá nặng cả tạ không có gì là lạ.

Du Lịch vùng đất hoang sơ, cùng những câu chuyện thần bí

Hang Nủa
Đời ông, đời cha truyền lại rằng ở trong đấy đã từng có nhiều người sinh sống, họ lập mộ, giấu vàng, rồi yểm bùa, nên hễ ai xâm phạm vào cái hang đó, đào bới lấy đi những đồ vật bên trong như chén, bát, tiền xu lập tức gặp tai họa (?!).
Truyền thuyết
ở xã Lũng Cao, tôi được nghe người dân kể về một hệ thống hang động tuyệt đẹp được đồng bào Thái phát hiện ở bản Nủa, là bản nằm trong vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước, Thanh Hoá).
Hỏi về sự tích hang Nủa, Hoàng vỗ vai tôi cười bảo: ông cố nội tôi là người lưu giữ rất nhiều câu chuyện xa xưa của người Thái ở đây, Theo như các ghi chép của cuốn sách này thì hang Nủa rất thiêng, vì nó gắn với truyền thuyết về một thanh kiếm xanh bí ẩn.
Chuyện kể rằng, cái thời điểm người Thái chuyển về Pù Luông sinh sống, Lúc ấy, rừng thiêng nước độc, cuộc sống của họ còn cực kỳ khó khăn, Có hai anh em mồ côi nọ, gia cảnh cực kỳ khó khăn, người anh quanh năm đi làm thuê vẫn không đủ nuôi em.
Trong một lần buồn chán người anh bỏ vào trong hang, ngồi khóc cho thân phận mình. Bỗng anh nhặt được một khối sắt xanh biếc, dài, không rõ hình thù gì. Anh lẩm bẩm: Nếu là linh vật thì hãy giúp tôi xây dựng cuộc sống cho gia đình, cho bản làng, tôi nguyện sẽ không làm bất cứ một điều gì xấu xa. Lạ thay, khối sắt bỗng vụt sáng và hóa thành một thanh kiếm xanh biếc, chém sắt như chém bùn, bay xuống rơi vào lòng bàn tay.
Từ đó, người anh dùng thanh kiếm đó trừ gian diệt ác, trừ thú giữ, làm cho cuộc sống của người Thái ở bản Nủa ổn định, người dân yên tâm lao động sản xuất. Người em cũng muốn được như thế, nằng nặc đòi mượn anh thanh kiếm. Nhưng người em có tâm địa đen tối, lại có kẻ xấu xúi giục nên đã giết nhiều người vô tội.
Chuyện đến tai anh, người anh đau khổ tìm đến hang Nủa cầu nguyện: Xin linh vật hãy trở về, và hãy diệt trừ những kẻ tàn ác gây họa cho bản làng. Lời cầu xin chưa dứt, thanh kiếm bỗng vọt lên không trung, bay lượn chém chết người em bất nghĩa, rồi như một cơn gió cuốn trở về hang Nủa. Cùng lúc ấy là một trận động đất xảy ra, trời đất rung chuyển và bao nhiêu đất đá đổ xuống chôn vùi cửa hang cùng người anh tội nghiệp bên trong.
Lời nguyền
Không chỉ với mỗi dân bản mà còn cả với những người ở xa chưa biết đã có hành động xâm phạm đến hang Nủa. Người thì đang đêm bị ma dựng cả giường, người thì chết bất đắc kỳ tử, người thì trở nên lẩn thẩn, nhất là những kẻ đào trộm cổ vật đi bán kiếm lời (!?).
Có một điểm chung nhất, nếu như còn sống sót thì cũng phải mang hương hoa đến trước hang cầu khấn tạ tội với thần linh và không một ai dám quay lại cái hang huyền bí đó lần thứ hai.
Cần lời giải đáp
Rời Pù Luông với những cánh đồng lúa bất tận, những điều kỳ lạ mà tôi đã được nghe và chứng kiến một phần. Là người say mê với những điều bí ẩn nhưng với những thông tin thu thập được tôi cũng khó tin những lời nguyền ở hang Nủa là xác thực.
Rất có thể đây là những câu chuyện được người dân thêu dệt nên để bảo vệ một địa chỉ mà đối với họ là linh thiêng cần gìn giữ. Hay cũng có thể được thêu dệt nên từ một vài trường hợp do sự trùng hợp ngẫu nhiên... Câu chuyện trên vẫn chỉ là những lời kể của một số người dân quanh vùng.
Có lẽ chuyện trên chẳng qua do "thần hồn nát thần tính" dẫn đến ma làm mà ra. Tuy nhiên, tất cả những điều trên vẫn chỉ là giả thiết.
Pù Luông có phong cảnh thật đẹp, đẹp hoang sơ đến nao lòng. Hy vọng, trong một tương lai không xa, bản Nủa với những câu chuyện thần bí sẽ là một điểm đến hấp dẫn, ưa thích của dân du lịch ưa khám phá, cuộc sống nơi đây sẽ thay đổi từng ngày.
Hướng đi
Phát triển Du Lịch khám phá cho những vùng đất hoang sơ, có nhiều cảnh đẹp, cùng những câu chuyện thần bí hấp dẫn, những món ăn đồ uống bản địa và những điệu múa lời ca dân tộc. sẽ rất hấp dẫn cho dân du lịch ưa khám phá!?

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Chuột thế mạng ... chồn nhung

Chuột hóa... chồn nhung đen
Tác dụng thực sự của nuôi Chồn nhung đen là thế mạng cho Chồn hương rừng!

Thời gian gần đây, người dân khắp cả nước đua nhau nuôi loài vật gặm nhấm, với cái tên rất lạ: chồn nhung đen.

Mô hình này đã lan ra cả nước. Thực chất đây là mô hình kinh doanh đa cấp. tiền sẽ chỉ chảy từ túi người nọ sang người kia. Người nào nhanh chân, thì kiếm chác được, còn phần lớn những người đến sau sẽ lãnh đủ.
Cả ngàn hộ dân đang lập chuồng trại nuôi cả triệu con chồn, nhưng không biết nuôi để làm gì...
Chồn nhung đen là con gì?
Một số nhà khoa học nông nghiệp ở nước ta ca ngợi con chồn nhung đen lên tận… trời xanh. Rằng nó được lai giống từ chồn hoang dã, là….
Chỉ có cầy hương, chồn hương, loài thú rừng trong sách đó là vẫn từng ngày lên bàn nhậu.
Chuột đồng cỏ Nam Mỹ
Loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ có tính cộng đồng rất cao. Tuy nhiên, chúng vẫn có không gian riêng cho gia đình của mình. Gia đình chuột đồng sống cùng nhau trong một hang động riêng.
 

“Ông phải cảnh báo cho người dân nước mình kẻo bị lừa quả đắng, còn đắng hơn vụ ốc bươu vàng hai chục năm trước”.
Người dân vùng Nam Mỹ cũng có thú săn chuột đồng cỏ. Đó cũng là nguyên nhân khiến loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ suy giảm về số lượng.
Một số vùng dùng chuột đồng cỏ Nam Mỹ là món ăn giàu dinh dưỡng, song nhiều vùng giết bỏ, không ăn, vì nghĩ rằng chúng mang dịch bệnh. 

Trồng rau để ăn, để cho vui và làm đẹp cho ngôi nhà

Người Hà Nội, hay những thành phố lớn khác, trồng rau chỉ để ăn, trồng cho vui, thì hiện tại đã có nhiều nhu cầu trồng rau để làm đẹp cho ngôi nhà.
“không có gì sướng bằng nửa đêm ăn bát mì mà có một cọng rau húng chó, xanh mơn mởn, không bao giờ sợ bị… thuốc” ông “đầu tư” thêm một vài chậu rau, có hành, có xà lách, có mùi tàu và có cả… húng chó.
Đất sạch loại để trồng rau hữu cơ này có giá 60.000 đồng/túi 5kg, hạt giống các loại rau ăn lá như cải, rau muống, hoặc cả rau củ như củ cải đỏ, củ cải trắng… từ 15.000 – 30.000/100g hạt, tuỳ từng loại mà có thể thu hoạch sau 2 tuần trở lên.
“Nhà có osin, nhưng osin không làm việc này, trồng rau là thú vui của tôi”.
Nhiều hôm, bạn bè tới chơi làm bữa lẩu tại gia cho ấm cúng chứ không đi quán, riêng món rau sống là “chuẩn” nhất.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Huyền thoại Ama Kông vua voi Bản Đôn

Huyền thoại Ama Kông là một biểu tượng sức mạnh của người đàn ông Tây Nguyên
Khi chúng tôi đến ngôi nhà gỗ 120 tuổi của Buôn Đôn thì "Vua Voi" đang ngủ.
Thấy ông vẫn đeo đồng hồ trên tay, ngỡ ông đeo cho vui, chúng tôi thử hỏi ông giờ, nào ngờ ông lắc lên lắc xuống và nói đồng hồ này giờ chạy không chuẩn nữa.
Chúng tôi tháo ngay chiếc đồng hồ đang đeo tặng ông, ông tỏ ra rất vui, đeo vào tay và xem giờ rất chuẩn. Ông làm động tác cùng lời cảm ơn bằng tiếng Lào.

Nổi tiếng trong các cuộc săn voi và thuần hoá voi rừng mà lần lượt bốn người con gái đẹp nhất buôn của các thời đã làm vợ Ama Kông. Có một chuyện từ đáy lòng, mà trong phút xúc động, ông mới thổ lộ, rằng người vợ thứ tư của ông thường ham chơi, nhậu nhẹt say xỉn về thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với ông. Vua voi lừng lẫy một thời, giờ bầm dập vì người vợ trẻ.
Người vợ trẻ đã nhất quyết đòi… ly dị. Xem ra ông vẫn còn chưa hết hãi khi nói về người vợ này.
Nhắc tới voi và những cuộc tình, người đàn ông lừng lẫy một thời vẫn đầy tự hào. Khi chúng tôi ghé tai hỏi "chuyện ấy" của ông thế nào, ông cười tít mắt và vỗ vai chàng trai đồm độp…

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Ốc núi Bà Đen

Săn đặc sản thằn lằn - ốc núi
Được phong là linh hồn của núi Bà Đen, vừa ngon lại có nhiều phép chữa bệnh nhiệm màu nên thằn lằn - ốc núi, loài động vật chỉ có độc nhất tại núi Bà rất hấp dẫn du khách gần xa.
Cao 984m so với mặt nước biển, núi Bà Đen là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng, cao nhất Đông Nam Bộ.
"Thằn lằn - ốc núi chỉ sống ở nơi có mọc lá Nàng Hai, một loại cây thuốc nam có công dụng trị các bệnh nhức mỏi. Do vậy nên thịt tụi hắn được đồn thổi chữa được một số bệnh nan y như ho lao, hen suyễn, nhức xương, bại liệt, phong thấp… rất hiệu nghiệm".
săn ốc núi cực hơn nhiều. Do chúng rút sâu vô hang, chỉ bò ra ngoài kiếm ăn khi sương đêm xuống dày nên để bắt được ốc núi, giữa đêm, với đèn soi trên đầu, phải đắm mình vào màn đêm trước những cơn gió núi buốt lạnh đặng tìm nhặt...
Thằn lằn, ốc núi núi Bà
Ai chưa động đũa kể là chưa đi
Mấy chú muốn mua bao nhiêu? Thằn lằn sống 250.000 đồng/kg, khô 950.000đ/kg. Ốc núi 180.000đ/một trăm (một trăm = 140 con). Miễn trả giá nghen! Đi. Mấy chú đi theo chị...".
Thời đó: "Chẳng cần phải lon bọng, cần câu gì đâu. Chỉ việc quẩy bao lên vai đi vài tiếng đồng hồ là gom cả chục ký ốc. Còn thằn lằn thì vô thiên lủng"
"Bây giờ vào lúc cao điểm, nhiều người cùng đi săn, tui lầm lũi cả đêm cũng gom chưa được nửa ký ốc"!
Dù biết bắt thằn lằn, ốc núi là phạm luật nhưng những thợ săn vẫn vi phạm bởi "bỏ nghề thì biết sống bằng gì đây?".
Đây là loài ốc cực hiếm vì chúng chỉ sinh sống trong các hang hốc đá, rất khó phát hiện. Vào mùa mưa, ốc mới bò ra kiếm ăn và sinh sản. Khi những cơn mưa trút hạt cũng là mùa săn ốc núi bắt đầu nhộn nhịp. Buổi sáng, ốc núi mò ra khỏi hang đi ăn lá rừng, nên đây là thời điểm thích hợp nhất để bắt. Thức ăn của loài ốc này là lá những loại thảo dược mọc hoang trên núi như cây mã tiền, lá vong núi, đặc biệt là loại thuốc quý tên gọi dân gian là lá Nàng Hai.
Cây Nàng Hai là một loại cây thuốc nam, từ lâu được dân gian sử dụng để chữa các chứng nhức mỏi, đau khớp, thống phong, còn cây vong núi giúp an thần. Ốc ăn lá cây thuốc nên trong người chúng mang đầy vị thuốc, mùi vị rất ngon và bổ dưỡng. Vì thế nên ốc núi Bà Đen còn được gọi là ốc Nàng Hai.
Ốc núi Bà Đen có hình dạng giống như ốc bươu nhưng mình dẹp và nhỏ xoăn thành nhiều vòng. Ốc bắt về chỉ rửa sạch đất cát, không cần ngâm xả chất thải như các loại khác và đem nấu ăn ngay để còn giữ lại các vị thuốc có giá trị dinh dưỡng. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, hấp sả, xào me, xào tỏi.
Kỳ công hơn, ốc núi bắt về cho ăn cơm dừa khô nạo nhuyễn, để đến khi đem luộc chấm muối tiêu chanh, thịt ốc núi này sẽ béo giòn, rất lạ miệng. Vị ốc ngọt thanh, có chút hương thuốc quý, ăn vào cảm giác khó quên.

Thằn lằn núi Bà Đen

Đồ nghề của họ là một cần câu dài khoảng 5 mét, gồm nhiều đoạn, có thể rút ngắn lại. Một sợi dây cước buộc chặt trên đầu cần câu, đầu dây còn lại thắt một thòng lọng nhỏ. Chiếc túi lưới đeo tòng teng sau lưng để nhốt thằn lằn sau khi câu được và một chiếc túi nhỏ đựng mồi câu là những con bọ cánh cứng đủ loại.
Tiếng con bọ bay xè xè khiến đàn thằn lằn lao tới, không hề biết “án tử” đang chờ chúng. Anh Lâm khéo léo lùa chiếc thòng lọng vào đầu con thằn lằn, giật mạnh. Chỉ vài giây, con thằn lằn đã bị treo tòng teng trên chiếc dây thòng lọng. Anh thợ săn rút cần câu lại, gỡ con vật nhỏ bé ra khỏi chiếc thòng lọng, nhét tọt vào chiếc túi lưới sau lưng.
“Ngày xưa, kiểu câu truyền thống là dùng trái cây có mùi thơm như sầu riêng, chuối, sung, trầu bà chín trét vào vách hang dụ thằn lằn, rồi cầm cần câu có thòng lọng ngồi chờ. Khi thằn lằn bò đến ăn thì giật. Nhưng cách này rất… hên xui. Gặp lúc tụi nó đói mồi, ra ăn mới câu được.
Qua nhiều năm hành nghề, các tay câu phát hiện, dù thằn lằn đã no, nhưng hễ thấy côn trùng là chúng nhào tới. Vì vậy, bây giờ thợ săn thằn lằn đều đã chuyển qua cách này. Hiệu quả như các anh thấy đấy”.

Khi mặt trời dần khuất dưới đường chân trời, lũ thằn lằn rút sâu vào hang, cũng là lúc các tay câu kết thúc một ngày lao động.
Cách săn “tận diệt” khác nữa là dùng xô nhựa, loại 10 lít, bôi trơn thành xô bằng dầu ăn, bên trong xô để các loại trái cây có mùi thơm để “dụ” thằn lằn. Những chiếc xô này được mang đặt rải rác trong hang đá, “bắc cầu” cho thằn lằn bò lên xô bằng những cành cây nhỏ gác từ miệng xô xuống đất.

Những chú thằn lằn ngửi thấy mùi thức ăn bò vào xô, sau khi ăn xong thì không thể bò ra được vì thành xô trơn nhẫy. Người đi săn chỉ việc đợi và đến thu gom. Cách bắt này có tính tàn sát rất cao, vì tất cả thằn lằn lớn, nhỏ đều lọt vào xô, chòi đạp lẫn nhau để leo lên khiến hầu hết những con nhỏ chết vì kiệt sức.
Tại Tây Ninh, hầu hết các nhà hàng, quán nhậu, đặc sản thằn lằn luôn được ưu tiên trong thực đơn. Dưới chân núi Bà Đen, hai bên đường Bời Lời dẫn vào Khu du lịch núi Bà, du khách không khó khăn gì khi muốn mua món đặc sản này về làm quà.
“Muốn mua bao nhiêu cũng có. Giá thằn lằn sống 220.000 đồng/kg, khô thằn lằn 800.000 đồng/kg”.

Nuôi rắn mối và sâu super worm

Thày giáo Phạm Văn Bé ở ấp Đại Ngãi 1, xã Đức Lập Thượng huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Thày bảo: “Giống bọ này không bay được, khả năng bò cũng kém, vì thế chỉ cần bỏ trong cái khay là nó hầu như không thể thoát được ra ngoài. Sâu của nó cũng vậy, không thể bò thoát ra được khỏi những cái khay này.
Mà nếu thoát ra ngoài bò vào vườn cây, con sâu này cũng không thể sống nổi vì cứ bị nước là nó chết.
Giống sâu đó là super worm, một loại thức ăn rất tốt cho chim, cá cảnh.
TP.HCM, hiện giá sâu khoảng 85.000 đ/kg. Tính sơ sơ, giá trị của chỗ sâu này vào khoảng gần trăm triệu đồng.
Kề sát chỗ nuôi sâu là khu vực nuôi rắn mối với nhiều ô xây bốn bên bằng gạch cao tới ngang lưng. Bên trên các ô không lợp mái kín mà chỉ che một góc bằng phi bờ rô xi măng để rắn mối vô tránh nắng.
khu nuôi rắn mối hiện rộng chừng 3 ngàn mét vuông, đang nuôi tới vài chục ngàn con rắn mối lớn nhỏ. Đến lúc xuất bán, cứ 30 con cân lên được 1 ký. Giá 1 kg rắn mối hiện là 450.000 đồng.
Dù rắn mối và sâu super worm đã giúp cho gia đình thày trở nên khá giả, có thu nhập gấp cả chục lần so với nghề dạy học, nhưng ông giáo làng này vẫn miệt mài gắn bó với cái nghiệp trồng người.
Không thể tự nuôi nhiều như trước, thày Bé đã tích cực hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật nuôi giống sâu và rắn mối.

Thịt khỉ, óc khỉ có phải Thần Dược?

Nhiều đại gia đã săn tìm, mua thịt khỉ, óc khỉ về tẩm bổ.
“Đầu năm 2011, một người bạn từ vùng núi mang về cho tôi một bình rượu ngâm để nguyên một con khỉ  khoảng 4-5 kg, bảo đây là thần dược, chữa bách bệnh. Chưa thưởng thức được rượu bổ, thì đùng một cái, vợ con tôi bị tai nạn giao thông. Vợ bị gãy tay, con bị gãy chân. Mấy ngày sau đó, cô con gái đầu đang đi học bằng xe đạp, bất ngờ bị xe tải tấp đầu, kéo lê hàng chục mét, nằm viện cả tháng trời. Sau đó, ông bác họ tôi đến nhà chơi, nhìn thấy bình rượu ngâm khỉ, lập tức yêu cầu tôi bỏ đi. Bác họ tôi bảo nếu không bỏ đi, sẽ còn nhiều chuyện chẳng lành sẽ tiếp tục ập đến. Hoảng quá, tôi vác ngay hũ rượu đi hủy, mang con khỉ đi “an táng” đàng hoàng. Từ ngày tôi bỏ bình rượu, cả nhà nhẹ cả lòng. Đầu tôi cũng thanh thoát hơn, không còn quẩn quanh cái hình ảnh con khỉ bị nằm trong bình rượu nữa”.
Việc ăn óc khỉ không chỉ gây phản cảm mà còn có khả năng lây truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là khi con khỉ đó bị bệnh.
Khỉ ở một số khu vực như châu Phi hay có virus truyền bệnh lan y, khó chữa như HIV, AIDS. Điều đó cho thấy, việc ăn thịt khỉ không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm...
“Đừng chữa bệnh theo quan niệm ăn gì bổ nấy”
Gần đây các “đại gia” đua nhau săn lùng các loài khỉ, voọc với suy nghĩ những sản phẩm của loài linh trưởng này, đặc biệt là món “óc nóng” khỉ, là “thần dược” đem lại bản lĩnh, sắc đẹp và sự sống cho con người.
Đông y Việt Nam đều khẳng định óc khỉ không bổ hơn các não động vật khác. Mà trái lại óc khỉ nói riêng loài linh trưởng nói chung hàm lượng cholesterol rất cao, khi ăn có thể làm hàm lượng mỡ được hấp thu tăng vọt làm thúc đẩy và tăng nguy cơ xơ cứng thành động mạch, trường hợp xấu nhất có thể gây nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân xơ vữa động mạch chủ...
Đối với bệnh não suy hay tổn thương não nói chung hoặc đau đầu do nguyên nhân mạch máu, gout (gút) thì phần lớn sẽ làm bệnh trở lên trầm trọng hơn. Nếu ăn thường xuyên dễ phát sinh các chứng bệnh: Viêm tụy, túi mật cấp và sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thần kinh trung ương và thần kinh thực vật, thúc đẩy và tăng nguy cơ tăng huyết áp, nhiễm mỡ nội tạng, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Thậm chí, ăn óc khỉ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh và dẫn đến các bệnh, gây ra rối loạn và suy giảm chức năng não.
Ở những người săn khỉ và ăn thịt khỉ nhiễm hai loại virus chưa từng thấy ở người, HTLV-3 và HTLV-4, hai loại vi rút mới này có liên quan mật thiết với hai loại đã biết là HTLV-1 và HTLV-2.
Giống như virus AIDS, hai chủng virus này có thể đưa các vật liệu gene trực tiếp vào tế bào, thậm chí vào tận nhiễm sắc thể của người và động vật. Các chủng virus "có họ hàng" với virus này là nguyên nhân gây ra một số bệnh nguy hiểm như bệnh bạch cầu, viêm sưng và các bệnh thần kinh cho người.
Người ăn não khỉ có nguy cơ mắc bệnh dại cao và có thể gây tử vong. Ngoài ra có thể nhiễm virus Herpes-B qua tiếp xúc nước bọt hay vết trầy xước.
Như vậy, có thể khẳng định, não khỉ không những không phải là “thần dược” mà nhiều minh chứng cho thấy sử dụng chúng còn có nguy cơ gây ra rất nhiều chứng bệnh thuộc não bộ, hệ thần kinh. Ngoài ra khỉ, vượn còn là trung gian truyền một số bệnh như: sốt rét, viêm não…

Thịt Chuột Đồng sao không ăn mà ăn thịt thú Rừng!

Chuột Đồng
Chuột tàn phá ruộng lúa, làm tổ ở bờ sông, bờ ruộng, nơi gồ đất cao, trong vườn cây...
Chuột phá hoại lúa, hoa màu, ngô, khoai, sắn mạnh nhất. Chẳng thế mà thời xưa các quan huyện, quan tỉnh thường lệnh cho dân các làng, xã tổ chức diệt chuột.
Thời điểm cuối vụ gặt chuột béo nhất. Lúc đó gần đến mùa đông, chuột ăn rất nhiều với mục đích tích lũy mỡ để có đủ sức chống chọi với cái rét của mùa đông. Do đó thịt chuột ở giai đoạn này vừa béo vừa ngậy.
Chuột nấu đông
Sau khi bắt được chuột, thì tiến hành làm sạch lông, mổ bỏ ruột, chặt chân, chặt bỏ đầu chuột. Chuột béo tròn được thui trên lửa rơm cho vàng, mỡ chảy xèo xèo.
Phần thân chặt nhỏ, cho các loại gia vị mắm, muối, hạt tiêu bắc, riềng, gừng, sả. Nước đổ xâm xấp rồi bắc bếp nấu thật nhừ. Sau đó múc ra bát để nguội. Món thịt chuột nấu đông rất ngon.
Món canh chuột
Bắt được chuột về, dân làng làm thịt chuột sạch sẽ, rồi cho vào nồi luộc kỹ. Sau đó vớt chuột ra và để nguội.
Công đoạn tiếp theo là bóc gỡ lấy thịt, phi hành, tỏi, gừng, nước mắm cho thơm, rồi đổ thịt chuột vào đảo đều để thịt chuột ngấm gia vị. Dùng thịt chuột xào nấu với rau mồng tơi. Món canh chuột ăn vừa mát, vừa thơm lại rất bổ, ai cũng mê.
Chuột nướng
Khi bắt được chuột ở ruộng lúa, ruộng cói, những tay “sành nhậu” liền hò nhau làm thịt họ hàng nhà tý tại trận.
Sau khi đã tẩm gia vị vào thịt, thì bọc lá ré, lá chuối. Dùng que sắt xiên món chuột, cắm đứng các que sắt trên bờ rộng, bờ sông và phủ rơm rạ châm lửa đốt để nướng chuột.
Có nơi, sau khi bó các loại lá thơm, người ta lấy đất bọc lại, rồi chất rơm rạ đốt đùng đùng. Khi bọc đất nứt ra thì thịt chuột đã chín.
Giữa cánh đồng quê, gió mơn man thổi, sóng lúa rì rào, chạm cốc rượu cùng món thịt chuột nướng thơm giòn, béo ngậy thì không còn gì tuyệt bằng. Đúng là món ăn ngon lại hợp cảnh, hợp tình thì cả đời ai dễ mà quên.
Không chỉ có món thịt chuột nướng bằng rơm rạ, mà các tay sành ăn còn nướng chuột đã tẩm ướp gia vị trên than củi. Cứ chín miếng nào thì ăn miếng ấy, nóng hôi hổi.
Chuột ép lá ré
Món chuột ép lá ré mỗi nơi làm một khác, nhưng dù làm kiểu nào, thì đây cũng được coi là món đặc sản của người dân một số vùng quê lúa.
Ở Thái Thụy thì luộc chuột, bọc lá ré, rồi lấy cối đá đè cho cứng lại. Ở Đông Hưng thì chế biến món này cầu kỳ hơn. Sau khi luộc qua thì bỏ ra rổ cho chuột khô lại. Sau đó nướng chuột bằng than củi.
Chuột chín thì trải tàu lá chuối. Rải lá ré trên lá chuối cùng các gia vị như lá gừng, lá riềng, lá chanh, lá sả giã hoặc thái nhỏ. Chuột được đặt vào giữa đống gia vị, rồi phủ lớp nữa gia vị lên. Lá chuối cuốn lại, dùng lạt bó tròn như bó giò.
Tiếp đó “giò chuột” được ép chặt bởi hai thanh tre cứng. Loại thịt chuột ép lá ré có hương vị rất đặc biệt, ăn vừa thơm, vừa giòn, được nhiều người ưa thích.

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Đặc sản món gỏi thịt sống Làng Hống

Làng Vị Thủy (Thái Dương, Thái Thụy, Thái Bình)
Ở làng Hống này các đám quan trọng như ma chay, cưới, giỗ hay cả mừng tân gia…đều không thể thiếu món thịt lợn sống.

Trên mâm bày 4 món chính: Tiết canh, thịt băm sống, xương băm nhừ và món táp.
Hầu hết người làng Vị Thủy đều chế biến được món thịt sống. Từ các cụ già cho đến thanh niên đều làm được. Nhưng có một điều lạ là chỉ đàn ông làm được món này. Chưa thấy người phụ nữ nào được làm cả, phụ nữ
chỉ được làm vài món đơn giản.
“Cái chính là cách làm vệ sinh và chế biến chứ không phải là do bụng dạ yếu hay khỏe. Thịt chín có cái thơm ngon của thịt chín, thịt sống có cái thơm ngon của thịt sống. Ăn thịt sống nhưng không có nghĩa là ăn lông, ở lỗ như thời nguyên thủy mà là nghệ thuật của ẩm thực”.
Những người chế biến cũng phải có những nguyên tắc bất di bất dịch. Đó là không được rửa thịt qua nước lạnh. Các đồ chế biến như dao, thớt cũng không được rửa bằng nước lã, mà nhất thiết phải rửa bằng nước sôi hoặc bằng nước sôi để nguội pha muối loãng.
Tất cả các loại thịt đều phải “tươi 100%”. “Nếu là thịt mua ở chợ, đã để ra ngoài vài tiếng, thì người ta thường nhúng vào nước sôi vài giây, để vi trùng bám ngoài miếng thịt chết. Còn thịt cắt ra từ con lợn vừa mổ thì không cần nhúng nước, vì theo người dân nơi đây, nếu thịt chín tái sẽ giảm độ ngọt khi ăn”
Linh hồn và “điểm cốt tử” của món thịt lớn sống này phải có thật nhiều gia vị tỏi. “Tỏi giúp món ăn có thể an toàn nhất dù người bụng dạ yếu đến đâu”
Để chế biến một kg thịt sống, phải cần đến một bát con có ngọn tỏi bóc lõi. Tỏi được giã dập, rồi trộn với thịt sống đã băm nhuyễn cho đều.
 “Tỏi sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ vi trùng, virus, giun sán có trong thịt. Vì đã trộn một lượng tỏi lớn vào thịt, nên không cần vắt chanh vào thịt, không cần để lên men, có thể ăn ngay sau khi chế biến.
Nhưng “đỉnh cao” của món thịt sống làng Hống phải kể đến xương băm ăn sống. “Xương sườn lợn sống được tách ra từ con lợn vừa mổ xong, để nguyên cả lớp thịt nạc dày chừng 0,5 – 1cm bám ở ngoài. Người ta cũng dùng sống dao rựa dần đều tay, cần mẫn. Chính vì băm xương, nên loại thớt phải là thớt nghiến, bền, cứng, không lên mùn. Để băm được 1kg xương sườn lợn nát nhừ, phải mất 2-3 tiếng đồng hồ, do đó, người không có tính kiên nhẫn, thì không thể chế biến được món này. Việc dần xương cũng phải đều tay, kiên trì như tụng kinh gõ mõ. Người nóng tính không thể làm được món này, vì nếu cứ băm hùng hục, rồi lại nghỉ, xương sẽ nhừ không đều, mà chỗ nát, chỗ lổn nhổn, ăn lạo xạo”
 “Người băm xương đến khi nào sờ thấy mịn, mát tay thì rắc thêm mì chính, bột canh, mắm cốt cho đậm đà. Các loại rau thơm như mùi tàu, răm cũng được trộn vào xương băm nhuyễn. Khi những khúc xương đã nhừ thành một thứ bột mịn, dẻo quánh, thì trộn gạo rang đã giã thành bột. Những giọt nước chảy ra trong quá trình băm xương được giữ lại, trộn vào để món xương dẻo quánh, đỡ khô. Món này được người dân ở đây gọi là chạo”.
“Điều đặc biệt là món này không cho tỏi, cũng chẳng vắt chanh. Chỉ chấm với nước mắm cốt vắt chanh, dấm tỏi.Cũng vì cuộc sống bận rộn, các món xương sống độc đáo này không còn hiện diện thường xuyên trên mâm cơm người làng Vị Thủy nữa. Nó thường chỉ xuất hiện trong các bữa giỗ như hôm nay”
ông tổ lập ra làng Hống có họ Phạm, di cư từ Thanh Hóa ra vùng ven biển Thái Thụy này cách đây khoảng 700 năm. “Thanh Hóa thì vốn nổi tiếng với món nem chua được chế biến từ nguyên liệu thịt sống nên món thịt sống được làm ở Vị Thủy có lẽ cũng là một nhánh của nem chua. Nhưng cái khác ở Vị Thủy là thịt sống không cần dùng men gì hết, không cần phải đợi vài ngày để nem chín, băm thịt sống ra là lên đĩa ăn ngay”.