Đồ nghề của họ là một cần câu dài khoảng 5 mét, gồm nhiều đoạn, có thể rút ngắn lại. Một sợi dây cước buộc chặt trên đầu cần câu, đầu dây còn lại thắt một thòng lọng nhỏ. Chiếc túi lưới đeo tòng teng sau lưng để nhốt thằn lằn sau khi câu được và một chiếc túi nhỏ đựng mồi câu là những con bọ cánh cứng đủ loại.
Tiếng con bọ bay xè xè khiến đàn thằn lằn lao tới, không hề biết “án tử” đang chờ chúng. Anh Lâm khéo léo lùa chiếc thòng lọng vào đầu con thằn lằn, giật mạnh. Chỉ vài giây, con thằn lằn đã bị treo tòng teng trên chiếc dây thòng lọng. Anh thợ săn rút cần câu lại, gỡ con vật nhỏ bé ra khỏi chiếc thòng lọng, nhét tọt vào chiếc túi lưới sau lưng.
“Ngày xưa, kiểu câu truyền thống là dùng trái cây có mùi thơm như sầu riêng, chuối, sung, trầu bà chín trét vào vách hang dụ thằn lằn, rồi cầm cần câu có thòng lọng ngồi chờ. Khi thằn lằn bò đến ăn thì giật. Nhưng cách này rất… hên xui. Gặp lúc tụi nó đói mồi, ra ăn mới câu được.
Qua nhiều năm hành nghề, các tay câu phát hiện, dù thằn lằn đã no, nhưng hễ thấy côn trùng là chúng nhào tới. Vì vậy, bây giờ thợ săn thằn lằn đều đã chuyển qua cách này. Hiệu quả như các anh thấy đấy”.
Khi mặt trời dần khuất dưới đường chân trời, lũ thằn lằn rút sâu vào hang, cũng là lúc các tay câu kết thúc một ngày lao động.
Khi mặt trời dần khuất dưới đường chân trời, lũ thằn lằn rút sâu vào hang, cũng là lúc các tay câu kết thúc một ngày lao động.
Cách săn “tận diệt” khác nữa là dùng xô nhựa, loại 10 lít, bôi trơn thành xô bằng dầu ăn, bên trong xô để các loại trái cây có mùi thơm để “dụ” thằn lằn. Những chiếc xô này được mang đặt rải rác trong hang đá, “bắc cầu” cho thằn lằn bò lên xô bằng những cành cây nhỏ gác từ miệng xô xuống đất.
Những chú thằn lằn ngửi thấy mùi thức ăn bò vào xô, sau khi ăn xong thì không thể bò ra được vì thành xô trơn nhẫy. Người đi săn chỉ việc đợi và đến thu gom. Cách bắt này có tính tàn sát rất cao, vì tất cả thằn lằn lớn, nhỏ đều lọt vào xô, chòi đạp lẫn nhau để leo lên khiến hầu hết những con nhỏ chết vì kiệt sức.
Những chú thằn lằn ngửi thấy mùi thức ăn bò vào xô, sau khi ăn xong thì không thể bò ra được vì thành xô trơn nhẫy. Người đi săn chỉ việc đợi và đến thu gom. Cách bắt này có tính tàn sát rất cao, vì tất cả thằn lằn lớn, nhỏ đều lọt vào xô, chòi đạp lẫn nhau để leo lên khiến hầu hết những con nhỏ chết vì kiệt sức.
Tại Tây Ninh, hầu hết các nhà hàng, quán nhậu, đặc sản thằn lằn luôn được ưu tiên trong thực đơn. Dưới chân núi Bà Đen, hai bên đường Bời Lời dẫn vào Khu du lịch núi Bà, du khách không khó khăn gì khi muốn mua món đặc sản này về làm quà.
“Muốn mua bao nhiêu cũng có. Giá thằn lằn sống 220.000 đồng/kg, khô thằn lằn 800.000 đồng/kg”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét