Bí ẩn nghĩa địa heo rừng bạc tỷ giữa đại ngàn
Rừng dầu già cỗi ở Virachey thuộc lãnh thổ Campuchia giáp biên với cánh rừng Chư Mom Ray (Kontum, Việt Nam) nhóm T "fulro" phát hiện một bãi xương heo rừng.
Ở Thái Lan, nanh heo là một trong những sản vật quý mang tính tâm linh.
Hiện giờ, nếu ai đến vùng này sẽ thấy hiện tượng rừng cây cổ thụ nghiêng ngả như say rượu một cách kỳ bí.
Một số thợ rừng cánh Hạ Lào phán đoán: Cách nay hàng trăm năm, nơi đây trải qua một cơn động đất dạng sóng. Nhóm T. "fulro" không nghĩ như thế, bởi chính họ là tác nhân gây ra cơn sóng đất ở vạt rừng Virachey trong một đợt khai thác mỏ nanh heo.
Người Thái Lan nanh heo quý thì gọi là Mụ Kheo. Mụ Kheo là những chiếc nanh của heo lục chiếc, còn gọi là heo lăn chai được các pháp sư ếm bùa vào.
Theo tín ngưỡng phương Đông, nanh heo lục chiếc có công năng đem lại may mắn trong kinh doanh cho người đeo. Thời chiến tranh Đông Dương, nhiều người lính tin rằng, ai đeo nanh heo Mụ Kheo, đạn bắn không trúng!
Để tự tạo bộ giáp khí cho mình, heo lục chiếc thường mài nanh vào thân cây gỗ dầu chai, vì vậy gọi là heo lăn chai. Khi nhựa dầu khô, bộ lông heo trở thành một thứ giáp cứng, để bảo vệ mình.
Heo lục chiếc có bộ dáng rất ngầu, cọp thường cụp đuôi chạy thẳng sau một trận tử chiến.
Với cặp nanh chĩa ngược, heo lục chiếc thường hung hãn tấn công bất ngờ bất kỳ con vật nào ngay khi vừa giáp mặt. Khi đã chiến đấu thì nó không bao giờ bỏ chạy "chơi" đến chết mới thôi.
Người Thái Lan nanh heo quý thì gọi là Mụ Kheo. Mụ Kheo là những chiếc nanh của heo lục chiếc, còn gọi là heo lăn chai được các pháp sư ếm bùa vào.
Theo tín ngưỡng phương Đông, nanh heo lục chiếc có công năng đem lại may mắn trong kinh doanh cho người đeo. Thời chiến tranh Đông Dương, nhiều người lính tin rằng, ai đeo nanh heo Mụ Kheo, đạn bắn không trúng!
Để tự tạo bộ giáp khí cho mình, heo lục chiếc thường mài nanh vào thân cây gỗ dầu chai, vì vậy gọi là heo lăn chai. Khi nhựa dầu khô, bộ lông heo trở thành một thứ giáp cứng, để bảo vệ mình.
Heo lục chiếc có bộ dáng rất ngầu, cọp thường cụp đuôi chạy thẳng sau một trận tử chiến.
Với cặp nanh chĩa ngược, heo lục chiếc thường hung hãn tấn công bất ngờ bất kỳ con vật nào ngay khi vừa giáp mặt. Khi đã chiến đấu thì nó không bao giờ bỏ chạy "chơi" đến chết mới thôi.
Không ai giải thích được vì sao những con heo lục chiếc già lại chọn vạt rừng dầu chai của Virachey (Campuchia) làm "viện dưỡng lão" cuối đời lãng du.
Hàng trăm năm trôi qua, hết lứa heo này đến lứa heo khác mò đến nơi này "dưỡng lão" đã tạo thành một nghĩa địa rộng lớn. Xác heo cũ, mới mục rữa chồng lên nhau, lá rừng rụng xuống che phủ.
Khay Tha đưa hết nanh heo khai thác được về Thái Lan rồi thuê thợ chế tác từng chiếc một. Những chiếc nanh già, dài được phủ một lớp điêu khắc, chạm trổ hoa văn và ký tự lạ. Những chiếc nanh này còn được Khay Tha bọc thêm một "lớp" huyền thoại: Chiếc nanh này đã từng là vật sở hữu của một vị cao tăng Ấn Độ hoặc một tu sĩ ở ẩn nào đó. Giá bán 5.000 USD/chiếc.
Khi hỏi T "fulro", việc người đeo nanh heo khi bị bắn, đạn sẽ không trúng, có đúng không? T "fulro" cười ngất: "Trong chiến tranh, người lính nào đeo nanh heo, đạn sẽ không bắn trúng. Nhưng là không bắn trúng chiếc nanh heo, chứ người đeo thì trúng. Không tin thì hỏi những người chuyên liệm tử thi lính thì biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét