Chùa Thánh Quang
Chùa Thánh Quang nằm dưới chân dãy núi Nhẫm Dương (xã Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương). Đây là ngôi chùa lớn, được xây dựng từ thời Trần. Đến thế kỷ XVII, chùa là nơi tu hành của thủy tổ thiền phái Tào Động do sư Thủy Nguyệt trụ trì. Điều đặc biệt là sau chùa có hệ thống hang động đá vôi, gồm 26 hang lớn nhỏ, là nơi người tiền sử sinh sống. Riêng hang Thánh Hóa và hang Tối phát hiện rất nhiều hiện vật khảo cổ.
Theo sư thầy Thích Diệu Mơ, tất cả số cổ vật mà bà cất giữ đều là của nhà chùa. Trải nhiều thời kỳ biến động, trụ trì và nhân dân đã cất giấu trong hang động. Thời nay, đất nước yên bình, sư thầy mới khai quật, gom lại.
Thầy Thích Diệu Mơ trụ trì chùa Thánh Quang, Kinh Môn, Hải Dương bảo bà còn cất giữ cổ vật ở nơi khác nữa.
Cổ vật gồm đủ các loại, từ đồ đá đến đồ đồng, đồ sắt, đồ gốm, sứ…
Theo lời Phật tử giữ đồ cổ cho chùa, thì lượng tiền cổ của nhà chùa nhiều đến nối phải tính bằng kg, chứ không thể đếm được. Tôi nhẩm tính, chẳng cần bán lượng tiền cổ này với giá tiền triệu, chỉ bán vài chục, vài trăm ngàn đồng một đồng xu, đã thu về nhiều tỷ đồng.
Ông Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương, khẳng định hiếm có ai sở hữu nhiều tiền cổ như bà Mơ. Thậm chí, các bảo tàng ở Việt Nam cũng không nhiều bằng. Đứng bên pho tượng đá xanh tạc sư tổ Thủy Nguyệt, nhà sư Thích Diệu Mơ chợt bần thần khi nghĩ đến pho tượng Phật tổ Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền lại, đây là pho tượng toàn thân rất lớn, được làm bằng chất liệu đồng đen. Pho tượng là tài sản quý nhất, linh nhất suốt mấy trăm năm của chùa Thánh Quang.
Hồi chống Pháp, nhà chùa lại sợ mất, nên đã quyết định chôn giấu pho tượng quý này. Công việc cất giấu pho tượng được sư cụ trụ trì chùa giao cho một người duy nhất ở làng Trại Xanh, cách làng Nhẫm Dương không xa, thuộc xã Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương.
Người này sau khi chôn cất pho tượng, đã đứng trước ban thờ Phật hứa không được phép tiết lộ với ai về pho tượng và nơi cất giấu. Nhưng rồi, vài năm sau, người này đột tử, mang theo nơi cất giấu pho tượng xuống suối vàng. Vậy là mọi thông tin về pho tượng đồng đen đã bị thất lạc. Kể cả Hòa thượng Vô Vi cũng không biết pho tượng được chôn giấu ở đâu.
Tuy nhiên, nhà sư Thích Diệu Mơ tin rằng, một ngày nào đó, khi đủ duyên, tượng Phật tổ Thích Ca sẽ được tìm về.
Ngoài ra, bia đá cũng ghi chép về chiếc khánh đá, chuông đồng của chùa Nhẫm Dương lớn nhất nhì vùng Đông Bắc. Nhưng các cụ cất giấu hai báu vật này ở đâu, thì vẫn còn là một bí ẩn.
Trong suốt câu chuyện với tôi, nhà sư Thích Diệu Mơ cứ nhắc đi nhắc lại rằng, toàn bộ số cổ vật mà nhà sư đang cất giữ, là của nhân dân, của đất nước, của nhà chùa, chứ không phải của riêng nhà sư.
Nhà sư mong ước có được một ngôi nhà truyền thống, dựng ngay tại khuôn viên chùa, để trưng bày tất cả cổ vật, hóa thạch, từ cách đây triệu năm, cho đến ngày nay, để toàn thể nhân dân được chiêm ngưỡng thoải mái.
Nhà sư mong ước có được một ngôi nhà truyền thống, dựng ngay tại khuôn viên chùa, để trưng bày tất cả cổ vật, hóa thạch, từ cách đây triệu năm, cho đến ngày nay, để toàn thể nhân dân được chiêm ngưỡng thoải mái.
Phong Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét