Tuy Lộc là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Nuôi cả năm trời mà chỉ mong cá bằng hai, ba đầu ngón tay rồi bán cho thiên hạ cúng ông Táo về trời.
Cá “ma” hóa... vàng
Một ngày cách đây 35 năm, ông Sáu thấy một người nuôi cá giống có mấy con cá đỏ chót, trông rất lạ mắt. Theo lời họ, giống chép đỏ này có xuất xứ từ Nhật Bản, ông mua được 4 con bằng ngón tay đem về để nuôi và cho dân làng chiêm ngưỡng.
Lúc mang cá lạ về nhà, mọi người đổ xô đến xem, ai cũng thấy thích thú. Một số người mê tín thì loan tin ông Sáu mang cá “ma” về làng. Nhiều người còn chỉ trích, phản đối việc ông Sáu rước cá “ma” về làng nuôi và yêu cầu ông phải mang ra sông thả.
Khi 4 chú cá đỏ chót lớn một chút, ông Sáu mới nhận ra những chú cá đỏ đều là đực. Ông lại hộc tốc đạp xe xuống Trạm Trôi. Thế nhưng, ở Trạm Trôi có bệnh dịch nên trại cá giống của anh nọ chết sạch. Toàn bộ số cá chép đỏ anh này nhân giống đã mất trắng.
Khi 4 chú cá đỏ chót lớn một chút, ông Sáu mới nhận ra những chú cá đỏ đều là đực. Ông lại hộc tốc đạp xe xuống Trạm Trôi. Thế nhưng, ở Trạm Trôi có bệnh dịch nên trại cá giống của anh nọ chết sạch. Toàn bộ số cá chép đỏ anh này nhân giống đã mất trắng.
Năm sau tát ao, gia đình ông Sáu và dân làng lại được bữa hoảng hồn. Trong ao nhà ông có rất nhiều cá “ma”, với thân mình nửa trắng, nửa hồng, loang lổ, trông phát khiếp. Ông Sáu thì hiểu rằng đó là do cá trắng và cá đỏ giao phối với nhau nên mới tạo ra lũ cá con kỳ lạ như thế. Ông Sáu lựa chọn những con toàn màu đỏ thả chung với nhau, và bây giờ cả xã Tuy Lộc có giống cá chép đỏ làm giàu. Ông Sáu nói vui: “Chép ma nay đã hóa vàng”.
Nuôi cá cả năm bán… một ngày
“Chả đâu có nghề nuôi cá lạ như ở đây. Nuôi cả năm rồi bán một ngày. Cứ chơi chơi vậy thôi mà cứu đói cho cả làng đấy!”.
Cả xã Tuy Lộc nuôi cá chép đỏ, nhưng thôn Thủy Trầm nuôi nhiều hơn cả. Thôn Thủy Trầm cũng là nơi khai sinh cho giống cá chép đỏ.
Cả xã Tuy Lộc nuôi cá chép đỏ, nhưng thôn Thủy Trầm nuôi nhiều hơn cả. Thôn Thủy Trầm cũng là nơi khai sinh cho giống cá chép đỏ.
Trước kia, cánh đồng của thôn Thủy Trầm chỉ làm được một vụ. Mùa lũ, nước sông Hồng dâng lên ngập một màu đỏ mênh mông, lúa không lên, rau không sống được. Nay có nghề nuôi cá thì đào ruộng, đắp bờ thành ao, vừa có kinh tế lại nhàn nhã.
Họ thường ngăn các ao lớn thành nhiều ao nhỏ rồi thả với mật độ thật dầy để chúng... chậm lớn. Thông thường, mỗi mét vuông mặt nước thả từ 500 đến 700 con, và như vậy, mỗi ao cá vài thước có đến hàng vạn con cá. Cá càng nhỏ càng dễ bán, càng nhỏ càng có giá và càng nhỏ nuôi càng đỡ tốn, đó là lý do khiến nghề nuôi cá chép đỏ ở Tuy Lộc trở thành nghề có lợi nhuận cao.
Họ thường ngăn các ao lớn thành nhiều ao nhỏ rồi thả với mật độ thật dầy để chúng... chậm lớn. Thông thường, mỗi mét vuông mặt nước thả từ 500 đến 700 con, và như vậy, mỗi ao cá vài thước có đến hàng vạn con cá. Cá càng nhỏ càng dễ bán, càng nhỏ càng có giá và càng nhỏ nuôi càng đỡ tốn, đó là lý do khiến nghề nuôi cá chép đỏ ở Tuy Lộc trở thành nghề có lợi nhuận cao.
Mỗi ao cá 10 thước cho thu hoạch khoảng 150kg chép đỏ. Giá bán thông thường là 150 ngàn/kg. Như vậy, mỗi ao 10 thước, qua 6 tháng thả cá chép đỏ, cho thu nhập hơn 20 triệu đồng. Và với vài cái ao như thế, ít nhất mỗi anh cũng có cả trăm triệu mỗi năm.
Anh Đức kể: “Nuôi chép đỏ là dễ nhất, nhàn nhất. Cá giống đã có sẵn. Giữa năm tiêm thuốc kích thích cá giống là chúng đẻ ầm ầm. Sắn trồng bát ngát trên đồi, nên cứ xay cho chúng ăn thỏa thích. Cả năm cũng chỉ cho ăn hết tấn sắn, hết vài triệu bạc, không đáng là bao. Tiền đầu tư ít, cuối năm vét ao bán sạch là xong, quá nhàn nhã”.
“Nuôi cá chép đỏ lãi gấp chục lần trồng lúa và hoa màu nên dân xã tôi thi nhau chuyển đổi. Chỉ tiếc là đồng áng quá nhỏ bé, không đủ sức cho người làm”.
Anh Đức kể: “Nuôi chép đỏ là dễ nhất, nhàn nhất. Cá giống đã có sẵn. Giữa năm tiêm thuốc kích thích cá giống là chúng đẻ ầm ầm. Sắn trồng bát ngát trên đồi, nên cứ xay cho chúng ăn thỏa thích. Cả năm cũng chỉ cho ăn hết tấn sắn, hết vài triệu bạc, không đáng là bao. Tiền đầu tư ít, cuối năm vét ao bán sạch là xong, quá nhàn nhã”.
“Nuôi cá chép đỏ lãi gấp chục lần trồng lúa và hoa màu nên dân xã tôi thi nhau chuyển đổi. Chỉ tiếc là đồng áng quá nhỏ bé, không đủ sức cho người làm”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét