“Kể từ ngày 1-1-2013, đồng tiền cotton mệnh giá 10.000đ, 20.000đ hết thời hạn lưu hành. Vậy bạn nào có nhu cầu sưu tầm tiền cotton mệnh giá 10.000đ mới cứng cạo râu được thì liên hệ với mình nhé”.
Câu chuyện cung - cầu
Chỉ khi có thông báo ngày 28-9 đình chỉ lưu hành tiền giấy cotton mệnh giá 10.000đ và 20.000đ kể từ đầu năm 2013, nhiều người mới bắt đầu chú ý đến việc tìm mua loại tiền này trên mạng.
Nhiều người săn tìm hai tờ tiền sắp hết lưu hành vì có màu sắc tương đối đẹp. Tờ mệnh giá 10.000đ màu đỏ còn được giới sưu tập phong “hoa hậu” của các loại tiền giấy Việt Nam đương đại, là tiền lì xì rất phù hợp dịp tết.
Những nhà kinh doanh trẻ
Kinh doanh tiền cotton - dẫu giá trị bán buôn nhỏ nhưng số khách hàng lại đông - trở thành mảnh đất khá màu mỡ cho những ai giỏi chớp thời cơ và rành khai thác cách thức quảng bá trên mạng. Số nhà kinh doanh này hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay ở TP.HCM cũng như Hà Nội.
Tôi lập trang web muabantien.com từ tháng 8-2008, sử dụng phần mềm quảng cáo tự động trên các trang web rao vặt, đăng một lần mấy trăm trang, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức”
“Hầu hết khách hàng cho biết họ mua để làm kỷ niệm và tặng bạn bè”.
Dịp cuối năm thường là mùa làm ăn của người kinh doanh tiền làm kỷ niệm. kiếm khoảng vài chục triệu đồng là chuyện thường.
Đam mê “hái ra tiền”
Nguyễn Thị Thu Phương là một nhà sưu tập và kinh doanh tiền có trang web riêng (suutamtien.com). Cô nói về thu nhập trong nghề theo cách rất… kinh tế: “Giai đoạn tết bán được rất nhiều, trung bình mỗi tháng tôi kiếm hơn chục triệu đồng.
“Mua bao nhiêu tôi cũng bán, một tờ cũng bán” - cô khẳng định.
Cách thức giao dịch cũng khá đơn giản: mặc cả qua điện thoại hoặc chat. hai bên hẹn gần nhà người bán để xem hàng rồi trả tiền, theo kiểu “tiền trao, cháo múc”.
Với khách hàng ở tỉnh, cách giao dịch cũng chẳng phức tạp: qua đường bưu điện. Theo cách này, chữ tín phải đặt lên hàng đầu: khách hàng trả tiền qua tài khoản, người bán chuyển tiền qua phong bì. “Gửi tiền cho khách ở tỉnh tôi thường bỏ vào trong một phong bì trắng, dán keo rất cẩn thận và thường gửi qua bưu điện quen để không bị mất tiền”.
Bà Lê Thị Thanh Hằng, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, cho biết “Đây là một thú vui bình thường. Hiện nay theo quy định, trừ hành vi hủy hoại đồng tiền, các hành vi khác, kể cả nhu cầu sưu tập, đều không bị cấm” - bà Hằng khẳng định.
Cũng theo bà Hằng, việc kê giá bán lên cao hơn giá trị thật của đồng tiền cũng là bình thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét