Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình vốn là nét đặc trưng của kiến trúc nông thôn Việt Nam. Người dân coi giếng làng như "mắt của đất", như "trái tim", "linh hồn" của làng mình.
Xưa kia, các làng ở vùng này thường có 3 giếng ở đầu, giữa và cuối mỗi làng.
Làng có 4 cổng làng, 3 giếng cổ, đến nay chỉ giữ được 2 cổng làng, nhưng 3 giếng cổ thì vẫn nguyên vẹn.
Xưa kia, các làng ở vùng này thường có 3 giếng ở đầu, giữa và cuối mỗi làng.
Làng có 4 cổng làng, 3 giếng cổ, đến nay chỉ giữ được 2 cổng làng, nhưng 3 giếng cổ thì vẫn nguyên vẹn.
Giếng hình vuông tượng trưng cho đất; giếng hình tròn tượng trưng cho trời, giếng hình bầu dục tượng trưng cho con người.
Giếng Tròn nằm ở giữa làng nên còn gọi là giếng Giữa, xây bằng gạch. Giếng Vuông còn gọi là giếng Chùa, do nằm trong khuôn viên chùa. Giếng Bầu Dục, còn gọi là giếng Soi, nằm sát cổng làng. Đây là tấm gương lớn, người dân trước khi ra khỏi làng hoặc lúc quay về thường soi mình vào đây.
Trước kia, khi đào giếng, các cụ thường tìm nơi có long mạch đẹp, là nơi "tụ thủy, tụ phúc". Cả làng có ăn nên làm ra hay không đều trông cả vào đó. Tìm được long mạch tốt thì nước giếng mới đầy, nước ngon và trong.
Giếng làng không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước trong mát mà còn là nơi gặp mặt, chuyện trò của mọi người trong làng, là hình ảnh đẹp về quê hương trong trí nhớ của nhiều người xa quê. Nước giếng còn được lấy để cúng lễ trong các ngày lễ hội…
"Bao thế hệ dân làng uống mạch nước này mà lớn lên. Từ đun nước pha trà, đến thổi cơm, tắm gội. Chẳng thế mà vào các buổi chiều, các đêm trăng sáng, hình ảnh chị em kĩu kịt gánh nước giếng về nhà vui như hội"
Năm 2011 giếng Tròn được kè đá xung quanh với kinh phí đầu tư hơn 500 triệu đồng. "Bây giờ, giếng đã khang trang, dân chúng tôi chỉ có một nguyện vọng đề nghị chính quyền bảo tồn giếng làng, đồng thời cải tạo cảnh quan xung quanh để người dân được nhìn ngắm và giáo dục truyền thống cho con cháu".
Giếng làng được bảo tồn, tôn tạo không những làm đẹp làng quê mà còn góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân, tạo động lực cho địa phương xây dựng nông thôn mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét