Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Giá trị của mỗi chiếc zippo đều đi kèm với lai lịch của nó

 Zippo - Ngọn lửa ‘‘ma lực’’
Xưa kia, ngọn lửa của thần Promete đã mang đến sự thịnh vượng và may mắn cho loài người. Vì thế, chiếc bật lửa là biểu tượng may mắn và hạnh phúc.
Không chỉ để đánh lửa...
Việc sở hữu một “con” zippo sáng loáng trong tay, “châm được lửa ngay cả trong gió bão”, là niềm tự hào của giới trẻ ở Việt Nam.
Giới trẻ thành thị được đánh giá cấp bậc qua cái bật lửa kim loại có nguồn gốc ở cách Việt Nam tận nửa vòng trái đất.
Với những người đã trót mê zippo thì bỏ ra từ vài trăm ngàn cho đến cả chục triệu đồng để mang về nhà một chiếc zippo chỉ dùng để… ngắm là điều bình thường.
Cửa hàng zippo ở 77 Đặng Văn Ngữ từ lâu đã trở thành “lãnh địa” lui tới của dân chơi zippo Hà Nội.
Chiếc zippo đầu tiên ra đời vào năm 1932, hiện đang nằm trong viện bảo tàng gia đình ZippoCase tại Bradford. Đó là một trong hai chiếc zippo quí nhất thế giới cho đến nay. Chiếc còn lại là zippo Signet bằng vàng khối 18 karat mà giá được đăng bán vào khoảng trên dưới 3 ngàn đô la.
Thứ nhất là những người sử dụng bật lửa zippo dùng để tạo ra lửa.
Thứ hai là những “trick” đam mê múa lửa.
Thứ ba là những người thích sưu tập những chủ đề của zippo.
Zippo quý là những chiếc zippo thời chiến hoặc được công ty sản xuất giới hạn.
Trong giới zippo thì hướng sưu tầm theo chất liệu và phương pháp trang trí là được quan tâm nhiều nhất.
Một con zippo “ngon” thì bật một cái là lên lửa ngay, ngọn lửa cháy xanh vàng đẹp, không bị vàng quá, không bị bập bùng do thiếu xăng hay buồng đốt bẩn, bản lề phải chắc chắn, tiếng đóng mở nắp nghe phải giòn tan. Có như thế, dân zippo mới yên tâm đi xe máy 40 km/h mà vẫn có thể châm lửa.
Dưới đáy chiếc bật lửa là những ký hiệu để nhận diện những dòng bật lửa cũng như năm sản xuất của chúng. mỗi chiếc zippo do chính hãng sản xuất bao giờ cũng có lưu lại trong catalogue và đăng ký bản quyền. Zippo là sản phẩm được bảo hành miễn phí suốt đời.
Linh hồn của người chơi
Với tài dùng zippo để quẹt lửa bằng những động tác điệu nghệ đẹp mắt, thường gọi là “múa lửa”.
Bản thân mỗi chiếc bật lửa ấy đã là một câu chuyện văn hóa sinh động. Trên mỗi chiếc zippop đều được khắc lên những hình ảnh địa danh, sự kiện văn hóa, dấu mốc lịch sử… Giá trị của mỗi chiếc zippo đều đi kèm với lai lịch của nó, hay nói đúng hơn là câu chuyện đi kèm với nó.
Vì thế, dân mê zippo thực thụ sẽ phải tìm hiểu rất kỹ nguồn gốc cũng như từng chi tiết chạm khắc trên chiếc bật lửa của mình.
Cho đến tận bây giờ, ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều người chỉ sưu tầm cho vui, chứ không chơi một cách có hệ thống, nên có thể họ có nhiều zippo mà không biết trong tay mình đang có cái gì.
Đôi khi chỉ là mua được qua bà bán đồng nát hay từ một cậu bé đánh dày…
Một điều đặc biệt, hội zippo đông là thế, mỗi người lại có trong tay không dưới 3 chiếc zippo nhưng không phải ai trong họ cũng biết… hút thuốc. Và nhiều người, trong túi lúc nào cũng lẻng xẻng vài chiếc bật lửa nhưng chỉ để… ngắm. Giá trị của chiếc zippo chính là ngọn lửa không bao giờ tắt trong mọi điều kiện thời tiết, mọi tư thế. Giữa phố xá ồn ào, tấp nập, có những người lặng yên ngồi trong quán vắng, thỉnh thoảng đưa chiếc zippo ra bật nắp “ting… ting” và ngắm nhìn ngọn lửa “ma lực”, ngọn lửa biểu hiện cho sự bền bỉ và khát khao được cháy.

1 nhận xét: