Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Bí ẩn loài chim ăn nhân sâm - sâm cầm.

Việt Nam đệ nhất... nuôi chim: Bí ẩn loài chim ăn nhân sâm

Người đầu tiên nhân giống thành công loài chim ăn nhân sâm đầy bí ẩn này tại Việt Nam là anh Trần Nhữ Giáp.
Anh Trần Nhữ Giáp (Hà Nội) được đánh giá là người có công đầu trong việc đưa trĩ đỏ khoang cổ ra khỏi danh sách đỏ.
Ngoài đàn trĩ, công đông đảo, Vườn chim Việt còn có một đối tượng nuôi vô cùng đặc sắc là sâm cầm.
Theo đánh giá, anh Giáp là người đầu tiên ở Việt Nam nhân giống thành công loài chim ăn nhân sâm đầy bí ẩn này.
Truyền thuyết kể rằng dân trong một làng ở xứ Cao Ly (Triều Tiên) mắc loại bệnh kỳ lạ cứ thế chết dần, chết mòn.
Có cô con gái của 1 người thợ săn chợt nhớ lại trên dãy núi Trường Bạch có loài chim thường ăn rễ của 1 loài cây có thể kháng được mọi loại bệnh tật. Cô lên đường tìm núi Trường Bạch.

Cái lạnh cắt da, cắt thịt cùng với đá nhọn lởm chởm dưới chân khiến cô kiệt sức và ngất đi. Tỉnh dậy cô gái nhìn thấy 1 bầy chim đang ra sức đào bới gốc cây nhỏ gần đó để ăn.

Đàn sâm cầm được nuôi
Học theo loài chim cô lấy hết chút sức tàn lê mình đến bới được mấy cái rễ ăn cho đỡ đói.
Kỳ lạ thay, ăn đến đâu người khỏe ra đến đấy nên cô đào mang về phát cho những người đang nằm chờ chết ở quê nhà.
Nhờ nhai rễ cây này mà cả làng cô đã thoát chết khỏi căn bệnh quái ác. Kể từ đó người làng cô gọi cây đó là nhân sâm và loài chim ăn sâm là sâm cầm.
Thực chất, sâm cầm là loài chim nước còn có tên gọi là cốc vộc. Đầu và cổ chim có lông đen, mỏ nhọn màu vàng nhạt, đặc biệt có mào là 1 cục thịt màu trắng ngà hơi nhú lên.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sâm cầm là giống chim di cư. Mùa đông chúng từ phương Bắc bay về phương Nam tránh rét.
Trong chặng đường viễn du dằng dặc hàng vạn dặm ấy hồ Tây trở thành điểm dừng chân. Đã có thời ở hồ Tây đen đặc bóng sâm cầm ngụp lặn.

Nhưng sâm cầm ngày nay dần trở nên hiếm đến mức có tiền cũng phải đặt cả tháng may ra mới được vài con.
Khi những chủ doanh nghiệp rủ nhau vào nhà hàng, khách sạn để ăn sâm cầm thì anh Giáp lặng lẽ đi trước một bước, sưu tập chúng về nuôi sinh sản.
Điều kiện nuôi nhốt được anh mô phỏng giống như tự nhiên chúng sinh sống, cũng có mặt nước, cũng có bèo, có cây.
Thế là những con sâm cầm đực mắt đỏ, mồng to quên mất cảnh giam hãm tù đày để điềm nhiên leo lên mình lũ chim mái. Chúng giao phối ở ngay trên mặt nước giống như vịt.
Sau cuộc 'yêu', sâm cầm mái tự tha bèo tây trong chuồng để lót ổ đẻ. Mỗi mùa chúng đẻ từ 4 - 8 trứng.
16 con sâm cầm non đã được ra đời theo phương pháp này ở trại. Hiện chúng đã lớn bằng cha, bằng mẹ để bước vào độ tuổi sinh sản.
Trong quá trình nuôi sâm cầm, những con không đủ tiêu chuẩn làm giống sẽ bị thải loại.
Anh Trần Nhữ Giáp phát hiện ra là thịt sâm cầm bắt trong tự nhiên ngon ngọt nổi tiếng nhưng khi nuôi nhốt trở nên nhạt dần, không khác thịt như chim thông thường.
Bởi vậy, ngoài bổ sung giá đỗ, mộng mạ, định kỳ hằng tuần lũ sâm cầm còn được chủ nhân cho uống nước sâm Cao Ly chính hiệu để có được độ ngọt, mùi thơm như chim trong tự nhiên.
Sinh sản được trong môi trường nuôi nhốt đã mở ra hướng đi mới cho Vườn chim Việt là nuôi sâm cầm thương phẩm.
Anh dự định 1 - 2 năm tới sẽ tặng lại cho Hà Nội 50 - 100 con sâm cầm để thả xuống hồ Tây.
Khi hỏi cách thuần hóa chim di cư thành chim định cư bằng cách nào thì anh nhất định không chịu tiết lộ mà chỉ khẳng định một điều rằng:
'Khi nào Hà Nội đảm bảo được điều kiện an toàn cho lũ chim thì tôi sẽ thả chúng về tự nhiên ngay lập tức'.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét