Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc sai lầm gì?

1. Chỉ cho mình là đúng, thay vì lắng nghe ý kiến về các ý tưởng mới của bản thân
 
Khi bạn định đầu tư bất kể thời gian hay tiền bạc vào một ý tưởng nào đó, hãy dành thời gian để thử nghiệm nó trước. 
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia từ công đồng khởi nghiệp và đưa ý tưởng về sản phẩm mới của mình hỏi ý kiến khách hàng tiềm năng. Từ đó điều chỉnh và thích ứng dựa trên các phản hồi từ họ.
 
2. Không đủ nhanh nhạy với nhu cầu kinh doanh từ thị trường
 
Đừng mất quá nhiều thời gian để suy đi tính lại ý tưởng và kế hoạch của mình, thay vào đó hãy xây dựng các sản phẩm giá trị nhất, tung ra thị trường và xem các phản ứng từ mọi người về nó. 
 
3. Không biết khi nào phải chuyển hướng
 
Thay vì ném bỏ chúng vào thùng rác hay lờ tịt những gì mà bạn có thể học hỏi, những phản hồi này sẽ truyền cảm hứng giúp bạn thay đổi mô hình kinh doanh và kịp thời ngăn chặn thất bại.
 
4. Bạn có quá nhiều lời khuyên... hoặc không có lời khuyên nào cả
 
Hãy chú trọng phát triển các mối quan hệ với một vài doanh nhân có kinh nghiệm thuộc cùng lĩnh vực mà bạn đang tham gia.
Theo quy tắc ngón tay cái, hãy lựa chọn các nhà tư vấn cụ thể cho lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn, chứ không phải cho tất cả các ngành kinh doanh.
 
5. Không tiếp thị cũng chẳng sao
 
Việc thiết lập một hệ thống tiếp thị trực tuyến hiệu quả là công việc quan trọng mà mọi công ty bắt buộc phải làm trong thời đại ngày nay.
 
6. Đưa sản phẩm đến khách hàng sau cùng
 
Bạn cần hiểu rằng mình cần có thông tin phản hồi từ khách hàng trước khi ra mắt sản phẩm mới. Đừng quên việc tiếp tục giữ liên lạc với khách hàng sau khi sản phẩm của bạn được tung ra.
 
7. Gọi vốn đầu tư sai
 
Nếu không có tiền, doanh nghiệp của bạn sẽ không thể ra đời - điều quan trọng là bạn phải xác định được chiến lược gọi vốn và xem xét hiệu quả của nó.
 
8. Ít quan tâm đến các mối quan hệ xã hội
 
Nếu bạn không nói chuyện với các khách hàng tiềm năng và các vị chuyên gia trong ngành, bạn sẽ bị bỏ lỡ vô số cơ hội đáng giá. Mở rộng tầm nhìn của mình như một doanh nhân thông qua việc học hỏi từ các mối quan hệ trực tuyến cũng như trục tiếp.
 
9. Thuê sai người
 
Những ý tưởng tuyệt vời không giúp bạn thành công, mà chính nhờ những người bạn thuê mới tạo ra được những ý tưởng hay và giúp bạn thành công. Hãy tìm kiếm những ứng viên có các kỹ năng mềm khác so với bạn. Bạn cần có ai đó có thể tham gia vào cuộc chơi kinh doanh và giúp bạn tạo thế cân bằng trong công việc.
Bạch Dương
Theo Trí Thức Trẻ/Inc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét